Dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, hiểm nghèo

  • Thread starter thanhtung7485
  • Ngày gửi
T

thanhtung7485

Guest
Gừng gió
Ông Nguyễn Văn Quảng, 70 tuổi, ở khu vực 8, phường Quang Trung, TP Quy Nhơn, mắc bệnh xơ gan cổ trướng (XGCT) đơn thuần (nghĩa là không có viêm gan siêu vi B, C dương tính và loại trừ ung thư gan) với triệu chứng: bụng to, bè, da niêm mạc vàng nhạt xanh. Qua siêu âm, bác sĩ kết luận ông bị “xơ gan teo cổ trướng có nhiều dịch trong ổ bụng giai đoạn nặng”.
Nghe tin ông Quảng bị bệnh, một người hàng xóm đã mang cho ông củ cây mai gan (gừng gió) tươi, sắc uống nhiều lần, từ đó thấy bụng nhỏ, ngủ được và giảm đau nhức. Từ năm 2000 đến nay, qua nhiều lần kiểm tra, siêu âm bụng, tiên lượng rất tốt, ông Quảng ngày càng khỏe, ăn ngủ bình thường, lao động nhẹ trong vườn nhà.
Gừng gió còn có tên gọi khác là riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời, riềng dại, gừng dại, gừng riềng. Gừng gió có tên khoa học Zingber zerumber (L) Sm, thuộc họ gừng Zingiberaceae. Cây cao 1-1,3 m, thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc củ non có màu vàng thơm. Củ càng già, trồng ở vùng núi cao nguyên thì càng to, chắc, bẻ tách củ trong ruột có màu vàng, có mùi thơm ngọt, dễ chịu. Lá mọc sít, không cuốn, thuôn dài đầu nhọn, phía trên màu xanh lục, hơi nhạt ở phía dưới, bẹ nhẵn, trừ phía trên có lông, cụm dài 30-60 cm phủ đầy vảy, mép có mang lông hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ, thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ, đài và tràng màu trắng, cánh môi màu vàng nhạt. Quả nang hình bầu dục, hạt màu đen, có áo hạt mềm màu trắng, mùa ra hoa vào tháng 5,6.
Cây gừng gió mọc hoang ở khắp nơi, chịu đất ẩm ướt, mát, thường mọc ở bìa rừng, ven suối, đất núi rậm. Cây gừng gió thuộc loại cây cảnh đẹp, có thể trồng trong chậu kiểng để nơi râm mát ở gia đình. Thu hái củ gừng gió thường vào mùa thu.
Gừng gió có vị đắng cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, giảm đau trị ứ huyết, chứng trúng gió, chóng mặt nôn nao ngất xỉu, quan trọng hơn là tác dụng tẩy độc, đau bụng, đau nhức sưng tấy, bồi dưỡng sau sinh, kích thích tiêu hóa, ăn ngon, ngủ tốt. Một bệnh nhân XGCT ở TP Phan Thiết sau khi dùng gừng gió trị bệnh thì thấy khỏi hoàn toàn và da dẻ hồng hào.
Ngoài bệnh XGCT đơn thuần, thân rễ gừng gió còn chữa bệnh trúng gió bị ngất, chân tay lạnh bằng cách lấy 20-30 g, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít rượu, chắt lấy nước uống; trị suy dinh dưỡng bằng cách dùng thân rễ thái mỏng ngâm trong rượu 40-500 với liều 40-50 g tươi hay sấy khô ngâm trong thời gian 15-20 ngày, gạn xác lấy nước uống mỗi ngày 3 li nhỏ như khai vị. Ngoài ra, thân rễ gừng gió giã nát cùng với lá chàm mèo, đắp làm thuốc cầm máu vết thương.
Qua quá trình nghiên cứu cho thấy, gừng gió điều trị bệnh XGCT rất hiệu quả. Tuy nhiên, trong bệnh lý nội khoa, ngoài việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, sinh học, siêu âm còn phải dựa trên cơ địa của mỗi người. Do đó cần phải thận trọng khi dùng thang thuốc, nếu không có thể gây ra tác dụng phụ.
Hiện nay, việc tìm mua đúng cây gừng gió tương đối khó, bởi gừng gió rất giống củ nghệ, riềng, gừng, ngãi. Bệnh nhân cần cây gừng gió có thể liên hệ ông Đạt ở địa chỉ 141 Ngô Mây, TP Quy Nhơn.
BS. Trang Xuân Chi
-------------------------------------------
Xạ đen

