Đu đủ đực - cái - lưỡng tính ?

  • Thread starter ngnvhung
  • Ngày gửi
Chẳng là sau bao lâu chăm bẵm thì cây đu đủ của nhà mình cũng ra hoa. Thế nhưng đau lòng là bà mẹ mình tuyên bố tụi nó là đu đủ đực. Hoa của nó gồm 3 bông mọc trên 1 cuống.
Xin mọi người cho mình hỏi là phân biệt hoa của đu đủ thế nào để biết là đu đủ đực - cái - lưỡng tính ?. Năng suất của cây đu đủ cái với cây lưỡng tính có khác nhau nhiều không ?. Tại vì gần xung quanh nơi mình ở không có cây đu đủ nào thì nếu là đu đủ cái thì nó thụ phấn mần răng ?.
 


Tôi nge người ta nói rằng : chặt ngang cây đu đủ đực, dùng lon sữa bò úp lên ( để nước mưa không đọng làm thúi thân) cây sẽ ra mầm sau đó sẽ kết trái
Hổng biết có đúng không vì chưa thử bao giờ...

Đu đủ trồng mau có trái lắm mà bác,,, nhổ bỏ trồng lại cũng đâu có mất thời gian nhiều lắm
 
Dạ con cũng biết vậy. Nhưng vì đã bỏ công chăm nó mơn mởn như vậy rồi nên cũng tiếc lắm bác ạ. Khi nào "chán " con sẽ thử xử trảm, "bên đầu" nó để xem nó ra sao như lời bác thử coi
 
- Đu đủ đực cho quả nè:


<table align="center" border="0" cellpadding="1" cellspacing="1" width="200"><tbody><tr><td>
t318424.jpg
</td></tr></tbody></table>
- Đu đủ cái: <table class="MsoNormalTable" style="WIDTH: 100%; mso-cellspacing: 0in; mso-yfti-tbllook: 1184; mso-padding-alt: 0in 0in 0in 0in" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="100%"><tbody><tr style="mso-yfti-irow: 0; mso-yfti-firstrow: yes; mso-yfti-lastrow: yes"><td style="BORDER-RIGHT: #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0in; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0in; PADDING-BOTTOM: 0in; BORDER-LEFT: #ece9d8; PADDING-TOP: 0in; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent">
c%C3%A2y+%C4%91u+%C4%91%E1%BB%A7.jpg

</td></tr></tbody></table>
 
Last edited:
Trời ơi cây đu đủ ?!. Bác Tranvi ui !. mấy cây này là sản lượng thực tế hay là " miệng hô 5 tấn, tay ấn lá khoai" vậy bác ?. Theo em thấy mấy cây đu đủ ở nhà em thì nó chỉ ra hoa ở nách lá khi mà cái cành lá đó còn xanh - khỏe trên cây. Nếu lá đã già rụng rồi thì chỗ đó liền mô và chả còn cái bông nào mọc ra từ chỗ nách lá đó nữa. Còn cây đu đủ này thì trái mọc gần như sát đất. Như vậy là nó ra trái từ khi cây chỉ cao 20 cm ?. Trái đu đủ thì từ lúc đậu trái cho đến khi chín là khoảng bao lâu ạ ?. Cái cây (trước đây) của nhà em thì có lẽ phải hơn 6 tháng. Tuy nhiên có lẽ là do nó còi cọc nên mới lâu dữ vậy ?.
 
