Để trồng trọt có lãi.

Chào anh em.
Sau topic trước tôi đăng về việc điều khiển ra hoa, có nhiều anh em tham khảo và hỏi tôi.
Để cho anh em có cách tìm hiểu vấn đề, tiếp cận vấn đề trồng cây gì để làm giàu, tôi viết tiếp topic này: Trồng trọt như thế nào để có lãi.
Vâng! Nhiều, và rất nhiều câu hỏi của anh em, của bà con, của nhà vườn... trồng cây gì... Rồi nhiều báo, đài, cơ quan nhà nước khuyến khích trồng cây gì làm giàu...
Và trong cuộc sống của tôi từ trước đến nay, tôi cũng đã gặp nhiều, nhiều và rất nhiều câu hỏi này, hàng ngàn, vài ngàn nông dân mà tôi tiếp xúc đều đắn đo câu hỏi này...
Như vậy nó có phải là vấn đề lớn không???
Không, theo tôi là không phải.
Việc trồng trọt để có lãi là rất dễ, nếu không muốn nói là vô cùng dễ ẹc.
Oh! Thế ai cũng làm giàu à? Không! Hoàn toàn không phải! Tỷ lệ người giàu về trồng cây chỉ chiếm một tỷ lệ thấp thôi, không cao.
Và nói thật với anh em rằng, chính bản thân tôi, có những lúc "ngàn cân treo sợi tóc".
Thế nhưng thật sự nó có dễ không? Rất dễ, dễ thật mà; Nó không huyền bí gì cả.
Muốn làm giàu được với cây tỷ phú, đơn giản thôi, kiếm tiền tỷ dễ thôi, chỉ đơn giản là:
- Một nguyên nhân duy nhất: Không bị thối rễ, biểu hiện của thối rễ sẽ khác nhau ở những cây khác nhau, nhưng nguyên nhân gốc là thối rễ. Biểu hiện trên cây tiêu là suy kiệt dinh dưỡng mà chầm chậm, chầm chậm kém phát triển, lóng ra ngắn, lá nhỏ lại... rồi đến một lúc nào đó suy kiệt tinh khí mà chết; Biểu hiện trên cây có múi là lá bị vàng, lá nhỏ lại, đọt ngắn lại, không ra đọt mới được, có ra thì cũng bị vàng tiếp... rồi cây suy yếu nên bệnh mới phát, bệnh gì - xì mủ.
- Còn tất cả các vấn đề khác là râu ria, không cơ bản, kể cả vàng lá gân xanh trên cây có múi (tất nhiên biết cách phòng ngừa).
Chỉ thế mà thôi.
Tôi đã đi nhiều vùng đất, và chính vấn đề thối rễ này hủy diệt tiêu, cam sành, quýt đường... nhiều nông dân mất trắng tiền tỷ vì vấn đề này.
Để kể lể về vấn đề này thì tôi có thể ngồi kể lể hàng chục giờ, hàng chục ngày, hàng chục tháng, hàng chục năm cũng không hết các vấn đề, các hiện tượng trên cây trồng bị thối rễ - vàng lá - chết chậm...
Nhưng tôi thật sự nói thật - nó rất đơn giản: lên mô líp cao, thoát nước tốt, đất tơi xốp, tưới đủ nước nhưng không chịu ngập úng.
Chỉ thế thôi.
Thế ở Cao nguyên làm sao lên mô cao? Nè, trồng tiêu công nghệ cao lên mô và dùng tưới nhỏ giọt tưới đều đặn lên mô đấy. Thế tôi không có tiền đầu tư tưới nhỏ giọt thì làm sao? đơn giản thôi mà, đào hào cho sâu kế hàng tiêu cho thoát nước tốt mùa mưa.
Chú ơi, cây vú sữa của tôi nó héo lá hết sao đợt mưa bão hôm rồi thì làm sao chú? Thế bị mưa bão có ngập nước không? Oh, không chú ơi, còn 1 tấc (10 cm) nữa nó mới ngập gốc chú à - botay.com.vusua.
Vâng, các bạn, rất đơn giản, đơn giản đến mức tôi không muốn nói thêm nữa, không còn gì để nói nữa.
Thế nhưng rất khó thực hiện, và cây cứ trồng - bệnh - chết... gặp phải đa số.
Tại sao vậy? Thì còn tại sao nữa? tại không thực hiện việc đơn giản đó chứ còn tại sao nữa.
Hôm nay tôi kết thúc ở đây nhé.

invest-2.jpg
 


Em công nhận điều bác nói rất đúng, cây mà rễ thối thì sao sống được, có sống được cũng không cho năng suất cao, nhưng để làm được điều đó mà bác nói dễ thì bác sai, vì mỗi địa phương có địa hình, khí hậu thời tiết khác nhau, ví dụ ở chổ em năm nào cũng bị lụt 2-3 lần, 1 lần ngâm 2-3 ngày, mưa 1 tháng ko dứt, rất khó để cây không hư....
 


Không có việc gì khó cả. Chỉ sợ mình không làm thôi. Đúng không Anh.
Em có dự định trồng dâm cây tập trung ở một khu vườn nhỏ để đễ chăm sóc trong giai đoạn đầu, sau khoảng 6-7 tháng thì chuyển cây trồng ra khu vườn canh tác chính.
Nếu làm như vậy thì cây trồng có ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này không anh.
Khoảng thời gian 6-7 tháng đó để em hoàn thiện thủ tục chuyển đổi về đất trồng và chuẩn bị việc đào mương, lên liếp, đào hố, ủ phân.......
Nếu làm như vậy thì em sẽ trồng được sớm hơn theo dự định.
Xin sự góp ý của anh.
Trân thành cảm ơn anh.[
Không có việc gì khó cả. Chỉ sợ mình không làm thôi. Đúng không Anh.
Em có dự định trồng dâm cây tập trung ở một khu vườn nhỏ để đễ chăm sóc trong giai đoạn đầu, sau khoảng 6-7 tháng thì chuyển cây trồng ra khu vườn canh tác chính.
Nếu làm như vậy thì cây trồng có ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này không anh.
Khoảng thời gian 6-7 tháng đó để em hoàn thiện thủ tục chuyển đổi về đất trồng và chuẩn bị việc đào mương, lên liếp, đào hố, ủ phân.......
Nếu làm như vậy thì em sẽ trồng được sớm hơn theo dự định.
Xin sự góp ý của anh.
Trân thành cảm ơn anh.
chả sao đâu bác, bác trồng vậy phải chấp nhận mất 1, 2 tháng cho cây ra rễ và phục hồi. Cây con cứ thì cứ đánh vô tư, quan trong bác đánh cẩn thận không vỡ bầu thì nó rất lâu hồi. Nhưng có 1 điều quan trọng là trồng cây gì thì cũng phả lên luống thoát nước không nó thối rễ
 
chả sao đâu bác, bác trồng vậy phải chấp nhận mất 1, 2 tháng cho cây ra rễ và phục hồi. Cây con cứ thì cứ đánh vô tư, quan trong bác đánh cẩn thận không vỡ bầu thì nó rất lâu hồi. Nhưng có 1 điều quan trọng là trồng cây gì thì cũng phả lên luống thoát nước không nó thối rễ
Cám ơn các anhem nhiều. mình sẽ ghi nhận các ý kiến của anh em rồi sẽ thực hiện.
NguyenQuocChi ở chỗ nào Hà Nam vậy. Chi mình xin địa chỉ để khi nào rãnh mình đến thăm mô hình của bạn.
Mình đang làm việc ở PLý.
 
Cám ơn các anhem nhiều. mình sẽ ghi nhận các ý kiến của anh em rồi sẽ thực hiện.
NguyenQuocChi ở chỗ nào Hà Nam vậy. Chi mình xin địa chỉ để khi nào rãnh mình đến thăm mô hình của bạn.
Mình đang làm việc ở PLý.
Mình ở Xã Châu Giang - Duy Tiên . nhà mình cách đồng văn tầm 12km
 
Cám ơn các anhem nhiều. mình sẽ ghi nhận các ý kiến của anh em rồi sẽ thực hiện.
NguyenQuocChi ở chỗ nào Hà Nam vậy. Chi mình xin địa chỉ để khi nào rãnh mình đến thăm mô hình của bạn.
Mình đang làm việc ở PLý.
Bạn ở thôn nào vậy. Hiện tại bạn có trồng trọt gì không. mình đang tìm hiểu về cây có múi để ăn tết xong mới trồng.
 
