Để đu đủ cho trái dài, năng suất cao

  • Thread starter taynamviet
  • Ngày gửi
Đu đủ là cây ưa nắng do đó cần trồng khoảng cách và mật độ thích hợp (2 - 2,5m x 3m).
Không nên dùng phân hoá học và hạn chế tối đa phân đạm để bón cho đu đủ vì cây dễ bị lốp (tốt lá, xấu quả), dễ hấp dẫn côn trùng, gây ngộ độc cho người tiêu dùng do dư lượng nitrat (NO3) trong quả cao, gây đắng chát, dễ dẫn đến ung thư.
Nên bón nhiều phân chuồng, phân vi sinh, phân có nguồn gốc từ thực vật, động vật sau mỗi đợt thu quả nhằm tăng cường dinh dưỡng cho cây. Thường xuyên cung cấp đủ nước cho quả mau lớn, lớn đều. Khống chế chiều cao cây dưới 2m bằng cách cắt ngọn, trát bùn rơm hoặc bọc nylon để kích thích cây ra các ngọn mới. Chọn để lại 2 - 3 ngọn chồi mới khỏe mạnh phân đều về các hướng.
Không được trồng đu đủ liên tục nhiều vụ trên một diện tích vì dễ bị bệnh xoăn lá virus chưa có thuốc chữa. Nên luân canh với các cây trồng khác ít nhất 2 - 3 năm mới được trồng đu đủ lại.
Đu đủ “sợ” phân hóa học, phân đạm và ưa phân chuồng, phân vi sinh.
Để đu đủ có trái dài, năng suất cao cần chú ý các kỹ thuật sau:
Khi gieo hạt, chọn những hạt to, nặng và chìm khi thả trong nước để có cây con tốt, sau đó đưa cây con ra bầu để dưỡng thêm một thời gian, đem trồng mỗi mô 2 bầu. Sau khi trồng 2,5 - 3 tháng (tùy theo mùa) thì cây ra hoa. Bóc những hoa đầu tiên ra xem. Nếu thấy hoa có bầu noãn được bao bọc bởi các túi phấn hoa đực màu vàng thì đó là cây lưỡng tính, nên chọn trồng những cây này. Bởi cây lưỡng tính rất dễ đậu trái, năng suất cao, trái lại dài.
Nếu thực hiện được các bước trên một cách tỉ mỉ thì sẽ chọn được từ 98 - 100% cây trái dài. Nhớ khảo sát hoa sớm để kịp thời loại bỏ cây cái và cây đực, tránh cạnh tranh dinh dưỡng.
Khi đã chọn được cây như ý muốn thì cần chú ý khâu bón phân. Do cây đu đủ đời sống ngắn, sản lượng cao, ra hoa, trái quanh năm vì vậy đòi hỏi về phân rất lớn. Sử dụng lượng phân bón cho 1cây/năm như sau: Phân chuồng 3 - 5kg, phân urê 200g, super lân 500 - 600g, KCl 200 - 300g.
Đu đủ chín quanh năm nên phân bón chia làm nhiều đợt bón, khoảng 3 - 4 lần/năm. Có thể sử dụng dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali. Bón đủ kali sẽ làm tăng chất lượng, đu đủ ngọt, giòn. Rễ đu đủ ăn nông, rất sợ bị chạm rễ, khi bón phân tốt nhất là rắc phân lên mặt đất, sau đó phủ rác, đất vụn lên trên (bùn phơi khô càng tốt).
 


Bài của bạn hay lắm, nhưng thiếu kinh nghiệm.

Ví dụ, chăm sóc cây non mới ương thật tốt, thì
hầu hết là cây cái. Không chăm sóc chúng, thì
tỷ lệ cây đực cao, có thể 2 cây đực mới có 1 cây
cái.

Ví dụ hai: khi đu đủ bói trổ bông, đứng từ xa
10 mét, đã biết là đủ đủ cái hay đực rồi, khỏi
cần bóc bông ra coi nhị. Đu đủ đực thì cuống dài.
Đu đủ cái thì cuống ngắn. Vì cuống dài, trái đu
đủ đực khó to lớn được, vì cuống quá yếu, không
thể chịu nổi sức nặng của trái, và gãy xuống,
làm chủ chỉ có đu đủ non, làm nộm cũng tạm được.

Ví dụ ba: Người ăn thích mua trái đu đủ có dáng
cân đối, chứ không thích giống đu dủ trái dài.
Có giống đu đủ trái dài, chiều ngang cũng như
đu đủ thường, nhưng chiều dài gấp đôi. Giống này
không có trái thiệt bự như giống đu đủ thường.
Có lẽ nếu trái bự, thì nặng gấp đôi trái đu đủ
bự, và gấp 4 trái đu đủ thường chăng?
 


Back
Top