Cây đu đủ bạn TranVi đưa ảnh là cây tiêu biểu cho cây đu đủ,
chưa phải cây vô địch trong họ nhà đu đủ . Người trồng đu đủ
tốt thì 90% số cây sẽ như vậy. Nếu bạn trồng không được như
vậy, có lẽ nước và phân chưa đúng . Nếu nước và phân nhiều,
trái có thể nhiều như trong hình, nhưng ăn rất nhạt . Đó là
đu đủ đang bán ở Mỹ. Ngày xưa, khi chưa có phân hoá học, người
ta cũng trồng được như vậy, nhưng trái nhiều, to, và nhạt .
Nếu nước bớt đi, số trái có thể nhiều như vậy, hay nhiều hơn,
nhưng nhỏ đi rất nhiều, và ăn ngọt hơn. Thân cây và lá cũng
nhỏ hơn. Vì vậy, bây giờ có từ "Organic" để nói rau trái bón
ít, nước ít, sản lượng thấp, chất lượng cao, và giá cao . Khổ
nỗi, những đu đủ trái nhỏ và ngon đó rất khó bán, nên chỉ béo
miệng nhà vườn trồng đu đủ mà thôi . Trái nào to đẹp, mặc dù
chẳng ai muốn ăn, thì đem đi bán . Chúng có giá chợ rồi.
*
Trở lại đu đủ đực và đu đủ cái: chúng chỉ khác nhau cái cuống
trái thôi . Nếu cuống dài, thì là đu đủ đực, và nếu cuống ngắn
thì là đu đủ cái. Gọi thế rất có lý, vì đu đủ đực rất khó đậu
cho đến lúc chín . Hơi gió thoảng, là các cuống của chúng đong
đưa va đập vào nhau, giập gãy cuống, và rụng trái . Tuy vậy,
nếu bán đu đủ xanh làm nộm, thì đu đủ đực rất năng suất . Có
điều giá đu đủ xanh thì thấp, nên đu đủ cái được năng suất về
tiền bán.
*
Tỷ lệ đu đủ đực rất cao . Khi bổ trái đu đủ chín ra, trong số
các hạt có màu đen mờ, thì có những hạt đen nháy . Người ta nói
đó là những hạt nảy mầm ra cây đủ đủ cái, nhưng tôi không tin .
*
Đem gieo tất cả các hạt của một trái đu đủ vào một khoảnh đất
gần 1 mét vuông, sẽ nảy mầm sát nhau như mạ. Nhổ từng cây lên,
nếu rễ chùm, là cây đực, và nếu rễ cọc thì là cây cái . Đôi
khi kiên nhẫn nhổ hết mấy trăm cây, cũng chẳng được một cây cái.
*
Cây đu đủ đực có thể chữa ra cây đu đủ cái bằng cách cắm mảnh
sành, mảnh thuỷ tinh, hay đũa ăn cơm, hay cật tre vót như đinh,
vào gốc cây, cách mặt dất chừng 1 gang tay . Cắm chừng 5-9 vết
cách nhau chừng 2 centimet. Nếu trời không mưa, thì vết thương
sẽ lành, và có thể cuống trái ngắn lại, và là cây đu đủ cái .
Tỷ số thành công đổi giống đu đủ không cao, nhưng có trường
hợp được.
*
Cây đu đủ cái đã già, cao vài mét, thì chặt đi, và úp bát, úp
niêu lên vết chặt . Bây giờ thì buộc tấm màng nilon để che mưa,
thì nó mọc mầm lên cây mới, và lại ra bông trái như xưa.
*
Cũng có thể ngắt mầm đu đủ mọc ở thân mà cắm xuống đất, mọc
lên một cây đu đủ khác . Cũng có thể chặt cây đu đủ già xuống
rồi chặt ngắn và bổ ra từng mảnh, úp xuống đất mịn, có thể nảy
mậm mọc lên cây đu đủ con . Các cách giâm cành đu đủ thì tỷ lệ
được rất thấp, vì nếu khô thì mầm chết, mà nếu ẩm thì thối .
Ngày xưa tôi đã làm thì có được một cành mọc lên cây . Thày
giáo nói tôi mang cây đu đủ ươm giống lối vô tính đó để triển
lãm . Bà con coi triển lãm không tin đó là cây đu đủ mọc từ
mầm, bèn nhổ lên coi gốc rễ. Thế là cây đó bị chết.
*
 
Cây đu đủ mà bác trần vi ko phải ra từ gốc . Mà người ta làm cho nó cong rồi vùi đất lên để tạo thêm nhiều rễ mới ,cây đu đủ sẽ khoẻ ra nhiều trái . Vì thế nhìn vào ảnh cây nào cũng cong và thân mọc là là sát đất chứ ko thẳng tưng như vốn nó phải thế.Chính xác là nó phải ra hoa cách đất trên dưới 1m
 

Giao lưu học hỏi là chính

- cây đu đủ có 3 loại: cây đực, lưỡng tính và cây cái. Vài cây đu đủ có thể cho cả 3 loại hoa trên. khung hướng thay đổi giới tính thường là do thời tiết gây ra như là khô hạn hay thay đổi nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thì khuynh hướng ra hoa đực càng lớn.

- Phân biệt: Hoa đực ở cây đực hơi màu xanh lục mọc từ nách lá trên những chùm dài nhiều nhánh.Hoa cái ở cây cái lớn hơn, cuống rất ngắn mọc rải rách hay hai ba hoa ở phần trên thân.

- Cây đực không có trái, cây lưỡng tính trái ít hơn cây cái nhưng lại được ưa chuộng hơn trên thị trường. Vì vậy tùy mục đích mà người trồng cần lựa chọn loại hoa cái hay hoa lưỡng tính thích hợp.