Bạn ở thôn nào vậy. Hiện tại bạn có trồng trọt gì không. mình đang tìm hiểu về cây có múi để ăn tết xong mới trồng.
Thôn du Mi nhé bác.bác cứ đến hỏi nhà ông Toản là bố em thì ai cũng biết . Chỗ em cả làng trồng bưởi rồi vườn nhà em là lớn và lâu năm nhất đó bác
 

Chào anh em.
Tối nay, chúng ta sẽ làm rõ sự dễ dàng trong trồng trọt.
Vâng, rất dễ.
Quá dễ dàng đối với nước ta, nền văn minh nông nghiệp có từ bao nhiêu ngàn năm nhỉ? có đi cùng với lich sử dân tộc không? 4.000 năm chăng?
Oh, vậy à, thằng Iraen thua xa dân tộc ta về truyền thống nông nghiệp là cái chắc.
Thử hỏi một cô gái Pháp xem cô ta có biết nấu cơm không? tôi tin rằng sự trả lời không biết sẽ là rất cao; 99% chăng? có thể.
Và bây giờ chúng ta bắt đầu nấu cơm. Oh, nhỏ hơn con thỏ, chỉ bằng con kiến. Vậy à?
Khu công nghiệp X có 5.000 công nhân, bạn hãy tính toán và nấu cơm cho 5.000 công nhân đó, biết rằng, mỗi công nhân ăn 200 g (tổng số gạo trong 1 bữa là 1 tấn).
Hãy tính thể tích nồi nấu, tính toán nhiệt lượng cần thiết để nấu 1 tấn gạo thành cơm, từ đó đưa ra loại than, nhiệt lượng, vận tốc nạp than, lưu lượng gió cần thiết.... Từ đó, thiết kế quy trình công nghệ vận hành thiết bị nấu cơm nói trên!!!
Oh, 99.99% người VN biết nấu cơm, nhưng đó là nấu cho gia đình ăn, nấu không có lãi.
99.99% người VN biết trồng trọt, nhưng đó là trồng để ăn, trồng không nghĩ tới lãi.
Chính xác hơn là trồng muốn kiếm lãi nhưng không kiểm soát được vì sao có lãi, vì sao lỗ.
Và tôi nghĩ rằng, cần phải hiểu vì sao lỗ quan trọng hơn là vì sao có lãi.
Bức hình đại diện của tôi trên agri này tôi post lên từ ngày đầu tiên tham gia agriviet.com. Đó là bức hình mà tôi rất thích, chụp bên cây xoài 300 năm tuổi ở Bạc Liêu.
Và bây giờ tôi cho các bạn xem lại toàn cảnh khu cây xoài đó:

23906806335_1f12321c14_o.jpg

5679463aa1f32.jpg

23798542862_419f586181_o.jpg

567946b3d128e.jpg


Trước khi tôi chụp các tấm hình này thì cây xoài đã gần chết sau 300 năm tuổi, khi được công nhận là di tích quốc gia và được con buôn cho xây xi măng bao phủ xung quanh cây xoài này.
Khi tìm hiểu vì sao cây xoài này sống lâu như vậy chúng ta cần phải tìm hiểu về địa lý, văn hóa, tâm linh.
Trước hết, về địa lý, cây xoài này được trồng trên đất dòng cát ven biển thuộc xã Hiệp Thành - TP Bạc Liêu. Đây là một bãi bồi, bãi bồi cát từ biển lên thành một dãy doi cát cao được gọi là dòng (luống đất, roi đất).
Người địa phương thấy roi đất cao trong khi xung quanh ngập trong nước biển nên đã chôn cất người chết ở đó - đó là một bãi tha ma - qua nhiều trăm năm, nó trở thành đất liền như ngày nay.
Và giữa một bãi tha ma, có một cây xoài nên không ai dám chặt để xẻ làm ván nên nó mới tồn tại 300 năm.
Nhưng sau khi được công nhận di tích quốc gia, con buôn cho xây xi măng xung quanh, đổ bê tông khai thác tiền bạc thì nó bắt đầu chết từ từ...
Và qua nhiều cuộc họp, buộc con buôn phải tháo dỡ toàn bộ kết cấu bê tông.
Và một câu chuyện khác: Chuyện phím của nông dân trồng quýt đường Lai Vung:
Tại hội chợ nông nghiệp quốc tế tổ chức tại Cần Thơ năm 2010, có tổ chức thi nông dân sản xuất trái cây giỏi, sao hàng loạt nhà vườn gửi trái cây về dự thi, ban tổ chức chon ra 1 nhà vườn có trái quýt đường đẹp nhất.
Dĩ nhiên là BTC phải tới vườn, tìm hiểu về quy trình canh tác, cách chăm sóc, ghi lại hình ảnh khu vườn thì mới trao giải được.
Nhưng BTC không thể tiếp cận được cây quýt đường trĩu quả đã tham gia dự giải mà chỉ đứng từ xa chiêm ngưỡng.
Lý do cây quýt này trồng kế cái chuồng heo mục nát, sậy mọc um tùm, ong nghệ xung quanh quá nhiều nên không ai dám tới gần cây quýt đường. Tất nhiên, cây đó rất nhiều trái, và trái rất đẹp, nhưng nó không phải do công sức chăm sóc của nhà vườn nên dĩ nhiên chủ vườn không đạt giải.
Đây là câu chuyện có thật, trở thành câu chuyện cười khi trà dư tửu hậu kèm theo tiếng lóng của dân miệt vườn. Câu chuyện đó đã đi vào quên lãng cùng thời gian.
Nhưng những câu chuyện tương tự thì nó đang diễn ra xung quanh mỗi chúng ta, mà chỉ cần để ý chúng ta sẽ thấy: Những cá thể cây ăn trái như đu đủ, xoài, vú sữa mọc lẻ loi xung quanh khu lau sậy, chuồng heo, chuồng bò, dù chẳng ai chăm sóc bao giờ như mặc nhiên rất tốt, trĩu trái.
Những tưởng rằng, trồng trọt cây này được, lấy mẫu đất đi trung tâm phân tích và cho cái phán xanh rờn, và chúng ta trồng quy mô lớn trên chính đất này, nhưng chúng ta đã sai lầm: Cây kém phát triển, lỗ vốn.
Cách đây hàng trăm năm, những người nông dân ở vùng đất tôm cá nhiều vô số kể lấy ủ làm phân mà tôi được biết đến ở Xã Tân Tiến - Huyện Đầm Dơi - Tỉnh Cà Mau đã đi chài lấy tôm ủ phân trồng dưa hấu, tương truyền, trái dưa hấu rất to và để hàng nửa tháng không hư; Và tôi nghe kể thêm rằng, nếu dây bầu (dùng nấu canh với râu tôm để chồng chan vợ húp) mà lấy cái dây chuyền nước biển cho nhỏ giọt xuống ngay gốc thì sẽ rất nhiều trái và trái to. Nghe nói lại rằng người Iraen qua thấy được như vậy nên mới về nhà làm cái ống tưới nhỏ giọt; Nghe đâu, cháu cố của các nông dân này đang kiện đòi người Iraen tiền bản quyền về phát minh sáng chế tưới nhỏ giọt.
... Vâng, hãy thực hiện việc đơn giản: Hữu cơ nhiều, tơi xốp đất, chính hữu cơ làm giá thể cho vi sinh vật đất tồn tại, đối kháng với tuyến trùng, đối kháng với các nấm có hại, chính vi sinh vật đất, đến lượt nó, điều tiết dinh dưỡng, tạo các chất kháng lại với sự sống của vi sinh vật có hại, tạo các chất điều hòa sinh trưởng có lợi cho thực vật. Chính hệ vi sinh vật này đã kiểm soát quá trình sung - suy - sung theo ý gia chủ trong việc chủ động sản xuất như thế nào - sản xuất lúc nào - sản xuất bao nhiêu - sản xuất cho ai.
Trong một quy trình canh tác kiếm lợi nhuận 1 - 2 tỷ/ 1 ha/ 1 vụ gần tương đồng với nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn.
Vâng. Chúng ta đừng hỏi trồng cây gì có lãi, trồng cây gì làm giàu. Mà hãy hỏi lại mình: Trồng như thế nào.
 