Thời gian gần đây, một phòng khám của Hội Đông y tỉnh Hoà Bình trở nên tấp nập từ sáng đến đêm. Hầu hết người đến đây chờ bắt mạch, kê đơn là bệnh nhân ung thư, với hy vọng khỏi chứng nan y nhờ bài thuốc có đầu vị là cây xạ đen do một cố lương y dân tộc Mường để lại.
Bai thuoc cay xa den va hieu qua dieu tri ung thu
Mế Hậu - người tìm ra bài thuốc cây xạ đen bắt mạch cho bệnh nhân.
Sáng 14/3 ở Phòng khám Đông y số 6 (số 35, tổ 7, đường Nguyễn Thái Học, phường Đồng Tiến, thị xã Hoà Bình), nơi bà Đinh Thị Phiển - con gái cố lương y Bùi Thị Bẻn (còn gọi là Mế Hậu) bắt mạch, kê đơn, bà Vũ Việt Anh (Ba Đình, Hà Nội) bị ung thư vòm nói: "’Tôi vừa xạ trị 30 mũi ở Bệnh viện K, nghe tin bài thuốc cây xạ đen, tìm về đây xin bốc uống, mong đỡ bệnh".

Cũng như bà Việt Anh, gần 30 bệnh nhân ung thư và người nhà tìm đến phòng khám của lương y Đinh Thị Phiển xin thuốc cây xạ đen sáng hôm ấy đều không hy vọng thoát căn bệnh khoa học còn bó tay này, vì "nếu khỏi, bài thuốc đã giật giải Nobel". Hầu hết đều chỉ mong muốn nhờ bài thuốc có xạ đen mà giảm triệu chứng mệt mỏi, đau đớn của căn bệnh hiểm và kéo dài tuổi thọ.

Phóng viên TS đã tìm gặp một số người bệnh ung thư may mắn đỡ đau, khoẻ lên sau khi uống các thang thuốc với đầu vị là xạ đen bà lương y Phiển bốc cho họ. Ông Phạm Văn Bài - bệnh nhân ung thư phổi 53 tuổi ở thôn Thị Đức, xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc, Hải Dương, cho biết, sau khi ông được bệnh viện tỉnh cho về nhà điều trị, gia đình đã mang hồ sơ bệnh án đến lương y Phiển và xin bà cho thuốc. Ông không ngờ sau khi uống 3 thang, bệnh chuyển. 20 thang tiếp, ông đã nói ra tiếng, người nhẹ hơn. 30 thang sau nữa, ông bắt đầu ăn ngủ được, thể lực khá hẳn.

Một bệnh nhân khác cũng ngạc nhiên trước sự thay đổi chất lượng cuộc sống rõ rệt mà những thang thuốc sắc bình dị này mang lại. Nguyên phi công Nguyễn Văn Tụ (số 2, tổ 97, phường Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sau khi được bệnh viện chẩn đoán là ung thư dạ dày và không mổ đã dùng 30 thang thuốc có xạ đen, cảm thấy trạng thái toàn thân dễ chịu từng ngày, các cơn đau ít và đỡ dần; nay đã tự túc trở lại mọi sinh hoạt cá nhân.

Ông Bài, ông Tụ và các bệnh nhân ung thư khác đều được lương y Đinh Thị Phiển bắt mạch, xem xét kỹ hồ sơ bệnh án (với các kết quả xét nghiệm và chẩn đoán lâm sàng của y học hiện đại) rồi kê thuốc với lượng nhiều ít xạ đen, đinh râu, xạ bái và các vị khác tuỳ loại và mức độ bệnh.

