Hợp tác Đệm lót sinh thái – Nuôi Heo Không Tắm - Nuôi Gà Không Dọn Phân

  • Thread starter chephamsinhhocbalasa
  • Ngày gửi
đệm lót sinh thái - bước đột phá từ mô hình nuôi heo

ĐỆM LÓT SINH THÁI - BƯỚC ĐỘT PHÁ TỪ MÔ HÌNH NUÔI HEO

Tại Bình Phước, Anh Nguyễn Lê Dũng hiện ngụ tại Lộc Thiện, Lộc Ninh, Bình Phước là người đã nuôi heo hơn 10 năm, tuy nhiên cách đây 2 năm anh mới bắt đầu áp dụng chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái.

Lúc đầu áp dụng nuôi thử heo trên đệm lót sinh thái Balasa-N01 trong 4 ô với 80 con heo thịt , mỗi ô chuồng 20 m2 anh nuôi 20 con heo thịt Sau khi thành công anh áp dụng cho toàn bộ trại và trại heo của anh hiện có 250 heo thịt. Đến nay đã là lứa thứ 8 liên tiếp anh nuôi heo theo công nghệ mới này.

Khi áp dụng mô hình chăn nuôi này anh tâm đắc cho biết những ưu điểm nối bật như :
(1) Hầu như không còn mùi hôi thối từ trại heo mà trước đó là nỗi ám ảnh nhất đối với bà con lối xóm.
(2) Giảm 50-70% nhân công vì không phải tắm và rửa chuồng cho heo như trước. Thời gian trước đó anh phải sử dụng ít nhất từ 2-3 công nhân, nhưng hiện nay anh chỉ sử dụng 1 công nhân chăm sóc đàn heo.
(3) Giảm 70% tiền điện. So với trước anh phải trả khoảng 1,5tr đồng/ tháng nhưng nay chỉ phải trả 400.000 đ/tháng.
(4) Không phải làm nền chuồng, điều này giảm chi phí đầu tư trong nuôi heo vì mỗi m2 chuồng heo bằng bê tông tốn khoảng 200-300.000 đ.
(5) Đối với heo : Rút ngắn thời gian nuôi từ 10-15 ngày nuôi để heo đạt 100 kg. Với giống heo hiện tại anh chỉ cần nuôi 140- 145 ngày kể từ sơ sinh là đã đạt bình quân 100 kg thay vì trước kia phải nuôi 155 – 160 ngày.

Mặt khác nuôi heo theo phương pháp này còn giảm chi phí thức ăn trên 1 kg tăng trọng. Đặc biệt heo nuôi trên nền đệm lót sinh thái không bị tiêu chảy khi tách mẹ; không bị bệnh đường hô hấp, đây là một bệnh xảy ra phổ biến khi nuôi heo trên nền xi măng thông thường; heo không bị bệnh ngoài da mà người chăn nuôi hay gọi là bệnh xà mâu, bệnh này thường xảy ra khi heo được 50 kg trở lên và thường rất khó bán những con heo bị bệnh này

(6) Thu thêm nguồn phân bón rất tốt cho cây trồng vì chúng đã qua phân hủy, sử lý. Sau khoảng 2 năm nuôi, anh làm lại đệm lót, phân đóng bao khoảng 25 kg với giá bán 10-12.000 đ/ bao.
 


Nuôi heo thịt trên đệm lót sinh thái tại Trảng Bom, Đồng Nai

Nuôi heo thịt trên đệm lót sinh thái tại Trảng Bom, Đồng Nai

Mô hình nuôi heo thịt trên đệm lót sinh thái tại hộ bà Trần Thị Tý ấp Quảng Phát, xã Quảng Tiến Huyện Trảng Bom, Đồng Nai áp dụng mang lại hiệu quả tương đối rõ rệt trong việc giảm thiểu ô nhiểm môi trường, tiết kiệm nhân công, điện nước phục vụ chăn nuôi.

Với diện tích chuồng 20 m2 , bà Tý nuôi thả 12 heo thịt có trọng lượng bình quân 30 kg/con có sử dung hệ thống máng ăn, uống tự động. Qua thời gian nuôi và theo dõi, bà Tý cho biết heo sinh trưởng phát triển bình thường như nuôi trong nền ciment.

Bên cạnh đó, mô hình này còn tiết kiệm được lượng nước bình quân từ 1,5-2 m3 dùng tắm heo và vệ sinh chuồng trại, ngoài ra môi trường chăn nuôi rất sạch sẽ, không mùi hôi.
 
Ở Nha trang mua Chế Phẩm Sinh Học Balasa-N01

Chào Anh chị em trên diễn đàn!