Last edited:
Mình cũng Hà Nam, mình ở Hòa Hậu- Lý Nhân khi nào rảnh ae gặp nhau giao lưu.
 
Chào anh em.
Tối nay, chúng ta sẽ làm rõ sự dễ dàng trong trồng trọt.
Vâng, rất dễ.
Quá dễ dàng đối với nước ta, nền văn minh nông nghiệp có từ bao nhiêu ngàn năm nhỉ? có đi cùng với lich sử dân tộc không? 4.000 năm chăng?
Oh, vậy à, thằng Iraen thua xa dân tộc ta về truyền thống nông nghiệp là cái chắc.
Thử hỏi một cô gái Pháp xem cô ta có biết nấu cơm không? tôi tin rằng sự trả lời không biết sẽ là rất cao; 99% chăng? có thể.
Và bây giờ chúng ta bắt đầu nấu cơm. Oh, nhỏ hơn con thỏ, chỉ bằng con kiến. Vậy à?
Khu công nghiệp X có 5.000 công nhân, bạn hãy tính toán và nấu cơm cho 5.000 công nhân đó, biết rằng, mỗi công nhân ăn 200 g (tổng số gạo trong 1 bữa là 1 tấn).
Hãy tính thể tích nồi nấu, tính toán nhiệt lượng cần thiết để nấu 1 tấn gạo thành cơm, từ đó đưa ra loại than, nhiệt lượng, vận tốc nạp than, lưu lượng gió cần thiết.... Từ đó, thiết kế quy trình công nghệ vận hành thiết bị nấu cơm nói trên!!!
Oh, 99.99% người VN biết nấu cơm, nhưng đó là nấu cho gia đình ăn, nấu không có lãi.
99.99% người VN biết trồng trọt, nhưng đó là trồng để ăn, trồng không nghĩ tới lãi.
Chính xác hơn là trồng muốn kiếm lãi nhưng không kiểm soát được vì sao có lãi, vì sao lỗ.
Và tôi nghĩ rằng, cần phải hiểu vì sao lỗ quan trọng hơn là vì sao có lãi.
Bức hình đại diện của tôi trên agri này tôi post lên từ ngày đầu tiên tham gia agriviet.com. Đó là bức hình mà tôi rất thích, chụp bên cây xoài 300 năm tuổi ở Bạc Liêu.
Và bây giờ tôi cho các bạn xem lại toàn cảnh khu cây xoài đó:

23906806335_1f12321c14_o.jpg

5679463aa1f32.jpg

23798542862_419f586181_o.jpg

567946b3d128e.jpg


Trước khi tôi chụp các tấm hình này thì cây xoài đã gần chết sau 300 năm tuổi, khi được công nhận là di tích quốc gia và được con buôn cho xây xi măng bao phủ xung quanh cây xoài này.
Khi tìm hiểu vì sao cây xoài này sống lâu như vậy chúng ta cần phải tìm hiểu về địa lý, văn hóa, tâm linh.
Trước hết, về địa lý, cây xoài này được trồng trên đất dòng cát ven biển thuộc xã Hiệp Thành - TP Bạc Liêu. Đây là một bãi bồi, bãi bồi cát từ biển lên thành một dãy doi cát cao được gọi là dòng (luống đất, roi đất).
Người địa phương thấy roi đất cao trong khi xung quanh ngập trong nước biển nên đã chôn cất người chết ở đó - đó là một bãi tha ma - qua nhiều trăm năm, nó trở thành đất liền như ngày nay.
Và giữa một bãi tha ma, có một cây xoài nên không ai dám chặt để xẻ làm ván nên nó mới tồn tại 300 năm.
Nhưng sau khi được công nhận di tích quốc gia, con buôn cho xây xi măng xung quanh, đổ bê tông khai thác tiền bạc thì nó bắt đầu chết từ từ...
Và qua nhiều cuộc họp, buộc con buôn phải tháo dỡ toàn bộ kết cấu bê tông.
Và một câu chuyện khác: Chuyện phím của nông dân trồng quýt đường Lai Vung:
Tại hội chợ nông nghiệp quốc tế tổ chức tại Cần Thơ năm 2010, có tổ chức thi nông dân sản xuất trái cây giỏi, sao hàng loạt nhà vườn gửi trái cây về dự thi, ban tổ chức chon ra 1 nhà vườn có trái quýt đường đẹp nhất.
Dĩ nhiên là BTC phải tới vườn, tìm hiểu về quy trình canh tác, cách chăm sóc, ghi lại hình ảnh khu vườn thì mới trao giải được.
Nhưng BTC không thể tiếp cận được cây quýt đường trĩu quả đã tham gia dự giải mà chỉ đứng từ xa chiêm ngưỡng.
Lý do cây quýt này trồng kế cái chuồng heo mục nát, sậy mọc um tùm, ong nghệ xung quanh quá nhiều nên không ai dám tới gần cây quýt đường. Tất nhiên, cây đó rất nhiều trái, và trái rất đẹp, nhưng nó không phải do công sức chăm sóc của nhà vườn nên dĩ nhiên chủ vườn không đạt giải.
Đây là câu chuyện có thật, trở thành câu chuyện cười khi trà dư tửu hậu kèm theo tiếng lóng của dân miệt vườn. Câu chuyện đó đã đi vào quên lãng cùng thời gian.
Nhưng những câu chuyện tương tự thì nó đang diễn ra xung quanh mỗi chúng ta, mà chỉ cần để ý chúng ta sẽ thấy: Những cá thể cây ăn trái như đu đủ, xoài, vú sữa mọc lẻ loi xung quanh khu lau sậy, chuồng heo, chuồng bò, dù chẳng ai chăm sóc bao giờ như mặc nhiên rất tốt, trĩu trái.
Những tưởng rằng, trồng trọt cây này được, lấy mẫu đất đi trung tâm phân tích và cho cái phán xanh rờn, và chúng ta trồng quy mô lớn trên chính đất này, nhưng chúng ta đã sai lầm: Cây kém phát triển, lỗ vốn.
Cách đây hàng trăm năm, những người nông dân ở vùng đất tôm cá nhiều vô số kể lấy ủ làm phân mà tôi được biết đến ở Xã Tân Tiến - Huyện Đầm Dơi - Tỉnh Cà Mau đã đi chài lấy tôm ủ phân trồng dưa hấu, tương truyền, trái dưa hấu rất to và để hàng nửa tháng không hư; Và tôi nghe kể thêm rằng, nếu dây bầu (dùng nấu canh với râu tôm để chồng chan vợ húp) mà lấy cái dây chuyền nước biển cho nhỏ giọt xuống ngay gốc thì sẽ rất nhiều trái và trái to. Nghe nói lại rằng người Iraen qua thấy được như vậy nên mới về nhà làm cái ống tưới nhỏ giọt; Nghe đâu, cháu cố của các nông dân này đang kiện đòi người Iraen tiền bản quyền về phát minh sáng chế tưới nhỏ giọt.
... Vâng, hãy thực hiện việc đơn giản: Hữu cơ nhiều, tơi xốp đất, chính hữu cơ làm giá thể cho vi sinh vật đất tồn tại, đối kháng với tuyến trùng, đối kháng với các nấm có hại, chính vi sinh vật đất, đến lượt nó, điều tiết dinh dưỡng, tạo các chất kháng lại với sự sống của vi sinh vật có hại, tạo các chất điều hòa sinh trưởng có lợi cho thực vật. Chính hệ vi sinh vật này đã kiểm soát quá trình sung - suy - sung theo ý gia chủ trong việc chủ động sản xuất như thế nào - sản xuất lúc nào - sản xuất bao nhiêu - sản xuất cho ai.
Trong một quy trình canh tác kiếm lợi nhuận 1 - 2 tỷ/ 1 ha/ 1 vụ gần tương đồng với nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn.
Vâng. Chúng ta đừng hỏi trồng cây gì có lãi, trồng cây gì làm giàu. Mà hãy hỏi lại mình: Trồng như thế nào.
Vâng đúng vậy thưa anh.
Qua các bài viết của anh em đã ngộ ra rằng: Đừng bao giờ nói trồng cây gì có lãi, mà hãy nghĩ trồng như thế nào để có lãi.
Kế hoạch làm nông của bà con mình đâu phải một sớm một chiều, mà là cả một quá trình dài dài.
Em năm nay gần tròn 40 chục, đã qua 1 buổi sáng, buổi chiều còn lại sẽ lấy NN làm chỗ dựa cho gia đình.
Nguồn hữu cơ cung cấp cho cây trồng: Nếu số lượng cây trồng ít thì không có vấn đề gì. Còn số lượng cây trồng nhiều có lẽ phải tính đến việc tự sản xuất nguồn hữu cơ thì sẽ giảm được khá nhiều chi phí trong sản xuất.
Em có dự định sẽ mở một trang trại trăn nuôi mini (tách biệt với khu trồng trọt) ngoài việc có thu nhập từ trang trại này và tận dụng chất thải hữa cơ, xử lý rồi cung cấp cho cây trồng của mình. Có điều mình phải tính toán để cân đối nguồn hữu cơ thu được với nguồn hữu cơ mình cần và sẽ lựa chọn các con vật nuôi truyền thống để hạn chế thấp nhất mức dủi do trong chăn nuôi. (Có lời ít từ chăn nuôi cũng được).
Khi chủ động được nguồn hữu cơ, kết hợp với việc vườn cây của mình thông thoáng, thoát nước tốt không bị ngập úng, đất tơi xốp. Em nghĩ là ổn được 50%. 50% còn lại là việc xử lý hoa trái theo ý muốn của mình.
Trường hợp mình không sản xuất được nguồn hữu cơ mà phải mua ngoài thị trường. Em thấy giá cả quá Max sẽ tăng chi phí đầu tư lên rất nhiều. Trong khi việc này mình tự làm được. Vậy hỏi anh mình có lên làm không.
Cám ơn anh rất nhiều. Em ở ngoài Bắc, vị trí địa lý xa anh quá. Chỉ mong thông qua agriviet.com/ được nhận sự chia sẻ bổ ích của tất cả ace. Đừng cho em là người ích kỷ nhá. Thân chào anh.
 
