Đọc lúc rảnh




người Việt chuẩn bị cho 'Ngày tận thế'Thứ tư, 19/12/2012 10:06


Nhậu vì 'Ngày tận thế', hay các bà vợ bảo chồng 'Ngày tận thế' sắp đến nên đi đâu cũng về cho sớm với vợ con...

Tại TP HCM, có một nhóm người tin vào 'Ngày tận thế' nên họ đã bắt đầu chuẩn bị các loại hạt giống để chờ ngày này từ nhiều năm trước.
Theo họ 'Ngày tận thế' là một trận đại hồng thủy, một số người chuẩn bị kỹ có thể sống sót tới một đảo hoang hay một miền đất nào đó nên cần có hạt giống để gieo trồng khi đến miền đất mới.
Hiện nay có một số trung tâm và cá nhân cho rằng họ có thể dạy mọi người 'thần thông' (là sức mạnh tâm linh, đạt được do thiền định hay do tu tập một pháp môn nào đó) để vượt qua được nỗi sợ hãi trong 'Ngày tận thế'.

Nắm được tâm lý của nhiều người ham có 'thần thông', đắc được thiền định mà nhiều trung tâm đã mở những lớp học thiền.
Đắc được gì không thì chưa biết nhưng luyện tập quá sức và không đúng cách nên đã có nhiều người đang bình thường trở thành tẩu hỏa nhập ma, đầu óc hoang tưởng phải vào bệnh viện tâm thần.
092812_ngaytanthe.jpg
Hình minh họa
Cũng trong những ngày này, một số quán nhậu xuất hiện nhiều nhóm bạn rủ nhau đến uống vì 'Ngày tận thế'. Họ 'chém gió' nhiều hơn và cũng uống nhiều hơn.
Tuy nhiên, nếu không biết tiết chế thì nhiều người phải chết trước 'Ngày tận thế' vì bệnh tật cũng như tai nạn vì rượu chưa biết chừng.
Một số thông tin cho thấy nhiều học sinh tin rằng có 'Ngày tận thế' mà rủ nhau bỏ học hoặc đâm chém nhau.

Trong khi đó, các 'sao' Việt cũng đua nhau phát ngôn về 'Ngày tận thế'.
Có những kịch bản rất thiết thực, đầy ý nghĩa nhưng không thiếu những phát ngôn mang tính… siêu thực như 'cướp nhà băng chia cho người nghèo nếu có ngày tận thế' của một cô Hoa hậu.
Nếu ngày tận thế là có thực không nhẽ những người nghèo được sống hay sao mà đi cướp nhà băng để chia cho họ?

Một nhà xã hội học cho biết, 'Ngày tận thế' có hay không là tùy thuộc vào thái độ sống của mỗi người.
Nếu biết sống trọn vẹn trong hiện tại, sống tận hiến hết mình vì bản thân và những người xung quanh thì đâu có gì phải lo dù ngày này có đến.
Ngược lại nếu sống trong nỗi lo âu và bất cẩn, không biết quý trọng giờ phút hiện tại thì 'Ngày tận thế'có thể đến với chúng ta bất cứ lúc nào.
> Hầm hạng sang chống ngày tận thế ở Mỹ
> Truyền hình trực tiếp 'Ngày tận thế'
> Nở rộ lừa đảo mượn 'ngày tận thế' ở Trung Quốc


--------

Kịch bản ngày tận thế :

[video=youtube_share;9vfLFbE7PbA]http://youtu.be/9vfLFbE7PbA[/video]
 


Last edited by a moderator:
Ha ha! bác NguSa gởi cho nguyên một Cẩm-nang, sát thực-tế, dễ học. Tui phải đọc lại, để còn ứng-dụng cho mình nữa chứ! Để coi nha, tui tuổi Dậu:

- Mèo mã, Gà đồng: Cái nầy hay! Tui đã từng hò-hẹn mấy chỗ đồng không mông quạnh, mấy chỗ "nhân-gian không thể biết". Vậy mà rồi Má cổ cũng biết, nên bể!
- Rồng bay, Phụng múa: Đúng! Tướng số nói chỗ nầy hay! Nhưng mà sao, tui múa đã tới bến rồi mà con Rồng nó cứ "lộn" hoài? Không bỏ chạy thì có mà thành cái mền rách!
- Cõng Rắn cắn Gà nhà: Sao mấy ông thầy tướng mà cũng biết cái vụ nầy nữa cà! Nửa đêm đang ngủ cà rù, mà tui nghe mùi Rắn Hổ-hành là hồn-phi, phách-tán ngay! Mấy cô nầy phải tránh xa!
- Chó cậy gần nhà, Gà cậy gần chuồng: Cái nầy mấy Thầy nói sai! Tui ở tại chuồng tui đó chứ, mà "Chó" cứ ra vô như chỗ không người. Vừa mới giương cánh phản-đối là bị nó táp cho 1 phát! May nhờ ngón Kê-trảo-công của tui đã đến mức thượng-thừa, nên quào đại lại 1 phát, rồi cà-tọt, cà-tọt... chạy tuốt mới bảo-tồn được tính mạng. Chó là Gà không chơi!
- Đầu Gà, má Lợn: Ê! Mấy Thầy không được nói cái vụ tận-thế à nha! Tui nhứt định không giao-du với con cháu của Lão Trư!

Để tính lại coi: Tui kỵ mấy tuổi Hợi, Tuất, Thìn, Tỵ... chỉ có bi nhiêu thôi trong 12 con giáp. Khỏe re!
Cám ơn bác NguSa nha! Mời bác vô quán Phan-Tùng, kêu 2 ly cà-phê, 1 ly cho bác, một ly cho bác Mục. Tiền thì ai trả cũng được, tui ít khi... để ý! Hì hì...
Thân.
 
[h=1]Tình cha[/h]
Anh hẹn chị ra quán cà phê trước nhà ga chính của thành phố Bremen. Câu đầu tiên khi gặp anh, chị nói trong sự cáu gắt, “Ông lại bán xe rồi hay sao mà lại đi tàu lên đây?”.
Anh cúi đầu trả lời lý nhí trong sự hổ thẹn, “Ừ, bán rồi, vì cũng không có nhu cầu lắm”. Chị sầm mặt xuống: “Ông lúc nào cũng vậy, suốt đời không thể ngóc đầu lên được, hẹn tôi ra đây có chuyện gì vậy?”
Khó khăn lắm anh mới có thể nói với chị điều anh muốn nhờ cậy. Chị cũng khó khăn lắm mới có thể trả lời từ chối anh, “Nhưng mà gia đình tôi đang yên lành, nếu đưa con bé về e rằng sẽ chẳng còn được bình yên”.
Anh năn nỉ, “nhưng thật sự là anh rất bối rối, con bé đã đến tuổi dậy thì, anh là đàn ông, không thể gần gũi và dạy dỗ chu đáo cho nó được, anh chưa bao giờ cầu xin em điều gì, chỉ lần này thôi, chỉ nửa năm hay vài ba tháng cũng được, em là phụ nữ, em gần nó, em hướng dẫn và khuyên bảo nó trong một thời gian, để nó tập làm quen với cuộc sống của một thiếu nữ, sau đó anh lại đón nó về”.
Chị thở dài, “Ông lúc nào cũng mang xui xẻo đến cho tôi, thôi được rồi, ông về đi, để tôi về bàn lại với chồng tôi đã, có gì tôi sẽ gọi điện thông báo cho ông sau”. Anh nhìn chị với ánh mắt đầy hàm ơn. Anh đứng dậy, đầu cúi xuống như có lỗi tiễn chị ra xe rồi thở dài, lùi lũi bước vào nhà ga đáp tàu trở lại Hamburg.
Anh và chị trước kia là vợ chồng. Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông. Anh đi lao động xuất khẩu ở Đông Đức. Chị theo học Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Ngày bức tường Berlin sụp đổ, anh chạy sang phía Tây xin tị nạn. Chị tốt nghiệp Đại học và về làm giáo viên cấp 3 huyện Thái Thụy, Thái Bình. Họ vẫn liên lạc và chờ đợi nhau.
Khi đã có giấy tờ cư trú hợp lệ, anh về làm đám cưới với chị, rồi làm thủ tục đón chị sang Đức.
Vừa sang Đức, thấy bạn bè anh ai cũng thành đạt. Đa số ai cũng có nhà hàng, hay cửa tiệm buôn bán. Chỉ có anh là vẫn còn đi làm phụ bếp thuê cho người ta. Chị trách anh vô dụng. Anh không nói gì, chỉ hơi buồn vì chị không hiểu, để có đủ tiền bạc và điều kiện lo thủ tục cho chị sang được đây, anh đã vất vả tiết kiệm mấy năm trời mới được. Nên không dám mạo hiểm ra làm ăn.
“Đồ cù lần, đồ đàn ông vô dụng…”, đó là câu nói của miệng chị dành cho anh, sau khi anh và chị có bé Hương.
Bé Hương sinh thiếu tháng, phải nuôi lồng kính đến hơn nữa năm mới được về nhà. Khi bác sĩ thông báo cho vợ chồng anh biết bé Hương bị thiểu năng bẩm sinh. Giông tố bắt đầu thực sự nổi lên từ đó. Chị trách anh, đến một đứa con cũng không làm cho ra hồn, thì hỏi làm được gì chứ. Anh ngậm đắng nuốt cay nhận lỗi về mình và dồn hết tình thương cho đứa con gái xấu số.
Bé Hương được 3 tuổi, chị muốn ly dị với anh. Chị nói, ông buông tha cho tôi, sống với ông đời tôi coi như tàn. Anh đồng ý, vì anh biết chị nói đúng. Anh là người chậm chạp, không có chủ kiến và không có chí tiến thân, sống an phận thủ thường. Nếu cứ rằng buộc sẽ làm khổ chị.
Bé Hương 3 tuổi mà chưa biết nói. Chị cũng rất thương con, nhưng vì bận bịu làm ăn nên việc chăm sóc con bé hầu hết là do anh làm. Vì vậy mà con bé quấn quít bố hơn mẹ.
Biết vậy nên chị cũng rất yên tâm và nhẹ nhõm nhường quyền nuôi dưỡng con bé cho anh khi làm thủ tục ly hôn.
Ly dị được gần 1 năm thì chị tái giá. Chị sinh thêm một đứa con trai với người chồng mới.
Thành phố Bremen là 1 thành phố nhỏ. Người Việt ở đó hầu như đều biết nhau. Chị cảm thấy khó chịu khi thỉnh thoảng bắt gặp cha con anh đi mua sắm trên phố. Chị gặp anh và nói với anh điều đó. Anh biết ý chị nên chuyển về Hamburg sinh sống.
Chị không phải là người vô tâm, nên thỉnh thoảng vẫn gửi tiền nuôi dưỡng con cho anh. Trong những dịp năm mới hay noel, chị cũng có quà riêng cho con bé, nhiều năm, nếu có thời gian, chị còn đến trực tiếp tặng quà cho con bé trước ngày lễ giáng sinh nữa.
Thấm thoát đó mà giờ đây con bé đã sắp trở thành một thiếu nữ. Tuy chị không biết cụ thể thế nào. Nhưng chị biết dù con bé lớn lên trong tật nguyền hẩm hiu, nhưng anh rất thương nó. Chị cũng biết con bé gặp vấn đề trong giao tiếp, phải đi học trường khuyết tật. Nhưng con bé rất ngoan. Anh cũng không phải vất vả vì nó nhiều. Nó bị bệnh thiểu năng, trí tuệ hạn chế, phát âm khó khăn. Tuy vậy nó vẫn biết tự chăm sóc mình trong sinh hoạt cá nhân. Thậm chí nó còn biết giúp anh một số công việc lặt vặt trong nhà.
Chồng chị đã đồng ý cho chị đón con bé về tạm sống với chị vài tháng, với điều kiện trong thời gian con bé về sống chung với vợ chồng chị, anh không được ghé thăm. Chị cũng muốn thế, vì chị cảm thấy hổ thẹn khi phải tiếp xúc với vẻ mặt đần đần dài dại của anh.
Vợ chồng chị đã mua nhà. Nhà rộng, nên con bé được ở riêng một phòng. Chị đã xin cho con bé theo học tạm thời ở một trường khuyết tật ở gần nhà. Con bé tự đi đến trường và tự về được.
Đi học về, nó cứ thui thủi một mình trong phòng. Đứa em trai cùng mẹ của nó, mẹ nó, và bố dượng nó rất ít khi quan tâm đến nó. Niềm vui duy nhất của nó là chờ điện thoại của bố. Nó phát âm không chuẩn và nói rất khó khăn, nên hầu như nó chỉ nghe bố nói chuyện. Bố dặn dò nó rất nhiều và thỉnh thoảng còn hát cho nó nghe.
Em trai nó học thêm Piano, nên nhà mẹ nó có cái đàn Piano rất đẹp để ở phòng khách. Có lần nó sờ và bấm bấm vài nốt. Mẹ mắng nó không được phá đàn của em. Nên từ đó nó không dám đụng đến nữa. Có hôm anh gọi điện thoại cho nó, nó nghèn nghẹn nói lỏm bỏm “… đàn… klavia… con muốn…” Anh thở dài và hát cho nó nghe.
Tháng đầu, hầu như ngày nào anh cũng gọi điện thoại cho nó. Rồi thưa dần, thưa dần. Cho đến một ngày anh không gọi cho nó nữa. Sau một tuần đăng đẳng không nghe anh gọi điện thoại. Con bé bỏ ăn và nằm bẹp ở nhà không đi học. Chị không biết gì cứ mắng nó dở chứng.
Một đêm, chị bỗng bật choàng dậy khi nghe tiếng đàn Piano vang lên. Chị chạy ra phòng khách, thấy con bé đang ngồi đánh đàn say sưa. Nó vừa đánh vừa hát thì thầm trong miệng. Chị cứ há hốc mồm ra kinh ngạc. Chị không thể tưởng tượng nổi là con bé chơi Piano điêu luyện như vậy. Chị chợt nhớ ra, đã có lần anh nói với chị, con bé ở trường khuyết tật có học đàn Piano, cô giáo khen con bé có năng khiếu. Lần đó chị tưởng anh kể chuyện lấy lòng chị nên chị không quan tâm
Chị đến gần sau lưng nó, và lặng lẽ ngắm nhìn nó đánh đàn. Chị cúi xuống và lắng nghe con bé hát thầm thì cái gì. Chị sởn cả da gà, khi chị nghe con bé hát rõ ràng từng tiếng một, lại là hát bằng tiếng Việt hẳn hoi: “…Nhớ những năm xa xưa ngày cha đã già với bao sầu lo…sống với cha êm như làn mây trắng…nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con….với tháng năm nhanh tựa gió..ôi cha già đi cha biết không…”.
Chị vòng tay ra trước cổ nó và nhẹ níu, ôm nó vào lòng. Lần đầu tiên chị ôm nó âu yếm như vậy. Chị thấy tay mình âm ấm. Nó ngừng đàn đưa tay lên ôm riết tay mẹ vào lòng ngực. Nó khóc. Chị xoay vai nó lại, nhìn vào khuôn mặt đầm đìa nước mắt của nó hỏi, con sao vậy hả con yêu của mẹ. Nó ngước nhìn mẹ nó rất trìu mến rồi chìa cho mẹ nó một tờ giấy giấy khổ A4 đã gần như nhàu nát.
Chị cầm tờ giấy và chăm chú đọc, rồi thở hắt ra nhìn nó hỏi “Con biết bố con bị ung thư lâu chưa?” Nó chìa 4 ngón tay ra trước mặt mẹ. Chị hỏi, 4 tháng rồi hả. Nó gật đầu. Chị nhìn chăm chăm vào tờ giấy, và từ từ ngồi thụp xuống nền nhà, rũ rượi thở dài.
Con bé hốt hoảng đến bên mẹ, ôm mẹ vào lòng, vuốt mặt mẹ, rồi vừa ấp úng nói vừa ra hiệu cho mẹ. Đại ý là nó diễn đạt rằng: -”Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm. Con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế, bố muốn mình ra được nhẹ nhàng và yên tâm là có mẹ ở bên con…
Chị cũng ôm nó vào lòng, vỗ vỗ vào vai nó và nói, con gái ngoan của mẹ, ngày mai nếu mẹ sắp xếp được công việc, mẹ sẽ đưa con về Hamburg …
Tôi nghe người ta kể chuyện lại chuyện đó, khi đi dự một cuộc biểu diễn nghệ thuật của học sinh khuyết tật và khiếm thị.
Khi thấy em gái đệm đàn piano cho dàn đồng ca, cứ khăng khăng đòi phải đàn và hát bài hát “Người Cha Yêu Dấu” bằng tiếng Việt trước, sau đó mới chịu đệm đàn cho dàn đồng ca tiếng Đức. Quá kinh ngạc nên tôi cứ gạn hỏi mãi người trong ban tổ chức. Cuối cùng họ đã kể cho tôi nghe câu chuyện như vậy.
(Nhận được qua e-mail, không rõ tác giả)

