Dùng nước thải nuôi cá tưới cho ruộng lúa

  • Thread starter ks.tranchidung
  • Ngày gửi
Dùng nước thải nuôi cá tưới cho ruộng lúa

28/06/2010, 09:08:38 PM
(Vfej.vn)-Thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đang triển khai thực hiện mô hình "Sử dụng nước thải từ ao nuôi cá tra để tưới cho ruộng lúa". Đây là mô hình đã ứng dụng thành công tại xã Bình Thạnh (TX Hồng Ngự) vừa mang lại lợi nhuận tăng thêm cho người trồng lúa và người nuôi cá tra, vừa góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

nuoicatra.jpg

Đồng Tháp ứng dụng mô hình "Sử dụng nước thải từ ao nuôi cá tra để tưới cho ruộng lúa"

Mô hình này được TX Hồng Ngự chọn ứng dụng cho dự án quy hoạch vùng nuôi cá tra thương phẩm chất lượng cao từ nay đến năm 2020 và đang triển khai thực hiện trong địa bàn thị xã.




Mô hình do Thạc sĩ Nguyễn Huấn, Phó phòng Kinh tế phụ trách lĩnh vực nông nghiệp của thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) nghiên cứu, xuất phát từ những bức xúc về ô nhiễm môi trường nước ngày càng nặng do những hộ nuôi cá tra thải ra sông rạch. TX Hồng Ngự là nơi tập trung các hộ nuôi cá tra với qui mô lớn, nhất là ở các xã Bình Thạnh, An Bình A, An Bình B, phường An Thạnh.

Các hộ nuôi hầu như không đầu tư hệ thống xử lý nước thải (ao xử lý nước thải, ao xử lý bùn đáy) mà thải trực tiếp ra môi trường nước sinh hoạt. Lượng nước thải rất lớn từ các ao nuôi chứa nhiều thức ăn dư thừa, chất thải của cá, lượng thuốc, hóa chất xử lý phòng trị bệnh cá... gây bức xúc cho nhân dân và gây mâu thuẩn về lợi ích kinh tế giữa người nuôi cá và người trồng lúa, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ có thể làm cá chết hàng loạt do mâu thuẫn lợi ích gây ra.

Từ những bức xúc trên, năm 2008, Thạc sĩ Nguyễn Huấn đã nghiên cứu đề xuất thực hiện mô hình "Sử dụng nước thải từ ao nuôi cá tra để tưới cho lúa" tại xã Bình Thạnh trên diện tích 12 ha (của 06 hộ dân). Qui trình thực hiện bao gồm: Người nuôi cá tra hợp tác với những hộ có diện tích sản xuất lúa chung quanh ao nuôi để sử dụng nước thải tưới cho lúa; xây dựng hệ thống bơm đưa nước từ ao nuôi cá lên ruộng; đảm bảo đủ nước tưới cho lúa... Chi phí trong qui trình thực hiện được thỏa thuận đôi bên cùng có lợi.


Kết quả so sánh giữa ruộng sử dụng nước thải từ ao nuôi cá tra so với ruộng đối chứng không sử dụng như sau: Tổng chi giảm 2.275.353 đồng/ha; năng suất lúa tăng 149kg/ha; giá thành 1 kg lúa giảm 405 đồng và lợi nhuận tăng 2.490.381 đồng/ha. TS Nguyễn Huấn cho biết, mô hình trình diễn đã mang lại lợi nhuận tăng thêm khoảng 30 triệu đồng cho 6 hộ dân tham gia. Tuy nhiên, lợi nhuận lớn nhất mà mô hình ứng dụng cho thấy lượng nước thải từ ao nuôi cá tra đã được sử dụng tưới cho ruộng lúa, góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường; mâu thuẩn giữa người nuôi cá và người trồng lúa được giải quyết hài hòa, hai bên cùng có lợi.



Không chỉ riêng mô hình trên, trong quá trình công tác, Thạc sỹ Nguyễn Huấn luôn đi đầu trong phong trào thi đua yêu nước, cùng đơn vị tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng và chuyển giao phục vụ sản xuất trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, cơ giới hóa đạt hiệu quả cao.


Đặc biệt, trong nuôi trồng thủy sản, nhiều năm qua anh đã thành công trong chuyển giao kỹ thuật sinh sản cá lóc bông; mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh 2 lúa - 1 tôm; sản xuất giống cá tra, cá hú, cá basa, sinh sản và nuôi cá lăng nha, nuôi cá còm,... Những thành công trên đã góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo tiền đề cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững không chỉ riêng cho thị xã Hồng Ngự mà cho cả vùng, thậm chí cả tỉnh Đồng Tháp.
 


Hay quá!
Đây là một trong những giải-pháp tuyệt-vời giải-quyết chất thải của ao nuôi cá. Rất cần triển-khai để :
- Đối phó với ô-nhiễm ao nuôi,
- Đối phó với ô-nhiễm môi-trường
- Biến nguồn ô-nhiễm thành hữu-ích.

Như vậy, rõ-ràng đây là một đề-tài quan-trọng, ảnh-hưởng lớn đến ngành nuôi cá vì hết sức thiết-thực. Xin tác-giả nói thêm.
Kính.
(Anh Xuân-Vũ, chờ xem coi có thể áp-dụng để... nuôi rắn được không? Cách của tôi cũng "bà con" với cách trên. Thân.).
 