- cách lựa chọn: nếu cho thụ phấn tự do thì người trồng không thể lựa chọn đượcnhà vườn có thể lựa chọn một cách khá chính xác cây nào là cái, cây nào là lưỡng tính bằng cách bao giấy hoa cái hay hoa lưỡng tính chưa nở, rồi tự lựa phấn để rắc tay (thụ phấn chéo) vào vòi noãn khi hoa cái hay hoa lưỡng tính nở. Những nghiên cứu về thụ phấn trên đu đủ cho biết rằng:

+ Thụ phấn hoa cái bằng phấn hoa đực thì một nửa số cây con sẽ là cây đực, một nửa sẽ là cây cái.

+ Dùng phấn hoa lưỡng tính để thụ phấn hoa cái thì một nửa số cây sẽ là cây cái, một nửa sẽ là cây lưỡng tính.

+ Hoa lưỡng tính tự thụ tinh hay thụ phấn chéo với phấn hoa lưỡng tính khác thì cho tỉ lệ một cây cái hai cây lưỡng tính.

+ Dùng phấn cây đực để thụ phấn hoa lưỡng tính thì một phần ba số cây sẽ là cây cái, một phần ba sẽ là cây đực, một phần ba sẽ là cây lưỡng tính.
Chiếu theo nghiên cứu này, phương cách 2) và 3) sẽ cho những cây con ra trái nhiều nhất. Nếu không làm thụ phấn bằng tay, nhà vườn cũng có thể để lại vài cây đực trong vườn thì đủ bảo đảm các hoa khác đều thụ phấn và ra trái.

Nguồn: http://agriviet.com/nd/39-ky-thuat-trong-cay-du-du/
 
Đối chiếu với bài của tôi ở trên, thì bài của bạn sai hoàn toàn .
Bài của tôi tóm gọn lại mà nói:
Đu đủ là lưỡng tính.
Không có bông (hoa) đủ đủ nào là bông đực cả.
Bạn thử cho bà con coi bông đu đủ đực nó mặt mũi ra sao nào?
Tên gọi "Cây Đủ Đủ Đực" là để gọi cây có trái cuống dài.
Tên gọi "Cây Đủ Đủ Cái" là để gọi cây có trái cuống ngắn.
*
Cả làng nhà tôi không có lấy một Cây Đủ Đủ Đực nào thì làm
sao cả làng có đến hàng nghìn trái đu đủ, hàng triệu hạt đu
đủ có thể nảy mầm?
*
 
Tôi tìm kiếm được bài này, mời các bạn tham khảo:
http://www.ctahr.hawaii.edu/oc/freepubs/pdf/F_N-5.pdf
Tôi dịch sơ sài như sau để các bạn không biết tiếng Anh có thể đọc:
*
Vì sao một số cây Đu Đủ không có trái ?
+
Cây Đu Đủ trồng đôi khi không có trái . Có thể cây ra trái, nhưng khi
trái lớn bằng trái banh chơi Golf thì rụng . Đó không phải cây có bệnh
hay chăm bón không tốt . Đó là Cây Đu Đủ Cái không có Đực nên rụng sớm .
+
Cây Đu Đủ có 3 loại: Đực, Cái, và Lưỡng Tính. Cây thể hiện tính ra bông
của nó.
+
Bông Cái thì có bầu trái rất lớn, nhưng không có nhị đực .
Bông Đực thì nhỏ, không có bầu trái, và có nhị đực .
Bông Lưỡng Tính thì có cả 2 bộ phận, nhưng bầu trái rất nhỏ.
*
Cây Đu Đủ Đực rất hiếm có ở bang Hawaii.
Cây Đu Đủ Cái ra trái được, nhưng cần phấn ở Cây Đu Đủ Đực, hay phấn ở
Cây Đu Đủ Lưỡng Tính thì trái mới đậu. Người trồng Đu Đủ, hễ thấy nó ra
bông thì biết là Cây Đu Đủ Cái, và nhỏ bỏ khỏi đồng ruộng của họ.
Cây Đu Đủ Lưỡng Tính thì ra trái và đậu . Tuy vậy, thời tiết quá lạnh và
nhiều nước thì trái bị đèo, không bán được. Thời tiết quá nóng và hạn,
thì nó biến thành Cây Đu Đủ Đực.
++
Làm sao để trồng Đu Đủ có năng suất:
Nên chọn lọc Cây Đu Đủ, chỉ giữ lại những Cây Đu Đủ Lưỡng Tính khoẻ mạnh.
Những cây đơn tính thường có các con cháu là Cây Đu Đủ Cái và một số ít
Cây Đu Đủ Lưỡng Tính. Hạt của Cây Đu Đủ Lưỡng Tính cho các con cháu là
1 Cây Đu Đủ Cái và 2 Cây Đu Đủ Lưỡng Tính. Dân Hawaii có tục trồng một
hố 3 Cây Đu Đủ thì 96% được 1 Cây Đu Đủ Lưỡng Tính. Đặc biệt giống lai
'UH Rainbow’thì có hạt mọc lên 1 Cây Đu Đủ Lưỡng Tính và 1 Cây Đu Đủ Cái.
Vì vậy, với giống này, nên trồng 5 cây vào 1 hố, sẽ được 96% có Cây Đu Đủ
Lưỡng Tính.
*
Bài này rõ ràng là tác giả người Mỹ, không biết gì Đu Đủ ViệtNam cả .
Những ai trồng Đu Đủ ViệtNam, nên tham khảo bài tôi viết, đừng tin vào
bài của người viết ở nước ngoài.
*
Cũng nhờ đọc bài này, tôi mới mở rộng tầm mắt, biết rằng Đu Đủ lại có
nhiều giống cây như vậy. Dù sao, câu hỏi từ mấy chục năm trước của tôi
vẫn chưa có câu trả lời: Đu Đủ ViệtNam đều là Cây Đu Đủ Cái, mà sao không
cần phấn Đực vẫn kết trái, có hạt, và hạt nó lại mọc lên nhiều cây Đu Đủ Đực
mà chỉ có vài cây Đu Đủ Cái thôi? Các bạn nên tự tìm hiểu, coi trong làng
của các bạn, có bao nhiêu cây Đu Đủ Đực ? Làng tôi thì không có. Chặt hết.
*
 
