Để chủ động thức ăn xanh, khai thác hiệu suất của đất và tạo bong mát trong trang trại lợn rừng của

  • Thread starter TrangTraiLonRungXuThanh
  • Ngày gửi
Lợn rừng có thể ăn được rất nhiều loại thức ăn xanh nhưng trong khuôn khổ tài liệu này xin giới thiệu một số loại cây hiệu quả và thông dụng nhất hiện nay.
1. Cây bí ngô
Bí ngô chứa nhiều loại vitamin, sắt và loại protein quý là pectin có tác dụng kích thích hấp thụ thức ăn, loại thải chất độc. Đối với lợn năng lượng tiêu hóa ngô là 404 Kcal và năng lượng trao đổi đạt 388 Kcal. Bí ngô dễ trồng, ít bệnh tật, năng suất cao và là món ăn ưa thích của lợn rừng nên thường được chọn trồng trong trang trại nuôi lợn rừng để cung cấp thức ăn xanh tại chỗ cho lợn rừng.
Bảng: Giá trị dinh dưỡng trong 1kg bí ngô
STT Tên chất Mức giá trị
Quả bí Hạt bí Dây bí
1 Năng lượng trao đổi (Kcal) 692 4336 336
2 Đơn vị thức ăn (g) 0,27 1,73 0,13
3 Protein tiêu hoa (g) 7 222 25
4 Canxi (g) 0,5 2,0
5 Phốtpho (g) 0,4 0,5
Bảng: Thành phần hóa học của bí ngô
STT Tên chất Tỷ lệ (%)
1 Vật chất khô 11,79
2 Protein thô 1,17
3 Lipit thô 0,70
4 Xơ thô 1,28
5 Dẫn xuất không đạm 7,48
6 Khoáng tổng số 1,16
7 Canxi 0,04
8 Phốtpho 0,04
Bí đỏ là cây chịu nước kém và cũng kém chịu hạn. Vì vậy, đất trồng bí ngô nên chọn loại đát thoát nước và nên trồng bí ngô xen với ngô, sắn, để tiết kiệm đất.
Thời vụ trồng bí là vào tháng 12, tháng 1 và thu hoạch vào tháng 5, tháng 6.
Đánh luống bí rộng từ 1,5-2cmtheo hướng Đông Nam để tránh nắng gắt chiếu thẳng vào cây. Trên luống bí cuốc các hốc tròn sâu 0,3-0,4cm, đường kính 0,5cm. Mỗi hố cách nhau 2m. Bón lót 2-5kg phân chuồng đã oải vào mỗi hố đã chuẩn bị trên từng luống. Dâm 3-5 hạt bí giống vào mỗi hố. Khi bí lan rộng khoảng 2m, có thể cắt tỉa thân, lá non làm thức ăn cho người. Nếu không dùng quả non làm thức ăn cho người nên để bí thật già để có quả to hết cỡ, đẩy cao năng suất trên 1ha. Thường thì bí ngô làm thức ăn cho gia súc, gia cầm chỉ dùng quả còn hạt và dây lá thì hay dùng cho người.
Dùng tươi sống: xắt miếng cho vật nuôi ăn sống
Dùng nấu cám: xắt miếng (không cần bỏ vỏ) để nấu cám cho vật nuôi ăn.
Ủ bí:
- Bí ủ men: Chọn quả bí thật già, khoét trên đầu quả (chỗ cuống) 1 lỗ hổng to bằng bát ăn cơm, rắc men rượu tán nhỏ vào ruột bí với tỷ lệ 0,03kg men/1 quả bí, đậy lỗ khoét lại, xếp bí cạnh bếp hoặc chỗ khô ráo, ấm áp. Sau 3 ngày là dùng bí làm thức ăn cho vật nuôi được. Loại thức ăn này dùng cho lợn nái hoặc lợn mới cai sữa ăn rất tốt.
- Ủ hỗn hợp: Băm nhỏ bí ngô rồi nấu chín. Bèo sen bỏ rễ, nhặt lá già, thối, nát rửa sạch và băm nhỏ. Trộn bí với bèo. Cứ một lớp hỗn hợp bí + bèo thì rắc một lớp men (men rượu). Sau 5 ngày thì dùng được.
Khi cho ăn nên trộn với rau tươi để nấu cám nhằm tối đa hóa khả năng tiêu hóa của vật nuôi. Bí ủ hỗn hợp này có thể nấu với cám gạo, ngô, khoai để làm thức ăn bổ dưỡng cho lợn, gia cầm, trâu bò cày kéo, trâu bò thịt và bò, dê đang thời kỳ cho sữa.
2. Cây khoai ráy
Giá trị dinh dưỡng của dọc lá và củ khoai ráy cao hơn dọc lá, dây, củ của một số cây thức ăn gia súc phổ biến khác như khoai lang, khoai nước….Củ khoai ráy tương đối lớn, trọng lượng trung bình của củ trên mỗi gốc (khóm) có thể đạt 2kg, có củ nặng tới 14kg. Năng suất trồng khoai ráy đạt từ 120-170 tấn dọc và 20-25 tấn củ/ha. Giá trị dinh dưỡng của khoai ráy đối với lợn đạt 269 Kcal năng lượng tiêu hóa và 256 Kcal năng lượng trao đổi.

Bảng: Thành phần hóa học của dọc, lá cây khoai ráy

STT Tên chất Tỷ lệ (%)
1 Vật chất khô 9,50
2 Protein thô 0,90
3 Lipit thô 0,50
4 Xơ thô 1,60
5 Dẫn xuất không đạm 5,30
6 Khoáng tổng số 1,20
7 Canxi 0,10
8 Phốtpho 0,03

Khoai ráy được phân bố tự nhiên ở những vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm trên thế giới. Ở Việt Nam, khoai ráy mọc tự nhiên ở các khu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, đa số là các rừng thứ sinh, nơi ẩm ướt, ven bờ suối và các thung lũng núi đá vôi. Nhiều hộ nông dân đã trồng xen khoai ráy trong các vườn chuối, vườn quả thân gỗ, các loại rừng trồng có độ tán che 0,5-0,6m.
- Là một loại cây thân thảo sống lâu nă, có thân rễ dạng củ
- Chiều cao trung bình 2-3m, lá rất to hình quả tim hoặc thuôn mũi mác, mép lá hơi lượn sóng, dựng đứng, màu lục nhạt (nếu là khoai ráy dại) hoặc màu trắng tía (nếu là khoai ráy khôn).
- Dọc (cuống lá) rất mập, có thể dài tới 1m. Cụm hoa dạng bông mô, có lá mô màu xanh vàng, gốc mang hoa cái. Phía trên là hoa đực, tận cùng là phần không sinh sản hình dùi đục.
- Quả mọng, hình trứng, màu đỏ
- Có 2 loại khoai ráy:
+ Khoai ráy khôn: lá có màu xanh và tía, phủ phấn trắng, củ không ngứa
+ Khoai ráy dại: lá có màu xanh nhạt, sinh trưởng mạnh, củ và dọc rất ngứa nên chỉ dùng làm thức ăn nuôi lợn.
- Thời vụ: khoai ráy được trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa xuân
- Đất trồng: đất ẩm, nhiều mùn, tơi xốp, đất ven suối, chân núi, ven khe và các thung lũng
- Kỹ thuật trồng:
+ Đào hố sâu 25cm, rộng 30cm. Bón lót một ít phân mục trong trường hợp lượng mùn trong đất thấp. Giữa hố, đặt một cây ráy con rồi lấp đất lại, dâm chặt. Có thể cắt một mảnh củ ráy có mắt mầm đề trồng nếu như không có cây con.
+ Trồng theo khóm, khoảng cách giữa các khóm lá 40 x 40cm. Cần làm cỏ, vun gốc cho khoai ráy sau khi trồng 1 tháng.
- Thu hoạch:
Sau 3 tháng trồng, cây khoai ráy đã có 4-5 lá thì có thể cắt dần cho lợn ăn (nấu cám hoặc ăn tươi). Trung bình từ 15-20 ngày có thể thu hoạch một lứa dọc lá. Sau 8 tháng trồng có thể thu hoạch toàn bộ củ và dọc. Củ khoai ráy băm nhỏ nấu cám hoặc nghiền, phơi khô dùng dần.
3. Cây rau dệu
Rau dệu là loại thân cỏ bò, thân chia thành nhiều nhánh. Cây thường mọc quanh năm ở các bờ ao, bờ ruộng, ao cạn, tù đọng, vùng đầm lầy hoặc những nơi ẩm và đủ ánh sáng. Cây dễ sống, giống rất rẻ, ít đòi hỏi công chăm sóc và phân bón cũng là món ăn ngon miệng của lợn rừng.
Bảng: Thành phần hóa học của 100g rau dệu tươi