Tôi ở Nha Trang, sắp tới tôi có dự định sẽ nuôi heo(lợn) trên đệm lót sinh học. Vậy tôi mua Chế Phẩm Sinh Học Balasa-N01 ở đâu là thuận tiện nhất.

Cảm ơn cả nhà!
 
Chào bạn!
Bạn có thể liên hệ trực tiếp vào số điện thoại của công ty hoặc để lại số điện thoại để mình tiện liên hệ.
Trường hợp bạn ở Nha trang thì vui lòng báo số lượng, mình sẽ gửi xe về (thường thì Diên Khánh mình hay gửi theo Phương Trang hoặc Quang Hạnh).
Chúc bạn buổi chiều vui vẻ!
 
Hộ điển hình trong sử dụng Đệm lót sinh thái ở Đồng Tháp

Một trong những hộ điển hình thực hiện chăn nuôi heo có hiệu quả theo mô hình khá mới này là gia đình ông Trương Văn Thum ở ấp Tân Lộc, xã Tấn Thành, huyện Lai Vung, Đồng tháp. Ông Thum cho biết: Năm 2010 ông tiến hành cải tạo hệ thống chuồng trại và áp dụng mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái. Kết quả, đàn heo 30 con của ông đều phát triển tốt, ít bị bệnh, tăng trưởng nhanh. Đợt heo đầu tiên sau 4 tháng nuôi đạt trọng lượng mỗi con 100 kg/con, giá bán 3,8 triệu đồng/con, sau khi trừ chi phí ông còn lãi trên 36 triệu đồng. Từ đó, những đợt heo tiếp theo ông đều nuôi theo cách này và cũng mang lại hiệu quả khá cao. Ông Thum nói: Từ khi gia đình sử dụng nền chuồng heo là đệm lót lên men kết quả là không còn mùi hôi, tiết kiệm được nước do không phải tắm cho heo, rửa chuồng và giảm đáng kể công quét dọn phân heo. Thông thường, từ 1- 2 ngày, ông mới phải đảo chuồng một lần để vi sinh vật phân hủy phân, nước tiểu gia súc.
 
Quê tôi chăn nuôi rất nhiều nhưng chưa thấy dùng loại sản phẩm này. Đã có đại lý ở miền Bắc chưa bác?
Bạn có thể liên hệ vào số điện thoại : 0982.807.268 (gặp anh Hanh - Hà Nội)
Bạn cần hổ trợ gì thêm thì có thể liên hệ vào địa chỉ mail:
chephamsinhhoc195@gmail.com hoặc số điện thoại 01685459668 gặp Đào.

--------

Tôi ở Quảng bình, có thể mua chế phẩm Balasa ở đâu?
Đại lý phân phối ở Quảng Bình:
Hotline : 0975.396.999 - 0912.457.963 gặp anh Xuân
 

Last edited by a moderator:
cho tôi hỏi là dùng vào nuôi thỏ thì lượng cỏ rơi vãi xuống sàn thì sao,chẳng mấy chốc mà chạm sát sàn chuồng ,chi phí cho 7 dãy chuồng,mỗi dãy dài 7m,rộng 1m thì chi phí mua chế phẩm này là bao nhiêu
 
cho tôi hỏi là dùng vào nuôi thỏ thì lượng cỏ rơi vãi xuống sàn thì sao,chẳng mấy chốc mà chạm sát sàn chuồng ,chi phí cho 7 dãy chuồng,mỗi dãy dài 7m,rộng 1m thì chi phí mua chế phẩm này là bao nhiêu

Chào bạn!
Với chuồng thỏ thì mình cũng thường xuyên xới cho nền đệm lót tơi xốp, lâu lâu nhiều cỏ thì mình cào cỏ ra bớt, phân thỏ thì sẽ được lớp đệm phân hủy.

Chuồng như bạn (7x7x1=49m2) thì bạn có thể chuẩn bị 5kg, lần đầu dùng 2,5kg; còn 2,5kg bạn để dành khi nào phát sinh mùi hôi thì mình bổ sung thêm.
Chúc bạn một buổi chiều vui vẻ!
 
Chào bạn!
Với chuồng thỏ thì mình cũng thường xuyên xới cho nền đệm lót tơi xốp, lâu lâu nhiều cỏ thì mình cào cỏ ra bớt, phân thỏ thì sẽ được lớp đệm phân hủy.

Chuồng như bạn (7x7x1=49m2) thì bạn có thể chuẩn bị 5kg, lần đầu dùng 2,5kg; còn 2,5kg bạn để dành khi nào phát sinh mùi hôi thì mình bổ sung thêm.
Chúc bạn một buổi chiều vui vẻ!

Ở chỗ tôi mùn cưa rất nhiều,thế mình chỉ cần thêm bột ngô nữa là được àk,với lại tôi thấy thỏ đi tiểu rất nhiều,như vậy có làm giảm tác dụng của chế phẩm không ạk?
 