Cảm ơn .câu chuyện rất cảm động,làm người sao cư xử tệ thế...tôi cũng thích bài hát này bằng tiếng việt,dù tôi ko may mắn được sống cùng cha mình.tôi cũng đang cố gắng làm cha thật tốt chào.
 
SẮC SẮC, KHÔNG KHÔNG !
...từ bài Bát Nhã. Sự đời ! Trăm vạn chuyện khác nhau đến mấy, rốt cuộc rồi cũng chữ ấy mà thôi. Không Ngộ thì Mê, không Mê thì Ngộ, nói gì? có gì nữa để nói? ....Chú khắc suốt ngày và suốt đêm. Khắc rách da tay, khắc kiệt sức. Khắc : sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị... Bài kinh Bát nhã.


Mời xem phim
Xuân hạ thu đông , rồi xuân


leftimage.jpg
Tuần vừa qua, một cuốn phim Ðại Hàn ra mắt khán giả Paris, được khen ngợi. Báo Mỹ cũng khen. Tên của phim là : Xuân Hạ Thu Ðông ... rồi Xuân (1). Không phải là người sành điện ảnh, đọc tên phim là tôi muốn đi xem ngay vì nên thơ quá. Xuân hạ thu đông thì chẳng có gì lạ, nhưng xuân hạ thu đông ... rồi xuân thì cái duyên đã phát tiết ra ngoài. Huống hồ, ở trong phim, xuân rồi lại xuân trên một ngôi chùa nhỏ ... trên một ngôi chùa nhỏ chênh vênh giữa núi non.

Thơ và đẹp là chuyện của phim. Bằng im lặng, cảnh nói thay người, vì người chẳng có gì để nói. Chẳng có gì để nói giữa ông thầy và chú tiểu. Chẳng có gì để nói giữa chú tiểu và cô gái. Giữa ba nhân vật là một chiếc thuyền, có khi có người chèo, có khi không có người chèo vẫn trôi, trôi từ bờ bên này qua bờ bên kia, từ thế giới bên ngoài không hiện diện qua thế giới ngôi chùa không ai cần nói với ai. Chiếc thuyền là nét động duy nhất giữa tĩnh lặng mênh mông, là vùng vẫy giữa lắng đọng. Nói gì ? Có gì để nói ? Nói gì giữa chú tiểu và cô gái ? Chuyện xảy ra là chuyện tất nhiên, bình thường như xuân hạ thu đông, bốn mùa trôi qua trên mái chùa.

Mới hôm qua, mùa xuân, chú tiểu hãy còn là búp măng, con ai đem bỏ chùa này, ngây thơ đùa nghịch với cóc nhái, rắn rít. Hôm nay, khi cô gái đến, tuổi đời của chú đã bắt đầu vào hạ. Ðất trời ấm mùa hạ, cô gái ấm mùa hạ, chú cũng vậy. Chuyện gì xảy ra tất phải xảy ra, chú tiểu hay ai cũng vậy thôi, đất đá cũng biết, nói gì, có gì để nói, bình thường như xuân hạ thu đông, bốn mùa trôi qua.

springsum.jpg


Cô gái đến chùa để ở lại chữa bệnh. Khi đến, cô u sầu. Dưới mặt trời mùa hạ, trời ấm, người ấm, cô rạng rỡ. Ông sư nói: “Cô lành bệnh rồi đấy, về nhà được rồi”. Ông biết hết, nhưng thản nhiên, như không, có gì để nói? Cô gái xuống thuyền, thuyền đưa cô từ bờ bên này của núi non qua bờ bên kia của một thế giới chẳng ai biết. Ðó là thế giới chú tiểu sắp bước vào, bởi vì, sau khi cô gái đi, chú tiểu cũng khăn gói rời chùa, làm con bướm đuổi theo mùi hương. Trong khăn gói, chú cẩn thận nhét thêm tượng Phật. Nằm trong gói, chắc tượng Phật nói thầm : “chú tiểu ơi, chẳng sao đâu, chú đi như thế cũng tốt như ở, bình thường thôi, xuân hạ thu đông”.

06-spring-summer.jpg
Chùa hai người, bây giờ chỉ còn một. Một ông sư già và một con mèo con. Mặt trời dịu lại, mùa hạ cũng ra đi. Mùa thu dần đến, núi non vàng rực một màu.

Nhưng chẳng mấy chốc, chú tiểu trở về. Chú về với râu, với tóc, với tướng mạo hiên ngang của thanh niên đô thị. Và với con dao ! Con dao mà chú đã thọc vào cổ của người yêu bây giờ là người phản. Chú vào chùa, giận dữ bốc cháy người chú. Trong tay chú, con dao như muốn thọc vào cả núi non. Thản nhiên như không, ông sư càng già càng ít nói. Chỉ nói : “ Chú khổ thì người khác cũng khổ ”. Nghe chừng như chuyện khổ cũng tất nhiên, nói gì, có gì để nói, chỉ là xuân hạ thu đông.

Cũng tất nhiên, cảnh sát đến chùa bắt kẻ sát nhân. Cảnh sát có súng. Sát nhân có dao. Dao ấy hươi lên trước súng. Máu sẽ đổ chăng ? Ðổ trên sân chùa ? Ðổ trên lưng ông già đang lom khom nắn nót viết chữ trên sân ? Ðâu có ! Không rời bút, cũng chẳng nhìn lên, ông bảo chàng thanh niên buông dao. Dao buông xuống thì dao hết là dao. Dao hết là dao thì súng cũng hết là súng, cảnh sát hết cảnh sát, thanh niên hết râu tóc. Chỉ còn chữ viết trên sân. Với con dao đã buông, ông bảo chú thanh niên tiếp tục khắc chữ trên nền sân, khắc theo chữ ông viết. Chú khắc suốt ngày và suốt đêm. Khắc rách da tay, khắc kiệt sức. Khắc : sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị... Bài kinh Bát nhã.

spring1.jpg


Sáng hôm sau, cảnh sát dẫn chú lên thuyền qua bên kia bờ. Mọi chuyện xảy ra như chẳng có gì để nói, chẳng có gì để nói nhiều, tất nhiên như thế. Trừ bài Bát nhã. .

Mùa thu trôi qua, tuyết mùa đông phủ trắng núi non. Một mùa tuyết, hai mùa tuyết, chẳng biết bao nhiêu mùa tuyết trôi qua, chỉ biết ông sư già đã tịch. Giữa băng giá phủ kín mặt hồ, bỗng một hôm, giữa mùa tuyết như thế, một người đàn ông đứng tuổi hiện ra, đi từ bờ bên kia qua bờ bên này của ngôi chùa bỏ hoang. Cũng một người ấy thôi, mãn giấc bướm, mãn tù, mãn cuộc đời, quay về chùa cũ. Cũng một người ấy thôi, nhưng không phải người ấy nữa. Người ấy bây giờ là sư.

Có sư, chùa sống lại. Tượng được đặt trên bàn thờ, bế lên núi, ngự trên chóp đỉnh, tạc cả vào băng. Giữa băng giá, sư mình trần leo núi, thách đố với trời đất, thách đố với cả chính mình. Sư thắng. Sư đã từ giã bờ bên kia. Sẽ không còn ai biết sư là ai nữa, kể cả con thuyền khi hết băng giá sẽ nối lại hai bờ, kể cả chính sư. Nhưng từ giã cuộc đời bên kia đâu có phải là diệt nó. Trái lại, phải sống với nó. Mà cuộc đời ở bên kia cũng chẳng để cho sư quên sư đâu. Nó nhắc nhở hành trình của sư ở chính cái chỗ bắt đầu : ở tiếng khóc khi bắt đầu sự sống. Cho nên, giữa giá băng như thế, một buổi sáng, chùa chưa mở cửa, bỗng vang dội tiếng khóc sơ sinh trước sân. Một thiếu phụ, chẳng biết ai, dấu nước mắt, đem con lên bỏ chùa này, giao cho chùa giọt máu chắc hẳn là kết quả của một hạnh phúc không bền hơn sương tan đầu cỏ. Tiếng khóc! Trẻ thơ! Câu chuyện của chính ông sư, có lẽ của cả mọi người, sẽ lặng lẽ diễn ra hàng ngày trước mắt ông. Câu chuyện đó, ông đã quá biết rồi, cho nên có gì xảy ra chắc ông đều sẽ thản nhiên, chẳng nói một lời, nói gì, có gì để nói, bình thường như xuân hạ thu đông trôi qua trên mái chùa của ông.

Ðấy, băng giá tan rồi, mùa đông đã trôi qua, một mùa đông, hai mùa đông ...Rồi mùa xuân ! Trẻ sơ sinh đã thành chú tiểu nhỏ, ngây thơ đùa nghịch với cóc nhái, rắn rít đang bò ra khỏi hang. Chỉ chừng mươi mùa xuân nữa thôi là chú tiểu sẽ vào tuổi hạ. Coi chừng, chú sắp rút dao. Sắp khắc trên nền gạch :“có chẳng khác không, không chẳng khác có...” Nói gì nữa, có gì để nói ?...

06-autumn-fall.jpg



Ðáng lẽ người kể chuyện chấm dứt ở đây. Nhưng xem phim mới lại nhớ phim cũ. Nhớ quá, không cắt hai phim ra được, cho nên phải thêm. Cũng tại bài kinh Bát nhã, năng trừ nhất thiết khổ chân thật bất hư. Dứt trừ hết khổ ách, chân thật không hư. Tại sao bài kinh Bát nhã có công năng như vậy ? Tại vì kinh nhắc chữ có cho ai mê muội về không, nhắc chữ không cho ai mê muội về có. Cứ thử mê muội rồi thấm Bát nhã.

“Xuân Hạ Thu Ðông ... rồi Xuân” được sáng tác giữa thời đại mà dục tính phơi tràn trên màn ảnh. Ái dục là đề tài của phim, vấn nạn của nhân vật. Tôi không biết đạo diễn có lấy hứng từ phim cũ không, nhưng tôi liên tưởng đến một phim nổi tiếng của Nhật, Quái Ðàm (Kwaidan) (2), chiếu cách đây trên 35 năm, rút từ một chuyện thiền, chẳng có gì giống phim mới ngày nay, trừ bài Bát nhã. Chuyện như sau, tôi kể theo trí nhớ.

Một chú tiểu mù sống trong một ngôi chùa vắng với một ông sư già. Chú chơi đàn tỳ bà rất hay, tiếng đàn ai oán, ai nghe cũng rơi lụy. Một buổi tối mùa hè đầy sao, chú tiểu đang ngồi trước sân tư lự với sao trên trời, bỗng nghe bước chân lạ của ai đến bên cạnh. Tiếng áo giáp khua. Rồi giọng một võ sĩ : “Chú đừng sợ. Nữ chúa của ta nghe danh cây tỳ bà của chú nên bí mật tới đây cùng với cả triều đình của ngài để mời chú đến đàn cho nghe khúc nhạc kể lại trận thủy chiến ngày xưa xảy ra trong vùng này. Ta đưa chú đi”.