STT Tên chất Hàm lượng (g)
1 Nước 98,3
2 Protein 4,5
3 Gluxit 0,9
4 Xenluloza 2,4
5 Khoáng toàn phần 2,2
6 Canxi 9,8
7 Photpho 102
8 Sắt 1,2
9 Caroten 5,1
10 Vitamin C 77,7

Cây được giâm bằng cành hoặc gieo hạt. Để thu được năng suất cao nhất, trước khi cắt thu hoạch 1 tuần và ngay sau khi cắt nên bón phân đạm hoặc tro bếp cho ruộng dệu.
Rau dệu thường được sử dụng tươi cho gà, vịt, ngan, ngỗng và lợn ăn trực tiếp. Ngoài ra, có thể dùng để chế biến cao rau và bột rau.
4. Cây bí đao
Bí đao hay còn gọi là bí phấn, bí xanh. Bí đao thuộc họ cây dây leo, thân cỏ, sống quanh năm. Vì có thể leo giàn, tạo bong mát cho lợn ở phía dưới và giá trị về mặt dinh dưỡng nên bí đao cũng thường được chọn trồng trong khu nuôi lợn rừng.
Bí đao có 2 giống chính và bí đá và bí gối. Bí đá quả nhỏ, vỏ xanh, dáng thuôn dài. Khi già quả xanh xám và cứng, không có phấn trắng ở ngoài vỏ, bí đá dầy cùi, ruột ít, dây bí nhỏ. Bíi gói quả to hơn bí đá, khi già thường có lớp phấn trắng bao phủ. Bí nhiều ruột, dày cùi, dây bí dài và mập. Bí gối cho năng suất cao hơn bí đá, trung bình được 8-12 quả/dây.

Bảng: Giá trị dinh dưỡng trong 1kg quả bí đao

STT Tên chất Hàm lượng
1 Năng lượng trao đổi (Kcal) 570 Kcal
2 Đơn vị thức ăn (g) 0,20
3 Protein tiêu hoa (g) 2g
4 Canxi (g) 0,2g
5 Phốtpho (g) 0,2g
Bí đao được trồng vào 2 vụ xuân (đầu tháng 2) và vụ thu (đầu tháng 8). Bí đao được trồng bằng cách gieo hạt tại hốc đánh sẵn cho bí. Không nên gieo hạt giống thành đám rồi bứng đi trồng nơi khác vì như vậy cây bí giống dễ long bầu và thường có sức sống kém hơn. Mỗi hốc và 1 giàn 3m2 chỉ nên trồng 2-3 cây là đủ. Giàn bí cần làm ở nơi thoáng, nhiều ánh sáng và cao đủ không cho quả chạm đất, tiếp xúc với đất ẩm và nước.
Bí đao cần nơi đất có dinh dưỡng tốt, có thể trồng xen với tỏi, khoai sọ. Bón phân cần thường xuyên từ bón lót, bón thúc leo giàn, bón thúc ra hoa và bón nuôi quả. Khi quả đã to, nên buộc dây đỡ vào giàn cho khỏi rụng.
Thu hoạch bí vào lúc quả đã già, có lớp phấn trắng bọc ngoài. Bảo quản bằng cách xếp quả bí đều cạnh nhau, không xếp chồng bí lên nhau. Kho bảo quản cần khô ráo, thoáng mát. Bí đao bảo quản tự nhiên như vậy được khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, nếu chế biến bằng phương pháp phơi sấy khô nghiền bột nhỏ mịn thì có thể để được 2-3 năm. Bí đao thường được dùng ăn tươi cho hầu hết các loại vật nuôi.
5. Cây chuối
Chuối là dạng cây thân ngầm (thân chìm trong lòng đất gọi là củ). Thân thật thường gọi là củ chuối, là nơi dự trữ chất dinh dưỡng, nơi sinh ra rễ, lá, mầm và hoa quả. Thân giả do nhiều bẹ lá kết lại, thân giả thường cao 2-4m tùy theo giống chuối.
Mỗi buồng chuối thường có từ 6-8 nải, mỗi nải có từ 7-32 quả. Quả chuối dài, mọng. Quả non thường có cạnh vuông, sau cạnh góc mất dần. Quả chín có vị ngọt, hương thơm, nhiều tinh bột. Hạt chuối chỉ có ở một số giống. hạt to, đen và nằm trong thịt quả.
Chuối là cây ăn quả nhiệt đới nên rất kém chịu lạnh và sương muối nên dễ bị táp lá khi gặp nhiệt độ thấp. Chuối sinh trưởng tốt ở giới hạn sinh thái nhiệt độ từ 10-30oC. Dưới 10oC, cây ngừng sinh trưởng, ở 5oC lá bắt đầu héo, ở 1-2oC lá bị khô. Riêng chuối lá và chuối hột thì chịu được nhiệt độ lạnh hơn (4-7oC) vì vậy hai giống chuối này thường gặp ở các vùng núi cao và cao nguyên.
Chuối là loài thực vật ưa sáng nên cây thường có phiến lá lớn. Trong thời gian sinh trưởng nếu có từ 60% số ngày nắng trở lên thì chuối phát triển rất tốt. Hiện tượng héo lá và cháy quả xảy ra khi chuối gặp phải điều kiện thời tiết có ánh sáng quá gay gắt và độ ẩm thấp. Vì vậy, cần trồng chuối với mật độ hợp lý để lá nọ che bớt nắng cho lá kia sẽ giảm được nhiệt độ và bức xạ.
Đa số các giống chuối là ưa ẩm như chuối tiêu, chuối tây, chuối lá…(thường là gặp ở miền Bắc), chuối cau, chuối mật, chuối chác….(thường gặp ở miền Nam). Song một số loại chuối ở miền FNam như chuối chà, chuối hột, chuối xiêm…lại có thể chịu hạn được.
Nước trong cây chuối chiếm 75-80%, vì vậy vùng trồng chuối thường và vùng có lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm và độ ẩm không khí 75% trở lên là thích hợp nhất.
Các bộ phận của cây chuối đều có thể làm thức ăn chăn nuôi rất tố
Bảng: Thành phần hóa học của cây chuối