Vâng đúng vậy thưa anh.
Qua các bài viết của anh em đã ngộ ra rằng: Đừng bao giờ nói trồng cây gì có lãi, mà hãy nghĩ trồng như thế nào để có lãi.
Kế hoạch làm nông của bà con mình đâu phải một sớm một chiều, mà là cả một quá trình dài dài.
Em năm nay gần tròn 40 chục, đã qua 1 buổi sáng, buổi chiều còn lại sẽ lấy NN làm chỗ dựa cho gia đình.
Nguồn hữu cơ cung cấp cho cây trồng: Nếu số lượng cây trồng ít thì không có vấn đề gì. Còn số lượng cây trồng nhiều có lẽ phải tính đến việc tự sản xuất nguồn hữu cơ thì sẽ giảm được khá nhiều chi phí trong sản xuất.
Em có dự định sẽ mở một trang trại trăn nuôi mini (tách biệt với khu trồng trọt) ngoài việc có thu nhập từ trang trại này và tận dụng chất thải hữa cơ, xử lý rồi cung cấp cho cây trồng của mình. Có điều mình phải tính toán để cân đối nguồn hữu cơ thu được với nguồn hữu cơ mình cần và sẽ lựa chọn các con vật nuôi truyền thống để hạn chế thấp nhất mức dủi do trong chăn nuôi. (Có lời ít từ chăn nuôi cũng được).
Khi chủ động được nguồn hữu cơ, kết hợp với việc vườn cây của mình thông thoáng, thoát nước tốt không bị ngập úng, đất tơi xốp. Em nghĩ là ổn được 50%. 50% còn lại là việc xử lý hoa trái theo ý muốn của mình.
Trường hợp mình không sản xuất được nguồn hữu cơ mà phải mua ngoài thị trường. Em thấy giá cả quá Max sẽ tăng chi phí đầu tư lên rất nhiều. Trong khi việc này mình tự làm được. Vậy hỏi anh mình có lên làm không.
Cám ơn anh rất nhiều. Em ở ngoài Bắc, vị trí địa lý xa anh quá. Chỉ mong thông qua agriviet.com/ được nhận sự chia sẻ bổ ích của tất cả ace. Đừng cho em là người ích kỷ nhá. Thân chào anh.
Một cây bưởi da xanh 4 - 5 năm tuổi để được 30 trái, mỗi trái 100.000 giá sỷ, doanh thu 1 cây 3 triệu là chuyện bình thường, phổ biến của đại đa số nhà vườn.
Nhưng cũng cây bưởi số tuổi đó có thể để được 50 - 60 trái cũng không phải là chuyện hiếm gặp.
Nhưng cũng đồng thời cây bưởi đó khi để 30 trái xong thì nuôi trái không nổi, trái nhỏ, mã xấu, khô múi, cây suy kiệt khó phục hồi cũng không phải là hiếm gặp.
Nguyên nhân hàng đầu là cây đã không được trồng trên đất tơi xốp, thoát nước tốt, tưới đủ nước.
Chỉ bấy nhiêu thôi, nó đã rất đa dạng trong cách trồng rồi, chi phí có thể lấy công làm lãi chỉ tốn tiền mua cây giống, cha con ra cuốc mô, nuôi mấy con bò cha con đi thả - khảng 2 - 3 chục triệu/ 1 ha.
Nhưng nó cũng có thể là 200 - 300 triệu cho đến khi thu lứa trái đầu tiên, nhưng đừng coi thường lứa trái đầu tiên đó: 700 - 1 tỷ, và cây tiếp tục xung mãn hứa hẹn nhiều lứa trái kế tiếp.
Hầu hết ai cũng biết nấu cơm, ai cũng biết trồng trọt, và sai lầm nghiêm trọng bắt đầu từ đây. Phải nói chính xác là hàng triệu nông dân mắc sai lầm này nên vườn bưởi cứ xấu, vàng lá, đi đọt không nổi, không dám lặt lá làm bông vì cây quá yếu, nuôi trái không nổi và trái lọt kích cỡ trở thành loại 2 - mà trong giá mua nông sản thì giá loại 2 chỉ bằng 40% giá loại 1, thậm chí chỉ bằng 10% loại 1. Vườn bưởi đáng lẽ cho thu 1 tỷ thì chỉ được 400 và cây suy kiệt.
Vậy một đường bỏ ra 200 - 300 ban đầu để đổ phân bò, rơm rạ để 3 năm sau thu về 1 tỷ và một đường lấy công làm lãi nuôi 5 con bò đổ vô từ từ để gốc cây phải sống trên chất trơ vô cơ để 3 năm sau chỉ thu được 400 triệu, đường nào hơn đường nào?
Những người mới vào trồng trọt gặp một việc rất khó khăn, không phải khó khăn về tầm hiểu biết, không phải khó khăn về không có tri thức như anh em @ trên agriviet; Mà là khó khăn ở chỗ từ trước đến nay chỉ cu ky làm hưởng lương, tiện tặn từng đồng cắc, mỗi khi chở con đi chơi mua 50 ngàn trái cây là suy nghĩ, mua đồ ăn trong gia đình thì gói gém mới trụ nổi với mức lương 10 tr/ 1 tháng. Nay đổ ra 200 - 300 triệu xuống đất, cả một sản nghiệp, cả một khối tài sản khổng lồ. Còn những tay nhà vườn kỳ cựu họ đã quá quen thuộc với 1 lứa cắt bưởi thu 300, rồi cắt lứa sau thu 200, rồi cắt lứa tiếp thu 400... Rồi tiền đẻ ra tiền, dân cho vay nhìn nhà có bồ lúa lại tiếp tục cho vay tiếp: Cty vi sinh cử nhiểu kỹ sư tới tiếp cận nhà vườn, rủ nhà vườn ăn chơi, đi du lịch - mà đàn ông với đàn ông khi trà dư tửu hậu rủ nhau đi du lịch thì đi đâu? chắc cùng đi vô công viên đạp vịt chăng??? Chỉ cần nhà vườn đồng ý đi chơi với tiếp thị thì nhân viên tiếp thị sẵn sàng thuê mỹ nữ phục vụ đến tận cùng của xa hoa - Cá đã cắn câu, Cty vi sinh đổ hàng cho xài vài chục, vài trăm, ôi, chuyện nhỏ, nó thu bưởi cả tỷ mà, chỉ sợ nó không dám vay nợ thôi, nó dám vay nợ là quá tốt rồi.
Một vài so sánh tán ngẫu, em cân nhắc suy nghĩ.
 