Đối chiếu với bài của tôi ở trên, thì bài của bạn sai hoàn toàn .
Bài của tôi tóm gọn lại mà nói:
Đu đủ là lưỡng tính.
Không có bông (hoa) đủ đủ nào là bông đực cả.
Bạn thử cho bà con coi bông đu đủ đực nó mặt mũi ra sao nào?
Tên gọi "Cây Đủ Đủ Đực" là để gọi cây có trái cuống dài.
Tên gọi "Cây Đủ Đủ Cái" là để gọi cây có trái cuống ngắn.
*
Cả làng nhà tôi không có lấy một Cây Đủ Đủ Đực nào thì làm
sao cả làng có đến hàng nghìn trái đu đủ, hàng triệu hạt đu
đủ có thể nảy mầm?
*

bác bảo bài của em sai, bài này em trích một phần từ bài này:

http://agriviet.com/nd/39-ky-thuat-trong-cay-du-du/

Đã là bài đươc post lên trang chủ thì em nghĩ tính xác thực của nó thì hoàn toàn không phải bàn cãi nữa.

Còn câu hỏi của bác : Đu Đủ ViệtNam đều là Cây Đu Đủ Cái, mà sao không cần phấn Đực vẫn kết trái, có hạt, và hạt nó lại mọc lên nhiều cây Đu Đủ Đực mà chỉ có vài cây Đu Đủ Cái thôi?

Em xin mạn phép trả lời thế này:

+ Bác nói làng bác không có cây đu đủ đực, theo như bài trên em có viết là: có một vài cây đu đủ có thể có cả 3 loại hoa: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. điều này có thể chứng minh là làng bác không có cây đu đủ đực nhưng vẫn có hoa đu đủ đực và vẫn có phấn đực.

+ Hạt của nó mọc lên nhiều cây đu đủ đực. bài trên em cũng có viết là: Thụ phấn hoa cái bằng phấn hoa đực thì một nửa số cây con sẽ là cây đực, một nửa sẽ là cây cái. vậy theo bài của em ở trên thì điều này hoàn toàn có thể. còn về mọc nhiều cây đu đủ đực, ít cây đu đủ cái thì điều này có thể là do xác suất. Vì bác không thể mang tất cả hạt của quả đu đủ đi trồng được ( lúc chọn hạt thì có thể hạt đu đủ đực to hơn, đều hơn nên được chọn nhiều hơn), mà cho là bác mang tất cả hạt của quả đu đủ đi trồng thì chắc chắn là các hạt đó không thể mọc 100%, có thể các cây đu đủ đực có hạt to, đều hơn nên nảy mầm nhiều hơn.)