STT Tên chất Thân già đã thu buồng Củ Quản chín cả vỏ Quả khô Vỏ quả khô
Thành phần hóa học
1 Nước 94,8 83,5 73 13,4 8,5
2 Protein 0,6 0,7 1,7 4,8 11,8
3 Lipit 0,2 1,8 0,8 1,2 9,1
4 Xenluloza 1,9 35 2,2 4 16,7
5 Dẫn xuất không đạm 2 9,5 19,9 70,4 37,3
6 Khoáng toàn phần 0,5 2,7 2,4 6,2 16,6
Gía trị dinh dưỡng
1 Năng lượng trao đổi (Kcal) 84 334 821 2801 1969
2 Đơn vị thức ăn 0,03 0,13 0,32 1,12 0,79
3 Protein tiêu hóa (g) 2 3 11 32 32
4 Canxi (g) 0,5 1 0,7 2,1 11
5 Photpho (g) 0,3 1,2 0,6 0,9 3,3
Bảng: Thành phần hóa học của quả chuối

Tên loại thức ăn Thành phần hóa học
Nước Protein Gluxit Lipit Xenluloza
Quả xanh bóc vỏ 73,1 1,7 22,5 0,9 0,7
Quả chín bóc vỏ 77,8 1,3 18 0,8 0,5
Bột quả 8,5 2 82,8 - 1,7
Vỏ chuối xanh 89,7 3,3 - - -
Vỏ chuối chín 88,1 3,5 - - -

Nước ta có thể trồng chuối quanh năm. Tuy nhiên, các tỉnh miền Bắc nên tránh trồng vào đông và tránh để chuối trổ buồn vào mùa bão (tháng 6-tháng 7). Thời vụ trồng chuối ở miền Bắc là tháng 4-5 và tháng 8-10. Các tỉnh miền Nam tránh trồng vào mùa khô, tốt nhất trồng từ tháng 4 đến tháng 7. Các tỉnh miền Trung thì trồng vào tháng 2-3 và tháng 9-11. Nói chung, chuối được trồng tốt nhất là vào cuối mùa xuân. Khi trồng chuối nên chọn ngày râm mát hoặc mưa nhỏ.
Chuẩn bị đất:
Rễ chuối mềm, nhiều nước nên chuối ưa nơi đất ẩm, nhiều màu, tơi xốp và thuận tiện tưới tiêu. Đất nên có độ pH trung tính hoặc chua nhẹ 5-7. Cây chuối không chịu được đấta kiềm và đất mặn. Tốt nhất là chọn cho chuối đất pha cát, đất thịt nhẹ có độ phì cao, giữ ẩm tốt, gần mạch nước ngầm và không bị ngập úng.
Sau khi chọn được đất phù hợp, tiến hành làm đất như sau: đào hố trồng sâu 50cm, rộng 60cm cho mỗi cây chuối giống, lót đáy hố bằng mùn rác, bùn, phân chuồng oải, hàng cách hàng 2m, hố trồng cách mép luống 0,5-0,5m, mỗi luống rộng 5,3m.
Nếu trồng chuối trên đồi có độ dốco 10%, cần tạo bậc thang để chống xói mòn và dễ chăm sóc, thu hoạch, tạo các đường mương dẫn nước về mùa mưa.
Nếu trồng thâm canh chuối trên diện tích lớn cần nhất thiết phải trồng cây vành đai chắn các hướng gió chính và bão.
Chuẩn bị cây giống:
Chọn và để giống bằng mầm (chồi): chọn những cây con mọc từ cây mẹ nhưng không nên lấy cây mọc thứ nhất vì thường rễ sâu, nếu đánh đi sẽ ảnh hưởng đến cây mẹ. Cây giống phải được lấy từ cây mẹ không bị virus, cây con cao từ 1m trở lên, đường kính gốc đạt 20cm. Cây xanh tốt, dáng thẳng thon nhỏ như hình búp măng, ít lá và lá nhỏ. Dùng mai hoặc thuổng sắc đào phía ngoài cây con cho lộ củ, sau đó sắn sây vào giữa cây mẹ và cây con để tách lấy cây con. Dùng dao sắc cắt hết rễ con, lá khô và ½ lá tươi rồi đem dựng cây nơi râm mát. Nếu có điều kiện nên xử lý cây giống trước khi trồng như sau: đặt cây con vào tro bếp nguội hoặc vào hỗn hợp nhão gồm 1-2kg supe lân, 40-50kg phân chuồng oai mục với nước vừa nhão. Xử lý xong cây con đưa chuối vào nơi râm mát vài ngày sau mới trồng.
Chọn và để giống bằng củ: Chọn củ ở cây chuối đã chặt buồng được vài tháng: đào lên, cắt hết rễ, nếu củ to, bổ làm 2 hoặc 4 miếng, mỗi miếng có 1 mầm, xử lý củ như xử lý cây con, sau vài ngày đem trồng chờ khi phát triển thành cây chuối con thì đánh cây con đem trồng.
Trồng chuối:
Thông dụng nhất là trồng bằng mầm (chồi): đặt cẩn thận chuối giống vào hốc đất đã chuẩn bị. Lấp đầy hố bằng rác mùn đã ủ mục. Sau đó dậm chặt, tưới nước ngay để giữ gốc và chóng bén rễ. Nếu không có điều kiện tưới nước thường xuyên thì nên phủ lá tươi giữ ẩm cho cây non. Chú ý chuối trồng trên đồi thì khi lấp đất cần để miệng hố thấm hơn 5-7cm để giữ nước. Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch chuối là từ 12-18 tháng.
Chú ý: Bao giờ cây chuối cũng trổ buồng về phía đối diện với phía mặt cắt nên khi trồng trên đồi thì đặt mặt cắt của củ cây giống hướng xuống chân đồi để khi trổ buồng hướng về phía đỉnh đồi. Như vậy, buồng sẽ kéo cây trở lại đỡ bị đổ, bị nghiêng.
Phân bón:
- Bón lót: Mỗi hố trồng chuối cần 10-15kg phân hữu cơ tốt; 0,2kg supe lân và 0,1kg phân lân. Trộn kỹ các loại phân này với 2/3 lớp đất mặt rồi đổ xuống hố, phía trên phủ 1/3 lớp đất mặt còn lại. Sau 1-1,5 tháng mới được trồng cây giống.
- Bón thúc lần 1: Sau khi trồng được 1,5 tháng và làm cỏ. Bón 0,15kg ure, 0,6kg phân kali, đồng thời tưới 5kg nước phân chuồng
- Bón thúc lần 2: Sau lần bón thúc thứ nhất 3 tháng, bón 0,35kg phân ure, 0,3kg phân kali, đồng thời tưới 7kg nước phân chuồng
- Bón thúc lần 3: Sau lần bón thúc thứ hai từ 3-4 tháng tức là lúc trước cây trổ buồng. Lượng phân như bón thúc lần 2 và 8kg nước phân chuồng
- Cách bón: Trộn đều phân kali và lân rồi rải quanh gốc hoặc đào 3-4 lỗ sâu 10cm, rộng 10-15cm quanh gốc chuối (cách gối chuối 30-50cm) rồi đổ phân đã trộn vào các lỗ và lấp đất
Chăm sóc:
-Tưới mỗi ngày 1 lần sau khi trồng được 7-10 ngày để cây mau bén rễ và hồi tươi trở lại. Để hạn chế cỏ dại, nên trồng chuối xen với đậu, lạc, rau xanh…hoặc các cây phân xanh. Những cây trồng xen phải gieo cách gốc chuối 30-4-cm. Khi chuối giao lá thì không trồng xen nữa.
- Luôn giữ sạch cỏ trong vườn chuối. Trung bình 20-30 ngày làm cỏ 1 lần. Chú ý xới xáo nên cách xa gốc 50-60cm vì rễ chuối ăn nông, ngang trên mặt đất.
Chế biến và sử dụng:
• Thân chuối non: Không cần chế biến mà cho gia súc ăn trực tiếp
• Thân chuối già đã thu hoạch buồng: Thái mỏng, giã nhỏ, ngâm với nước để bớt chát, trộn với cám hoặc các thức ăn tinh bột khác khi cho lợn ăn.
• Củ chuối: Băm nhỏ cho ăn trực tiếp hoặc cắt khúc nấu cám cho lợn ăn.
• Quản chuối: vỏ quả chuối băm nhỏ cho gia cầm, gia súc ăn trực tiếp.
• Lá chuối: Cứ 7kg lá chuối bằng 1 đơn vị thức ăn. Lá chuối cũng chứa nhiều protein (1,7% vật chất khô) và lá chuối cho năng suất cao. Lá chuối thường được chế biến bằng cách thái nhỏ, phơi khô, nghiền thành bột nhỏ và bảo quản trong túi nilong hàn kín.
6. Cây rau muống:
Rau muống là thực vật thân thảo, có nhiều giống, phân bố ở các vung nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Úc. Chúng có thể sống nổi trên mặt nước hoặc đầm lầy hoặc trên cạn.
Cây có thân rỗng, phân thành nhiều đốt. Rễ mọc ở những đốt được tiếp xúc với đất. Lá hình tam giác thuôn dài hoặc nhọn như mũi tên tùy vào từng giống. Rau muống dễ trồng, thời gian thu hoạch dài (từ tháng 3-tháng 1 năm sau). Mỗi năm cho thu hoạch 8-10 lứa. Năng suất trung bình đạt 20-30 tấn/ha.
Rau muống là cây ưa nhiệt, nhiệt độ thích hợp từ 25-30oC. Cây không kén đất nhưng có nhu cầu nước tưới cao.
Hiện nay ở nước ta có hai giống rau muống phổ biến là rau muống đỏ và rau muống trắng.
Rau muống là loại thức ăn thô xanh rất tốt cho mọi loại gia súc vì giá trị dinh dưỡng cao, nhiều vitamin khoáng chất mà lại ít xơ. Rau muống giúp lợn nái, bò sữa, dê sữa có nhiều sữa, lợn con mau lớn và chất lượng của các loại vật nuôi tốt. Rau muống dễ trồng, năng suất cao là món ăn ưa thích của lợn rừng.