Chú tiểu ngần ngại quá, sợ kẻ lạ, sợ đêm khuya, thầy quở, nhưng võ sĩ nắm tay chú kéo đi. Chú được dẫn đến trước một cung điện nguy nga, tráng lệ . Cả một triều đình bá quan văn võ, quý tộc, công nương, lễ phục oai vệ, uy nghiêm, ngồi lặng yên chờ chú. Trên ngai, chủ trì một nữ chúa, trang phục cực kỳ lộng lẫy. Chú tiểu so dây, lựa khúc, gảy bản đàn nổi tiếng, rồi cất tiếng ca não nùng kể lại trận đánh. Cả triều đình thương cảm, rơi lệ.

Gần sáng, võ sĩ đưa chú về lại chùa, hẹn tối mai sẽ trở lại, sẽ đàn, sẽ yến tiệc, sẽ trả công, sẽ gả người đẹp cho chú, nhưng cấm chú tuyệt đối không được hé miệng kể cho ai nghe chuyện này.

Tối hôm sau. Lại tiếng khua của áo giáp. Lại võ sĩ đến tìm. Lại triều đình oai vệ. Lại đàn hát, nỉ non, ai oán. Trận thủy chiến hiện ra qua bài hát, giáo mác, lửa đạn, thây người, máu chảy, cả triều đình thất trận nhảy xuống sông, nữ chúa gieo mình xuống nước, tự vẫn ...

Ðêm hôm đó, đêm hôm sau, đêm sau nữa, cứ đến đêm là ông sư già để ý thấy chú tiểu ôm đàn ra khỏi chùa, đến gần sáng mới về. Ông thầy lo quá, thấy chú tiểu tái xanh, ngớ ngẩn, xa vắng; Chẳng lẽ chú tới nhà gái ? “Này, tiểu, nhỏ nào hớp hồn chú vậy?” Chú tiểu lắc đầu, câm miệng, khiến thầy càng nghi. Tối đó, sư cho người theo dò, nhưng lạ quá, tiểu đi như lướt trên đất, chẳng đường sá gì cả, vừa mới theo bóng chú đã lạc đâu rồi, mất hút. Quay về lối cũ, bỗng nghe thoảng ra, từ nghĩa trang gần chùa, tiếng tỳ bà. Vào nghĩa địa thì chú đấy, đang ngồi đàn một mình trước mộ hoang của phe thất trận thủy chiến ngày xưa. Mưa đẫm ướt áo, chú vẫn đàn say mê . Gọi, chú chẳng nghe. Lay, chú vẫn ngồi. Vẫn đàn, như không biết gì khác. Phải lôi chú, kéo chú về chùa.

Thế này thì tiểu bị ma bắt rồi - sư nói. Thất trận mấy trăm năm, oan hồn vẫn chưa tan. Vẫn triều đình, vẫn bá quan văn võ, vẫn nghi vệ oai phong, vẫn lộng lẫy nữ chúa. Vẫn thủy chiến. Dưới trời sao. Trước nấm đất hoang. Ông sư mài mực, chấm bút, bảo chú tiểu cởi hết áo quần, viết trên toàn thân kín mít chữ, từ chỏm đầu đến mút chân. Chú tiểu bây giờ chỉ còn là bài kinh biết đi, sắc bất dị không, không bất dị sắc ... Sư nói : “tối nay nó lại đến tìm chú nữa đấy ; cứ tĩnh tọa chú Bát nhã”.

kwaidan.jpg


Tối, võ sĩ lại đến, nhưng chẳng thấy chú tiểu đâu cả, chỉ thấy cây tỳ bà vẫn gác nơi vách. Nhìn quanh cây đàn, trống không, chẳng bóng ai, nhưng ô kìa, sao lại có hai cái tai vễnh lên trước mắt, đúng là tai của chú tiểu. Võ sĩ kéo tai ; chú tiểu nhịn đau, chú Bát nhã. Không làm được gì hơn, võ sĩ rút gươm, cắt tai, mang đi. Sư phụ ơi, sư phụ ơi, người đã tuyệt vời năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư kín mít toàn thân, từ chỏm đầu đến mút chân, chỉ quên khuấy yết đế trên hai tai !



Không mắt, không tai, vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, chú tiểu bây giờ chỉ còn là cây đàn, tai mắt chú là cây tỳ bà, cây tỳ bà là tai mắt chú, người và đàn là một. Trong chuyện thiền mà cuốn phim lấy hứng, chú tiểu trở thành danh cầm bậc nhất thiên hạ.

***

Hai phim, hai chuyện chẳng giống gì nhau, chỉ cùng mượn hứng từ bài Bát nhã. Sự đời ! Trăm vạn chuyện khác nhau đến mấy, rốt cuộc rồi cũng một chữ ấy mà thôi, không ngộ thì mê, không mê thì ngộ, nói gì, có gì nữa để nói ?
Tác giả
C H T

(1) Printemps, été, automne, hiver... et printemps (tên Hàn ngữ là Bom, yeorum, gaeul, gyeowool, geurigo, bom, 2003), đạo diễn : Kim Ki-Duk

(2) Phim của Masaki Kobayashi, Nhật Bản (1964). Câu chuyện tác giả kể lại là một trong 4 chuyện hợp thành cuốn phim
Kwaidan

 
Dù chuyện đã được giải quyết xong..vẫn phải đọc lại :

Nghi mất tiền, trường giao HS lớp 2 cho công anThứ ba, 25/12/2012 15:25

Cô giáo nghi ngờ một học sinh lấy tiền của mình, trường mời công an đến hỏi cung, đưa học sinh về trụ sở.


Bà Ngô Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Lập Thượng, Củ Chi, TP HCM kể lại sự việc:

Sau giờ sinh hoạt dưới cờ vào sáng 26/11, cô Th., giáo viên khối lớp 2 của trường phát hiện số tiền hơn một triệu đồng đã không còn trong giỏ đựng đồ của mình.

Nghe một học sinh trong lớp nói rằng thấy em T. lục giỏ của cô nên cô Th. chạy sang lớp em T. học và tra hỏi nhưng cô bé không nhận.

145308_giaohocsinhcongan1.jpg
Ngôi trường nơi xảy ra sự việc
Sau đó, cô Th. dẫn học sinh này xuống trước văn phòng trường, có thêm thầy tổng phụ trách Đội và một giáo viên khác cùng hỏi T. về việc lấy tiền.

Lúc này cô bé gật đầu xác nhận nhưng mọi người đi tìm ở những chỗ bé chỉ đều không thấy.
Hai công an xã Trung Lập Thượng được mời đến trường và tiến hành hỏi cung mọi người cũng không thể tìm ra được tiền ở những nơi bé T. chỉ là đã giấu.

Anh trai T., học sinh lớp 5 cùng trường xuống động viên em gái trả lại tiền vẫn không có kết quả và T. bị giải về trụ sở công an xã cùng anh trai.

Đến 13h cùng ngày, nhà trường thông báo tiền vẫn nguyên trong giỏ của cô giáo thì 2 học sinh được cho về nhà.

Cũng theo lời bà Mai, hoàn cảnh nhà em T. rất đáng thương, bố mẹ ly hôn, hai anh em T. phải ở với bà ngoại đã hơn 60 tuổi.

'Nói thật là sau chuyện này tôi day dứt lắm. 30 năm trong nghề tôi chưa bao giờ nói nặng học sinh.

Tôi đã rút kinh nghiệm đối với giáo viên trong cuộc họp hội đồng sư phạm đợt vừa rồi', bà Mai chia sẻ.

Được biết, sau khi sự việc xảy ra khoảng một tuần, cô Th. đã đến xin lỗi gia đình học sinh.
> Kiểm điểm cô giáo bị học sinh cắt tay phản đối
 
Trời đất ơi! Vết thương chí-mạng trong 2 trái tim non nầy sẽ hủy-hoại đời 2 em!
Ở các xứ tôn-trọng nhân-quyền, thì ngôi trường nầy phải bồi-thường cho 2 học-sinh nạn-nhân đến phá-sản.
Thiệt là không chữi thề không được!
 
Nhân phẩm bị hủy hoại ngay từ khi còn ở lớp 2 thì nguy hiểm thật
Và...sửa sai :

Hiệu trưởng công khai xin lỗi học sinh lớp 2

Thứ năm, 27/12/2012 15:56
Sáng nay (27/12), trước toàn giáo viên, học sinh Tiểu học Trung Lập Thượng (TP HCM), ban giám hiệu đã xin lỗi em Thẩm.
Trước đó, ngày 26/11, do nghi ngờ em Thẩm - học sinh lớp 2 của trường lấy trộm tiền của cô giáo Nguyễn Thị Thu, nhà trường đã giao em cho công an xã thẩm vấn.

Đến hơn 13h cùng ngày, khi nhà trường gọi điện lên báo rằng tiền vẫn còn nguyên trong giỏ của cô giáo thì công an mới cho em về nhà.

Hôm nay, hiệu trưởng Ngô Thị Mai, cô giáo Thu và ông Nguyễn Văn Đắng (Tổng phụ trách Đội, kiêm giáo viên tư vấn học đường) đã trực tiếp xin lỗi em Thẩm.

'Đây là sai lầm mà tôi sẽ nhớ suốt đời, không bao giờ dám tái phạm.

Sai lầm xuất phát từ sự nóng vội, những phản ứng thiếu sư phạm, không mang tính giáo dục khiến em Thẩm bị hàm oan', cô giáo Thu vừa khóc vừa phát biểu.

152158_1.jpg
Em Thẩm, học sinh bị nghi lấy tiền
Cũng trong buổi sáng nay, cô giáo Thu cũng đã trực tiếp tặng Thẩm một chiếc xe đạp để em làm phương tiện đi học.

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng cũng tổ chức quyên góp giúp đỡ hai anh em Thẩm ngay tại trường.

Bà Ngô Thị Mai cho biết đã có 1 luật sư ở Hà Nội và 1 bạn đọc tên Yến gửi tặng em Thẩm số tiền 1,3 triệu đồng.
Một học sinh cũ của trường gửi tặng 100 USD (khoảng hơn 2 triệu đồng).

152339_2.jpg
Học sinh trong trường ủng hộ em Thẩm
152339_3.jpg
Chiếc xe đạp cô giáo Thu tặng
Ông Phạm Thanh Tâm, Phó Ban chỉ huy Công an xã Trung Lập Thượng, người trực tiếp đưa em Thẩm về công an xã đến xin lỗi gia đình vào buổi trưa.

Được biết, gia đình em Thẩm hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ ly hôn, em cùng anh trai phải sống với bà ngoại.

> Nhà trường phải xin lỗi vụ giao bé lớp 2 cho CA





 

Trời đất ơi! Vết thương chí-mạng trong 2 trái tim non nầy sẽ hủy-hoại đời 2 em!
Ở các xứ tôn-trọng nhân-quyền, thì ngôi trường nầy phải bồi-thường cho 2 học-sinh nạn-nhân đến phá-sản.
Thiệt là không chữi thề không được!

Đ.M ( em chửi dùm bác Thủy canh :lol:)
Đã mang cái chức thầy đồ mà hành xử thua loại người dốt nát. Sao mấy cô giáo kia không nhìn xem cái gương bà hiệu trưởng của trường Sandy Hôk ở bang Connecticut lấy thân mình chèn cửa che đạn cho các học sinh tiểu học ? Thiệt là...không chửi thề giống như bác Thủy canh cũng không được.

Đọc câu chuyện "Vô Cảm" của bác Thủy canh post thì em cũng không tin có thật. Nhưng nếu có thật thì tác giả bài này là người có tội dung túng cho những hành động vô cảm. Đúng ra tác giả phải nêu đ1ich danh cái bệnh viện đó, ca trực nào để mọi người xúm lại ném đá hội đồng cái xấu. Viết thậm thà thậm thụt như vậy thì kẻ vô cảm lại tiếp tục vô cảm. Thiệt là cũng có học nhưng sao...
 


Mời bà con bấm vào xem chơi!


*

Mời xem phim
Xuân hạ thu đông , rồi xuân


--------

Tui không tin chuyện dưới đây có thật.
Thủy-canh.
*
Rất cãm động,đọc mà rơi lệ quý vị ơi!



Chuyên có thật 100%

VÔ CẢM
MINH DIỆN



Trời bừng sáng sau cơn mưa đêm… Bầu không khí tươi mát ùa vào căn phòng trực cấp cứu của bệnh viện. Cô y tá trẻ mặc bộ blue trắng nhận ca trực, cô vừa lật cuốn sổ ghi chép của ca trước vừa sửa lại bình hoa tươi trên bàn. Hai má cô ửng hồng, đôi mắt long lanh và làn môi xinh tươi như hoa hồng mới nở.
Cách đó không xa, ông bác sĩ tuổi trung niên ngồi trước bàn làm việc của mình, mỉm cười nhìn dòng chữ “Thầy thuốc như mẹ hiền” uốn bằng đèn huỳnh quang màu đỏ tươi rực rỡ vừa mới sắm.
Bỗng một chiếc xe gắn máy phóng thẳng tới cửa phòng cấp cứu. Gã lái xe mặt mày bậm trợn, ngồi sau là cô gái mặc mỗi chiếc áo nịt, phấn son nhòe nhoẹt. Cô ta đang ôm một thằng bé chừng mười tuổi được quấn trong cái áo khoác phụ nữ loang máu.
Gã lái xe giật thằng bé trên tay cô gái rồi bồng vào trong phòng, nói với cô y tá:
- Bác sĩ ơi cấp cứu!...
Cô y tá rời mắt khỏi cuốn sổ:
- Sao vậy?
- Thằng bé bị tai nạn giao thông!
- Anh là bố nó à?
- Không, tôi lái xe ôm…
- Thế còn cô kia?
Cô y tá liếc mắt về phía cô gái ăn mặc hở hang đứng ngoài cửa rồi bĩu môi cau mặt! Nước mưa đã cuốn trôi lớp son phấn rẻ tiền trên mặt cô ta để lộ ra lớp da nhợt nhạt. “Trông chẳng khác gì gái điếm đứng đường mạt hạng. Vào nơi công cộng mà dám phô ra như thế à!?...” -Cô y tá nghĩ. Quả thật cô gái mặc áo ngực ấy là một gái điếm nghèo, sáng sớm nay cô đang đi xe ôm của gã kia về phòng trọ thì gặp thằng bé bị tai nạn nằm ngất bên đường. Chiếc xe nào đã quẹt phải nó rồi bỏ chạy luôn. Thương hại, cô cởi áo khoác quấn cho thằng bé rồi cùng anh xe ôm đưa nó đến đây.
Gã xe ôm bối rối liếc qua cô gái, ấp úng trả lời cô y tá:
- À! Cô này…
Cô y tá xinh đẹp không thèm nhìn hai người, cất giọng lạnh lùng:
- Sang bên kia làm thủ tục nhập viện.


