Diệt cỏ có thực sự cần thiết trong trồng trọt?

Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, một số loài cỏ dại là nơi cư trú hoặc ký chủ của sâu hại và vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng. Nhưng thảm cỏ lại có tác dụng che phủ đất, giữ ẩm cho đất, cải tạo đất,chống xói mòn, cỏ dại còn là nguồn thức ăn cho sâu bọ giảm bớt gánh nặng chúng tấn công vào cây trồng, xác cỏ mục tạo thành lớp phân bón tốt nhất cho cây trồng(tốt nhất vì sao?-vì nó có hàm lượng dinh dưỡng cân bằng hơn bất kỳ loại phân bón nào khác)
-Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng nhưng nó cũng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng một cách cân bằng nhất.
-cỏ dại cạnh tranh ánh sáng nhưng chỉ với những cây trồng có chiều cao ngang bằng hoặc thấp hơn nó.
-cỏ dại cư trú hoặc ký chủ của sâu hại và vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng nhưng nó cũng là nơi cư trú và ký chủ của thiên địch.
Như vậy nên hay không tiêu diệt sạch cỏ dại? phải chăng chỉ nên hạn chế chiều cao của cỏ dại luôn luôn thất hơn chiều cao của cây trồng? như vậy sẽ giảm được rất nhiều chi phí nhân công làm cỏ? cũng ít phải lắng hơn về sâu bệnh và mất cân bằng dinh dưỡng.
 


Bạn hãy đọc cuốn sách Cách mạng của một cộng rơm -
Masanobu Fukuoko.

Trường phái trồng trọt tự nhiên giống như bạn nói. Và nó vẫn sống tốt mà không cần bất cứ phân bón hóa học nào
 
Trồng rau thì không thể có một cọng cỏ nào,
vì rau thấp hơn cỏ.

Trồng cây ăn trái thì luôn luôn có thảm cỏ.
Gọi là thảm, vì cỏ bị cắt ngắn, chỉ cao không
quá 1 ngón tay, và cách gốc cây nửa mét.

Trồng gì cũng phải bón phân, bạn ạ. Nắng,
nước, và phân mới đủ điều kiện cho năng suất
và chất lượng cao.
 
Đúng như bác Anhmytran nói, nếu thay thế cỏ dại bằng 1 loại có khác dễ kiểm soát và có tác dụng cố định đạm cho đất, như cỏ lạc chẳng hạn, thì thật tuyệt vời. Cỏ dại phát triển mất kiểm soát rất dễ làn nguồn ủ bệnh (sâu bọ, đặc biệt là nấm) rất phát triển khi thời tiết nóng ẩm. Nhất là khi trời mưa rào xong lại nắng ngay. Mình đã bị trả giá cho việc này.
 
Trồng cỏ có kiểm soát sẽ làm đất thêm màu mỡ đó bác à

Cỏ hứng sương, hứng mưa rồi lấy đạm từ sương trời và nước mưa để lớn lên...cỏ cao bạn cắt thấp..các ngọn cỏ bị cắt sẽ hóa mục trả đạm hữu cơ về đất...trả kali về đất...thân xác thành mùn

Chất mùn sẽ là chỗ vi sinh vật sống...trong đó có vi sinh cố định đạm vi sinh phân hủy lân và kali đất càng thêm màu mỡ ..rễ cỏ chỉ có vài phân nó không tranh chấp mầu mỡ lớp đất sâu nơi rễ cây ăn trái ...nó chỉ cần sương trời và nước mưa để lớn lên rồi chết đi cho đất thêm màu mỡ

Cỏ gây sâu bọ nấm bịnh là do bạn không kiểm soát..thả hoang thì đương nhiên sẽ là chỗ cho nấm bịnh và sâu bọ sinh sống

Vười cây ăn trái của tôi cũng đang có thảm cỏ từ mấy chục năm rồi đây
 
Bạn hãy đọc cuốn sách Cách mạng của một cộng rơm -
Masanobu Fukuoko.

Trường phái trồng trọt tự nhiên giống như bạn nói. Và nó vẫn sống tốt mà không cần bất cứ phân bón hóa học nào
Hình như cỏ 3 lá của ông Fukuoko chính là cỏ lạc dại nhà mình. Còn nhiều điều phải bàn cãi nhưng thực sự ông ấy có quan điểm hết sức thú vị.
 