Mỗi người chỉ tốn trên dưới 1 triệu đồng tiền thuốc cho đến lúc chuyển bệnh và khoẻ lại.

Khoa học đã công nhận bài thuốc cây xạ đen

Nhiều chục năm trước, cây xạ đen (hay xạ đen cuống, tiếng Mường gọi là Xạ cái) từng được lương y dân tộc Mường Bùi Thị Bẻn (bệnh nhân thường gọi là mế Hậu, ở huyện Kim Bôi, Hoà Bình) đặt tên là cây ung thư, chuyên dùng để chữa các loại u khối. Bài thuốc cây xạ đen, dù sau đó được mế tặng cho Hội Đông y tỉnh Hoà Bình, vẫn ít người biết đến.

Chỉ kể từ năm 1987, khi được đoàn bác sĩ Học viện Quân y (do GS.TSKH Lê Thế Trung - Chủ tịch Hội Ung thư TP.Hà Nội dẫn đầu) phát hiện trong chuyến sưu tầm các bài thuốc quý trong dân gian, cây xạ đen mới bắt đầu thu hút sự chú ý của giới khoa học và được đưa về cơ sở này để nghiên cứu.

Qua nghiên cứu về thực vật học, hoá dược, dược lý, nghiên cứu thực nghiệm trên động vật được gây ung thư (theo đề tài cấp Bộ về xạ đen do GS. Lê Thế Trung làm chủ nhiệm), các bác sĩ đã phát hiện ở loài cây này tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính. Hơn nữa, theo GS. Trung, hợp chất lấy từ xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin (lấy từ một loại thảo dược ở đồng bằng) còn phát huy tác dụng, kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất đã qua nghiên cứu thực nghiệm như Trinh nữ hoàng cung hay tỏi Thái Lan.

Đến cuối năm 1999, đề tài của các bác sĩ Học viện Quân y được nghiệm thu, cây xạ đen chính thức được công nhận là một trong không nhiều những vị thuốc nam có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Cuối năm 2002, người bệnh mới biết đến loài cây này qua câu chuyện của GS. Trung trong Chương trình Người đương thời (VTV3) và tìm về phòng khám Đông y nơi con gái mế Hậu - lương y Đinh Thị Phiển làm việc ngày một đông.

Cẩn thận với xạ đen rởm

Từ khi được nhiều người biết đến, xạ đen trở thành đối tượng chính của dân săn dược liệu. Từ đầu năm Quý Mùi, xạ đen khan hiếm hơn, giá thị trường tăng từ 50.000 đồng lên 150.000-200.000 đồng/kg khô. Phòng khám của lương y Đinh Thị Phiển trở thành nơi tiếp không chỉ bệnh nhân và người nhà; dân buôn dược liệu thi thoảng cũng ghé qua xin bà xem giúp những thứ cây nhét chặt trong các bao của họ có đúng là loài cây quý.

Lương y Đinh Thị Phiển cho biết, có đến 3/4 số cây bà được hỏi không phải là xạ đen; phần lớn là cây thuỷ bồ (hoặc thạch xương bồ, nếu mọc trên đá). Những loài cây này cũng có lá xanh và chát gần giống lá chè nhưng không lớn hoặc sẫm bằng xạ đen. Đặc biệt, không chuyển màu đen mực ngay sau khi bị băm nhỏ như loài dược thảo quý này.

Bà Phiển dự đoán, những thứ xạ đen giả nói trên sẽ được tải về các kho thuốc đông y và cắt cho bệnh nhân nhiều tỉnh.

Còn ở nhà bà lương y nối nghiệp trị bệnh, cứu người của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và người mẹ đã quá cố, cây xạ đen sẽ mãi là thật, dù người ta có nhao nhác đi tìm của giả để thay thế và nguyên liệu thuốc có tăng giá đến đâu. Để người bệnh ung thư còn chí ít là một trong mười phương được sống và sống chất lượng nhất trong khả năng có thể.