Gã xe ôm đặt thằng bé xuống thềm, rồi chạy sang dãy nhà đối diện. Người bảo vệ chỉ cho gã cái lỗ hình vuông bằng hai bàn tay trên tấm kính dày, chung quanh bịt lưới sắt. Gã khom lưng nhìn vào trong ô vuông đó, thấy gương mặt hồng hào của người nữ nhân viên ngồi sau chiếc bàn chất đầy sổ sách. Gã nhũn nhặn:
- Chị ơi, cho tôi làm thủ tục nhập viện…
Người phụ nữ không ngẩng mặt lên, nói máy móc:
- Tên gì? Hộ khẩu? Chứng minh nhân dân?...
- Dạ… thằng nhỏ mà!...
- Thằng nhỏ à?... Anh là gì của nó?
- Tôi lái xe ôm… Thấy nó bị tai nạn nên chở tới đây.
- Rắc rối đây! Sao anh không gọi bố mẹ nó tới làm thủ tục nhập viện?
Gã xe ôm nói lắp bắp:
- Tôi đâu biết bố mẹ nó… Với lại gấp quá! Cấp cứu mà!
- Thôi được! Nộp tiền tạm ứng viện phí.
- … Bao nhiêu chị?
- Hai triệu.
Gã xe ôm ngẩn ra, hắn biết trong túi mình có chưa tới hai trăm ngàn. Gã móc hết tiền ra rồi nói với chị nhân viên:
- Tôi chỉ có bi nhiêu… Chị làm ơn cho thằng bé nhập viện, rồi tôi sẽ tìm bố mẹ nó tới thanh toán.
- Không được! Anh không biết bố mẹ nó thì làm sao mà tìm?
- Chị làm ơn… Thằng bé sắp chết!...
- Đã bảo không được! - Chị nhân viên gắt, cộc cằn máy móc - Bệnh viện đã quy định.


Gã xe ôm đành chạy trở lại lại phòng cấp cứu, hỏi cô gái điếm:
- Cô có tiền không?...
Cô gái khẽ quay đi, moi trong chiếc áo nịt ra mấy tờ bạc được xếp cuốn chặt rồi đưa cho anh xe ôm. Anh ta mở ra: Chưa tới trăm ngàn!...
- Bi nhiêu nhằm nhò gì? - Anh xe ôm lắc đầu cau mặt.
Mặt anh xe ôm xám ngắt, mắt đỏ ngầu, hai hàm răng nghiến chặt của anh ta như muốn nhai nát cái gì đó… Cô gái điếm nhìn bộ mặt cau có của anh ta mà phát sợ, nói như phân trần:
- Đêm qua mưa… tôi không có khách…


Thằng bé nằm dưới thềm kêu khóc thảm thiết. Nhìn nó thật thê thảm: Chiếc quần đùi rách tướp để lộ ra cẳng chân dập nát, da thịt chỗ đó bầy nhầy. Máu vẫn chảy từ vết thương chưa được băng bó. Da thằng bé bợt nhớt như con cá ươn, ngực thoi thóp và đôi mắt long lanh đảo nhìn mọi người như cầu cứu. Trong túi áo ngực của nó còn thò ra xấp vé số ướt nhẹp.
Gã xe ôm nhìn thằng bé mà ứa nước mắt. Gã chợt quỳ mọp xuống trước mặt ông bác sĩ, hai tay cầm mấy tờ bạc cô gái điếm vừa đưa đội lên đầu:
- Tôi lạy bác sĩ! Bác sĩ làm ơn cứu thằng bé!...
Khuôn mặt đen sạm của gã xe ôm méo mó khổ sở. Ông bác sĩ ngoảnh mặt đi chỗ khác, nhịp nhịp chân phải…


Gã xe ôm biết có quỳ xin cũng không được. Gã đứng dậy nói với cô gái điếm:
- Thôi được! Cô trông thằng bé, để tôi đi cầm đỡ chiếc xe vậy.
Cô gái điếm lau nước mắt:
- Hay anh… để em qua phòng bên kia… bán máu?
Gã xe ôm nhìn lướt qua thân hình gầy gò của cô gái, lắc đầu:
- Cô thì có bao nhiêu máu mà bán? Chưa chắc họ đã chịu mua…
Gã nói xong hấp tấp chạy ra cửa bệnh viện.




Lúc ấy phòng cấp cứu tiếp nhận thêm mấy bệnh nhân: Một cô gái tự tử vì thất tình, một anh chàng say rượu bị trúng gió và một người đàn ông bị nhồi máu cơ tim - ông này được đưa tới bằng xe hơi Mercedes kèm hai Honda @ hộ tống. Người thân của ông nhà giàu đứng chật phòng cấp cứu. Bà vợ mập mạp của ông ta nhanh nhẹn dúi vào tay bác sĩ và cô y tá mỗi người một phong bao:
- Tốn kém bao nhiêu cũng được, bác sĩ mau mau cứu sống chồng tôi.
Ông bác sĩ vội vã rời cái bàn như bị bắt vít từ sáng, cô y tá cuống quýt đẩy băng ca… Ông bệnh nhân “đại gia” được đưa thẳng vào phòng chăm sóc đặc biệt không cần qua thủ tục nào.
Trong khi đó, thằng bé bị bỏ quên ngoài thềm cùng cô gái điếm.




… Ánh mặt trời rực rỡ chiếu xuống sân bệnh viện. Ba lá cờ phấp phới tung bay trên đỉnh cột thép không rỉ, trên cùng là cờ đảng,giữa là cờ tổ quốc và dưới cùng là cờ bệnh viện với hình con rắn mổ cái cốc thủy tinh. Cuộc chào cờ buổi sáng thứ hai của cán bộ nhân viên bệnh viện vừa kết thúc. Người thân của những bệnh nhân nghèo kéo nhau tụ tập dưới chân cột cờ để nhận cơm, nhận cháo từ thiện của một sư bà mang tới.
Đang múc cơm cháo cho mọi người, sư bà bỗng nghe tiếng kêu rên của thằng bé từ phòng cấp cứu vọng ra. Bà ngừng tay lắng nghe… tiếng kêu rên càng lúc càng rõ hơn… Bằng tâm thức của một người tu hành, sư bà thấu hiểu tiếng kêu tuyệt vọng của một sinh linh. Bà vội trao công việc phát cơm cháo cho người khác rồi chạy tới.


Thằng bé đã kiệt sức, mắt nhắm nghiền… Cô gái điếm bất lực ngồi bên cạnh. Sư bà cúi sát xuống khuôn mặt trẻ thơ trắng bệt:
- Nam mô A Di Đà Phật!...
Thằng bé mở mắt nhìn bà sư, nước mắt nó ứa ra. Sư bà nhìn chiếc áo phụ nữ vấy máu, rồi liếc qua cô gái ốm yếu ăn mặc hở hang phong phanh… Bà hiểu ngay sự tình, liền quay lại chỗ phát cơm cháo từ thiện, nói với mọi người:
- Thưa quý vị! Trong kia có một đứa trẻ đang hấp hối vì không có tiền nhập viện. Tôi biết quý vị ở đây cũng không giàu có gì…
Sư bà chỉ nói được như vậy. Những người nghèo khó lại có trái tim nhạy cảm - họ hiểu ngay điều sư bà muốn nói và việc cần làm. Thế là chiếc vung nồi cháo từ thiện biến thành thùng công đức…
Vừa lúc đó gã xe ôm trở về, mặt mướt mồ hôi. Gã đã cầm được chiếc xe gắn máy là cần câu cơm của gia đình, phải năn nỉ mãi mới được triệu rưỡi, cộng với số tiền của gã, của cô gái và lòng hảo tâm của nhiều người nghèo, may quá được hơn hai triệu! - Đủ ứng tiền nhập viện cho thằng bé.
Mọi người thở phào nhẹ nhõm, ngồi quây quần bên nhau ở góc sân chia nhau húp những bát cháo từ thiện.
Bỗng cô y tá xăm xăm đi tới nói với gã xe ôm:
- Thằng bé cần phải tiếp máu. Nhóm máu O…
- Trời! - Gã xe ôm thốt lên! Thẩn thờ đặt bát cháo đang húp dở xuống nền gạch…
Bầu không khí như chết lặng trước tình huống bất ngờ. Cô gái điếm bỗng lên tiếng:
- Máu O à!?... Tôi nhóm máu O!...
Nói xong, cô nhanh chóng theo y tá vào phòng hiến máu. Gã xe ôm cũng vội vã bước theo…


Nửa giờ sau gã xe ôm dìu cô gái điếm ra. Trên gương mặt nhợt nhạt của cô hé nở nụ cười.




Minh Diện

<tbody>
</tbody>









 
Last edited:
Cô gái quỳ xuống đường, van xin CSGT

Thứ bẩy, 29/12/2012 09:05
Lo bị giữ phương tiện, giữa trưa nắng, một cô gái trẻ đã quỳ xuống đường, chắp tay van xin lực lượng CSGT đừng giữ xe.


Sự việc trên ghi lại vào khoảng 12h ngày 28/12, trên đường Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP HCM.

084802_quy1fc5ea.jpg
Cô gái trẻ bị CSGT lập biên bản
Vào thời điểm trên, tổ CSGT đội Rạch Chiếc (thuộc Phòng CSGT Công an TP HCM) gồm 4 người dừng xe công vụ trên lề đường Đồng Văn Cống để chặn dừng phương tiện vi phạm.
Lúc này xe máy BKS 72F1 - 061… do một cô gái còn khá trẻ điều khiển lưu thông từ hướng Xa lộ Hà Nội về bến phà Cát Lái đã bị tổ CSGT chặn dừng để kiểm tra, xử lý.
084821_quyfc5eatrong.jpg
Thấy có dấu hiệu bị giữ xe, cô gái bất ngờ quỳ xuống van xin
Trong lúc CSGT đang lập biên bản vi phạm và một CSGT khác đến đưa túi xách trên xe cô gái xuống với ý định tạm giữ phương tiện của cô này, do quá hoảng sợ, cô gái này đã bất ngờ quỳ gối dưới chân các CSGT, chắp tay van xin.
Quá bất ngờ trước hành động trên của cô gái, chiến sĩ CSGT khác đứng bên cạnh đã cùng đồng nghiệp vội kéo tay thuyết phục cô gái đứng dậy.
084837_quy2fc5ea.jpg
Một CSGT cố gắng thuyết phục cô gái đứng dậy
Ngay sau đó chiếc xe vi phạm được CSGT đưa đi. Cô gái tiếp tục chạy đến cố níu kéo, van xin CSGT 'tha' trước sự chứng kiến của rất nhiều người đi đường.
Cuối cùng các chiến sĩ CSGT đã quyết định lập biên bản và cho cô gái lấy xe tiếp tục hành trình về bến phà Cát Lái.
> Sỏi đá phủ đầy QL 1A, giao thông hỗn loạn
 