Một cây bưởi da xanh 4 - 5 năm tuổi để được 30 trái, mỗi trái 100.000 giá sỷ, doanh thu 1 cây 3 triệu là chuyện bình thường, phổ biến của đại đa số nhà vườn.
Nhưng cũng cây bưởi số tuổi đó có thể để được 50 - 60 trái cũng không phải là chuyện hiếm gặp.
Nhưng cũng đồng thời cây bưởi đó khi để 30 trái xong thì nuôi trái không nổi, trái nhỏ, mã xấu, khô múi, cây suy kiệt khó phục hồi cũng không phải là hiếm gặp.
Nguyên nhân hàng đầu là cây đã không được trồng trên đất tơi xốp, thoát nước tốt, tưới đủ nước.
Chỉ bấy nhiêu thôi, nó đã rất đa dạng trong cách trồng rồi, chi phí có thể lấy công làm lãi chỉ tốn tiền mua cây giống, cha con ra cuốc mô, nuôi mấy con bò cha con đi thả - khảng 2 - 3 chục triệu/ 1 ha.
Nhưng nó cũng có thể là 200 - 300 triệu cho đến khi thu lứa trái đầu tiên, nhưng đừng coi thường lứa trái đầu tiên đó: 700 - 1 tỷ, và cây tiếp tục xung mãn hứa hẹn nhiều lứa trái kế tiếp.
Hầu hết ai cũng biết nấu cơm, ai cũng biết trồng trọt, và sai lầm nghiêm trọng bắt đầu từ đây. Phải nói chính xác là hàng triệu nông dân mắc sai lầm này nên vườn bưởi cứ xấu, vàng lá, đi đọt không nổi, không dám lặt lá làm bông vì cây quá yếu, nuôi trái không nổi và trái lọt kích cỡ trở thành loại 2 - mà trong giá mua nông sản thì giá loại 2 chỉ bằng 40% giá loại 1, thậm chí chỉ bằng 10% loại 1. Vườn bưởi đáng lẽ cho thu 1 tỷ thì chỉ được 400 và cây suy kiệt.
Vậy một đường bỏ ra 200 - 300 ban đầu để đổ phân bò, rơm rạ để 3 năm sau thu về 1 tỷ và một đường lấy công làm lãi nuôi 5 con bò đổ vô từ từ để gốc cây phải sống trên chất trơ vô cơ để 3 năm sau chỉ thu được 400 triệu, đường nào hơn đường nào?
Những người mới vào trồng trọt gặp một việc rất khó khăn, không phải khó khăn về tầm hiểu biết, không phải khó khăn về không có tri thức như anh em @ trên agriviet; Mà là khó khăn ở chỗ từ trước đến nay chỉ cu ky làm hưởng lương, tiện tặn từng đồng cắc, mỗi khi chở con đi chơi mua 50 ngàn trái cây là suy nghĩ, mua đồ ăn trong gia đình thì gói gém mới trụ nổi với mức lương 10 tr/ 1 tháng. Nay đổ ra 200 - 300 triệu xuống đất, cả một sản nghiệp, cả một khối tài sản khổng lồ. Còn những tay nhà vườn kỳ cựu họ đã quá quen thuộc với 1 lứa cắt bưởi thu 300, rồi cắt lứa sau thu 200, rồi cắt lứa tiếp thu 400... Rồi tiền đẻ ra tiền, dân cho vay nhìn nhà có bồ lúa lại tiếp tục cho vay tiếp: Cty vi sinh cử nhiểu kỹ sư tới tiếp cận nhà vườn, rủ nhà vườn ăn chơi, đi du lịch - mà đàn ông với đàn ông khi trà dư tửu hậu rủ nhau đi du lịch thì đi đâu? chắc cùng đi vô công viên đạp vịt chăng??? Chỉ cần nhà vườn đồng ý đi chơi với tiếp thị thì nhân viên tiếp thị sẵn sàng thuê mỹ nữ phục vụ đến tận cùng của xa hoa - Cá đã cắn câu, Cty vi sinh đổ hàng cho xài vài chục, vài trăm, ôi, chuyện nhỏ, nó thu bưởi cả tỷ mà, chỉ sợ nó không dám vay nợ thôi, nó dám vay nợ là quá tốt rồi.
Một vài so sánh tán ngẫu, em cân nhắc suy nghĩ.

Một cây bưởi da xanh 4 - 5 năm tuổi để được 30 trái, mỗi trái 100.000 giá sỷ, doanh thu 1 cây 3 triệu là chuyện bình thường, phổ biến của đại đa số nhà vườn.
Nhưng cũng cây bưởi số tuổi đó có thể để được 50 - 60 trái cũng không phải là chuyện hiếm gặp.
Nhưng cũng đồng thời cây bưởi đó khi để 30 trái xong thì nuôi trái không nổi, trái nhỏ, mã xấu, khô múi, cây suy kiệt khó phục hồi cũng không phải là hiếm gặp.
Nguyên nhân hàng đầu là cây đã không được trồng trên đất tơi xốp, thoát nước tốt, tưới đủ nước.
Chỉ bấy nhiêu thôi, nó đã rất đa dạng trong cách trồng rồi, chi phí có thể lấy công làm lãi chỉ tốn tiền mua cây giống, cha con ra cuốc mô, nuôi mấy con bò cha con đi thả - khảng 2 - 3 chục triệu/ 1 ha.
Nhưng nó cũng có thể là 200 - 300 triệu cho đến khi thu lứa trái đầu tiên, nhưng đừng coi thường lứa trái đầu tiên đó: 700 - 1 tỷ, và cây tiếp tục xung mãn hứa hẹn nhiều lứa trái kế tiếp.
Hầu hết ai cũng biết nấu cơm, ai cũng biết trồng trọt, và sai lầm nghiêm trọng bắt đầu từ đây. Phải nói chính xác là hàng triệu nông dân mắc sai lầm này nên vườn bưởi cứ xấu, vàng lá, đi đọt không nổi, không dám lặt lá làm bông vì cây quá yếu, nuôi trái không nổi và trái lọt kích cỡ trở thành loại 2 - mà trong giá mua nông sản thì giá loại 2 chỉ bằng 40% giá loại 1, thậm chí chỉ bằng 10% loại 1. Vườn bưởi đáng lẽ cho thu 1 tỷ thì chỉ được 400 và cây suy kiệt.
Vậy một đường bỏ ra 200 - 300 ban đầu để đổ phân bò, rơm rạ để 3 năm sau thu về 1 tỷ và một đường lấy công làm lãi nuôi 5 con bò đổ vô từ từ để gốc cây phải sống trên chất trơ vô cơ để 3 năm sau chỉ thu được 400 triệu, đường nào hơn đường nào?
Những người mới vào trồng trọt gặp một việc rất khó khăn, không phải khó khăn về tầm hiểu biết, không phải khó khăn về không có tri thức như anh em @ trên agriviet; Mà là khó khăn ở chỗ từ trước đến nay chỉ cu ky làm hưởng lương, tiện tặn từng đồng cắc, mỗi khi chở con đi chơi mua 50 ngàn trái cây là suy nghĩ, mua đồ ăn trong gia đình thì gói gém mới trụ nổi với mức lương 10 tr/ 1 tháng. Nay đổ ra 200 - 300 triệu xuống đất, cả một sản nghiệp, cả một khối tài sản khổng lồ. Còn những tay nhà vườn kỳ cựu họ đã quá quen thuộc với 1 lứa cắt bưởi thu 300, rồi cắt lứa sau thu 200, rồi cắt lứa tiếp thu 400... Rồi tiền đẻ ra tiền, dân cho vay nhìn nhà có bồ lúa lại tiếp tục cho vay tiếp: Cty vi sinh cử nhiểu kỹ sư tới tiếp cận nhà vườn, rủ nhà vườn ăn chơi, đi du lịch - mà đàn ông với đàn ông khi trà dư tửu hậu rủ nhau đi du lịch thì đi đâu? chắc cùng đi vô công viên đạp vịt chăng??? Chỉ cần nhà vườn đồng ý đi chơi với tiếp thị thì nhân viên tiếp thị sẵn sàng thuê mỹ nữ phục vụ đến tận cùng của xa hoa - Cá đã cắn câu, Cty vi sinh đổ hàng cho xài vài chục, vài trăm, ôi, chuyện nhỏ, nó thu bưởi cả tỷ mà, chỉ sợ nó không dám vay nợ thôi, nó dám vay nợ là quá tốt rồi.
Một vài so sánh tán ngẫu, em cân nhắc suy nghĩ.
Vâng cảm ơn anh nhiều.
Em sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp với mình nhất.
 