Quảng Hạnh

Việt Báo (Theo_VietNamNet)
-------------------------------------------------
Tiên hạc thảo vị thuốc kỳ diệu

Tương truyền, thời xưa có hai chàng tú tài lên kinh dự thi. Do sợ đến muộn, khi đi qua một vùng núi, trời nắng gắt, vẫn không dám nghỉ. Do quá mệt mỏi, một người bỗng nhiên lên cơn sốt, máu từ mũi chảy ra không ngừng. Họ đành dừng lại tìm cách chữa trị. Nhưng ở nơi hoang dã ấy, làm sao có thể tìm thầy thuốc, mà chung quanh cũng không có thứ gì có thể dùng để chữa trị. Đang lúc bối rối, không biết phải làm gì, thì có một con hạc trắng, mỏ ngậm một nhánh cây bay qua. Hạc trắng nhìn thấy họ, lượn quanh mấy vòng, rồi thả cành cây đang ngậm xuống ngay trước mặt chàng tú tài đang bị bệnh nặng, rồi lại bay đi. Chàng trai cầm lấy nhánh cây, thử đưa vào miệng nhai, cảm thấy đỡ khát, người mát dần, rất dễ chịu, chẳng bao lâu máu từ mũi cũng ngừng chảy. Hai người rất ngạc nhiên, nghỉ thêm một lát, lại tiếp tục lên đường. Họ kịp đến kinh đô dự thi và đều được đăng quang tiến sĩ. Sau khi nhậm chức, chàng trai mang mẫu cây về cho các thầy thuốc ở kinh đô nghiên cứu, đã phát hiện đó là một loại thuốc có tác dụng cầm máu rất tốt. Liền quyết định đặt tên là “tiên hạc thảo” (cỏ hạc tiên), để tỏ lòng biết ơn con hạc đã giúp họ trong lúc hiểm nghèo.

Tiên hạc thảo còn có một số tên khác, như long nha thảo, qua hương thảo, tử mẫu thảo, hoàng hoa thảo, thoát lực thảo, địa thiên thảo, phụ tử thảo, mao kê thảo, lang nha thảo, tả lị thảo; tên khoa học là - Agrimonia nepalensis D. Don (Agrimonia eupatoria auct. non L.); thuộc họ hoa hồng (Rosaceae). Là loài cây mọc ở cả châu Âu và châu Á. Tại Việt Nam, tiên hạc thảo mọc hoang nhiều trên các vùng núi cao ở các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng...

Về mặt thực vật, tiên hạc thảo là loại cỏ sống lâu năm, cao 0,5-1,5m; toàn thân có vạch dọc và mang lông trắng, nhiều cành. Thân rễ mọc ngang, đường kính có thể đạt tới 1cm. Đầu mùa hè cây đâm mầm, mọc ra nhiều cánh, lá xum xuê. Lá mọc so le, kép lông chim, dìa lẻ; lá chét hình trứng dài, mép có răng cưa to. Cạnh những lá chét to có nhiều lá chét nhỏ. Lá chét to dài chừng 6cm, rộng chừng 2,5cm; lá chét nhỏ có khi chỉ dài 5mm. Cả hai mặt lá đều mang nhiều lông. Hoa nhỏ mọc thành chùm mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá. Cánh hoa màu vàng. Quả gồm 2-3 quả bế bọc xung quanh bởi đế hoa có đài ở mép trên. Toàn bộ có nhiều gai. Để dùng làm thuốc, thường dùng toàn cây, dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô.

Trong sách thuốc Đông y hiện đại, tiên hạc thảo được xếp trong loại thuốc “chỉ huyết” - thuốc chống chảy máu. Loại thuốc chỉ huyết Đông y phân chia thành 4 nhóm nhỏ, tùy theo cơ chế tác động lên huyết dịch: lương huyết chỉ huyết, hóa ứ chỉ huyết, thu liễm chỉ huyết và ôn kinh chỉ huyết. Tiên hạc thảo được xếp trong nhóm “thu liễm chỉ huyết”, cùng với bạch cập, tử chu, huyết dư thán, ngẫu tiết...