Phiếm luận
Con Cóc là Cậu Ông Trời...
<address align="left"> ________________________________________________________________________________________________ </address>
Chu Thập
734px-Bufo_marinus_from_Australia.JPG
Tôi không phải là thành viên của bất cứ Hội bảo vệ súc vật nào. Tôi cũng chẳng có vinh dự cầm trong tay cái thẻ nào của Đảng Xanh và dĩ nhiên tôi cũng chẳng kiêng thịt cá gì hết. Vậy mà gần đây tôi lại thấy mình cũng biết “yêu thương” súc vật nếu không bằng thì cũng phải hơn mấy ông bà trong mấy cái hội bảo vệ súc vật. Gà vịt tôi nuôi trong nhà thì khỏi nói. Tôi tự tay cho vô lồng ấp, “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, tận tình chăm sóc để chúng có một cuộc sống thật lành mạnh (good life): không những được sống tự do (free range), chúng còn được leo trèo rong chơi khắp nơi trong khu rừng phía sau nhà. Nói chung, chúng được sống tự do thoải mái chứ không bị ru rú trong nhà hay đi đâu cũng phải bị dắt đi. Với tôi, gà vịt nuôi phía sau nhà cũng là hình ảnh của một quê hương bỏ túi. Chọn Úc đại lợi làm quê hương thứ hai, nhưng tôi biết rằng đất nước này không thể nào thay thế được quê hương nơi chôn nhau cắt rún của tôi. Đi vào rừng, tôi không thể nào tìm lại được những con chim tôi đã từng nuôi trong tuổi thơ. Suối ở đây cũng không có bóng dáng những con cá mà tôi đã câu được khi vừa có trí khôn. Không riêng gì chim cá, có những thú vật tôi muốn tìm lại mà chẳng làm sao thấy được. Như con cóc chẳng hạn. Ở nhà quê Việt nam thì chỗ nào cũng có, còn ở đây muốn gặp lại nó, phải đi mãi lên tiểu bang Queensland hay lãnh thổ phía Bắc Úc. Chính vì vậy mà tối thứ Tư 13 tháng 6 vừa qua, tự nhiên tôi thấy vui khi nhìn lại hình ảnh của con cóc trong một chương trình phóng sự của Đài truyền hình SBS. Vui nhưng cũng thấy “thương” và “ tội nghiệp” cho cái giống thú vật mà ngay từ thuở nhỏ, tôi đã được dạy phải gọi là “cậu ông trời”. Ở nhà quê tôi, con cóc quả là “cậu ông trời”. Chỗ nào cũng có nó và chẳng ai dám đụng tới nó. Nó “thánh thiêng” chẳng khác nào con bò bên Ấn độ. Từ cái lỗ ở góc sân nhà cho đến ngoài vườn, trong bụi chuối, ngoài bờ ao, hễ chỗ nào có một chút nước ẩm là có cóc. Nói gì đến nòng nọc. Sông con, sông cái, mương lạch, ruộng, ao hồ...cứ có nước là có nòng nọc. Mùa mưa lụt, mùa khô cạn... bất kể mùa nào cũng có nòng nọc. Cóc nhởn nhơ nhảy từng bước thật chậm mà chẳng có cái giống săn mồi nào ở Việt nam dám đụng tới nó. Nòng nọc thì hàng hà sa số mà cũng chẳng có con cá nào dám táp. Cóc oai thiệt. Nắng hạn khô cằn, nhưng hễ cóc nghiến răng ca bài “ta lên ta hỏi ông trời làm sao nắng mãi nắng hoài mà chẳng mưa” thì trời cũng đành phải mưa xuống thôi. Vậy mà có lần tôi đã dám đụng tới “cậu ông trời”. Số là một cậu em con ông chú của tôi chẳng may có cái bụng ỏng, phình ra như cái trống chầu. Tôi nghe người lớn nói đây là bệnh “cam tích”. Thời đó tôi chưa nghe nói tới bệnh suy dinh dưỡng. Dĩ nhiên, trẻ con ở nhà quê thiếu ăn là chuyện ai cũng biết. Nhưng do suy dinh dưỡng mà bụng phình lên là chuyện chẳng ai bàn tới. Sau khi thử đủ thứ thuốc của mấy ông lang vườn mà cái bụng phệ của cậu em họ tôi chẳng chịu nhỏ lại, bà nội tôi nghe người ta mách bảo về món thuốc tiên từ thịt cóc, cho nên mới sai lũ nhóc chúng tôi bắt một mớ về cho bà. Sau khi chặt đầu, lột da và quăng hết lục phủ ngũ tạng, bà nội tôi mới bằm nát thịt cóc ra, ướp với hành tiêu tỏi nước mắm rồi cuốn với lá cam. Đúng là thịt của “cậu ông trời”. Cậu em họ của tôi chỉ ăn đâu có hai lần thịt cóc nướng thì cái bụng xẹp xuống tức khắc như bong bóng xì hơi. Dĩ nhiên, anh em chúng tôi, tuy không mắc cam tích, cũng ráng “canh me” thưởng thức được món thịt cóc cuốn lá cam nướng. Sau năm 1975, thời “chó chết” đã đành, mà giống gì cũng phải “ chết” hết, “ cậu ông trời” cũng chẳng được tha. Không ngờ đây là nguồn “chất đạm” vừa bổ dưỡng lại vừa “mỹ vị” có khi còn hơn cả thịt ếch cho dân mình. Không chỉ ở Việt Nam mà cóc còn theo chân người tỵ nạn đến nơi tạm dung. Tôi còn nhớ vào thập niên 80, Hoa kỳ mở trại Bataan tại Phi luật tân để đón nhận và giúp người tỵ nạn Việt nam chuẩn bị bước vào cuộc sống mới. Trong trại có một cái chợ thật lớn mà người tỵ nạn có thể mua hầu hết mọi thứ. Một buổi sáng Chúa nhật nọ đang đi dạo, mắt tôi sáng lên khi nhìn thấy những cái đùi ếch trên một sạp bán hàng của một người Phi luật tân. Nhưng nhìn kỹ mới biết đó là thịt cóc. Tôi chỉ vào những cái đùi cóc và nói với người bạn đi cùng rằng đây là thịt cóc. Không ngờ người bán hàng hiểu được tiếng Việt cho nên mới la lên: “No, it’s not “cóc”. It’s ếch”. Biết là gặp một anh chàng Phi ba xạo, nhưng tôi cũng chẳng muốn đem cái “kiến thức” nông dân của mình ra để mà tranh luận làm gì. Tôi nghĩ bụng: cóc hay ếch gì cũng được, miễn ăn được và ngon là được! Tự dưng tôi lại nghĩ đến truyện Trê Cóc. Trong “Việt nam thi văn hợp tuyển”, tác giả Dương Quảng Hàm bình rằng chủ ý của truyện này là để “bày tỏ cái thói “tranh hơi tức khí” gây nên những cuộc kiện tụng vô ích và chỉ trích cái tệ nhũng lạm của bọn sai nha cùng cái hại “xui nguyên giục bị” của bọn thày cò”. Cóc, tuy là “cậu ông trời” nhưng xem ra lại sống rất âm thầm, chẳng bao giờ inh ỏi, ồn ào như ếch hay ễnh ương. Với tôi, cóc là hình ảnh của những con người nhàn nhã, kiên nhẫn, khoan nhượng, hiếu hòa, chẳng bao giờ thích cãi cọ mất giờ. Đó cũng là ý nghĩ tôi thường có mỗi khi ngân nga “bài thơ con cóc”: “Con cóc trong hang, con cóc nhảy ra. Con cóc nhảy ra, con cóc ngồi đó. Con cóc ngồi đó, con cóc nhảy đi”. Tôi chỉ nghĩ đến cái hình ảnh lúc nào cũng “thư giãn” và hiền hòa của “cậu ông trời” thôi. Còn chuyện thơ phú thì tôi mù tịt. Thời trung học, giáo sư Việt văn bảo đây là bài thơ dở tiêu biểu nhứt trong văn chương Việt nam. Nói dở thì biết dở chứ làm gì có đủ óc phê bình và lý luận để phân tách bài thơ. May quá. Đọc được tác phẩm “Thơ Con Cóc” và những vấn đề khác” của tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc, tôi mới biết rằng đây là một bài thơ độc đáo. Theo tác giả, “bài thơ con cóc là “bài thơ hay nhất trong tất cả những bài thơ miêu tả cái dở, cái kém nghệ thuật và kém thẩm mỹ”. Nhưng giá trị bài thơ “Con cóc” không phải chỉ có như vậy. Theo ông, bài thơ là một “sự kết hợp giữa hai yếu tố trịnh trọng và vô nghĩa góp phần mở rộng trường liên tưởng của bài thơ: với loài cóc chỉ có thể có sự vô nghĩa chứ không có sự trịnh trọng. Trịnh trọng là khái niệm dùng cho con người, một loài vật có trí tuệ và khả năng tự giác để gán cho hành động của mình một giá trị nào đó khi chính nó không có”. Như vậy bài thơ “Con cóc” đang nói về con người.Tác giả suy luận: “Trong cuộc đời, chúng ta làm bao nhiêu công việc, đôi khi, một cách cực kỳ nghiêm cẩn. Chúng ta đắn đo trước khi khởi sự. Đã đành. Chúng ta còn có thói quen tự chiêm ngưỡng mình lúc đang hành động. Chúng ta tự khoác lên chúng ta cơ man những hào quang lấp lánh. Chúng ta lạm dụng tính từ để miêu tả, để tô vẽ việc làm của chúng ta. Cuối cùng, chúng ta chỉ sống với sự diễn dịch về cuộc đời chứ không phải với chính cuộc đời. Huyền thoại lên ngôi. Ảo ảnh che khuất hiện thực” (Nguyễn Hưng Quốc, Thơ Con Cóc và những vấn đề khác, Nhà xuất bản văn mới, Hoa kỳ, 2006, trg 54-57). Từ bài thơ “Con cóc”, tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc lại mở ra cho chúng ta “Triết lý con cóc”. Thật vậy, “cậu ông trời” gợi lên cho tôi nhiều suy nghĩ về con người. Con người không những “tự khoác lên cơ man những hào quang lấp lánh” mà cũng gán cho con thú những điều mà thực sự nó chẳng hề có. Theo dõi bài phóng sự về con cóc trên Đài SBS, tôi nghĩ đến cái thói “vắt chanh bỏ vỏ” và “độc ác” của con người. Được biết loài cóc hiện đang có mặt tại tiểu bang Queensland và được Anh ngữ đặt tên là “cane toad” xuất phát từ Trung và Nam Mỹ. Giống cóc này được du nhập vào Úc đại lợi qua ngã Hawaii năm 1935 với mục đích để tiêu diệt loại bọ cánh cứng chuyên phá hoại mía. Bọ cánh cứng thường ăn lá mía, nhưng vấn đề đối với nhà nông Úc là ấu trùng của chúng mới tác hại nhiều hơn, bởi vì chúng gậm nát gốc mía. Cóc được đưa vào Bắc Úc đã làm công tác một cách xuất sắc: nó đã diệt trừ ấu trùng của bọ cánh cứng một cách dễ dàng. Nhưng tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa. Từ con số 102 con hồi năm 1935, cóc đã sinh sản một cách nhanh chóng đến nỗi chẳng bao lâu đã tràn ngập khắp tiểu bang Queensland và đang mở rộng biên giới sang lãnh thổ New South Wales. Cóc là “cậu ông trời” mà. Hễ cóc đi đến đâu là nhiều giống thú khác, nếu không bỏ của chạy lấy thân thì cũng bị trúng nọc độc của cóc mà lăn ra chết. Kể ra gia súc và các loại thú săn mồi khác ở Việt nam khôn hơn: cứ gặp “cậu ông trời”, tránh sang một bên là xong chuyện! Có đâu như rắn độc hay như loài kỳ đà Goanna ở Úc này, dù có được Hội bảo vệ súc vật bảo vệ đến đâu, đụng phải cóc là chết ngay. Chính vì vậy mà từ bao lâu nay, để bảo vệ súc vật, Úc đại lợi đã phải nát óc mà vẫn không tìm ra một phương cách hữu hiệu nào để tiêu diệt “cậu ông trời”. Mới đây, các nhà khoa học Úc đã mừng phở lở khi khám phá ra rằng chất độc chứa trong da cóc có thể giết được nòng nọc và như vậy viễn ảnh cho “cậu ông trời” quy tiên không còn xa nữa. Nghe tin này tôi thấy cũng buồn. Người ta đưa cóc vào Úc để cóc giúp đỡ nhà nông tiêu diệt bọ cánh cứng. Nay xong việc, người ta loại cóc ra khỏi chiến trường. Trẻ con Việt nam sinh ra và lớn lên ở ngoài Queensland và lãnh thổ Bắc Úc còn lâu mới “tận mục sở thị” con cóc và còn lâu mới thưởng thức được bài thơ “Con Cóc”. Chuyện con cóc bị “vắt chanh bỏ vỏ” cũng khiến tôi liên tưởng đến không biết bao nhiêu hạng người trong xã hội, vì lý do sức khỏe, tuổi tác hay bệnh tật không còn được xem là những thành phần hữu dụng cho xã hội và rất thường bị đẩy ra bên lề. Thật ra, xã hội loài người cần có tuổi trẻ, những thành phần lao động sản xuất, những bộ óc thông minh, những con người khỏe mạnh...nhưng không thể được xem là lành mạnh nếu thiếu hoặc không màng đến những những thành phần vô sản xuất, những người khuyết tật, những bậc cao tuổi. Xã hội vẫn mãi mãi cần có những hạng người ấy để dạy cho con người sự tôn trọng, lòng biết ơn, tình liên đới vốn là những giá trị nền tảng giúp rèn luyện nhân cách và xây dựng xã hội. Chuyện con cóc bị tiêu diệt khỏi Úc đại lợi cũng làm tôi nghĩ đến tính độc ác của con người. Xét cho cùng chỉ có con người mới độc ác mà thôi. Con người thường nói đến “thú dữ”, bởi vì chúng cắn xé những con thú khác. Kỳ thực, giữa những con thú trong cùng một chủng loại dường như không hề có sự “cắn xé” nhau. Chỉ có loài người mới thực sự tàn sát lẫn nhau và tàn sát một cách dã man. “Dữ” và “độc ác” là hai thuộc tính của con người. Con người cũng thường nói đến “thú tính”. Thực ra, dường như cái “thú tính” trong con người có khi còn nhiều hơn nơi thú vật. Tiếc quá. Trong cuộc nam tiến, “Cậu ông trời” đã phải dừng chân ở biên giới New South Wales. Tôi chẳng còn hy vọng gặp lại “cậu” sau vườn nhà tôi. Các loại thú rừng chuyên ăn cắp trứng, bắt gà vịt và phá vườn rau của tôi như chồn, possums hay goanna cứ tỉnh bơ xâm nhập gia cư một cách bất hợp pháp mà lại còn được pháp luật bảo vệ. Tôi sẽ chẳng bao giờ có cơ hội tận mắt nhìn cảnh “con cóc trong hang, con cóc nhảy ra...” để ngâm bài thơ “Con Cóc” và đào sâu “triết lý con cóc” nữa.
cane_toad.jpg
Cóc Úc trung bình dài 10-23 cm, nặng 1.3kg - 1.8 kg.( hình trên là 1 con cóc khổng lồ)
Hy vọng một ngày nào đó, người ta tìm ra được những lợi ích độc đáo khác nơi con cóc để cóc được trả lại “danh dự” như đã từng trả lại “danh dự” cho bọ hung. Vì tôi luôn tin rằng trong cái thiên nhiên chung quanh chúng ta chẳng có gì là vô ích, vấn đề là có tìm ra công dụng hay có biết xử dụng cho đúng hay không. Tôi thấy mình còn chưa đến nỗi “hết xài” mà, huống chi là “cậu ông trời”. Chu Thập
 
Khi chưa “diệt được dục”...khi chưa “tắt được lửa lòng”..tôi không tin các bác “ tuổi già nương tựa vào nhau”
Mà tôi tin rằng..tuổi đã già các bác vẫn còn muốn tìm “đối tác hợp pháp” để cấu xé và tàn sát nhau

Vợ chồng là 2 kẻ thù không đội trời chung...nhưng vẫn phải chung sống trong 1 mái nhà
( danh ngôn thế giới)

Xã hội Đời sống


Đám cưới gây xôn xao của cặp vợ chồng U60Thứ bẩy, 05/01/2013 09:26

Đây là đám cưới hy hữu của cô dâu 53 tuổi và chú rể 57 tuổi ở xã Đức Hòa Hạ, huyện Hạ Hòa, Long An.