Tham khảo anh em: có nên ta lập một hội trồng trọt không? Tính chất của nó là thành lập một tổ đoàn kết sản xuất.
Mục đích thành lập: Nhằm đoàn kết giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đồng ruộng.
Điều kiện tham gia, gợi ý hoạt động:
1. Phải đang là người trực tiếp trồng trọt, thực tế đã trồng, đang trồng ở trang trại, hoặc đang có đất trang trại.
2. Phải là người trồng các cây khó tính, chuyên canh, có giá trị kinh tế cao ước doanh thu 500 tr/ 1 ha/ 1 năm trở lên.
3. Phải là những cây phổ thông, phục vụ lợi ích thực phẩm của cộng đồng 90 triệu dân; 7 tỷ người trên hành tinh, không phải cây cổ xúy tỷ đô trong tương lai.
4. Định kỳ họp mặt 1 quý 1 lần, hoặc không định kỳ nhưng quyết định đi thăm vườn của nhau vào thời điểm vàng son vào giờ G của thực vật, đi thăm vườn của nhau, cùng thảo luận góp ý trao đổi, đưa ra các kết luận tối ưu cho canh tác.
5. Tham quan các mô hình lợi nhuận cực đại 1,5 - 2 tỷ/ 1 ha/ 1 năm rải rác ở các địa phương để nhìn thấy việc trong xã hội và phấn đấu vươn tới cho chính trang trại của mình.
6. Chia sẻ các thông tin kinh tế về công nghệ giống mới, kỹ thuật canh tác, thực hiện các thương vụ lớn.
7. Có đủ trọng lượng lời nói để đám phán với nhà cung cấp vật tư, đặt hàng nhà sản xuất cung cấp vật tư dạng gói 50 Kg, thùng phuy 200 lít, túi 1 tấn, container để sử dụng đúng hàng, tiết kiệm chi phí cho trang trại.
8. Vui chơi giải trí theo cách riêng có của đặc trưng nghề nghiệp.
 
Vâng đúng vậy thưa anh.
Qua các bài viết của anh em đã ngộ ra rằng: Đừng bao giờ nói trồng cây gì có lãi, mà hãy nghĩ trồng như thế nào để có lãi.
Kế hoạch làm nông của bà con mình đâu phải một sớm một chiều, mà là cả một quá trình dài dài.
Em năm nay gần tròn 40 chục, đã qua 1 buổi sáng, buổi chiều còn lại sẽ lấy NN làm chỗ dựa cho gia đình.
Nguồn hữu cơ cung cấp cho cây trồng: Nếu số lượng cây trồng ít thì không có vấn đề gì. Còn số lượng cây trồng nhiều có lẽ phải tính đến việc tự sản xuất nguồn hữu cơ thì sẽ giảm được khá nhiều chi phí trong sản xuất.
Em có dự định sẽ mở một trang trại trăn nuôi mini (tách biệt với khu trồng trọt) ngoài việc có thu nhập từ trang trại này và tận dụng chất thải hữa cơ, xử lý rồi cung cấp cho cây trồng của mình. Có điều mình phải tính toán để cân đối nguồn hữu cơ thu được với nguồn hữu cơ mình cần và sẽ lựa chọn các con vật nuôi truyền thống để hạn chế thấp nhất mức dủi do trong chăn nuôi. (Có lời ít từ chăn nuôi cũng được).
Khi chủ động được nguồn hữu cơ, kết hợp với việc vườn cây của mình thông thoáng, thoát nước tốt không bị ngập úng, đất tơi xốp. Em nghĩ là ổn được 50%. 50% còn lại là việc xử lý hoa trái theo ý muốn của mình.
Trường hợp mình không sản xuất được nguồn hữu cơ mà phải mua ngoài thị trường. Em thấy giá cả quá Max sẽ tăng chi phí đầu tư lên rất nhiều. Trong khi việc này mình tự làm được. Vậy hỏi anh mình có lên làm không.
Cám ơn anh rất nhiều. Em ở ngoài Bắc, vị trí địa lý xa anh quá. Chỉ mong thông qua agriviet.com/ được nhận sự chia sẻ bổ ích của tất cả ace. Đừng cho em là người ích kỷ nhá. Thân chào anh.
Bác DuongTriThanh, là bác sáng nay đến thăm vườn nhà em phải không ạ . Khéo chăn bố nó bò cho an toàn bác ợ trồng xen bưởi với cỏ voi hoặc trồng dồn bưởi vào khoảng 3 sào trồng 1,5m thôi sau 3 năm thì đánh ra mỗi năm cũng kiếm vài trục . mấy năm nay chăn nuối con 2 chân với lợn bấp bênh lắm
Mình cũng Hà Nam, mình ở Hòa Hậu- Lý Nhân khi nào rảnh ae gặp nhau giao lưu.
Bác với bác DuonngTriThanh đợt này có đi off không cho em đi với
 
Tham khảo anh em: có nên ta lập một hội trồng trọt không? Tính chất của nó là thành lập một tổ đoàn kết sản xuất.
Mục đích thành lập: Nhằm đoàn kết giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đồng ruộng.
Điều kiện tham gia, gợi ý hoạt động:
1. Phải đang là người trực tiếp trồng trọt, thực tế đã trồng, đang trồng ở trang trại, hoặc đang có đất trang trại.
2. Phải là người trồng các cây khó tính, chuyên canh, có giá trị kinh tế cao ước doanh thu 500 tr/ 1 ha/ 1 năm trở lên.
3. Phải là những cây phổ thông, phục vụ lợi ích thực phẩm của cộng đồng 90 triệu dân; 7 tỷ người trên hành tinh, không phải cây cổ xúy tỷ đô trong tương lai.
4. Định kỳ họp mặt 1 quý 1 lần, hoặc không định kỳ nhưng quyết định đi thăm vườn của nhau vào thời điểm vàng son vào giờ G của thực vật, đi thăm vườn của nhau, cùng thảo luận góp ý trao đổi, đưa ra các kết luận tối ưu cho canh tác.
5. Tham quan các mô hình lợi nhuận cực đại 1,5 - 2 tỷ/ 1 ha/ 1 năm rải rác ở các địa phương để nhìn thấy việc trong xã hội và phấn đấu vươn tới cho chính trang trại của mình.
6. Chia sẻ các thông tin kinh tế về công nghệ giống mới, kỹ thuật canh tác, thực hiện các thương vụ lớn.
7. Có đủ trọng lượng lời nói để đám phán với nhà cung cấp vật tư, đặt hàng nhà sản xuất cung cấp vật tư dạng gói 50 Kg, thùng phuy 200 lít, túi 1 tấn, container để sử dụng đúng hàng, tiết kiệm chi phí cho trang trại.
8. Vui chơi giải trí theo cách riêng có của đặc trưng nghề nghiệp.
Cái rất hay chú ạ! Ngoài giải quyết được vấn đề chi phí và kỹ thuật, thì về sau chính Hội này mới đủ khả năng để cạnh tranh với những công ty lớn của nước ngoài.
 