Bảng: Thành phần hóa học của Rau muống

STT Tên chất Tỷ lệ (%)
1 Vật chất khô 10,90
2 Protein thô 2,30
3 Lipit thô 0,80
4 Xơ thô 1,80
5 Dẫn xuất không đạm 4,40
6 Khoáng tổng số 1,60
7 Canxi 0,16
8 Phốtpho 0,06
Thời vụ: Rau muống phát triển tốt nhất vào tháng 4 đến tháng 9 hàng năm.Các thời điểm khác, rau già và cho năng suất thấp hơn thời vụ trên. Tuy nhiên, trong thực tế, để tận dụng thời vụ và kéo dài thời gian thu hoạch, nông dân vẫn có thể gieo hạt giống rau muống từ tháng 2 đến tháng 8 hàng năm. Lượng hạt gieo cho mỗi ha là 45-50kg. Nếu gieo hàng thì xẻ hàng cách nhau 15cm. Nếu gieo vãi thì sau khi rắc hạt xong, dùng cào trang hạt cào nhẹ để hạt rau lẫn vào đất. Cuối cùng phủ rạ lên rồi chú ý giữ ẩm.
Trồng rau muống ruộng:
- Rau muống nước thường được trồng ở những nơi ruộng trũng.
- Cần cày bừa đất thật kỹ, để ruộng sâm sấp nước. Bón lót các loại phân như trồng rau muống cạn. Trên ruộng chia đất thành từng băng rộng 1.5-2.0m. Trên băng đất vừa chia xẻ các rãnh nhỏ cách nhau 25cm.
- Cấy khóm ngọn rau giống (gồm 2-3 ngọn) với khoảng cách 15cm/khóm. Lượng rau giống cho mỗi ha là 6000-8000kg. Nếu thả hạt (lượng hạt cần như trồng cạn) thì phải ươm giống rồi bứng đi cấy như cấy lúa.
Trồng rau muống bè:
- Rau muống có thể được thả bè ở các ao hồ đầm có nhiều màu. Cách thả như sau: Dùng xơ rau muống thả nổi trên mặt nước. Khi tuổi xơ được 50-6- ngày, cắt xơ ủ thành đống trong 2-3 ngày để nhiệt độ lên cao trong đống nhằm kích thích các mầm nách phát triển, lá già cũ rụng gần hết. Sau đó, đem xơ rải đều trên mặt nước. Dùng cọc cắm giữ cho các xơ rau muống kết thành bè và bè không bị xô đi. Sau khi thả 20-25 ngày thì có thể thu hoạch được lứa đầu.
- Nếu không thả trực tiếp như trên thì có thể dùng cách thả dây muống lên bè chuối như sau: đổ bùn với độ dày20-30cm lên bè kết bằng nhiều thân cây chuối (thường là 5-10 thân chuối/bè). Cấy ngọn rau giống lên bè với khoảng cách 15-20cm/khóm. (2-3 ngọn).
- Nếu nước sâu thì có thể áp dụng cấy phao:chọn những dây rau muống dài, dùng dây buộc thành bó, mỗi bó khoang 4-5 dây muống. Kẹp bó dây vào ngón chân cái và ấn xuống bùn sâu đều trên mặt nước. Mỗi bó muống cấy cách nhau 15-25cm.
Trồng rau muống ở ruộng cạn:
- Chọn đất ẩm và còn màu, cày bừa kỹ cho đất nhỏ, phẳng.
- Đánh luống: Mỗi luống rộng 1,2-1,3cm, cao 12-15cm. Các luống cách nhau 20-25cm để tiện chăm sóc và thu hoạch. Trên mặt luống vạch các rãnh nhỏ ngang hoặc dọc luống. Mỗi rãnh sâu 20-30cm, khoảng cách giữa các rãnh từ 15-20cm.
- Bón lót: Lượng phân bón lót (vào mỗi rãnh) cho mỗi ha là 15-20 tấn phân chuồng hoai mục, 150-160kg phân Nitơ, 20-30kg phân Phốt pho và 15-20kg phân Kali.
- Ngọn rau going cần chọn giống bánh tẻ, dài 20-25cm. Đặt hơi xiên ngọn rau giống vào rãnh, lấp đất sâu 3-4 đốt ngón tay rồi nén chặt và tưới nước.
- Nếu trồng bằng hạt thì đánh rạch nganh trên mặt luống cách nhau 20cm. Gieo hạt xong thì lấp đất kín hạt. Tưới ngay bằng ozoa lỗ nhỏ cho vừa đủ ẩm. Lượng hạt giống là 5-10g/m2. Nếu tỷ lệ nẩy mầm của loại hạt giống không cao thì có thể tăng lượng hạt lên 10-12g/m2.
- Sau khi trồng hoặc sau khi gieo hạt cần thường xuyên giữ đủ ẩm cho rau muống. Sau khi trồng được 20-25 ngày có thể thu hái lứa đầu. Lứa đầu khi cắt hái cần để lại 3-4 đốt thân rau để kích thích đâm nhiều nhánh cho lứa sau. Tuy nhiên, không nên để lại quá nhiều đốt vì dù có nhiều mầm nhánh nhưng cành yếu, năng suất sẽ không cao.
Chăm sóc: Khi rau gieo hạt mầm lên 2-3cm thì dùng đất nhỏ vun phủ gốc cây để cây con khỏi bị đổ và ra rễ lộ ở phần đốt trên, cây được vun đất cao sẽ bám chắc được vào đất, hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn và sinh trưởng mạnh hơn. Khi cây có 4-5 lá thật thì tải để cấy.Khi nhổ tỉa cây đem cấy thì nên chừa lại trên luống lượng cây còn lại cho phát triển thành ruộng rau muống mọc theo cách hàng, mỗi hàng cách nhau 10-12cm, trên hàng các cây cách nhau 10cm. Rau muống được tải ra có thể đem trồng ở ruộng cạn hoặc cấy ở ruộng trước.
Sau khi cấy rau được 10-15 ngày thì bón thúc bằng phân lợn ngâm nước hoặc phân đạm hòa với nước. Lượng phân đạm cho mỗi lứa rau muống là 35-40kg ure/ha. Sau trồng phải tưới nướcvà làm cỏ thường xuyên. Sau thu hoạch phải chú ý tưới nước phân cho cây mau lớn.
Phòng bệnh: Các loại sâu hại rau muống chủ yếu là sâu khoang, sâu baba…Các loại sâu này thường tập trung phá hại nặng nề từ tháng 3 trở đi. Khi phát hiện thấy ruộng rau có sâu, cần tháo nước vào ruộng rồi lùa vịt vào để vịt bắt ăn hết các loại sâu. Cách khác là dùng sao, gậy đập nhẹ vào cây cho sâu rơi xuống, sau đó rắc vôi bột và bồ hóng để diệt sâu và giúp rau chóng phục hồi. Cách thông dụng là dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dân của các cán bộ bảo vệ thực vật.
Thu hoạch: Sau 40 ngày là thu được lứa đầu, sau đó cứ 15-20 ngày là thu được lứa tiếp theo. Năng suất trung bình của rau là 20 tấn/ha, mỗi năm đạt 50-200 tấn/ha.