Đám cưới của cặp vợ chồng già đã gây xôn xao khắp xóm làng những ngày qua.
Có người mừng cho đôi vợ chồng già từ nay rau cháu có nhau, tuổi già được vui vầy nhưng cũng không ít người dị nghị.

Nhân vật chính của câu chuyện này là chú rể Văn Cưng và cô dâu Diễm Thúy.
'Anh cưới tôi bằng chiếc nhẫn, sợi dây chuyền, đôi bông tai bằng vàng 18K và 5 triệu tiền cưới.

Tôi còn hạnh phúc hơn nhiều cô gái trẻ chưa chồng chưa con.
Anh thương yêu mình, cưới hỏi đàng hoàng chẳng có gì mà ngại với bà con lối xóm, chẳng dại gì mà không gật đầu đồng ý', bà Thúy tâm sự.

Ngày cưới của ông bà là 31/12/2012 với sự góp mặt đầy đủ của bạn bè, con cái, bà con trong gia quyến.

Cặp vợ chồng già cũng tổ chức vài mâm cỗ để họ hàng và những người thân quen cùng nhau nâng ly rượu mừng chúc cho hạnh phúc dù muộn màng của họ.
085827_damcuoixonxao2.jpg
Hình cưới đẹp không thua các đôi trẻ
Kể về câu chuyện của mình, bà Thúy cho biết, chồng mất đã 2 năm, con trai duy nhất lên TP HCM sinh sống, làm việc.

Qua quen biết, một người bạn của bà quyết định mai mối bà với cho ông Cưng (chia tay vợ đã 12 năm) làm nghề bán vé số để ông bà nương tựa nhau tuổi già.

Lần đầu tiên gặp gỡ, 2 người đã tìm thấy sự đồng cảm dù còn ngại ngần.

'Tối đó, tôi về nằm gác tay lên trán suy nghĩ, rồi đi đến quyết định cưới bà ngay kẻo lỡ', ông Cưng nhớ lại.

Tuy nhiên, vì hàng xóm xôn xao bàn tán nên 2 người cũng đắn đo mãi rồi mới tiến tới hôn nhân dù con cháu hết lòng ủng hộ.

> Gần 100 tuổi, cụ ông vẫn tha thiết làm... chú rể
> Vợ chồng già cùng chết vì không thể sống thiếu nhau





 
Trích từ Wikipedia:
"Ngoài việc sử dụng như là một loài kiểm soát sinh học đối với sâu bệnh, các con cóc mía được sử dụng trong một số ứng dụng thương mại và phi thương mại. Theo truyền thống, trong phạm vi tự nhiên của con cóc ở Nam Mỹ, người Embera-Wounaan vắt chất độc từ con cóc để lấy độc tố của chúng dùng tẩm vào mũi tên. Ngoài ra còn có ý kiến cho rằng các độc tố có thể đã được người Olmec sử dụng như một chất ma tuý. Loài cóc này đã được săn bắn như là một nguồn thực phẩm trong một số khu vực của Peru, người ta sử dụng thịt của chúng sau khi loại bỏ da và các tuyến parotoid.[SUP][12][/SUP] Gần đây hơn, độc tố của cóc mía đã được sử dụng trong một số cách thức mới:. bufotenin đã được sử dụng trong Nhật Bản như là một kích thích tình dục và phục chế mọc tóc, và trong phẫu thuật tim tại Trung Quốc để làm giảm nhịp tim của bệnh nhân. Ứng dụng hiện đại khác bao gồm dùng cóc mía để khiểm tra tình trạng mang thai ở người,[SUP][12][/SUP] làm vật nuôi,[SUP][13][/SUP] nghiên cứu trong phòng thí nghiệm,[SUP][14]"


Nếu độc tố của cóc mía có những mặt hữu dụng như Wiki đã nói thì loài nầy trước sau gì cũng sẽ diệt vong chứ không cần phải đại khai sát giới chúng.

[/SUP]
 
Bác NguSa,
Tiểu-bang Queensland ở phía Bắc, tiểu-bang New South Wales tui đang ở là sát bên, nhưng ở dưới, tức phía Nam. Tui "hăm-he" mẻ răng tui đó chứ!
- Tụi bây (tức chính-quyền bang của tui) mà chận sót, xuống đây là tao có mồi xơi!
Sỡ-dĩ tui nói vậy là lúc nhỏ, tui ghiền cóc lắm! Buồn buồn đi lục mấy trường học là đủ nồi cháo. À quên! Mấy con cóc nầy có sá gì? Giao cho dân Á-châu mình "kiểm-soát dân-số" là xong ngay.
Mà bác coi, mấy "Cậu" nầy mà lọt vô chuồng gà, thi không biết là phải mấy chú gà con mới đủ lót dạ?
Thân.
 
Kính mời đọc chuyện hay tiểu thuyết ? nầy để bổ túc thêm vào cái nhìn về cuộc đời CD

Gửi người đàn ông tôi từng yêu thương và hận thù (Chuyện có thật)
Một chuyện tình tưởng chỉ có trong tiểu thuyết, vậy mà lại là sự thật. Thế mới biết trong cuộc đời có những cảnh éo le còn hơn trong tiểu thuyết.

PL

Kính thưa quý độc giả! Chắc quý độc giả còn nhớ câu chuyện khó tin nhưng có thật: "Tôi là kẻ có tội" in 2 kỳ trên Báo ANTG Giữa tháng và Cuối tháng cách đây 4 tháng, tức là 2 số báo trong tháng 5/2010.

Trong đó ông T.V.N., ở Hà Nam, đã viết lại nỗi tâm sự của mình trong những ngày tháng ông đau nặng ở Bệnh viên K. Hà Nội về nỗi éo le trong cuộc đời của ông khi ông yêu một người nhưng cuối cùng lại bỏ người đó và cưới một người con gái khác về làm vợ.
H., người bạn gái cùng làng, người yêu đầu đời của ông T.V.N. sau khi bị ông T.V.N. phụ tình, đã chọn một cuộc sống lặng lẽ. Mãi sau này, chị đã tự nguyện kết hôn với người em trai bị thiểu năng của ông T.V.N. và sống trong gia đình. Sự lựa chọn của H. đã làm cho ông T.V.N. choáng váng vì không thể hiểu được tại sao, một người con gái có nhan sắc, có nghề nghiệp ổn định, có tương lai rộng mở, và biết bao người đàn ông theo đuổi lại lặng lẽ chối từ hết để trở thành em dâu của người yêu mình.
Sự lựa chọn của H. như một đòn trừng phạt đối với ông T.V.N. Bởi sống trong một tổ ấm hạnh phúc, với người vợ yêu thương và các con ngoan, ông T.V.N. không thể nào bình yên được khi nhìn thấy người yêu cũ của mình là cô H. sống tận tụỵ và hy sinh bản thân vì chính gia đình của ông, vì người em trai bất hạnh của ông. H. đã quên mình đi, hy sinh mình để vá víu những phần không hoàn thiện trong gia đình của ông H.
Điều đó càng làm cho ông T.V.N. giày vò, đau khổ vì cảm thấy mình là người có lỗi đã đưa đẩy H. tới một giải pháp buồn và bất nhẫn như vậy. Thế rồi, sau một lần, trong lúc em trai bị tai nạn cấp cứu ở viện, cô H. lên chăm chồng và về tắm giặt vệ sinh cá nhân ở nhà riêng của vợ chồng ông T.V.N..
Một khoảnh khắc không kiềm chế được bản thân, ông T.V.N. đã đi quá giới hạn với người em dâu, đồng thời cũng là người yêu đầu đời của mình, người mà ông đã thề non hẹn biển sẽ cưới về làm vợ. Em trai kể từ tai nạn ấy bệnh nặng một thời gian rồi mất. Cũng sau cái lần quá giới hạn đó, ông T.V.N. mới đau đớn hơn khi biết rằng dù lấy chồng là em trai ông nhưng H. vẫn còn trinh và chưa từng một lần nào trở thành đàn bà sau bấy nhiêu năm làm vợ. H. có bầu và sinh con trai.
Một năm sau giỗ đầu của chồng, H. xin phép gia đình chồng bế con đi vào vùng kinh tế mới. Hai mẹ con H. đi bặt tích 20 năm nay, không một lần trở lại, không một hồi âm. Ngày ông T.V.N. bị bệnh nặng, đã gửi thư lên toà soạn Báo ANTG Cuối tháng kể lại câu chuyện uẩn khúc của đời mình và thêm một hy vọng mong manh là biết đâu, ở nơi nào đó H. sẽ đọc được câu chuyện cùng lời xin lỗi của ông mà mang con trở về để ông T.V.N. thanh thản trước khi nhắm mắt.
Hai kỳ báo: "Tôi là kẻ có tội" đã in trên báo liên tiếp nhau trong tháng 5/2010. Bẵng đi một thời gian khá dài, (gần 4 tháng), độc giả và BBT chúng tôi cũng đã quên đi câu chuyện của ông T.V.N. vì đã có những câu chuyện khác gửi tới và chúng tôi lần lượt đăng tải. Thế nhưng, thật vô cùng bất ngờ khi đúng vào dịp rằm tháng 8, Tết Trung thu, BBT chúng tôi nhận được một bức thư khá dài không ký tên ai gửi.
Bức thư có tiêu đề: "Gửi người đàn ông tôi từng yêu thương và thù hận". Chúng tôi đã đọc bức thư này và dù tác giả không nói ra một cách cụ thể nhưng bằng trực giác nghề nghiệp, chúng tôi biết chắc chắn đây là bức thư hồi âm của cô H., nay đã là bà H. gửi cho ông T.V.N.
Bức thư không đề địa chỉ người gửi, và không yêu cầu được đăng báo, và không có một ý gì cho thấy tác giả muốn gặp lại ông T.V.N. hay gia đình ông TVN. Theo chúng tôi dự đoán, đây chỉ như một hồi âm nhằm giúp cởi bỏ những mắc mớ, dằn vặt, u hoài trong trái tim nặng trĩu của ông T.V.N. để ông có thể thanh thản mà lên thiên đàng. Chúng tôi xin trích đăng bức thư của bà N.T.H.