Ở chỗ tôi mùn cưa rất nhiều,thế mình chỉ cần thêm bột ngô nữa là được àk,với lại tôi thấy thỏ đi tiểu rất nhiều,như vậy có làm giảm tác dụng của chế phẩm không ạk?

Nếu mình có nhiều mùn cưa thì mình chỉ cần đổ mùn cưa vào là tốt rồi, chỉ cần ủ bột ngô với men Balasa-N01 và cho vào nền chuồng là được. khoảng 2-3 ngày mình cào xới cho nền chuồng đều hơn và chuồng sẽ phân hủy tốt, không phát sinh mùi hôi. Trường hợp mình thấy chuồng khô quá thì chỉ cần phun sương cho có hơi ẩm là được, không phun nhiều (phun nhiều qúa chuồng sẽ bị ướt, phân hủy yếm khí và sinh mùi hôi).
 
phpThumb.php
 
Hộ bà Cao Thị Thùy Trang, ở ấp 2, thị trấn Lai Vung, cho biết: Từ khi có chương trình nuôi heo bằng đệm lót lên men là công nghệ mới bà xây chuồng áp dụng thả nuôi 35 con heo thịt với diện tích gần 50 m2, chia thành 2 chuồng nuôi. Lứa heo đầu tiên khi áp dụng khiến gia đình hết sức phấn khởi có thể xử lý vấn đề quan trọng nhất là môi trường, nhẹ công, heo mau lớn.

Bà Trang cho biết thêm, cách nuôi heo trên đệm lót lên men tránh được heo tiếp xúc nền xi măng không bị trầy xước chân, tránh tiếp xúc môi trường dơ bẩn, giúp heo có không gian vận động đi lại trong chuồng, giảm được lượng mỡ ở heo nuôi, tăng trọng nhanh. Và đặc biệt ở cách nuôi này giảm thời gian xuống còn 4 tháng nuôi là cho xuất chuồng bán, thay vì nuôi theo truyền thống phải mất 5 tháng heo mới đạt 100kg/con/lứa.

Ngoài ra, khi heo ăn men vi sinh từ đệm lót sẽ giúp tiêu hóa tốt thức ăn, làm tăng khả năng hấp thu axit amin, qua đó tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt heo so với chăn nuôi thông thường, đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm cho heo, rửa chuồng mà chỉ cho heo uống nước bằng vòi nước tự động. Làm đệm lót giảm 60% nhân lực trong việc dọn chuồng, tắm rửa cho heo, chỉ cần người cho vật nuôi ăn và theo dõi bệnh tật và giảm 10% chi phí thức ăn.

Đặc biệt, trong đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi luôn hoạt động và sinh nhiệt đã ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại đồng thời làm ấm cho gia súc. Hệ thống chuồng nuôi xây dựng đơn giản không tốn nhiều tiền mua nguyên vật liệu, chuồng cần cao ráo thoáng mát, không xây kín mà để hở và làm hai mái chồng nhau (có thể lợp bằng tấm lợp proximang hoặc lợp bằng lá) để tạo thông thoáng tối đa.

Với cách chăn nuôi này, một lao động có thể nuôi được 800 con heo thịt/lứa, tổng chi phí cho một đầu mỗi con heo nuôi thịt giảm khoảng 400.000 đồng. Sau thời hạn từ 2- 4 năm sử dụng, các chất đệm lót được đưa ra và sử dụng làm phân bón cho cây trồng rất tốt nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao.
 
Trên địa bàn Huyện Hòa Thành, Tỉnh Tây Ninh có hộ anh Nguyễn Văn Lực ngụ Ô 4 ấp Trường Đức xã Trường Đông – Hòa Thành – Tây Ninh, trại anh nuôi mỗi lứa khoảng 1.500 gà Lương Phượng thương phẩm. Trước đây anh nuôi theo hướng truyền thống là nền độn trấu, nhưng từ năm 2011 được Trung tâm Khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà không mùi bằng cách trộn men vào chất độn chuồng, và anh đã thành công từ kỹ thuật này. Làm đệm lót giảm 60% nhân lực trong việc dọn chuồng, chỉ cần người cho vật nuôi ăn và theo dõi bệnh tật và giảm 10% chi phí thức ăn.
 
- Tôi ở cần thơ muốn mua thì đại lý phân phố ở đâu
Chào bạn!
Bạn có thể liên hệ vào số điện thoại: 0166.4500.323 gặp Tâm - Cần Thơ
Chúc bạn nhiều thành công!
 