Làm giống: Thường thì vào vụ giáp hạt như tháng 5 là giống rau thường rất được giá nên giống rau muống cũng khá cao, vì vậy việc phổ biến trồng rau muống cho chăn nuôi bị hạn chế. Do vậy, chúng tôi giới thiệu một số cách làm giống rau muống như sau:
Có 3 cách làm giống rau muống là lấy hạt, lấy xơ và lấy mầm để cấy. Rau muống đỏ, trắng đều có thể cho quả, hạt nhưng nên để giống dạng hạt đối với rau muống trắng vì loại này trồng cạn còn loại đỏ, muống lai thì trồng bằng xơ, bằng mầm hoặc thả bè.
* Để giống lấy hạt: Ruộng rau muống để giống nên trồng nơi ít nắng. Trồng rau muống để giống vào tháng 8, đầu tháng 9, chăm sóc như rau cấy để ăn nhưng không thu hái, đến đầu tháng 10 bón thêm phân đạm và kali với tỷ lệ 1:1, đồng thời phun kích phát tố hoa trái Thiên nông lên tán lá 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Khi rau muống bò dài, nên làm giàn thấp cho rau leo, hoa quả sẽ đậu nhiều, năng suất hạt cao.
Đến giữa tháng 11, rau ra hoa kết quả. Khi quả có màu vàng thì thu hái, đem về phơi đến khi vỏ quả hơi khô, cho vào cối giã hoặc xay cho vỡ vỏ. Sàng sẩy để thu lấy hạt làm sạch, phơi hạt đến khi khô kiệt mới cất giữ trong túi nilong hàn kín hoặc trong chum vại sành bịt kín miệng, để nơi khô rái, thoáng mát. Hạt giống khai thác đúng kỹ thuật có thể bảo quản được 5-6 tháng, tỷ lệ nảy mầm >85%. Mỗi sào có thể thu trung bình 30-40kg hạt giống.
Mẹo nhỏ: Khi rau muống bò dài, nên cắm giàn thấp để cho rau leo, hoa quả đậu nhiều hơn, năng suất hạt có thể tăng tới 600-800kg hạt/ha.
* Để giống lấy xơ: Trên các chân rau muống ruộng có nước, trong 3-4 tháng liền, không thu hái rau muống để rau bò dài, già không cần chăm bón thành rau để cộ. Khi rau già (xơ), nhổ gốc đi, lấy dao phát cho đều rồi bón thúc để các rễ nách lá phát triển cho vụ mới. Còn gốc rễ thu được có thể để làm giống cho ruộng mới.
* Để giống lấy mầm: Trên chân ruộng muống cạn, thu hoạch lứa cuối vào tháng 1 xong thì lấy bùn đổ 1 lớp tương đối dầy, đợi cho se chắc lại thì đem trồng su hào, cải bắp lên trên lớp bùn đó với khoảng cách 40x40cm hoặc 40x50cm. Rau muống sẽ rạc đi trong lớp bùn nhưng không chết do đất vẫn được giữẩm bởi trồng và chăm sóc cây vụ đông là su hào và cải bắp. Sau tháng 1, tháng 2 là lúc thu hoạch rau vụ đông xong cũng là lúc thời tiết ấm dần, rau muống lại mọc mầm.Cần khẩn trương làm cỏ để rau muống mọc nhanh. Nên thu hái quá lứa một chút (khoảng 5—60 ngày sau khi mọc mầm) để có rau giống cấy vụ sớm vào đầu tháng Ba.
Kỹ thuật mới nhân nhanh giống rau:
Nhân nhanh rau muống bằng cách cấy nhánh vô tính (giâm cành) trên ruộng ẩm. Ruộng được bón lót 5-7 tạ phân chuồng hoai mục, 10-15kg supelân cho 1 sào Bắc bộ (360m2), rắc đều phân lên bề mặt ruộng, cày bừa làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ dại. Cấy rau với mật độ 20x10cm/nhánh. Tưới nước hàng ngày trong khoảng thời gian 10-15 ngày để đảm bảo độ ẩm cho đất. Khi cấy bén rễ, hồi xanh thì định kỳ 7-10 ngày tưới nước phân đạm sunfat hay ure với kalisunphat với tỷ lệ 3-4:1. Dùng thêm phân bón qua lá là Atonic để kích thích cây nhanh ra nhánh, lá. Liều lượng 10ml/30lít nước cho 1,5 sào. Cứ 7 ngày phun 1 lần. Làm như vậy, rau sẽ tăng năng suất xanh lên 50-7-% cho sản lượng giống lớn và nhanh chóng.
Chế biến và sử dụng:
- ¬Dùng tươi: bỏ rễ, rũ sạch đất, cho ăn sống trực tiếp
- Bột rau muống: làm sạch, phơi khô, nghiền thành bột. Bột rau muống có thể thay thế ½-1/3 lượng cám trong khẩu phần ăn hàng ngày của lợn.
- Làm cào rau
7. Cây khoai lang:
Cây khoai lang được trồng phổ biến ở nhiều nơi với mục đích trồng để lấy củ, lấy dây cho chăn nuôi và ngọn chồi non làm thức ăn cho người. Rau lang làm thức ăn cho người và gia súc đều có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón, khử độc các loại nấm và thuộc nhóm rau sạch vì khá dễ trồng, ít bị sâu bệnh. Trồng khoai lang vừa dễ vừa hiệu quả. Ngoài việc cung cấp rau sạch cho người, bột củ khoai lang, tận thu dây lang làm thức ăn cho gia súc thì rau lang còn có tác dụng chống xói mòn và ngăn chặn cỏ dại phát triển, bảo vệ dất khá hiệu quả.
Khoai lang là cây thức ăn thô xanh quan trọng vì không những giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa mà loài thực vật này sinh trưởng được nhiều vụ trong năm, đặc biệt là vẫn có thể xanh tốt trong vụ đông. Khoai lang thường được lựa chọn trong cơ cấu cây trồng hiệu quả là: lúa xuân-lúa mùa- khoai lang đông. Vì những ưu thế này mà khoai lang trở thành một trong những cây thức ăn gia súc quan trọng bậc nhất trong vụ đông ở nước ta. Thân lá khoai lang có hàm lượng chất khô, protein và xơ thô cao nhất so vứi một số rau bèo thường dùng làm thức ăn gia súc. Mặt khác, khoai lang cả củ, thân, lá đều là những món ăn truyền thống và ngon miệng của lợn rừng. Vì vậy, trong trang trại lợn rừng rất nên gây trồng ổn định diện tích khoai lang.