Dùng nước thải nuôi cá tưới cho ruộng lúa
cái vụ dùng nước thải này trong qui mô nhỏ thì người ta đã dùng từ ngàn xưa rồi..nước rửa thịt cá..nước rửa chén.để tưới cây rất tốt..nhiều đạm
cha mẹ tôi khi xưa thường đóng 1 cái kệ cao 1 m và khá rộng..trên trải đất...rồi trồng vào đó nhiều loại rau.. gia vị...hằng ngày ông bà tưới cho nó bằng nước rửa thịt cá khi làm bếp và nước rửa mặt
cái sàn rau đó tốt dễ sợ
 
Hehe! cái vụ này nghe nói làm lâu lắm rồi mà, tại bà con không ai chịu đăng ký bản quyền...
________________________________
An Giang: Tận dụng nước nuôi cá tưới lúa


<hr style="margin-top: 0pt; margin-bottom: 0pt;" align="left" size="0" width="250"> Cập nhật : 19/06/2008 09:40


<!--- Bỏ:/image/image_view_fullscreen trong tal:attributes="href string:$here_url-->
Toàn xã Khánh Hoà, huyện Châu Phú (An Giang)có 720 ha, trong đó có 22 ha sản xuất. Gần những đám ruộng này là các ao hầm cá tra. Từ khi nông dân ấp Khánh Hoà, tận dụng nước ao hầm tưới lúa, các chủ hầm cá ở đây không còn bị người dân phiền hà. Nước thải từ ao hầm ra được trực tiếp hoặc gián tiếp bơm vào ruộng lúa, giảm phân đạm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng lợi nhuận cho bà con nông dân. Có một điều quan trọng là hiện nay giá phân bón tăng liên tục việc giảm lượng phân bón là rất cần thiết nên áp dụng quy trình này giảm chi phí cho nông dân. Đó cũng là điều nên làm. Ông Nguyễn Ngọc Nùng, Chủ tịch hội Nông dân xã Khánh Hoà phấn khởi nói.

Cùng đi với Bí thư chi bộ Hợp tác xã Hoà Thuận, Tô Quốc Hương, chứng kiến những đám ruộng thực hành quy trình sử dụng nước thải từ ao hầm cá tra mới thấy được lời nói của những nông dân này. Anh Hương thố lộ: “Gia đình anh sản xuất 3.000m2 đất ruộng gần nhà. Sau khi làm lúa hiệu quả không cao. Anh đã chuyển một nữa diện tích sang đào ao nuôi cá tra, còn lại vẫn làm lúa. Do thấy anh tư Lập gần đó tận dụng nước hầm cá tra tưới cho lúa nên tôi cũng tập tành làm theo. Sau khi xả nước thải đó xuống mương tôi lấy nước đó chạy vào ruộng lúa nhà mình và 5 đến 7 ngày chắt nước ra cho khô, rồi 7 ngày sau tiếp tục bơm nước thải ao hầm vào ruộng lúa. Nhờ vậy, tôi giảm được lượng phân bón đáng kể, giảm thiểu được vấn đề ô nhiễm môi trường do nước cá tra thải ra. Cụ thể là vụ Đông Xuân vừa qua, lúa thu hoạch mỗi công cho năng suất 780kg, bán với giá 4.600 đồng/kg, trừ tất cả chi phí lợi nhuận 2 triệu 600 ngàn đồng.

Nông dân Nguyễn Văn Hiếu, ngụ ấp Khánh An, hơn 7 năm áp dụng quy trình xả nước hầm trực tiếp qua ruộng lúa nhà mình với diện tích 5.000m2 nên cứ 2 hoặc 3 ngày là anh xả cho khô nước trong ruộng lúa, phơi đất đúng 1 tuần rồi xả nước hầm vào đất ruộng và cứ thế đến khi thu D9. Vì nếu không xả hết nước thì lúa sẽ bị thối cây, năng suất sẽ giảm. Nhờ tận dụng nước thải từ ao hầm, mỗi công lúa giảm 20kg phân bón.

Ngay ngày thành lập Hợp tác xã Hoà Thuận, xã Khánh Hoà, Ban Chủ nhiệm và thành viên Hợp tác xã đã thống nhất áp dụng quy trình lấy nước thải hầm cá bơm cho 22 ha đất gò, chạy nước cấp 2. Đến nay đã 5 năm, tất cả hộ dân điều thống nhất và không có hộ nào phiền hà nước thải của hầm cá mà có hộ còn bảo rằng nhờ nước thải đó giúp nhà nông giảm chi phí trong sản xuất nhất là phân bón. Nhưng có điều sử dụng nước hầm cá không nắm được quy trình thì hậu quả khôn lường và không phải vùng đất nào cũng áp dụng được mà chỉ áp dụng cho vùng đất gò và có nơi chắc nước cho khô. Nếu sử dụng đất trũng, thấp, không nơi thoát nước mà nước cứ trầm ninh trong ruộng thì kể như “phá sản”. Đó là tâm sự của anh Tô Quốc Hương, Bí thư chi bộ Hợp tác xã Hoà Thuận.

<!--Tac gia-->
 
Last edited:
Cái này trong mô hình VAC đã hướng dẫn cách đây cỡ 20 năm là ít, sao giờ lại đăng lên như phát minh mới vậy. Không hiểu 20 năm nay các nhà khoa học với báo đài làm cái gì nữa.
 


Back
Top