Nếu cả thế giới canh tác nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ bền vững, ko diệt cỏ, ko hoá chất, thuốc trừ sâu.....thì điều gì sẽ sảy ra? Ít nhất hơn 3 tỉ người vàng mắt vì thiếu đói! ^ ^
 

Nếu cả thế giới canh tác nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ bền vững, ko diệt cỏ, ko hoá chất, thuốc trừ sâu.....thì điều gì sẽ sảy ra? Ít nhất hơn 3 tỉ người vàng mắt vì thiếu đói! ^ ^
Hồi chiều nay đi lòng vòng trên đảo Jeju (Hàn Quốc), thấy vườn cải mà cỏ mọc xanh ngát như sân bóng đá luôn. Tiếc là mưa lớn, với lại đi xe công cộng nên không chụp hình được.
Tôi
Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, một số loài cỏ dại là nơi cư trú hoặc ký chủ của sâu hại và vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng. Nhưng thảm cỏ lại có tác dụng che phủ đất, giữ ẩm cho đất, cải tạo đất,chống xói mòn, cỏ dại còn là nguồn thức ăn cho sâu bọ giảm bớt gánh nặng chúng tấn công vào cây trồng, xác cỏ mục tạo thành lớp phân bón tốt nhất cho cây trồng(tốt nhất vì sao?-vì nó có hàm lượng dinh dưỡng cân bằng hơn bất kỳ loại phân bón nào khác)
-Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng nhưng nó cũng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng một cách cân bằng nhất.
-cỏ dại cạnh tranh ánh sáng nhưng chỉ với những cây trồng có chiều cao ngang bằng hoặc thấp hơn nó.
-cỏ dại cư trú hoặc ký chủ của sâu hại và vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng nhưng nó cũng là nơi cư trú và ký chủ của thiên địch.
Như vậy nên hay không tiêu diệt sạch cỏ dại? phải chăng chỉ nên hạn chế chiều cao của cỏ dại luôn luôn thất hơn chiều cao của cây trồng? như vậy sẽ giảm được rất nhiều chi phí nhân công làm cỏ? cũng ít phải lắng hơn về sâu bệnh và mất cân bằng dinh dưỡng.
Tôi thấy ý của bạn là đúng tại các vườn cải ở Hàn Quốc.
 
Hóa chất là cần thiết, và khoa học càng tìm ra
những hóa chất đỡ độc hại hơn. Ví dụ, ngày xưa
nước Mỹ xài DDT và 666, nhưng bây giờ đã cấm
sản xuất.

Ngoài ra, người ta còn có cách phát quang, trồng
ra từng mảnh đất trồng cây có kế hoạch, và khống
chế sâu bọ bằng sâu bọ, chim chóc, và động vật.
Người ta không dám làm tuyệt chủng bất cứ một sâu
bọ nào, cho dù nó có hại, vì có thể sâu bọ có hại
đó ẩn náu một cái lợi không ngờ, như chữa trị
ung thư hay HIV chẳng hạn.

Ở quanh nhà người Mỹ, người ta trồng thảm cỏ.
Không dễ gì có được thảm cỏ tốt, vì phải đủ nước
tưới, chứ không thể nhờ trời mưa. Trong thảm cỏ
có rất nhiều giống cây dại, dễ thấy nhất là cây
bồ công anh - rau diếp dại. Cây này làm rau ăn
tốt, nhưng mọc trong thảm cỏ làm thảm cỏ xấu đi,
vì lá nó phiến to và bẹt, chứ không nhỏ dài như
cỏ. Nó mọc rất nhiều và lan rất nhanh, vì hạt nó
có dù, được gió thổi đi khắp nơi. Người Mỹ giàu
thuê người cầm giùi có mũi chữ V để đào từng gốc
diếp dại lên. Người Mỹ thường thì mua thuốc xịt
xịt vào từng gốc diếp dại cho chết. Đó là thuốc
độc, làm hại môi trường. Người Mỹ nghèo thì kệ
cho diếp dại mọc, và phát tán giống diếp dại sang
thảm cỏ của người Mỹ giàu.

61SCLc7ziTL._SL1031_.jpg
 


Back
Top