Bảng: Thành phần hóa học của rau khoai lang

STT Tên chất Tỷ lệ (%)
1 Vật chất khô 13,37
2 Protein thô 2,37
3 Lipit thô 0,68
4 Xơ thô 2,35
5 Dẫn xuất không đạm 6,58
6 Khoáng tổng số 1,39
7 Canxi 0,14
8 Phốtpho 0,06

Bảng: Thành phần hóa học của củ khoai lang

STT Tên chất Tỷ lệ (%)
1 Vật chất khô 26,51
2 Protein thô 0,91
3 Lipit thô 0,50
4 Xơ thô 0,90
5 Dẫn xuất không đạm 23,69
6 Khoáng tổng số 0,51
7 Canxi 0,08
8 Phốtpho 0,04

• Cách trồng, thu hoạch:
-Thời vụ: Vụ chính là vụ đông xuân nhưng khoai lang có thể trồng được quanh năm, chỉ hạn chế trồng khoai lang vào những ngày rét.
- Nhiệt độ thích hợp để khoai lang sinh trưởng là 15-30oC, tối thiểu là 12oC. Ở nhiệt độ 10oC thì cây không sinh trưởng.
- Chọn đất không ngập úng, nhiều ánh nắng: Đất trồng khoai lang tốt nhất là đất nhẹ hoặc đất pha cát, đất chua nhẹ (độ pH= 4,5-8). Cày bừa,làm đất tơi xốp, không cần lên luống nhưng cần san tạo mặt phẳng so để tránh dồn nước khi tưới. Bón lót bằng phân chuồng ủ hoai hoặc phân lân,phân vi lượng.
- Làm đất: Rạch từng hàng rộng 15-20cm. Mỗi rạch cách nhau 30cm. Đặt cọng dây lang giống đã chuẩn bị như trên vào hàng rạch rồi nén chặt. Mỗi dây cách nhau 10-15cm và đặt sâu xuống hàng và lấp đất kín sao cho mỗi dây có ít nhất 1 mắt hở trên mặt đất.
- Phân bón: Mỗi hecta bón lót 5 tấn phân chuồng; 45kg phân lân, 22,5kg phân Nitơ, 20kg phân kali. Bón thúc 22,5kg phân Nitơ, 30% phân kali vào lúc sau trồng 25030 ngày.
- Dây lang giống: Chọn dây bánh tẻ, cắt từ 3-5 mắt, sắp theo 1 chiều, bó thành từng bó để dựng gốc xuống và để nơi râm mát 2-3 ngày cho héo rụng bớt lá, các đốt ra rễ trắng thì đem trồng. Các giống khoai lang cho năng suất cao, khả năng sinh trưởng mạnh, hình thái thân lá to mập, có khả năng ra hoa kết quả tốt đang được sử dụng chủ yếu trồng để thu hoạch thức ăn cho gia súc là KL1, KL2, KL5. Trong đó dòng băng suất xanh và củ đều cao. Nói chung các giống này đều có thời gian sinh trưởng ngắn (105 ngày) nhưng cho năng suất xanh cao (37-45 tấn/ha), năng suất củ đạt 19-30 tấn/ha.
- Cách trồng: Trung bình ươm (gơ) khoai lang với mật đồ trồng từ 4-4,5 vạn cây/ha.
- Thu hoạch: Đợt thu hoạch lứa đầu là sau ươm 2 tháng, tức khoảng 65 ngày sau trồng vì đây là lúc thân, lá khoai lang có hàm lượng chất khô cao nhất. Sau đó cứ 30-40 ngày có thể thu hoạch dây 1 lần. Sau mỗi đợt thu hoạch cần bón thêm tro, phân chuồng hoai mục, phân vi sinh hoặc nước tiểu pha loãng. Có 3 phương pháp thu hoạch:
+ Cắt định kỳ: cắt cách gốc 20cm, 10 ngày/lần
+ Tỉa định kỳ: Đây là phương pháp tốt nhất để thu hoạch, dùng liềm, dao tỉa phần ngọn dài, để lại 80-90% độ che phủ, định kỳ tỉa thân lá 10 ngày/lần.
+ Thu một lần: Thu tòan bộ thân, lá vào lúc kết thúc giai đoạn sinh trưởng 30-40 ngày/lần.
- Chế biến và sử dụng: Dây và củ khoai lang có thể được dùng cho lợn rừng theo các cách sau: ăn tươi, bột dây khoai, bột củ khoai ướt, khô, lát khoai khô, cao rau, nấu chín.
Tuy nhiên, cần chú ý khi sử dụng dây lang, củ khoai lang cho gia súc ăn là nên kết hợp với thức ăn giàu protein và chất khoáng khác vì trong khoai lang có tỷ lệ protein, canxi, phốtpho không cao.
Lợn trưởng thành (>75kg) có thể ăn toàn khoai lang khô nhưng lợn nhỏ thì nên cho ăn với tỷ lệ 30% khoai + 60% ngô + 10,48% nước.Tỷ lệ này cho phép lợn tăng trưởng với tốc độ như ăn khẩu phần có 90% ngô.
Dây lang: ngoài cách dùng tươi cho ăn sống thì thường được bảo quản bằng các cách sau:
- Ủ chua với 5% cám gạo hoặc bột ngô.
- Bột lá: Cắt nhỏ, phơi 1-2 nắng cho khô rồi giã nhỏ thành bột dùng nấu cám dần cho lợn, gia súc hoặc cho trâu, bò, dê, cừu ăn lẫn với cỏ.
- Làm cao rau.
Củ khoai:
Các cách dự trữ:
Chọn khoai to, không sâu, hà và không để dính bùn, đất bẩn. Xếp khoai vào giữa đống rơm khô. Mỗi lớp của khoai là ở giữa 2 lớp rơm trên, dưới, mỗi lớp dầy 60-90cm. Cách dự trữ này có thể giữ khoai tươi được 3-4 tháng. Cách thứ 2 là xếp khoai vào nhò kho xây thoáng mát, không chịu ánh nắng gắt chiếu rọi, không ẩm dột và không xếp chồng đống nhưng cách này tốn diện tích nhà kho và cũng không bảo quản được lâu hơn 3 tháng. Cách thứ 3 là bảo quản bằng hầm lạnh thì khá tốn kém, khó thực hiện ở từng nông hộ.
Các cách chế biến:
- Cắt nhỏ cho ăn sống trực tiếp đối với gia cầm, lợn, hươu, nai. Để cả củ cho ăn tươi sống đối với trâu, bò, dê, cừu, nhím, thỏ.
- Nấu chín rồi bóp nát, trộn với thức ăn khác (rau hoặc tinh bột khác) cho gia súc, gia cầm ăn ngay sau khi cám nguội.
- Làm bột khoai: Chọn củ tốt, rửa sạch, ngâm khoai trong bể, 3 ngày thay nước 1 lần, sau 2 lần thay nước thì ngâm khoai (không thay nước) trong 12-15 ngày. Khí bóp thấy khoai nhũn thì lấy khoai ra làm bột ướt cho lợn, gia cầm, gia súc khác ăn ngay hoặc vớt bột tãi ra phơi khô làm bột khô.
- Cách khác là thái khoai thành từng lát mỏng và phơi nắng cho khô (độ ẩm chỉ còn 10%). Dồn vào bao nilon hàn kín để bảo quản ngay đến khi dùng thì giã thành bột đối với gia cầm, gia súc nhỏ hoặc cho ăn từng miếng đối với gia súc lớn.
Nên sử dụng phương pháp chế biến làm bột khoai khô hơn là nấu chín. Củ khoai nấu chín không phá hủy được hết màng xenlulo của tế bào khoai nên các chất dinh dưỡng trong tế bào không khai thácđược hết, khả năng tiêu hóa giảm. Cứ 10 nghìn tấn khoai nấu chín thì bị lãng phí 2400 tấn do không tận thu được chất dinh dưỡng. Hơn nữa, việc nấu chính còn gây thiệt hai về chất đốt và môi trường.
8. Cây su su:
Quả và lá su su dùng làm thức ăn cho người và các loại vật nuôi rất tốt. Su su cho năng suất cao, ít sâu bệnh, dễ trồng, dễ chế biến, lai tạo bong râm dưới giàn nên cũng thường thấy trong các trang trại lợn rừng.
Su su là loài thân cỏ sống nhiều năm. Thân có nhiều tua cuốn để bò leo giàn. Mỗi tua cuốn lại được chia thành 3-5 nhánh. Rễ cây có củ và ăn khá sâu, rộng. Lá có 5 thùy khía sâu. Hoa nhỏ, đơn tính cùng gốc và có màu vàng kem. Quả giống dáng quả lê, có 4-5 khía lồi lõm chia múi giống quả khế nhưng không khía sâu và rõ rệt như khế. Khi còn non, vỏ quả có nhiều gai nhọn mềm. Hạt to, có vỏ mỏng, màu trắng, hạt có thể nảy mầm và mọc mầm dài tươi tốt ngay cả khi còn ở trên cây.