+ khi ăn đu đủ em thấy có một số quả đu đủ không hề có hạt. cá nhân em nghĩ thì có thể là đu đủ cũng thuộc loại cây: không cần thụ tinh nhưng vẫn hình thành quả, nhưng quả đó không có hạt. vì vậy những quả không có hạt có thể là do hoa cái không được thụ phấn mà hình thành nên. ( điều này chỉ là do em nghĩ thui, còn em chưa đọc tài liệu nào nói về vấn đề này cả)

- về bài tiếng anh của bác anhmytran :
+ cá nhân em thì em dốt tiếng anh nhưng khi đọc những bài dịch qua của bác thì em không thấy có điểm gì là trái ngược với bài viết của em cả.
 
Đã là bài đươc post lên trang chủ thì em nghĩ tính xác thực của nó thì hoàn toàn không phải bàn cãi nữa.
Bạn dễ tính quá, nhưng tôi thì không .
Trang chủ của ai, tôi cũng không cho là nó nói đúng .
*
Bản tiếng Anh, và bài bạn trích, có nhiều chỗ không giống nhau,
tuy không rõ có phải trái ngược hay không. Đối với người nghiên
cứu nghiêm túc, có chỗ không hoàn toàn giống nhau, tức là khác.
*
Việc trong làng tôi có cây đu đủ đực - theo tiếng Việt - nhưng
theo tiếng Anh thì là cây lưỡng tính - thì tôi đã nói, họ chặt
hết, nên trong làng không thể có bông đu đủ đực, và phấn đu đủ
đực, nhưng hàng trăm nghìn trái đu đủ vẫn lớn trên các cây đu
đủ cái như ảnh của bạn TranVi đưa lên .
*
Chuyện đổi giống đu đủ đã có người làm thành công, tuy rất hiếm,
đối chiếu với bài tiếng Anh, thì có lẽ nó đúng vào điều kiện
"mát và đủ nước" nên cây đổi giống ra cây cái, chứ không hẳn do
người đổi giống.
*
Bài của tôi, cũng như ảnh của bạn TranVi: cây đu đủ đực là cây
mà trái có cuống dài, nhưng bản tiếng Anh thì không nói gì về
cuống trái cả . Bản tiếng Anh nói cây đu đủ đực thì không thể
có trái . Vì vậy, cây đu đủ đực theo tiếng Việt và theo ảnh của
bạn TranVi có lẽ là cây đu đủ lưỡng tính theo tiếng Anh . Chỉ
vì bản tiếng Anh không có hình cây, và cuống trái, nên không thể
chắc chắn được . Tôi cũng đã nói, cây đu đủ đực ViệtNam như trong
ảnh của bạn TranVi vẫn ra trái, ra nhiều trái, nhưng khó có trái
lớn, và khó giữ cho khỏi rụng đến khi lớn và chín, vì cuống nó
nhỏ như ngón tay út và rỗng, dài 40-50 phân, có đến cả mét, đung
đưa trong gió, thì làm sao chẳng gãy cuống, giập trái?
*
Bản tiếng Anh nói cây đu đủ đực, thì không biết đực thế nào .
Nó còn nói hễ nhà vườn thấy có cây đu đủ cái thì chặt bỏ đi,
nhưng trái lại, ở ViệtNam thì cây đu đủ cái là quý giá nhất .
*
Vì vậy, bạn nói bài bạn dẫn không khác với bản tiếng Anh, còn tôi
thì thấy khác nhiều lắm.
*
Bạn nói có trái đu đủ không hạt, thì tôi chưa từng biết . Dù sao,
tôi vẫn tin bạn nói là thật . Chuyện này không khó tin đâu .
*
 
gtq3hc

Đối chiếu với bài của tôi ở trên, thì bài của bạn sai hoàn toàn .
Bài của tôi tóm gọn lại mà nói:
Đu đủ là lưỡng tính.
Không có bông (hoa) đủ đủ nào là bông đực cả.
Bạn thử cho bà con coi bông đu đủ đực nó mặt mũi ra sao nào?
Tên gọi "Cây Đủ Đủ Đực" là để gọi cây có trái cuống dài.
Tên gọi "Cây Đủ Đủ Cái" là để gọi cây có trái cuống ngắn.
*
Cả làng nhà tôi không có lấy một Cây Đủ Đủ Đực nào thì làm
sao cả làng có đến hàng nghìn trái đu đủ, hàng triệu hạt đu
đủ có thể nảy mầm?
*
Cám ơn bác, em đọc đến đây là hiểu rồi chớ đọc ba cái kỹ thuật cao siêu đâm rối!
(bởi vườn nhà em có mỗi 1 cây đu đủ thôi, xung quanh là nhà phố chả có ai trồng đu đủ, vậy mà nó vẫn ra trái :lol:)
 
anhmytran đã viết:
Dù sao, câu hỏi từ mấy chục năm trước của tôi vẫn chưa có câu trả lời: Đu Đủ ViệtNam đều là Cây Đu Đủ Cái, mà sao không cần phấn Đực vẫn kết trái, có hạt, và hạt nó lại mọc lên nhiều cây Đu Đủ Đực mà chỉ có vài cây Đu Đủ Cái thôi?