"Gửi ông TVN, người tôi từng yêu thương và thù hận!
Tôi không định lên tiếng đâu, sau tất cả những gì đã xảy ra quá đủ cho một đời người cả tôi và ông đều đau khổ. Bây giờ, tôi đã đi quá xa nơi tôi sinh ra, lớn lên và lưu giữ nửa phần ký ức của cuộc đời buồn. Tôi không thể quay trở về nữa. Càng không muốn khơi gợi lại dẫu chỉ là một chút những kỷ niệm cũ mà tôi muốn chôn sâu. Nhưng tình cờ biết được ông hiện đang bệnh nặng, sống chết có thể nay mai. Tôi đắn đo mãi. Tôi không thể trở về bên ông, nói vài lời, hay thắp cho ông nén nhang khi ông lâm chung.
Tôi đã quyết tâm giã từ tất cả kể từ ngày tôi ôm con ra đi, vì thế coi như tôi và ông không còn nợ nần nhau điều gì. Nhưng nghĩ đến nghĩa tận, cuối cùng, tôi quyết định viết thư cho ông qua tòa báo. Tôi không muốn gửi trực tiếp cho ông vì có thể nó ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của ông khi đã đề huề con cháu. Tôi chọn cách gửi cho quý báo, bức thư có đến được với ông hay không cũng là tuỳ duyên trời định đoạt vậy.
Mọi thắc mắc của ông về tôi, tôi xin được giải đáp để ông rõ. Tôi đã từng yêu thương ông vô cùng, và cũng trở nên hận thù ông vô cùng kể từ ngày ông bước chân vào đại học, ông phụ tình tôi, phụ luôn lời thề ước để đến với người con gái khác. Tôi yêu ông, bởi thế mà tôi không thể nguôi quên được hình ảnh ông.
Kể từ lúc ông dẫn người con gái khác về nhà ra mắt bố mẹ rồi làm đám cưới. Tôi như kẻ chết đi sống lại nhiều lần. Với một người con gái thôn quê như tôi, học hành giỏi giang như ông, thì ông là một thần tượng về mọi thứ. Có được tình yêu của ông, tôi đã thầm cảm ơn trời phật. Tôi tự hứa nếu không làm vợ được ông tôi nguyện sẽ cắt tóc đi tu. Thời của ông và tôi, người con gái nào có chút học hành cũng cầu mong có một tình yêu đắm say và lãng mạn như vậy.
Nhưng tôi đã không thể cắt tóc đi tu khi bị ông phụ bạc. Tôi còn quá yêu ông nên mối thù hận ông sâu nặng đến mức tôi đã mụ mị, đã điên dại, đã lặng lẽ đi theo ông với ý nghĩ là cho hết cuộc đời mình. Ông không thuộc về tôi, tôi chẳng còn gì để mất, chẳng còn gì để giữ. Tôi đau đớn nhìn người con gái khác đi bên ông, sinh nở những đứa con cho ông, hạnh phúc với vai trò làm vợ.
Tôi đã lủi thủi trong cảm giác đơn lạnh, và tôi không biết mình đã làm gì với mối tình của mình. Tôi nhắm mắt đưa chân chấp nhận về làm em dâu ông, làm vợ người con trai thiểu năng, bệnh thần kinh của nhà ông để có được cảm giác tôi vẫn là một thành phần máu mủ trong gia đình ông, một gia đình mà tôi ước ao vô cùng được bước chân vào đó với tư cách là con dâu.
Không được làm vợ ông, tôi chọn giải pháp đau đớn là làm vợ em trai tàn phế của ông. Lựa chọn của tôi làm cho tôi thỏa mãn cảm giác tôi vẫn được gần gũi ông theo một cách nào đó, được là một phần trong gia đình của ông theo một cách nào đó.
Và còn nữa, cảm giác hận ông, trả thù ông và làm cho ông giày vò đau đớn khi tôi bất hạnh. Ông đã linh cảm đúng rằng tôi trả thù ông, trả thù mối tình bạc bẽo giữa tôi và ông bằng cách khi tôi chấp nhận bước chân về làm vợ em trai thiểu năng của ông. Nhưng ông không hề biết đến một sự thực nữa sau tất cả, đó là tôi vẫn còn yêu ông, yêu và khát khao ông mãi mãi.
Cũng có thể ông trời đã động lòng với mối tình dị thường của tôi mà ban cho tôi giây phút tôi thuộc về ông để rồi trong cơn hoan lạc đầu đời của một người con gái chưa từng nếm mùi chăn gối, tôi đã có được ông vĩnh viễn. Chắc ông đã ngạc nhiên lắm, sung sướng lắm, và cũng đau lòng lắm, ám ảnh lắm, khi hơn 30 tuổi rồi tôi vẫn còn là người con gái trinh tiết như buổi đầu yêu ông, đến với ông trong mối tình duy nhất.
Chắc ông đau đớn lắm khi biết tôi làm vợ rồi, làm em dâu của ông rồi mà tôi vẫn còn trinh. Tôi không cần biết ông nghĩ sao, chỉ biết rằng sau giây phút được sống thật với chính mình một lần duy nhất trong đời, tôi thấy mình trống rỗng và vô nghĩa.
Có lẽ, em trai ông, người chồng bất hạnh của tôi chính là thiên sứ trời mang xuống để giải thoát cho tôi khỏi những mù lòa, luẩn quẩn của tôi chăng? Tôi đã trả thù ông được rồi. Đủ để cho ông đau khổ, dằn vặt, và ám ảnh. Nhưng có một thứ ngoài mong đợi của tôi, đó là giọt máu ông để lại trong lần ấy.
Tôi đã bối rối và đau khổ vì tôi không dám mong đợi nhiều đến thế. Tôi không có quyền làm cho thêm một ai đau khổ vì mối tình bị phụ bạc của ông và tôi. Có phải là nghiệp chướng ông trời trừng phạt tôi không khi theo lẽ thường tôi và ông không đến được với nhau lẽ ra tôi phải quên ông đi để yêu một người con trai khác và lập gia đình, chứ không phải là đeo đẳng vào cuộc đời ông để trả thù.
Khi đứa con trong tôi biết quẫy đạp cũng là lúc tôi hiểu rằng chính tôi mới là kẻ có lỗi, tôi cần phải rời khỏi gia đình ông, rời khỏi ông vĩnh viễn. Chính tôi mới là kẻ cần được tha thứ chứ không phải là ông. Cuộc đời vốn dĩ vẫn cắc cớ như vậy. Trong họa có phúc, trong phúc có họa. Khi ta cố đạt được thứ ta muốn thì ta sẽ mất đi nhiều thứ khác lẽ ra ta có được. Con người trong vũ trụ này mới bé nhỏ làm sao, sinh li tử biệt là lẽ tự nhiên của trời đất không ai cưỡng được.
Tôi mang con ra đi vì muốn chạy trốn mọi tội lỗi trong tâm hồn mình. Tôi là người mẹ không bao giờ được tôi tha thứ. Tôi ôm con trong lòng và nghĩ như vậy. Tại sao tôi lại làm cho con tôi khổ, làm cho số phận của con tôi không bình thường ngay khi hình thành. Tại sao tôi lại ích kỷ đến nhẫn tâm như vậy chứ.
Và ông biết đấy, tôi đã trốn chạy mãi mãi. Lý do 20 năm tôi không một lần ngoái đầu trở về là vì tôi cảm thấy tôi có lỗi, giày vò lương tâm. Toà soạn báo đã nói đúng: Sống trong oán hận chỉ làm dày thêm oán hận mà thôi. Tại sao tôi lại làm như thế chứ. Tại sao tôi lại độc ác với chính tôi, và với ông, với cả em trai ông đến như thế chứ. Tôi khóc rất nhiều.
Tôi đã nuôi con trai ông khôn lớn. Con trai ông giờ đã là người rất thành đạt. Tôi xin lỗi ông vì con chưa từng biết bố đẻ của mình là ông cho đến khi tôi viết bức thư này. Trước đó, tôi chỉ nói với nó rằng, bố của con đã mất ngay khi con chưa lọt lòng. Tôi mang nó lên chùa sống cùng tôi. Hai mẹ con tôi đã lớn lên trong nhà chùa, ngày ngày bạn với kinh kệ, phật pháp.
Con trai ông giờ đã là nhà sư trụ trì ở một ngôi chùa không lớn lắm nhưng cũng đủ cho tâm hồn mẹ con tôi tĩnh lặng và không gợn nỗi sầu khổ. Con trai ông đã lựa chọn sự nghiệp tu hành mà không vì bất kỳ lý do nào. Tôi cũng không khuyến khích nó chọn nghiệp hành đạo. Tôi muốn nó ra cuộc sống bên ngoài, sống bình thường như bao người khác và lấy vợ sinh con.
Nhưng cuộc đời có phải cứ muốn là được. Tôi tôn trọng lựa chọn của con. Vậy là ý nguyện tu hành khi xưa, khi bị ông phụ bạc đến lúc ấy mới có duyên để đạt đạo. Tôi ngày ngày vẫn tụng kinh niệm phật cầu siêu cho những linh hồn sầu khổ ai oán. Tôi đã cảm thấy thanh thản và hết vướng bận cho đến ngày vô tình đọc được câu chuyện của chúng ta ở trên báo.
Tôi đã thú thật hết với con trai và xin con một lời khuyên làm sao cho phải đạo với ông. Thật may, con trai tôi khuyên tôi viết bức thư này gửi tới ông thay cho gặp mặt. Con trai tôi nói rằng, đối với kẻ tu hành thì coi như không có bất kỳ một mối quan hệ ràng buộc nào ở cuộc đời bên ngoài. Thế nên ông thấu hiểu cho mẹ con tôi.
Biết ông bệnh nặng, tôi tụng kinh niệm chú cho ông qua được hoạn nạn. Nếu không qua được, thì đó cũng là số trời, ông cứ thanh thản mà đi nhé. Vĩnh biệt ông".
Lời BBT:
Bạn đọc kính mến! Trên đây là bức thư của một người không ký tên gửi tới toà soạn. Bạn đọc đọc hết bức thư này chắc chắn đã hiểu người gửi thư muốn gửi tới ai. Qua đây, một lần nữa, chúng tôi xin gửi đến tất cả mọi người, những ai đang sống trong những mối oán hận, hay mâu thuẫn trên thế gian này, hãy biết tha thứ cho nhau, xoa dịu nhau bằng tình yêu thương, hoà thuận, để cuộc đời bớt đi những bi kịch, con người bớt đi những bất hạnh mà sống an vui trong cõi này
 
Cha Con Sớm Mai

Nguyễn Đình Toàn

Tôi đã chờ đợi, nhưng những ngày cuối năm cũng không có gì thay đổi. Thay đổi? Hai tiếng đó nghe có vẻ nhuốm một chút khôi hài và hơi nặng nề. Tôi đánh thức thằng nhỏ trở dậy đi học mỗi sớm mai, và nghĩ, đáng lẽ đó là công việc của mẹ nó. Tôi còn tưởng tượng ra bàn tay mẹ nó lùa vào sườn nó cù cho thằng nhỏ tỉnh ngủ, lối đánh thức con đặc biệt của nàng.

- Dậy, dậy rửa mặt, còn đi học con.

Tôi phải tự rửa mặt, đánh răng cho nó, dù công việc này tôi có thể nhờ chị giúp việc làm hộ. Công việc buồn nản và đôi khi ngớ ngẩn.

- Bố, sao ngày nào con cũng phải đi học vậy?

- Không đi học thì con ở nhà làm gì?

- Chơi

- Thì con học có một buổi. Buổi chiều ở nhà con tha hồ chơi. Bố có cấm con đâu.

- Hôm qua con mới đi rồi mà.

- Ừ, ngày nào con cũng phải đi học. Cũng như bố ngày nào cũng phải đi làm.

- Đi học làm gì hả bố?

- Con có đi học thì con mới biết chữ, biết đọc báo chứ.

Tôi lấy nước trong bình thủy pha cho nó một ly sữa và pha cho mình một ly cà phê, dù đó cũng là việc tôi có thể nhờ chị giúp việc làm hộ.

Hai bố con ngồi ăn sáng chung quanh chiếc bàn nhỏ. Trời còn sớm, sương mù, ngoài thềm còn nhìn thấy sau cửa kính. Chuyến xe lửa chở gỗ từ ngoài thành phố vào chạy qua trước cửa, cả căn nhà rung chuyển. Thằng nhỏ bỏ vội ly sữa chạy ra dán mũi vào cửa kính đứng ngó. Những thân cây lớn xếp chồng được được buộc bằng những vòng xích sắt lớn, nhin thấy loáng thoáng qua màn sương đục. Chuyến xe đã qua hết. Thằng nhỏ trở lại bàn ăn.

- Xe lửa chở cây đi đâu vậy bố?

- Chở về nhà làm gỗ.

- Làm gỗ làm gì hở bố?

- Làm bàn, làm tủ, làm nhà.

Dĩ nhiên câu trả lời của tôi thằng nhỏ không hiểu được. Nhưng không biết tôi có cách trả lời nào khác?

- Sao hôm nào con cũng xem tàu chạy mà con không chán à?

- Không. Mẹ có ở trên tàu đó không bố?

- Không. Tàu chở gỗ, mẹ ở trên đó làm gì.

- Thế tàu có chạy qua chỗ mẹ ở không bố?

- Để bố xem nào. Không, mẹ con ở chỗ đó làm gì có đường tàu mà tàu chạy qua.

- Phải có đường tàu mới chạy được hả bố.

- Ờ, con có thấy cái đường sắt ở ngoài đó không. Phải có cái đường đó tàu mới chạy được.

- Thế cái đầu máy nó không chạy được hả bố?

- Chạy chứ. Cái đầu máy kéo cái tàu chạy. Nhưng phải có cái đường sắt đó thì những cái bánh của nó mới nó chỗ lăn.

- Ô tô đâu có cần có đường sắt sao nó vẫn chạy được.

- Tại ô tô khác, xe lửa khác.

Càng ngày tôi càng cảm thấy tôi không biết cách nói chuyện với thằng nhỏ. Nó hỏi những câu tôi không biết trả lời thề nào cho xuôi. Chẳng hạn có một buổi tối hai bố con leo lên trên sân thượng chơi. Bữa đó trăng đầy và sáng. Nó hỏi: “Trăng có phải là đồng mười đồng của ông ông trời không bố”. Tôi dành phải nói với nó, “bố cũng không biết nữa nhưng chắc thế”. Một bữa khác, tình cờ nhìn thấy vầng trăng khuyết, thằng nhỏ lại hỏi: “Sao trăng lại vỡ một tiếng hả bố, có phải má nó đánh rơi nó không?” Chắc thế, chắc má nó đánh rơi. Sao cái gì bố cũng không biết hả bố? Ừ, vì thế con phải đi học, bao giờ con biết chữ con sẽ đọc sách, con sẽ biét hết những gì con muốn biết, không cần phải hỏi bố.

- Bố.

- Hả?

- Bố đổ cho con một tí cà phê của bố vào sữa của con đi.

- Con uống cà phê đâu có được.

- Được mà. Mẹ vẫn cho con uống mà.

Tôi lấy muỗng múc cà phê đổ vào ly cho nó. Hai mắt thằng nhỏ hau háu nhìn vào chất nước đen đang được trút vào ly sữa.

- Bố cho con ba thìa thôi nghe.

- Bố, sắp tết chưa hả bố.

- Sắp rồi con.

- Còn bao lâu thì tết hả bố.

- Bao giờ ma sơ cho con nghỉ tết thì tết.

- Tết mẹ có về không bổ

- Chắc là mẹ không về.

Quanh đi quẩn lại, lại vẫn trở về câu chuyện vũ. Thằng nhỏ quả thật chịu không nổi sự vắng mặt của mẹ nó.

- Tại sao tết mà mẹ lại không về?

- Tại sao không muốn ở với bố nữa?

- Thế sao mẹ không ở với con?

- Nếu mẹ về ở với con, mẹ sẽ gặp bố. Đó là điều mẹ không thích.

- Mẹ ghét bố à?

- Không. Có lẽ mẹ không ghét bố. Mẹ chỉ không muốn ở chung với bố và con thôi.

- Thế bây giờ mẹ ở với ai?

- Bố cũng không biết.

- Bố có biết chỗ ở của mẹ không?

- Biết.

- Sao bố không đi gọi mẹ về.

- Không, phải mẹ không biết đường về. Mẹ không muốn về đây nữa. Bố có đi kiếm mẹ cũng không về.

- Bố đưa con đến, con gọi mẹ.

- Để bữa nào rảnh bố đưa con đi.

Tôi nói thế, nhưng tôi không biết tôi có thể làm được việc đó chăng. Dĩ nhiên nàng không ở một mình. Có nên để cho thằng nhỏ trông thấy mẹ nó sống với một người khác? Có nên giấu nó chuyện đó? Mẹ nó đã lấy một người khác, điều này, đối với nó có nghĩa là như thế nào? Tòa đã phân xử cho nàng quyền nuôi một đứa con và tôi nuôi một đứa. Nhưng thực tế có giản dị như thế chăng? Đó là điều mỗi sớm mai, mỗi bữa cơm, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, thằng nhỏ lại nhắc đến.

- Tết mẹ không về thì ai mua đồ mới cho con.

- Bố.

- Bố mua cho con cây súng nghe bố.

- Chi vậy?

- Súng bắn pháo.

- Ờ, để rồi bố mua cho.

- Mẹ có thương con không bố?

- Chắc là có.

- Sao mẹ không nuôi con mà mẹ chỉ nuôi chị bé thôi?

- Tại con đã trả lời trước tòa con ở với bố, không ở với mẹ.

- Con nói thế hả bố?

- Con nói chứ còn ai nữa.

- Con nói dối, bố.

- Tại sao con nói dối?

- Tại chí bé đòi ở với mẹ rồi.

- Con sợ bố phải ở một mình à.

- Không. Bố cũng ở đây. Mẹ cũng ở đây mà.

- Con tưởng con nói thế nào rồi cũng về nhà mình cả, phải không?

- Thế sao mẹ không về, bố?