Bác DuongTriThanh, là bác sáng nay đến thăm vườn nhà em phải không ạ . Khéo chăn bố nó bò cho an toàn bác ợ trồng xen bưởi với cỏ voi hoặc trồng dồn bưởi vào khoảng 3 sào trồng 1,5m thôi sau 3 năm thì đánh ra mỗi năm cũng kiếm vài trục . mấy năm nay chăn nuối con 2 chân với lợn bấp bênh lắm

Bác với bác DuonngTriThanh đợt này có đi off không cho em đi với
Anh mới đến thăm vườn bưởi của nhà nguyenquocchi hôm sáng thứ 4. Vườn bưởi diễn đang thời kỳ thu hoạch. Có cây bưởi khoảng hơn 10 năm tuổi mà đeo 160 quả, quả nào cũng to, trông thích lắm.
Tuần sau anh sẽ đến vườn nhà bạn taplamnongdan.
taplamnongdan cho anh xin ĐT để liên hệ nhé.
Anh DuongTriThanh ĐT 0904.587.688
Còn việc đi gặp off anh cũng không hỏi NguyenQuocChi, còn anh không đi được.
Có gì liên hệ lại nhé.
 
Tham khảo anh em: có nên ta lập một hội trồng trọt không? Tính chất của nó là thành lập một tổ đoàn kết sản xuất.
Mục đích thành lập: Nhằm đoàn kết giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đồng ruộng.
Điều kiện tham gia, gợi ý hoạt động:
1. Phải đang là người trực tiếp trồng trọt, thực tế đã trồng, đang trồng ở trang trại, hoặc đang có đất trang trại.
2. Phải là người trồng các cây khó tính, chuyên canh, có giá trị kinh tế cao ước doanh thu 500 tr/ 1 ha/ 1 năm trở lên.
3. Phải là những cây phổ thông, phục vụ lợi ích thực phẩm của cộng đồng 90 triệu dân; 7 tỷ người trên hành tinh, không phải cây cổ xúy tỷ đô trong tương lai.
4. Định kỳ họp mặt 1 quý 1 lần, hoặc không định kỳ nhưng quyết định đi thăm vườn của nhau vào thời điểm vàng son vào giờ G của thực vật, đi thăm vườn của nhau, cùng thảo luận góp ý trao đổi, đưa ra các kết luận tối ưu cho canh tác.
5. Tham quan các mô hình lợi nhuận cực đại 1,5 - 2 tỷ/ 1 ha/ 1 năm rải rác ở các địa phương để nhìn thấy việc trong xã hội và phấn đấu vươn tới cho chính trang trại của mình.
6. Chia sẻ các thông tin kinh tế về công nghệ giống mới, kỹ thuật canh tác, thực hiện các thương vụ lớn.
7. Có đủ trọng lượng lời nói để đám phán với nhà cung cấp vật tư, đặt hàng nhà sản xuất cung cấp vật tư dạng gói 50 Kg, thùng phuy 200 lít, túi 1 tấn, container để sử dụng đúng hàng, tiết kiệm chi phí cho trang trại.
8. Vui chơi giải trí theo cách riêng có của đặc trưng nghề nghiệp.
Em ủng hộ ý tưởng này của bác. Hy vọng là có thể thành lập được một hội như vậy để những ai có đam mê làm nông nghiệp và làm giàu từ nông nghiệp có cơ hội để biến ước mơ của mình thành sự thật.
 
Chào anh em.
Tối nay, chúng ta sẽ làm rõ sự dễ dàng trong trồng trọt.
Vâng, rất dễ.
Quá dễ dàng đối với nước ta, nền văn minh nông nghiệp có từ bao nhiêu ngàn năm nhỉ? có đi cùng với lich sử dân tộc không? 4.000 năm chăng?
Oh, vậy à, thằng Iraen thua xa dân tộc ta về truyền thống nông nghiệp là cái chắc.
Thử hỏi một cô gái Pháp xem cô ta có biết nấu cơm không? tôi tin rằng sự trả lời không biết sẽ là rất cao; 99% chăng? có thể.
Và bây giờ chúng ta bắt đầu nấu cơm. Oh, nhỏ hơn con thỏ, chỉ bằng con kiến. Vậy à?
Khu công nghiệp X có 5.000 công nhân, bạn hãy tính toán và nấu cơm cho 5.000 công nhân đó, biết rằng, mỗi công nhân ăn 200 g (tổng số gạo trong 1 bữa là 1 tấn).
Hãy tính thể tích nồi nấu, tính toán nhiệt lượng cần thiết để nấu 1 tấn gạo thành cơm, từ đó đưa ra loại than, nhiệt lượng, vận tốc nạp than, lưu lượng gió cần thiết.... Từ đó, thiết kế quy trình công nghệ vận hành thiết bị nấu cơm nói trên!!!
Oh, 99.99% người VN biết nấu cơm, nhưng đó là nấu cho gia đình ăn, nấu không có lãi.
99.99% người VN biết trồng trọt, nhưng đó là trồng để ăn, trồng không nghĩ tới lãi.
Chính xác hơn là trồng muốn kiếm lãi nhưng không kiểm soát được vì sao có lãi, vì sao lỗ.
Và tôi nghĩ rằng, cần phải hiểu vì sao lỗ quan trọng hơn là vì sao có lãi.
Bức hình đại diện của tôi trên agri này tôi post lên từ ngày đầu tiên tham gia agriviet.com. Đó là bức hình mà tôi rất thích, chụp bên cây xoài 300 năm tuổi ở Bạc Liêu.
Và bây giờ tôi cho các bạn xem lại toàn cảnh khu cây xoài đó:

23906806335_1f12321c14_o.jpg

5679463aa1f32.jpg

23798542862_419f586181_o.jpg

567946b3d128e.jpg


Trước khi tôi chụp các tấm hình này thì cây xoài đã gần chết sau 300 năm tuổi, khi được công nhận là di tích quốc gia và được con buôn cho xây xi măng bao phủ xung quanh cây xoài này.
Khi tìm hiểu vì sao cây xoài này sống lâu như vậy chúng ta cần phải tìm hiểu về địa lý, văn hóa, tâm linh.
Trước hết, về địa lý, cây xoài này được trồng trên đất dòng cát ven biển thuộc xã Hiệp Thành - TP Bạc Liêu. Đây là một bãi bồi, bãi bồi cát từ biển lên thành một dãy doi cát cao được gọi là dòng (luống đất, roi đất).
Người địa phương thấy roi đất cao trong khi xung quanh ngập trong nước biển nên đã chôn cất người chết ở đó - đó là một bãi tha ma - qua nhiều trăm năm, nó trở thành đất liền như ngày nay.
Và giữa một bãi tha ma, có một cây xoài nên không ai dám chặt để xẻ làm ván nên nó mới tồn tại 300 năm.
Nhưng sau khi được công nhận di tích quốc gia, con buôn cho xây xi măng xung quanh, đổ bê tông khai thác tiền bạc thì nó bắt đầu chết từ từ...
Và qua nhiều cuộc họp, buộc con buôn phải tháo dỡ toàn bộ kết cấu bê tông.
Và một câu chuyện khác: Chuyện phím của nông dân trồng quýt đường Lai Vung:
Tại hội chợ nông nghiệp quốc tế tổ chức tại Cần Thơ năm 2010, có tổ chức thi nông dân sản xuất trái cây giỏi, sao hàng loạt nhà vườn gửi trái cây về dự thi, ban tổ chức chon ra 1 nhà vườn có trái quýt đường đẹp nhất.
Dĩ nhiên là BTC phải tới vườn, tìm hiểu về quy trình canh tác, cách chăm sóc, ghi lại hình ảnh khu vườn thì mới trao giải được.
Nhưng BTC không thể tiếp cận được cây quýt đường trĩu quả đã tham gia dự giải mà chỉ đứng từ xa chiêm ngưỡng.
Lý do cây quýt này trồng kế cái chuồng heo mục nát, sậy mọc um tùm, ong nghệ xung quanh quá nhiều nên không ai dám tới gần cây quýt đường. Tất nhiên, cây đó rất nhiều trái, và trái rất đẹp, nhưng nó không phải do công sức chăm sóc của nhà vườn nên dĩ nhiên chủ vườn không đạt giải.
Đây là câu chuyện có thật, trở thành câu chuyện cười khi trà dư tửu hậu kèm theo tiếng lóng của dân miệt vườn. Câu chuyện đó đã đi vào quên lãng cùng thời gian.
Nhưng những câu chuyện tương tự thì nó đang diễn ra xung quanh mỗi chúng ta, mà chỉ cần để ý chúng ta sẽ thấy: Những cá thể cây ăn trái như đu đủ, xoài, vú sữa mọc lẻ loi xung quanh khu lau sậy, chuồng heo, chuồng bò, dù chẳng ai chăm sóc bao giờ như mặc nhiên rất tốt, trĩu trái.
Những tưởng rằng, trồng trọt cây này được, lấy mẫu đất đi trung tâm phân tích và cho cái phán xanh rờn, và chúng ta trồng quy mô lớn trên chính đất này, nhưng chúng ta đã sai lầm: Cây kém phát triển, lỗ vốn.
Cách đây hàng trăm năm, những người nông dân ở vùng đất tôm cá nhiều vô số kể lấy ủ làm phân mà tôi được biết đến ở Xã Tân Tiến - Huyện Đầm Dơi - Tỉnh Cà Mau đã đi chài lấy tôm ủ phân trồng dưa hấu, tương truyền, trái dưa hấu rất to và để hàng nửa tháng không hư; Và tôi nghe kể thêm rằng, nếu dây bầu (dùng nấu canh với râu tôm để chồng chan vợ húp) mà lấy cái dây chuyền nước biển cho nhỏ giọt xuống ngay gốc thì sẽ rất nhiều trái và trái to. Nghe nói lại rằng người Iraen qua thấy được như vậy nên mới về nhà làm cái ống tưới nhỏ giọt; Nghe đâu, cháu cố của các nông dân này đang kiện đòi người Iraen tiền bản quyền về phát minh sáng chế tưới nhỏ giọt.
... Vâng, hãy thực hiện việc đơn giản: Hữu cơ nhiều, tơi xốp đất, chính hữu cơ làm giá thể cho vi sinh vật đất tồn tại, đối kháng với tuyến trùng, đối kháng với các nấm có hại, chính vi sinh vật đất, đến lượt nó, điều tiết dinh dưỡng, tạo các chất kháng lại với sự sống của vi sinh vật có hại, tạo các chất điều hòa sinh trưởng có lợi cho thực vật. Chính hệ vi sinh vật này đã kiểm soát quá trình sung - suy - sung theo ý gia chủ trong việc chủ động sản xuất như thế nào - sản xuất lúc nào - sản xuất bao nhiêu - sản xuất cho ai.
Trong một quy trình canh tác kiếm lợi nhuận 1 - 2 tỷ/ 1 ha/ 1 vụ gần tương đồng với nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn.
Vâng. Chúng ta đừng hỏi trồng cây gì có lãi, trồng cây gì làm giàu. Mà hãy hỏi lại mình: Trồng như thế nào.