Để mình cố tìm cách trả lời câu hỏi của bác anhmytran xem sao. Theo mình thì có sự lẫn lộn giữa cách gọi ở ta và … ở tây.

Dịch từ cái link của bác đưa nhé: http://www.ctahr.hawaii.edu/oc/freepubs/pdf/F_N-5.pdf

Hoa đu đủ cái có bầu và nảy từ nách lá… Bầu của hoa cái phải được thụ phấn của cây khác (đực hoặc lưỡng tính)… Nếu không được thụ phấn, quả nhỏ, đèo đẹt sẽ bị rụng…

Hoa lưỡng tính có cả bầu lẫn nhị. Nó có thể tự thụ phấn. Hoa cũng nảy từ nách lá giống như hoa cái.

Còn đây là nội dung mình tra được trên mạng nhé (chỗ cần lưu ý được gạch chân):
http://thuocdongduoc.vn/tin-tuc-su-kien/su-dung-thuoc/1333-hoa-du-du-chua-ho.html
Đu đủ có 3 loại là đu đủ cái, đu đủ đực (chỉ có hoa đực không kết quả) và đu đủ lưỡng tính (có hoa và kết quả nhưng bé như quả cau không lớn được).

Dựa trên mô tả, mình thấy:

*”đu đủ lưỡng tính” theo cách hiểu của ta chính là “female papaya”. Lẽ ra phải gọi nó là đu đủ cái.

*”đu đủ cái” theo cách hiểu của ta chính là “hermanphrodite papaya”. Lẽ ra phải gọi nó là đu đủ lưỡng tính mới đúng bởi hoa của nó có cả bầu lẫn nhị, nó tự thụ phấn được, trồng cả vườn hay một cây vẫn ra trái như thường. Phần này trả lời cho câu hỏi của bác anhmytran.

*đu đủ đực = male papaya (tây-ta như nhau)

Bởi cách gọi của ta không chính xác (về mặt khoa học) nên khi tra tài liệu nước ngoài sẽ thấy... rối. Có gì sai sót mong mọi người chỉ dẫn thêm nha.
 
Cây Đu Đủ trồng đôi khi không có trái . Có thể cây ra trái, nhưng khi trái lớn bằng trái banh chơi Golf thì rụng . Đó không phải cây có bệnh
hay chăm bón không tốt . Đó là Cây Đu Đủ Cái không có Đực nên rụng sớm .

Việc trong làng tôi có cây đu đủ đực - theo tiếng Việt - nhưng
theo tiếng Anh thì là cây lưỡng tính - thì tôi đã nói, họ chặt
hết, nên trong làng không thể có bông đu đủ đực, và phấn đu đủ
đực, nhưng hàng trăm nghìn trái đu đủ vẫn lớn trên các cây đu
đủ cái như ảnh của bạn TranVi đưa lên .
*

- 2 câu trên của bác có phải là trái ngược nhau không, đọc thì em có thể thấy là 1 trong 2 câu bị sai:
+ Nếu câu đầu của bác sai, thì chứng tỏ bài tiếng anh bị sai( vì bác lấy từ bài tiếng anh ra). Điều này có thể không? Em nghĩ là không.
+ Vậy chỉ có thể là câu thứ 2 của bác bị sai ( theo em là thế)
+ Còn nếu 2 câu của bác không sai thì chắc việt nam có loại đu đủ đặc biệt rùi. Loại đu đủ này không cần phấn đực mà vẫn ra quả kết hạt bình thường, chắc là sinh sản vô tính từ hạt. Cái này chắc phải cho lên chuyện lạ việt nam.