Bảng: Thành phần hóa học của quả su su

STT Thành phần hóa học Tỷ lệ (%)
1 Nước 91,5
2 Protein 0,6
3 Lipit 0,1
4 Xenluloza 0,6
5 Dẫn xuất không đạm 6,8
6 Khoáng toàn phần 0,4

Bảng: Giá trị dinh dưỡng trong 1kg quả su su

STT Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng
1 Năng lượng trao đổi 289
2 Đơn vị thức ăn 0,12
3 Protein tiêu hóa (g) 4
4 Canxi (g) 0,1
5 Phốt pho (g) 0,2

Vì su su ưa thích khí hậu mát với nhiệt độ tối thích là 15-25oC nên không nên trồng su su ở vùng quá lạnh (<5oC) hoặc vùng quá nóng ( >30oC). Do đó, chỉ nên trồng (<5oC) ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng. Đất trồng su su phải là đất cát pha, đất thịt pha, tơi và nhẹ. Thời vụ : tháng 8- tháng 12. Cách trồng : đào hố sâu 30-40cm và rộng 50-55 cm.bón lót vào hố 15-20kg phân chuồng oai mục. Đặt quả đã ra mầm vào hố, cắm que và bắc giàn ngay cho cây leo lên. Su su cả quả và dây lá non được dùng làm thức ăn cho lợn rừng bởi các cách sau : cho ăn tươi, làm bột, làm cao lá.
9. Cây mít :
Cây mít cao gần 20m, thân phẳng, to. Lá dài khoảng 15-20cm, lá phải khô già mới rụng nên cây mít thường có tán dày, rộng là râm mát. Cây chống cỏ tốt, rễ cọc rất phát triển, chống bão, gió tốt. Cây có khả năng chịu hạn rất tốt nhờ bộ rễ phát triển và ăn sâu nhưng lại là loài kém chịu nước, không chịu được ngập úng.
Mít được khai thác theo nhiều hướng :
- Khai thác quả chín làm thức ăn bổ dưỡng cho người
- Khai thác gỗ làm kèo cột nhà, đóng bàn, ghế, tủ…không mọt, nứt, cong vênh.
- Khai thác bóng mát. Làm cây chắn gió, tận dụng đất chua, xấu
- Chế mít sấy, rượu mít, bánh mít từ múi và hạt mít.
- Khai thác lá, quả xanh, quả chín làm thức ăn cho gia súc
Trên thực tế, trồng mít trong các trang trại rất hiệu quả vì mít là cây dễ tính, chịu kham khổ, sai quả, quả to, tán rộng và rậm. Vì thế, chỉ với đầu tư giống giá rẻ, chăm sóc đơn giản mà thu được rất nhiều lợi ích như bóng mát (đặc biệt cần cho các trang trại nuôi lợn rừng), thức ăn xanh giàu dinh dưỡng và sau này còn được khai thác gỗ mít đẹp và bền.
*Cách trồng và chăm sóc :
- Nhân giống : Mít hiện được nhân giống theo 3 cách là ươm hạt, ghép mắt hoặc ghép gáp và chiết cành. Phương pháp tốt nhát là chiết cành nhưng hiện chưa phổ biến ở Việt Nam mà ở nước ta vẫn chủ yếu là gieo hạt vì phương pháp này tiết kiệm và tỷ lệ thành công khá. Sử dụng phương pháp gieo hạt thì chọn hạt to, nây đều, nặng 4-6g. Khi hạt tách khỏi múi, đem gieo ngay để có tỷ lệ nảy mầm cao nhất. Khi gieo để hạt nằm ngang, bụng hạt (chỗ có mồm lồi) úp xuống. Khi cây có 6 lá thì trồng vào bầu tre, nứa. Sau 3-4 tháng thì trồng cả bầu vào hố đã chuẩn bị sẵn.
Sử dụng phương pháp chiết cành thì phải chọn cành gốc già 2-3 năm tuổi trên những cây mẹ khỏe. Đường kính nơi chiết đạt 2-3cm, vỏ đã chuyển màu nâu. Chiết vào mùa mưa. Bóc vỏ hết vòng ống chiết, đoạn bóc dài 4-7cm. Bóc xong, cạo cho chết tầng hình thành, để khô 1-2 ngày rồi đắp đất chiết (2 cát :1 bùn), bọc ngoài cùng bằng giấy polietilien màu đen, buộc chặt nút dưới chân cành chiết, nút trên lỏng hơn để có thể tưới bổ sung nếu bầu quá khô. Khi rễ ăn xuyên bầu ra ngoài thì cởi bầu, đắp thêm đất và buộc lại như cũ. Khoảng 70-80 ngày sau khi chiết có thể cắt ½ cành, 10 ngày tiếp theo cắt rời cành trồng thẳng vào hố định sẵn.
Cách trồng : Trồng mít vào tháng 3-4 hoặc tháng 8-9 ở miền bắc và tháng 4-5 ở miền nam. Mật độ trồng là 200-250 cây/ha, nơi đất tốt chỉ sử dụng mật độ 100 cây/ha.
Chăm sóc : Trong 3 năm đầu bón phân NPK theo tỷ lệ 2 :1 :1, những năm sau tăng dần. Cần tưới nước cho mít 2,3 lần vào mùa khô ở miền nam. Mít tuy là cây chịu cỏ và chịu kham khổ nhưng cũng vẫn có thể bị lạc bệnh đốm lá nâu, sâu đục cành, rệp sáp, rệp phấn làm hại. Vì vậy, cần theo dõi để chữa trị kịp thời cho vườn mít theo hướng dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật.
* Chế biến thức ăn gia súc từ lá, quả mít :
- Phương pháp sử dụng lá mít : lá mít làm thức ăn ngon miệng và giàu dinh dưỡng cho nhiều loài vật nuôi như : hươu nai, nhím, thỏ, lợn rừng, trâu bò, dê, cừu…phương pháp sử dụng chủ yếu là cho ăn tươi. Ngoài ra có thể sử dụng làm bột xanh và cao rau để dùng dần.
- Phương pháp sử dụng quả mít : quả mít cũng được gia súc rất ưa chuộng, kể cả gia cầm cũng rất thích ăn múi mít. Quả mít được dùng chủ yếu là tươi, nấu chín, ủ chua hoặc làm bột xanh.
10. Cỏ Ghinê
Cỏ trồng Ghinê chuyên cho chăn nuôi là loại cỏ được ưa chuộng cỏ do đặc tính dễ trồng, dễ sử dụng tuy năng suất không cao bằng cỏ voi thông thường nhưng hàm lượng đạm và các chất dinh dưỡng khác cao hơn cỏ voi. Hơn nữa, cỏ Ghinê là loại có thể trồng xen, trồng dưới tán các loại cây ăn quả và bóng mát nên rất thích hợp với các trang trại chăn nuôi, kể cả trang trại chăn nuôi lợn rừng.
Cỏ Ghinê (Panicum Maximum) có nhiều giống khác nhau như P.M. Liconin, P.M. Rivesdable, P.M. TD58, P.M. Hamill, P.M. Common. Cỏ Ghinê còn được gọi là cỏ Sả, cỏ Tây Nghệ An.
Loài cỏ này là loài thân bụi cao, trồng lưu niên với chiều cao cây từ 60-200cm, có thân nhánh bò ngắn. Phiến lá rộng 35mm, dài 12-40cm, bẹ lá mọc quanh gốc có màu tím, bẹ và lá có lông nhỏ màu trắng. Những lá phía trên và bẹ lá dài nên không che năng những lá dưới. Lá có khả năng xoay theo chiều nắng nên có thể trồng ghép, trồng dưới tán mà không hề lo cây kém phát triển.
Cụm hoa hình chuông, có lớp lông nhỏ và mịn. Bộ rễ nhiều nhánh và phát triển mạnh. Cỏ Ghinê phát triển tạo thành từng cụm như một hình phễu có thể hứng nước mưa nên khả năng chịu hạn khá cao, có thể chịu đựng được 6-7 tháng khô.
Ghinê là loại cỏ có tốc độ phát triển rất nhanh (chỉ đứng sau cỏ voi), năng suất xanh đạt 80-250 tấn/ha/năm. Hàm lượng vật chất khô trong 1kg chất xanh trung bình từ 22-25%, hàm lượng đạm thô từ 7-9%. Hàm lượng xơ thô từ 28-35%.
Nhìn chung, cỏ Ghinê có nhiều đặc tính quý như sinh trưởng nhanh, mạnh, năng suất cao, khả năng chịu hạn, chịu nóng và chịu bóng tốt, dễ trồng và sống được trên nhiều loại đất khác nhau, thậm chí chúng còn phát triển tốt cả trên đồi núi cao 2500m so với mặt biển. Song đất tốt nhất cho cỏ Ghinê là loại đất màu mỡ, phù sa, giàu canxi,oxit sắt và pH=5,5-6, nhiệt độ tối thích là 16-28oC. Cỏ có thể được trồng cả bằng hạt và thân hom.
Vì có nhiều ưu điểm và đặc biệt rất phù hợp với kiểu và nơi có thể xây dựng trang trại chăn nuôi do tính chịu bóng, chịu hạn, chịu lạnh, lại lưu niên thâm canh được của cỏ nên cỏ Ghinê thường được lựa chọn hơn cả trong việc lựa chọn các giống cỏ làm thức ăn xanh cho trang trại lợn rừng.
* Kỹ thuật trồng và chăm sóc :
Chuẩn bị đất :
Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, dễ thoát nước. Nếu trồng bằng gieo hạt thì làm đất tơi xốp nhỏ, rạch gieo hạt sâu chỉ 7-10cm. Nếu trồng xen, trồng bằng hom thì cuốc hàng, rạch luống. Mỗi hàng sâu 15-17cm theo hướng đông nam, hàng cách hàng 40-60cm. Nếu trồng trên đất dốc thì rạch hàng theo đường đồng mức.
Thời vụ và chuẩn bị giống :
Trồng cỏ Ghinê vào các tháng mùa mưa (từ tháng 4- tháng 9) nhưng tốt nhất là vào các tháng 4-6. Nếu trồng bằng thân rễ thì sử dụng thân nhánh tươi, cỏ bánh tẻ tuỏi 75-80 ngày. Đánh gốc, rũ sạch đất, giữ lại phần lá, thân gốc dài 30-35cm. Lượng giống trồng cho mỗi ha là 3500-4000kg hom giống. Nếu nhân giống bằng hạt thì phải sử dụng hạt có thời gian ngủ 3-4 tháng sau thu hoạch, tốt nhất nên thu hoạch năm nay dùng cho năm sau. Số lượng hạt yêu cầu là 6-8kg/ha.
Phân bón :
Bảng: Liều lượng phân bón cho cỏ Ghinê