- Con nghe đây, mẹ không về đây nữa. Mẹ đã xin ly dị với bố. Bố với mẹ không ở với nhau nữa. Tòa đã chia chị bé cho mẹ. Chia con cho bố.

- Bố, con muốn cho chị bé cái ô tô chạy “pin” của con.

- Con chán rồi à?

- Không. Con cho chị bé chơi chung.

- Để rồi hôm nào bố đưa con cầm đến cho chị bé.

- Sao bố nói vậy hoài mà bố không đưa con đi.

- Tại bố chưa nghĩ ra cách nào có thể đưa con lại gặp mẹ mà không làm phiền người này, người khác.

- Mẹ không muốn bố đưa con đến à?

- Có thể chính mẹ không muốn thế.

- Hay bố bảo chị bé tới tiệm kem rồi con mang ra cho chị bé.

- Nếu bố nói được với chị bé như thế thì thà bố đưa con đến còn hơn.

- Mẹ o sịt bố hả?

- Sao con hỏi luôn mồm thế?

Thằng nhỏ bị gắt trố mắt nhìn bố. Có lẽ nó tự cho việc nó hỏi về mẹ và chị nó không phải là một việc có lỗi. Nhưng tại sao tôi lại gắt lên vì thế. Bữa ăn sáng đã gần xong. Tôi để ý nhìn ra ngoài thềm, sương mù vẫn chưa tan hết. Giàn hoa leo mới hôm nào tưởng đã chết khô, lại xanh đầy lá non. Những sợi dây thép được căng cho dây leo, nặng trĩu dưới những đám lá và những chum bong lấm tấm đỏ. Sự phát giác này làm tôi sợ hãi. Tôi đã bỏ quên nhiều thứ, ngày tháng, đứa con nhỏ. Tôi đã quên thật hay đã cố quên tất cả những gì đã xẩy ra, để tìm thấy lại những trật tự mới cho mình. Dù thế nào thì hết thẩy những điều đó cũng nhuốm một chút gì tàn nhẫn. Không ai tiếc một người đàn bà đã có với mình hai đứa con. Nhưng nếu đến cả người đàn bà đó cũng không yêu, thì tôi còn có thể yêu ai? Và trước đây tôi có quả thực yêu nàng và ngược lại? Mùa lá cũ đã rơi rụng hết, bây giờ là những mùa lá mới. Mọi sự chỉ giản dị có như vậy sao?

Tôi gọi chị giúp việc bảo lấy thêm áo lạnh cho thằng nhỏ. Trong khi nói, tôi nhớ những

sớm mai trời rét, hình dáng nàng co ro đứng rửa mặt trước thau nước bên thềm.

Thằng nhỏ thấy bố yên lặng một lúc không gắt thêm lại chẩy mỏ nói:

- Đi học chẳng có gì thú cả sao bố bắt con đi học hoài vậy.

- Mày thì biết gì là thú hay không.

- Bố.

- Hả.

- Con muốn nghỉ học một bữa. Bữa nay thôi. Mai con lại đi học.

Con muốn nghỉ học. Bố muốn nghỉ làm. Chẳng ai muốn làm gì cả.

- Thôi con đừng có vớ vẩn. Mặc áo lạnh vào rồi sửa soạn đi.

Thằng nhỏ phụng phịu muốn khóc.

- Chịu khó đi học buổi chiều được nghỉ bố cho đi chơi.

- Đi chơi đâu hả bố.

- Đi phố.

- Bố, con đau bụng quá.

- Mày chuyên môn vờ vịt.

- Bố cởi quần cho con đi cầu.

- Mau lên rồi còn đi học.

Khi thằng nhỏ vô nhà trong thì Lan tới. Nàng gõ cửa và sau đó tự mở cửa bước vào.

- Em phải tới sớm sợ anh đi mất.

- Hôm nay em nghỉ làm sao?

- Em được nghỉ thường niên. Em có thể ở lại với anh một tuần.

- Thật không?

Nàng ghé hôn trêm môi tôi bảo:

- Anh không mừng sao?

- Em cứ ở nhà, anh đưa thằng nhỏ đi học rồi sẽ ghé sở và tìm cách về nhà sớm.

- Anh có thể cho chị Hai nghỉ việc một tuần. Em sẽ làm thay cho chị ấy.

Nàng tự nhiên gọi chị Hai lên nói cho phép nghỉ, cho tiền, chị có thể về thăm nhà một tuần, đúng một tuần thôi nghe, lại lên trông nhà cho cậu.

Chị Hai nhìn tôi như muốn hỏi ý kiến. Tôi ra dấu ưng thuận cho chị. Chị Hai cầm tiền nói cám ơn Lan và đi xuống nhà dưới sửa soạn quần áo.

Thằng nhỏ ở dưới nhà lên, tay cầm quần chạy lại bên bố bảo:

- Bố mặc vào cho con.

- Con không chào cô hả.

Thằng nhỏ khoanh tay cúi đầu chào. Lan lại gần xoa đầu thằng nhỏ nói:

- Ngoan lắm. Con chưa đi học à?

Thằng nhỏ nói:

- Đi bố.

Lan lại gần hôn tôi, bảo:

- Anh sẽ cố.

Tôi chở thằng nhỏ đến trường, ghé qua sở cáo ốm, xin phép về sớm. Lúc tôi về nhà, chị người làm đã đi khỏi. Lan đã thay quần áo mặc nhà. Lan đang ngồi ngả người trên chiếc ghế sa-lông dài vặn nhạc, nghe. Căn phòng vắng. Lan đóng cửa nên trông như trời còn tối. Lan giơ tay làm hiệu cho tôi lại gần. Tôi bước lại ngồi xuống bên nàng. Mọi việc gần như đã được nàng sửa soạn hết. Tôi chỉ việc thả mình vào cuộc. Da Lan thơm, mềm mại, tuổi trẻ còn đầy trên ngực, chân tay nàng tròn trịa. Tôi thay quần áo mặc nhà, nằm xuống bên nàng. Cuộn băng nhạc tiếp tục quay. Một bài hát cũ. Những ham muốn cũ đang được thắp lại. Lan với tay tắt chiếc máy. Những tiếng động đã im bặt hẳn. Khi hai người buông nhau ra, cùng nằm ngửa nhìn trần nhà, tôi có cảm tưởng xa lạ như căn nhà không còn là nhà của tôi nữa. Nó trở thành một nơi nào khác.

Lan nói:

- Em phải nói dối nhà đi nghỉ trên Đà-lạt để đến đây.

- Thế hả.

- Em thấy anh có vẻ không vui. Tại sao vậy?

- Không. Không có gì hết. Anh vẫn mong em tới và ở lại.

- Nếu anh không muốn thì em về Đà-lạt thật.

- Đừng nói bậy.

- Nghỉ lát anh đưa em đi mua đồ về làm thức ăn.

- Em cứ ở nhà, để anh mua đồ làm sẵn về cũng được.

- Hôm nay cứ tạm ăn như thế. Mấy giờ anh đi đón thằng nhỏ.

- Mười một giờ.

Mười một giờ tôi tới trường đón thằng nhỏ. Nhưng cô giáo cho biết mẹ nó đã đến xin phép cho nó về trước. Bữa nay thứ bẩy. Mai nó được nghỉ học. Chắc mẹ nó muốn giữ nó ở nhà một ngày. Trong căn nhà nàng đang ở đó, có lẽ, nàng cũng đang chờ một người đàn ông khác, như Lan đang chờ tôi. Chỉ có những đứa nhỏ bị tha đi, tha lại. Tôi sẽ có một ngày tự do với Lan trước khi thằng nhỏ trở về. Nàng cũng có bao nhiêu ngày tự do khác với một kẻ nào khác.

Tôi trở về nhà một mình. Trời nắng và đường đông nghẹt xe cộ. Lúc xuống xe tôi nôn nao khó chịu.

Lan mở cửa cho tôi.

- Anh sao thế? Con đâu?

Tôi nói:

- Nó về nhà mẹ nó.

Con đâu? Tôi muốn hôn lên môi Lan đồng thời muốn khóc khi nàng nói vậy.
 
Cẩn thận
Sau khi phải đóng "ngu phí", người nông dân cũng rút được kinh nghiệm.

Người nông dân nọ chăn một đàn lợn rất đông. Một ngày kia, có người lạ tới xem chuồng trại của bác và hỏi bác cho lợn ăn những gì. Bác nông dân đáp:
- Tôi cho chúng ăn cám, ngô và những thứ đại loại như vậy!
người kia giận dữ:
- Tôi là thanh tra của Hiệp hội bảo vệ súc vật và tôi cho rằng ông đã không đối xử tốt với đàn lợn. Thay vì cho những thứ chúng đáng được ăn, ông chỉ cho chúng ăn chất thải.
Ông thanh tra liền lập biên bản phạt bác nông dân.

Vài ngày sau, một người khác tới hỏi bác nông dân câu tương tự. Cảnh giác, bác đáp:
- Tôi cho chúng ăn rất tốt. Thực đơn hàng ngày của chúng có cá hồi, trứng cá caviar, tôm, bò bít tết…
Câu trả lời của bác làm người kia nổi giận:
- Sao lại có thể bất công đến thế? Ông cho lợn ăn thịnh soạn như vậy trong khi hàng ngày có biết bao nhiêu người đang chết đói. Tôi là người của Liên Hợp Quốc và tôi sẽ phạt ông vì sự hoang phí này.

Sau khi ông nhân viên Liên Hợp Quốc đi khỏi, một người khác lại tới hỏi bác nông dân đúng câu hỏi nọ. Bác ngập ngừng vài phút rồi đáp:
- Tôi cho mỗi con lợn 5 đô la. Chúng thích ăn gì thì tự mua lấy mà ăn!

Chuối
 
3 chuyện tình : Tình Bạn, Tình Mẹ, Tình Người



Tình Bạn : Tại sao anh khóc?
Một anh nọ đến gõ cửa nhà anh bạn Bedouin để nhờ vả:
“Tôi muốn anh cho tôi mượn bốn ngàn dinar vì tôi phải trả nợ. Anh giúp tôi được không?”
Anh bạn bảo vợ gom hết mọi thứ giá trị họ đang có, nhưng cũng không đủ. Hai vợ chồng phải đi mượn hàng xóm cho tới khi gom đủ số tiền.
Khi anh nọ đi rồi, vợ thấy chồng mình khóc.
“Sao anh lại buồn? Giờ đến lượt hai vợ chồng mình lại nợ hàng xóm, có phải anh sợ mình không trả nợ nổi?”
“Chẳng phải vậy đâu! Anh khóc vì anh ấy là người anh rất quý mến, vậy mà anh chẳng hề biết anh ấy gặp hoạn nạn. Anh chỉ nhớ tới anh ấy khi anh ấy đến gõ cửa hỏi mượn tiền.”
 
Tình Mẹ : Không chịu buông tay!

Vài năm về trước, vào một ngày mùa hè , một cậu bé quyết định đi bơi ở con sông gần nhà. Trời thì nóng mà nước sông thì mát, cậu mừng rỡ nhảy ào xuống, bơi ra giữa sông mà không để ý rằng một con cá sấu đang bơi lại phía sau!
Cùng lúc đó, mẹ cậu bé đang ở trong nhà và khi nhìn ra cửa sổ, bà hoảng hốt khi thấy con cá sấu tiến ngày càng gần cậu con trai hơn! Hoảng sợ tột độ, bà mẹ lao ra, nhanh gấp nhiều lần cậu bé khi cậu chạy đi bơi, vừa chạy, vừa hét gọi con trai. Nghe tiếng mẹ gọi, cậu phát hiện ra con cá sấu và bơi ngược trở lại về phía bờ. Nhưng quá muộn, đúng khi cậu bơi tới bờ thì cũng là lúc con cá sấu đớp được chân cậu! Từ trên bờ, người mẹ chậm một giây, chộp lấy cánh tay cậu. Và bắt đầu một trận kéo co không cân sức. Con cá sấu khoẻ hơn người mẹ rất nhiều, nhưng người mẹ còn quá nhiều tình thương và không thể buông tay.Lúc đó, một bác nông dân đi qua, nghe tiếng kêu cứu của người mẹ nên đã vội vã lấy một chiếc gậy to ra cùng chiến đấu với con cá sấu! Con cá sấu đành thả chân cậu bé ra.Sau hàng tuần, hàng tuần trong bệnh viện, cậu bé đã được cứu sống. Nhưng chân cậu có một vết sẹo rất to, trông rất khủng khiếp – bằng chứng của lần bị cá sấu tấn công.Một phóng viên tới gặp cậu bé khi cậu đã hoàn toàn bình phục. Phóng viên này hỏi cậu bé có thể cho xem vết sẹo được không. Cậu bé kéo ống quần lên, để lộ vết sẹo cho phóng viên chụp ảnh. Và phóng viên nọ đã nói rằng vết sẹo này cậu bé sẽ không thể nào quên!- Không đâu, hãy nhìn tay cháu đã! – cậu bé nói rồi kéo tay áo lên. Trên tay áo của cậu là một vết sẹo to, thậm chí còn sâu hơn cùng với những vết cào xước rất đậm và kéo dài do móng tay của mẹ cậu – khi người mẹ dồn tất cả sức lực và yêu thương đễ giữ lại đứa con trai yêu quý. Cậu bé nói với phóng viên:- Chính vết sẹo này cháu mới không bao giờ quên được! Và cháu tự hào về nó, tự hào vì mẹ cháu đã không chịu buông tay.Trong cuộc sống những người cha – người mẹ luôn như thế đấy, họ yêu đứa con của mình bằng cả trái tim và chấp nhận hy sinh, chấp nhận đau đớn và níu giữ lấy ngay cả những hy vọng nhỏ nhoi, mong manh nhất chỉ cần đứa con mình được sống, được no đủ và êm ấm.
Bất cứ người cha, người mẹ nào cũng sẽ không bao giờ buông tay khi con mình đang ở trong tận cùng hiểm nguy. Nơi bình yên nhất, chính là trong vòng tay gia đình thân yêu!
Gia đình chính là nơi bình yên và luôn dang tay che chở ta. Là nơi ta tìm về khi mệt nhòai trên con đường đời đầy rẫy chông gai.
 


Back
Top