- Còn về việc nhầm lẫn tên gọi như bác daint2003 nói thì theo em nghĩ là không có:
+ "female" là cái, vậy "female papaya" dịch thế nào đi nữa thì vẫn là đu đủ cái chứ, làm gì có chuyện bị nhầm sang đu đủ lưỡng tính được.
+ "male" là đực, "male papaya" là đu đủ đực
- 2 cái từ male và female thì rất phổ biến, ai đã học qua tiếng anh rùi thì đều biết,còn những người mù không biết một chữ tiếng anh nào thì chắc là chả bao giờ vào xem các bài tiếng anh.
- "hermanphrodite papaya" cái từ này thì hơi khó thật, những người mới tìm hiểu về cây đu đủ thì khó có thể biết được vì nó là từ chuyên ngành. Nhưng em nghĩ là đã biết "female papaya"là đu đủ cái,"male papaya" là đu đủ đực rùi thì hoàn toàn có thể đoán ra được "hermanphrodite papaya" là đu đủ lưỡng tính.
- Vậy nên em nghĩ chuyện nhầm lẫn là không thể có. Em dốt tiếng anh còn không nhầm nữa là, còn bác anhmytran thì pro tiếng anh rùi làm sao nhâm được.

* đó là những suy nghĩ của em, có gì sai mong mọi người thông cảm và cho ý kiến.
 
Bạn chungvitcb thân mến,

Từ "hermanphrodite" đâu có chuyên ngành ghê gớm gì, để mình tra Lạc Việt từ điển dùm bạn nghen: "người hoặc vật có cả cơ quan sinh dục đực và cái, động vật lưỡng tính"

Ví dụ vườn nhà mình có cây ớt, bông cây ớt có bầu (tính cái) và nhị phấn (tính đực), phấn rớt vô bầu (nhờ ong, côn trùng hoặc gió) thụ tinh thành trái. Vậy bông ớt là "lưỡng tính".

Cây đu đủ bình thường cũng vậy thôi. Nhị phấn thụ cho bầu thành ra trái. Cây có hoa như vậy theo tài liệu của tây là "lưỡng tính" (hermanphrodite). Theo mình hiểu đa số cây trái đều lưỡng tính, lưỡng tính là phổ biến. Đu đủ "lưỡng tính" ở ta gọi là đu đủ "cái". Bà con mình cứ gọi nôm na thôi, có trái là "cái" còn không có trái là "đực".

Hôm trước bà ngoại than vừa chặt bỏ cây đu đủ "đực" vì nó ra trái nhưng nhỏ và tự rụng. Giờ mình mới biết đó là đu đủ "cái" (female papaya). Hồi đó mà như giờ thì mình qua hàng xóm ngắt trộm ít hoa về tự thụ cho cây may ra có trái ăn à.
 
Bạn chung:
Bạn thấy được 2 câu của tôi trái ngược nhau, nhưng bạn lại chọn lẽ phải ở bài tiếng Anh .
Tôi thì có lẽ phải của tôi, vì tôi ở ViệtNam đến hơn 30 tuổi mới ra đi, không cần biết
lẽ phải trên Internet mà trái ngược với mắt thấy tai nghe của mình. Tôi đã gieo hàng nghìn
cây đu đủ con, và trồng chừng chục cây đu đủ cái (đất hẹp), và đã bán trái đu đủ lấy tiền.
*
Bạn daint:
Bạn cũng tin bài dịch tiếng Anh, nên mới gọi cây đu đủ đực là cây đủ cái (vì bị chặt đi).
*
Đây là tin mới tìm thấy trên Internet:
http://www2.dpi.qld.gov.au/horticulture/5326.html
*
There are two distinct papaya plant types: dioecious and gynodioecious.
Có 2 loại cây Đu Đủ: loại Dioecious và loại Gynodioecious
*
Dioecious papayas have male and female flowers on different plants. This means that both male and female plants are needed for fruit production.
4053.gif
* * *
4054.gif
Loại Dioecious có hoa đực trên cây đực (trái) và hoa cái trên cây cái (phải). Cả 2 loại cây này đều cần thì mới có trái đu đủ.
*
Gynodioecious papayas, more commonly called bi***ual lines, have trees that can be female or bi***ual.
Bi***ual flowers have both male and female parts within the same flower and can be self-pollinated.
Loại Gynodioecious thường gọi là đu đủ lưỡng tính, có thể là cái hay là lưõng tính.
Hoa lưỡng tính có cả 2 bộ phận đực và cái trên cùng một hoa, và có thể tự thụ phấn.
*
Căn cứ vào tin ở website này, thì ViệtNam ta có có chỉ 1 loại cây đủ đủ trên,
có cây đực và cây cái, và đúng như hình vẽ .
*
Như vậy, cho đến đây, tôi vẫn chưa được biết đu đủ lưỡng tính nó ra sao.
Có thời gian rảnh rỗi, tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm .
*
Căn cứ vào cả 2 bài tiếng Anh tôi dịch, thì đu đủ cái ViệtNam không có đực
mà vẫn có trái, mỗi trái mấy trăm hạt đều nảy mầm được . Chính tôi cũng lấy
làm lạ, vì lúc tôi ở ViệtNam, tôi đã cố gắng tìm hiểu vì sao cả làng chặt
hết cây đủ đủ đực, không có hoa đực, mà hàng vạn triệu hạt đu đủ vẫn nảy mầm
được . Tôi bó tay, không biết hỏi ai, cũng chẳng có chức tiến sỹ để đưa câu
hỏi này lên khiêu chiến với thế giới . Các bạn có hỏi tôi câu này, thì tôi
cũng hỏi lại các bạn câu hỏi này, ai trả lời đây?
*
 
