Gà con bị phân trắng, ủ rủ !

  • Thread starter nguyenvantien87
  • Ngày gửi
Mình có nuôi bầy gà con 1 tuần tuổi, thấy có 1 số con bị phân trắng, có con ủ rủ sang hôm sao là chết. Mới mua từ nơi khác về. Xin mọi người cho ý kiến cách chữa trị.Cảm ơn.
 


mua kháng sinh về cho uống thôi, có thể các dòng sau: Flumequin, Thiaphenicol, Florfenicol, Enrofloxacine.
 
Mình có nuôi bầy gà con 1 tuần tuổi, thấy có 1 số con bị phân trắng, có con ủ rủ sang hôm sao là chết. Mới mua từ nơi khác về. Xin mọi người cho ý kiến cách chữa trị.Cảm ơn.
Bị bạch lỵ rồi bạn. Nhốt riêng những con phân trắng dính đít ra. Và điều trị tất cả các con còn lại. Những con bị bạch lỵ rồi sống cũng khó nuôi
 
nếu gà bị bạch lỵ thì có. Triệu chứng
Gà con mắc bệnh, đứng một chỗ, buồn rầu kêu "chiếp chiếp" liên tục, kém ăn, đi lảo đảo, lông tơ khô, dựng đứng, mắt nhắm, niêm mạc mắt, mào, yếm đều nhợt nhạt. Phân lúc đầu xanh nhạt, sau trắng, đặc, cứng nhưvôi, có khi lẫn tia máu, phân khô bao quanh và bịt chặt lỗ đít làm gà không ỉa được. Kéo dài vài ngày thì chết, nhiều khi còn thấy gà con biểu hiện đau, sưng khớp, què.
Gà trưởng thành, thường mắc chủ yếu ở thể mạn tính, gà mái sẽ đẻ thưa, sau ngừng hẳn do buồng trứng bị viêm, nếu viêm nặng buồng trứng sẽ vỡ gây viêm xoang bụng gà sẽ chết.

c. Phòng bệnh
- Thường xuyên dọn vệ sinh, thay độn chuồng, dùng nước vôi 10% tiêu độc.
- Máng ăn, máng uống, dùng xút 3% để rửa, sau dội lại bằng nước sôi.
- Tiêu độc lò ấp hoặc phòng ấp, cần dùng formol và thuốc tím (MnO4K2) theo tỷ lệ 2g formol và 1,5g thuốc tím, trộn vào nhau để hơi formol bay ra khử trùng cho một mét khối không khí. Hoặc có thể để formol bốc hơi trong lò ấp mỗi tháng 1 lần kéo dài từ 30-60 phút.
- Kiểm tra máu gà mái để phát hiện bệnh, cứ 6 tháng một lần, nếu cần, gửi máu gà mái trong đàn nghi có bệnh về phòng chẩn đoán thú y trung ương kiểm tra. Nếu có bệnh, tiêu diệt và vệ sinh tiêu độc chuồng trại, rồi mới nhập gà mái khác.

d. Điều trị:
Có thể dùng một trong các loại thuốc sau:
- Chloramphénicol (Tyfomycine) pha nước tỷ lệ một phần vạn đến hai phần vạn (từ 1/10.000 đến 2/10.000) cho gà con uống tự do trong một tuần.
- Sulfamérazine (hoặc Sulfaméthazine) cho uống tự do từ 1-2 ngày.
- Tetracycline và Nitrofurazolidon, mỗi thứ 25g trộn trong 10kg thức ăn hỗn hợp cho gà ăn tự do 5 ngày rồi nghỉ, mỗi tháng 1 lần.
Ngoài ra, còn nhiều thứ thuốc khác như Néomycine, Ampicolifort... đều có hiệu quả phòng và trị bệnh này, trước khi sử dụng đọc kỹ lời chỉ dẫn ở nhãn thuốc
 
nếu gà bị bạch lỵ thì có. Triệu chứng
Gà con mắc bệnh, đứng một chỗ, buồn rầu kêu "chiếp chiếp" liên tục, kém ăn, đi lảo đảo, lông tơ khô, dựng đứng, mắt nhắm, niêm mạc mắt, mào, yếm đều nhợt nhạt. Phân lúc đầu xanh nhạt, sau trắng, đặc, cứng nhưvôi, có khi lẫn tia máu, phân khô bao quanh và bịt chặt lỗ đít làm gà không ỉa được. Kéo dài vài ngày thì chết, nhiều khi còn thấy gà con biểu hiện đau, sưng khớp, què.
Gà trưởng thành, thường mắc chủ yếu ở thể mạn tính, gà mái sẽ đẻ thưa, sau ngừng hẳn do buồng trứng bị viêm, nếu viêm nặng buồng trứng sẽ vỡ gây viêm xoang bụng gà sẽ chết.

c. Phòng bệnh
- Thường xuyên dọn vệ sinh, thay độn chuồng, dùng nước vôi 10% tiêu độc.
- Máng ăn, máng uống, dùng xút 3% để rửa, sau dội lại bằng nước sôi.
- Tiêu độc lò ấp hoặc phòng ấp, cần dùng formol và thuốc tím (MnO4K2) theo tỷ lệ 2g formol và 1,5g thuốc tím, trộn vào nhau để hơi formol bay ra khử trùng cho một mét khối không khí. Hoặc có thể để formol bốc hơi trong lò ấp mỗi tháng 1 lần kéo dài từ 30-60 phút.
- Kiểm tra máu gà mái để phát hiện bệnh, cứ 6 tháng một lần, nếu cần, gửi máu gà mái trong đàn nghi có bệnh về phòng chẩn đoán thú y trung ương kiểm tra. Nếu có bệnh, tiêu diệt và vệ sinh tiêu độc chuồng trại, rồi mới nhập gà mái khác.

d. Điều trị:
Có thể dùng một trong các loại thuốc sau:
- Chloramphénicol (Tyfomycine) pha nước tỷ lệ một phần vạn đến hai phần vạn (từ 1/10.000 đến 2/10.000) cho gà con uống tự do trong một tuần.
- Sulfamérazine (hoặc Sulfaméthazine) cho uống tự do từ 1-2 ngày.
- Tetracycline và Nitrofurazolidon, mỗi thứ 25g trộn trong 10kg thức ăn hỗn hợp cho gà ăn tự do 5 ngày rồi nghỉ, mỗi tháng 1 lần.
Ngoài ra, còn nhiều thứ thuốc khác như Néomycine, Ampicolifort... đều có hiệu quả phòng và trị bệnh này, trước khi sử dụng đọc kỹ lời chỉ dẫn ở nhãn thuốc
gà nhà mình trưởng thành rồi..mỗi con tầm 0,6kg cũng bị tình trạng đi phân trắng..ủ rủ..biến ăn nhưng kèm theo là bị khò khè..miệng nhớt có đàm hay sao á với kèm theo sốt..k biết có phải cũng bị bạch lỵ không vậy bác ? gà nhà mình nuôi thả vườn nha
 
gà nhà mình trưởng thành rồi..mỗi con tầm 0,6kg cũng bị tình trạng đi phân trắng..ủ rủ..biến ăn nhưng kèm theo là bị khò khè..miệng nhớt có đàm hay sao á với kèm theo sốt..k biết có phải cũng bị bạch lỵ không vậy bác ? gà nhà mình nuôi thả vườn nha
vậy thì không phải bị bạch lỵ rồi. mình nghi về CRD nhiều hơn
 



Back
Top