Theo Đông y, tiên hạc thảo có vị đắng chát, tính ấm, vào 4 kinh tâm, phế, can và thận. Có tác dụng thu liễm chỉ huyết, trị lỵ (chữa kiết lỵ), tiệt ngược (chống sốt rét), bổ hư (bồi dưỡng cơ thể). Thời xưa, dân gian thường sử dụng tiên hạc thảo làm thuốc cầm máu, chữa thổ huyết, khái huyết (ho ra máu), nục huyết (đổ máu cam), đi lỵ phân lẫn máu, sốt rét và mụn nhọt lở loét ngoài da. Hiện tại trên lâm sàng, tiên hạc thảo thường được sử dụng chữa các bệnh như ban xuất huyết do giảm tiểu cầu, ban xuất huyết do dị ứng, bệnh ưa chảy máu (hemophilia), xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết đường tiết niệu, xuất huyết tử cung...

Liều dùng hằng ngày: 6-15g, dưới dạng thuốc sắc; một số trường hợp có thể sử dụng liều cao hơn.

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, tiên hạc thảo là vị thuốc có phổ tác dụng tương đối rộng. Chất agrimonin chiết xuất từ tiên hạc thảo có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu xuống còn 50%, đồng thời làm tăng lượng tiểu cầu trong huyết dịch. Cao thuốc chế từ tiên hạc thảo có tác dụng làm co mạch ngoại biên, tăng tốc độ đông máu rõ ràng. Thuốc nước chế từ tiên hạc thảo có tác dụng ức chế rất mạnh đối với tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn coli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn lao. Ngoài ra, agrimol trong tiên hạc thảo có tác dụng trừ sán; tannins trong tiên hạc thảo có tác dụng chống virut gây bệnh mụn rộp.

Các kết quả nghiên cứu được lý hiện đại không những đã chứng minh kinh nghiệm sử dụng tiên hạc thảo làm thuốc cầm máu và chữa trị một số chứng bệnh viêm nhiễm là có cơ sở, mà còn phát hiện thêm hai tác dụng mới, đó là tác dụng chống ung thư và HIV.

Kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy: tiên hạc thảo có tác dụng ức chế mạnh đối với tế bào ung thư mô liên kết S180, ung thư ruột, ung thư gan và một số loại ung thư khác. Còn theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật công bố trên Nhật Bản dược học tạp chí và Hán phương nghiên cứu: Tiên hạc thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư rất mạnh, mà không ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của tế bào bình thường.

Đặt biệt, kết quả nghiên cứu dược lý thập niên gần đây còn phát hiện thêm, tiên hạc thảo có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể; các chất quercetin, lateoin, ursolic acid,... trong tiên hạc thảo có tác dụng ức chế khả năng tái sinh của virut HIV. Hiện tại tiên hạc thảo bắt đầu được sử dụng trên lâm sàng cho các bệnh nhân HIV/AIDS.

Một số bài thuốc tiêu biểu có dùng tiên hạc thảo:

- Chữa các chứng xuất huyết (khái huyết, thổ huyết, tiện huyết, niệu huyết, băng lậu): Dùng tiên hạc thảo 30-50g tươi, giã vắt lấy nước uống. Hoặc dùng tiên hạc thảo 15g khô sắc nước uống. Tùy theo bệnh tình, có thể phối hợp với hòe hoa, hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi) 10g, bồ hoàng,... cùng sắc nước uống.

- Chữa ban xuất huyết do giảm tiểu cầu: dùng tiên hạc thảo 20g, đan bì 10g, sinh địa 10g, kim ngân hoa 12g, tử thảo 10g, sắc nước uống trong ngày.