Anh Việt chốt lại câu "Trồng như thế nào?" rất đúng. Em đang tìm cách nâng cao chất lượng trái cây mà vẫn đang loay hoay, trong khi đó khi hậu miền Bắc vào mùa xuân thì trái cây kém chất lượng hẳn do mưa nhiều và ít nắng. Anh Việt cho em hỏi, anh đã dùng phân cá chưa?, chất lượng trái sau khi bón vào có tốt hơn hẳn không?. Em vừa rồi ủ 2 tạ cá để bón vào gốc, nhưng không biết có cải thiện được nhiều không.
 
Anh Việt chốt lại câu "Trồng như thế nào?" rất đúng. Em đang tìm cách nâng cao chất lượng trái cây mà vẫn đang loay hoay, trong khi đó khi hậu miền Bắc vào mùa xuân thì trái cây kém chất lượng hẳn do mưa nhiều và ít nắng. Anh Việt cho em hỏi, anh đã dùng phân cá chưa?, chất lượng trái sau khi
Chào anh em.
Sau topic trước tôi đăng về việc điều khiển ra hoa, có nhiều anh em tham khảo và hỏi tôi.
Để cho anh em có cách tìm hiểu vấn đề, tiếp cận vấn đề trồng cây gì để làm giàu, tôi viết tiếp topic này: Trồng trọt như thế nào để có lãi.
Vâng! Nhiều, và rất nhiều câu hỏi của anh em, của bà con, của nhà vườn... trồng cây gì... Rồi nhiều báo, đài, cơ quan nhà nước khuyến khích trồng cây gì làm giàu...
Và trong cuộc sống của tôi từ trước đến nay, tôi cũng đã gặp nhiều, nhiều và rất nhiều câu hỏi này, hàng ngàn, vài ngàn nông dân mà tôi tiếp xúc đều đắn đo câu hỏi này...
Như vậy nó có phải là vấn đề lớn không???
Không, theo tôi là không phải.
Việc trồng trọt để có lãi là rất dễ, nếu không muốn nói là vô cùng dễ ẹc.
Oh! Thế ai cũng làm giàu à? Không! Hoàn toàn không phải! Tỷ lệ người giàu về trồng cây chỉ chiếm một tỷ lệ thấp thôi, không cao.
Và nói thật với anh em rằng, chính bản thân tôi, có những lúc "ngàn cân treo sợi tóc".
Thế nhưng thật sự nó có dễ không? Rất dễ, dễ thật mà; Nó không huyền bí gì cả.
Muốn làm giàu được với cây tỷ phú, đơn giản thôi, kiếm tiền tỷ dễ thôi, chỉ đơn giản là:
- Một nguyên nhân duy nhất: Không bị thối rễ, biểu hiện của thối rễ sẽ khác nhau ở những cây khác nhau, nhưng nguyên nhân gốc là thối rễ. Biểu hiện trên cây tiêu là suy kiệt dinh dưỡng mà chầm chậm, chầm chậm kém phát triển, lóng ra ngắn, lá nhỏ lại... rồi đến một lúc nào đó suy kiệt tinh khí mà chết; Biểu hiện trên cây có múi là lá bị vàng, lá nhỏ lại, đọt ngắn lại, không ra đọt mới được, có ra thì cũng bị vàng tiếp... rồi cây suy yếu nên bệnh mới phát, bệnh gì - xì mủ.
- Còn tất cả các vấn đề khác là râu ria, không cơ bản, kể cả vàng lá gân xanh trên cây có múi (tất nhiên biết cách phòng ngừa).
Chỉ thế mà thôi.
Tôi đã đi nhiều vùng đất, và chính vấn đề thối rễ này hủy diệt tiêu, cam sành, quýt đường... nhiều nông dân mất trắng tiền tỷ vì vấn đề này.
Để kể lể về vấn đề này thì tôi có thể ngồi kể lể hàng chục giờ, hàng chục ngày, hàng chục tháng, hàng chục năm cũng không hết các vấn đề, các hiện tượng trên cây trồng bị thối rễ - vàng lá - chết chậm...
Nhưng tôi thật sự nói thật - nó rất đơn giản: lên mô líp cao, thoát nước tốt, đất tơi xốp, tưới đủ nước nhưng không chịu ngập úng.
Chỉ thế thôi.
Thế ở Cao nguyên làm sao lên mô cao? Nè, trồng tiêu công nghệ cao lên mô và dùng tưới nhỏ giọt tưới đều đặn lên mô đấy. Thế tôi không có tiền đầu tư tưới nhỏ giọt thì làm sao? đơn giản thôi mà, đào hào cho sâu kế hàng tiêu cho thoát nước tốt mùa mưa.
Chú ơi, cây vú sữa của tôi nó héo lá hết sao đợt mưa bão hôm rồi thì làm sao chú? Thế bị mưa bão có ngập nước không? Oh, không chú ơi, còn 1 tấc (10 cm) nữa nó mới ngập gốc chú à - botay.com.vusua.
Vâng, các bạn, rất đơn giản, đơn giản đến mức tôi không muốn nói thêm nữa, không còn gì để nói nữa.
Thế nhưng rất khó thực hiện, và cây cứ trồng - bệnh - chết... gặp phải đa số.
Tại sao vậy? Thì còn tại sao nữa? tại không thực hiện việc đơn giản đó chứ còn tại sao nữa.
Hôm nay tôi kết thúc ở đây nhé.

invest-2.jpg
[/
Cháu chào chú.
Những bài viết của chú vô cùng hay và ý nghĩa. Cháu đã đọc hết những chia sẻ của chú. Nó sẽ giúp ích cho những người như cháu.
Chú không chỉ yêu cây trồng mà còn yêu cả những người nông dân Việt Nam. Cháu rất khâm phục điều đó. Mong rằng chú sẽ thực hiện được những dự định của mình trong tương lai rất gần.
Một lần nữa cho cháu gửi lời biết ơn sâu sắc đến chú.
 


Back
Top