Loại phân bón Cỏ trồng thâm canh Cỏ không thâm canh
Cho trồng cỏ thu chất xanh
Phân hữu cơ hoai mục (tấn/ha/năm) 10 15
Supe lân (kg/ha/năm) 200 200
Sulfat Kali hoặc Clouruakali (kg/ha/năm) 100 100
Phân đạm ure (kg/ha/năm) 200 300
Cho trồng cỏ thu hạt
Phân hữu cơ hoai mục (tấn/ha/năm) 10-15
Supe lân (kg/ha/năm) 200
Sulfat Kali hoặc Clouruakali (kg/ha/năm) 150
Phân đạm ure (kg/ha/năm) 200
























Bón lót phân hữu cơ + lân + 2/3 phân kali xuống lòng rãnh trước khi trồng. Nếu trồng thâm canh thì bón thêm một lượt phân hữu cơ + 1/3 phân kali còn lại vào khi chăm sóc lứa cắt cuối mùa mưa. Phân đạm chia đều bón cho mỗi lứa cắt (5-7 lứa/năm).
Kỹ thuật trồng, chăm sóc:
Nếu trồng bằng thân rễ thì mỗi khóm trồng từ 35 dảnh hoặc 2-3 cây nếu trồng bằng cây con cao 20-30cm ươm từ hạt. Lấp đất phủ lên cỏ rễ 2-3cm rồi nén chặt gốc. Sau trồng 7-10 ngày nên kiểm tra mật độ sống và trồng dặm ở những cây chết. Bón thúc phân đạm ở giai đoạn sinh trưởng (15-20 ngày sau trồng), sau 30-35 ngày xới phá váng, dọn sạch cỏ dại.
Thu hoạch và chế biến:
Cỏ Ghinê cho thu hoạch lứa đầu lúc được 55-60 gnày tuổi. Cứ 30-35 ngày sau lại được thu cắt lứa tiếp theo. Khi cắt, cần cắt sát gốc 6-8cm. Nế thu hạt thì đợi khi đã có hạt rụng mới thu hoạch, cầm nhóm cuống bông đập nhẹ vào miệng thúng, túi, bao....để hạt chín rụng. Cứ 2-3 ngày thu hạt một lần.
Có thể chăn thả cho lợn rừng gặm cỏ tự do sau khi đồng cỏ Ghinê đã cho 2 lứa cắt. Chú ý là chăn thả lứa tái sinh phải sau cắt 25-35 ngày, mỗi lần chăn thả không quá 4 ngày. Cỏ Ghinê ngoài cách cho ăn tươi có thể chế biến theo các cách cơ bản là làm bột cỏ, cao cỏ.
 




Back
Top