Đệm lót sinh thái cho gà đông tảo ở Trảng Bom

Đệm lót sinh thái cho gà đông tảo ở Trảng Bom​
Một trong những hộ điển hình thực hiện mô hình chăn nuôi gà đông tảo trên đệm lót sinh thái hiệu quả đó là gia đình anh Vũ Ngọc Tuấn ở ấp Hòa Bình Xã Đông Hòa Huyện Trảng Bom, Đồng Nai Với diện tích chuồng nuôi gần 400 m2 và 0,5 ha vườn chăn thả anh nuôi 700 gà mái đẻ vừa bán giống vừa bán thịt mỗi năm trừ hết chi phí anh thu được hơn 200 triệu đồng. Theo anh Tuấn cái lợi lớn của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà là môi trường sạch không có mùi hôi, ruồi nhặng, các côn trùng gây hại bên cạnh đó còn tiết kiệm được điện, nước, nhân công chăn nuôi. Ngoài ra, mô hình này còn giúp chủ hộ có thêm thu nhập từ việc bán phân. Qua mô hình nuôi gà tại gia đình anh Tuấn, cho thấy đây là một mô hình có hiệu quả cả về kinh tế lẫn môi trường và điều kiện nhân rộng là hết sức dễ dàng.
 
Mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái ở tân uyên

MÔ HÌNH CHĂN NUÔI HEO TRÊN ĐỆM LÓT SINH THÁI Ở TÂN UYÊN

Cùng với sự phát triển công nghiệp ở Bình Dương, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, làm cho nhiều hộ dân chuyển địa điểm chăn nuôi về vùng quê xa khu dân cư hơn. Trong thời gian qua, người chăn nuôi gặp khó khăn hơn khi giá thu mua thịt ở mức thấp mà chi phí chăn nuôi ngày càng tăng bên cạnh vấn đề dịch bệnh phát sinh nhiều. Để có thể duy trì và phát triển chăn nuôi, nhiều người đã mạnh dạng áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào chuồng trại của mình mà điển hình là anh Phạm Công Khải với việc áp dụng “Mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái ở Tân Uyên”.

DSC00079.JPG

Tổng quan khu vực dùng đệm lót sinh thái Balasa N01 của anh Khải
Được sự giới thiệu của Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia, anh Khải đi tham quan một số mô hình đệm lót sinh thái. Cảm nhận được nhiều lợi ích từ việc chăn nuôi theo mô hình này, sau Tết Nguyên Đán 2013, anh Khải tiến hành cải tạo lại chuồng trại của mình. Từ một chuồng trại kiên cố và hoàn chỉnh, anh đã không ngần ngại dùng máy móc thiết bị để phá vỡ hơn 300m2 nền Bê tông, đào đất và áp dụng đệm lót sinh thái vào chuồng nuôi.
Sau hơn hai tháng thả heo vào chuồng trại đệm lót sinh thái, anh Khải rất vui mừng chia sẽ với mọi người về những kết quả ban đầu anh thu được từ chính chuồng trại của mình: “ Từ hồi chuyển qua thì thấy giảm được nhân công, giảm chi phí điện nước, giảm nhiều bệnh mà dễ nhận thấy nhất là bệnh về hô hấp và tiêu chảy, qua đó giảm chi phí về thuốc phòng chống bệnh…”.

DSC00070.JPG

Heo sinh hoạt trên nền đệm lót sinh thái rất khỏe mạnh và thoải mái
Cũng nhờ công việc rảnh rang hơn nên giảm được nhân công chăm sóc, công nhân chổ anh dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc heo nái và làm được thêm nhiều việc khác.
Vào thời điểm chúng tôi ghi nhận lại mô hình, gần 300 heo thịt trong dãy chuồng đệm lót sinh thái của anh Khải hoàn toàn khỏe mạnh và chỉ còn đợi khoảng 2 tuần nữa là đến ngày xuất bán. Công nhân phụ trách chăm sóc heo đang tập trung chăm sóc đàn heo nái, đến buổi mới xuống cho heo ăn thôi.

DSC00047.JPG

Cách bố trí máng ăn cho Heo trên nền đệm lót sinh thái
Ngoài vấn để xử lý chất thải trong chăn nuôi, đệm lót sinh thái còn góp phần giảm chi phí về nhân công và phòng chống dịch bệnh, giúp bà con không những duy trì mà còn mở rộng quy mô và phát triển bền vững hơn. Muốn đạt được nhiều thành công hơn thì cần nhiều hơn nữa những người như anh Khải, dám mạnh dạng áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất.

[video=youtube;iPUX3mn3D5w]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=iPUX3mn3D5w[/video]​
 
Last edited by a moderator:
Ở cái bè,Tiền gjang có chổ nào pán khôg anh. Úp lên cho những aj chưa xàj nên mua mà xàj,rất tốt.
 


Back
Top