- Chữa nổi hạch, tràng nhạc: tiên hạc thảo 20g, nga truật, ngưu tất, xạ can, huyền sâm, mỗi vị 12g, sắc uống.

- Hỗ trợ điều trị ung thư:

Ung thư phổi ra mồ hôi trộm: dùng tiên hạc thảo 15g, hồng táo 10 trái, sắc nước uống thay trà trong ngày.

Ung thư vú giai đoạn đầu: tiên hạc thảo 30g, bồ công anh 30g, ngâm trong 500ml rượu trắng, sau 40-50 ngày chắt lấy rượu thuốc. Ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 10ml rượu thuốc, hòa thêm 1 thìa mật ong uống.

Ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung: tiên hạc thảo, bại tương thảo, mỗi thứ 50g, sắc nước uống thay trà trong ngày.

- Chữa xuất huyết ở bệnh nhân HIV/AIDS: Dùng tiên hạc thảo 30g, bạch mao căn 30g, hải kim sa 30, bạch hoa xà thiệt thảo 30g, chi tử 15g, xa tiền thảo; sắc nước uống trong ngày. Dùng trong trường hợp bị lây nhiễm HIV, phát hiện với các triệu chứng: niệu huyết, chân răng xuất huyết và chảy máu mũi (theo tài liệu Trung Quốc).

(Lương y Huyên Thảo).
------------------------------------------
Thuốc dòi

Thuốc dòi, Đại kích biển - Euphorbia atoto Forst. f., thuộc họ Thần dầu - Euphorbiaceae.
Mô tả: Cây thảo trải ra, sống lâu nhờ gốc rễ. Thân nhiều, phân nhánh, bắt nguồn từ cổ của rễ, nằm dưới đất, nhẵn, dạng sợi, dễ gãy. Lá hình trái xoan, gần như không cuống, tròn ở đầu, hình thon không đều ở gốc, rất nhẵn, dài 7-30mm, rộng 5-20mm. Cụm hoa ở ngọn ít hoa, kèm theo lá tiêu giảm. Quả nang, nhẵn. Hạt nhiều, màu hung, nhẵn, đường kính 1mm.
Có quả tháng 7-11.
Bộ phận dùng: Nhựa và toàn cây - Latex et Herba Euphorbiae Atotinis.
Nơi sống và thu hái: phân bổ rộng rãi ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc, các nước Đông Dương. Malaixia, Philippin, Inđônêxia tới châu Đại dương ở Úc châu. Cũng thường gặp ở các bãi cát ven biển khắp nước ta.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Nhựa chế biến một cách riêng, chưng cách Thủy với mật ong dùng chữa ho lao.
Ở Tân Đảo (Nouvelle Calédonie), cả cây ngâm nước và vò ra làm thành một thứ thuốc xổ tẩy thường được dùng. Các phụ nữ ở đây dùng nó như thuốc điều kinh và cả để gây sẩy thai.

Cây thuốc dòi
Có tên khác là cây Bọ mắm, tên khoa học là Pouzolzia Acylanica, là loại cỏ thân mềm, thân cây có lông. Lá mọc so le, có khi mọc đối có lá kèm, hình mác, hẹp, trên gân và 2 mặt đều có lông nhất là ở mặt dưới; lá dài 4 - 9cm, rộng 1,5- 2,5cm có 3 gân xuất phát từ cuống, cuống dài 5mm có lông trắng. Hoa tự đơn tính mọc thành tim co. Quả hình trứng nhọn, có bao hoa có lông. Toàn cây, lá có thể dùng làm thuốc. Theo y học cổ truyền, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc dòi trong nhân dân bằng cách sắc uống hay nấu thành cao dùng để chữa bệnh ho lâu năm, ho lao, viêm họng; làm thuốc mát và thông tiểu, thông sữa.

Liều dùng: 10 - 20g dạng thuốc sắc.

Địa chỉ liên hệ mua cây giống và dược liệu: Nguyễn Anh Tuấn. 724, Ấp Ngũ Phúc,Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai, Xa Lộ Hà Nội.
 


Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top