Last edited:
Căn cứ vào cả 2 bài tiếng Anh tôi dịch, thì đu đủ cái ViệtNam không có đực mà vẫn có trái, mỗi trái mấy trăm hạt đều nảy mầm được . Chính tôi cũng lấy làm lạ, vì lúc tôi ở ViệtNam, tôi đã cố gắng tìm hiểu vì sao cả làng chặt hết cây đủ đủ đực, không có hoa đực, mà hàng vạn triệu hạt đu đủ vẫn nảy mầm
được . Tôi bó tay, không biết hỏi ai, cũng chẳng có chức tiến sỹ để đưa câu hỏi này lên khiêu chiến với thế giới . Các bạn có hỏi tôi câu này, thì tôi cũng hỏi lại các bạn câu hỏi này, ai trả lời đây?

Nó tự thụ đó bác ơi. Nhị của nó tự thụ phấn cho bầu của nó và đơm trái! :lol:

Nhưng nếu bác khẳng định hoa đó không có nhị mà vẫn đơm trái thì em chịu không giải thích được.
 
Last edited by a moderator:
Cây đu đủ đực thì có trái, nhưng nó có hoa đực và hoa lưỡng tính không,
thì tôi cũng không rõ, vì dân cả làng tôi không bao giờ để cây này cả .
*
Tôi biết cây đu đủ đực, vì năm tôi 8-9 tuổi gì đó, lên Hà Nội thăm Chú
tôi. Chú tôi có một cây đu đủ đực đã cao 2 mét, bông và trái tua tủa .
Bà trẻ của tôi (mẹ chú, em bà tôi) cho tôi biết đó là Cây Đu Đủ Đực,
đang nuôi trái cho thật to, chứ không chặt bỏ như nhà quê, vì ở thành
thị có một cây lớn thế thì rất giá trị rồi . Lúc đó, mấy trái to nhất ở
cuối cùng đã lớn bằng 2 nắm nay người lớn rồi, rất to, nếu chín thì chắc
ngon lắm. Cuống những trái đó, tính đến nách lá, thì có đến cả mét, lúc
nào cũng đong đưa lúc lắc thật xa, không gãy cũng tài. Bỗng một hôm có
mưa to, đến sáng thì các trái rụng sạch, cuống hoa lá tả tơi đầy sân .
*
Vì thế, đọc bài tiếng Anh nói trái chỉ bằng trái banh (nhỏ hơn nắm tay
người lớn) là rụng thì tôi biết rằng nó không biết hết mà còn nói bừa.
Tuy vậy, tôi cũng không dám chắc, nếu buộc chằng cẩn thận, thì các trái
của cây đu đủ đực có chín được không. Tôi cũng không biết trong các trái
đó thì có hạt không, và hạt có nảy được mầm không? Trẻ con 10 tuổi tuy
có nghịch ngợm, nhưng nghiêm chỉnh tìm hiểu và nghiên cứu thì chưa có .
Vì vậy, các vấn đề sau này tôi nghĩ đến, thì không có điều kiện để tìm
hiểu . Hễ phải cây đu đủ đực thì chặt đi, hơi đâu mà nghiên cứu lấy tài
liệu có bán ra tiền đâu.
*
Tuy vậy, cây đu đủ cái thì tôi nhìn kỹ lắm . Hoàn toàn không có nhị đực .
Câu hỏi này của tôi kéo dài từ nhỏ, cho đến 35 tuổi tôi đi khỏi Việtnam
vẫn chưa có câu trả lời . Bạn nào có điều kiện nhìn kỹ lại bông hoa đu
đủ trên cây đu đủ cái, coi thử có nhị đực không ? Chẳng lẽ một người hơn
30 tuổi ở nhà quê, học xong phổ thông cấp 3, mà không biết nhị đực nhị
cái sao ?
*
 


Back
Top