gà con mới 10 ngày tuổi bị bệnh nhờ ace cô bác giúp với

  • Thread starter ngaynangmoi
  • Ngày gửi
đàn gà nhà em mới bắt về được 10 ngày tuổi đã thấy nhiều con ủ rũ bỏ ăn chậm lớn ra thú y thì được biết là đàn gà nhà em bị bệnh tụ huyết trùng ace cô bác nào có thể cho em biết nguyên nhân tại sao ko ạ. em cho gà uống thuốc theo chỉ dẫn của thú y được 3 ngày thấy đàn gà cũng đỡ rồi nên em cho gà uống thuốc bổ sung vitamin như vậy có dc ko ạ . ace cô bác nào biết cách giúp gà con phuc hồi sức khỏe nhanh ko chỉ em với gà con mới 10 ngày tuổi đã mắc bệnh rồi em lo quá .mà đàn gà nhà em đã được nhỏ vacxin 2 lần rồi 1 lần là vacxin newcastle và gumboro.
 


Last edited by a moderator:
đàn gà nhà em mới bắt về được 10 ngày tuổi đã thấy nhiều con ủ rũ bỏ ăn chậm lớn ra thú y thì được biết là đàn gà nhà em bị bệnh tụ huyết trùng ace cô bác nào có thể cho em biết nguyên nhân tại sao ko ạ. em cho gà uống thuốc theo chỉ dẫn của thú y được 3 ngày thấy đàn gà cũng đỡ rồi nên em cho gà uống thuốc bổ sung vitamin như vậy có dc ko ạ . ace cô bác nào biết cách giúp gà con phuc hồi sức khỏe nhanh ko chỉ em với gà con mới 10 ngày tuổi đã mắc bệnh rồi em lo quá .mà đàn gà nhà em đã được nhỏ vacxin 2 lần rồi 1 lần là vacxin newcastle và gumboro.
zay la tieu, tieu huy het dan ga di ban, nuoi cung ko ra gi dau, them lo
 
Cầu trùng chứ tụ huyết trùng ít khi xảy ra khi gà dưới 2 tháng tuổi
 
Tụ huyết trùng thì thời gian này chuẩn đoán là khá sớm đó bạn. Theo kinh nghiệm của tôi, gà đến giai đoạn này có khả năng bệnh cầu trùng và trường hợp bạn sử dụng thuốc úm để phòng thương hàn chưa thật sự hiệu quả.
Trường hợp này thường thôi, bạn không cần phải lo.
10 ngày nhớ chủng đậu thêm nha.!
 
Ga em 20 ngay tuoi hai ngay nay em thay dung buon buon bo an xe canh da chet nhieu lam ko biet vi nguyen nhan j nho cac ace tu van giup
 
Gà 20 ngày thì nhiều bệnh lắm nhưng chủ yếu bị cầu trùng. Tiêu chảy. Nguy hiểm nhất là bị gumboro nếu con gà bị sốt thì tỉ lệ gumboro rất cao tốt nhất nên mang ra thú y để mổ khámBệnh Gumboro (Infections Burasal disease- IBD) là một bệnh truyền nhiễm của gà do virus gây ra. Bệnh chỉ biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn 1-12 tuần tuổi, nhưng rõ nhất ở giai đoạn 4-8 tuần tuổi. trong giai đoạn này bệnh có thể tới 100% và chết có thể từ 20-50%
ga-con.jpg

Ảnh minh họa

Bệnh gây suy giảm miễn dịch trần trọng làm cho cơ thể ủ rũ, xù lông, tiêu chảy phân trắng sau vàng. Sưng túi Fabricius sau lại teo nhỏ. Bệnh phát ra ở hầu hết các nước trên thế giới có chăn nuôi gà công nghiệp.

I.ĐỘNG VẬT CẢM THỤ

Gà là động vật nhạy cảm với bệnh này. Phần lớn tuổi mẫn cảm từ 12 tuần trở xuống.

Ở Việt Nam trong mấy năm qua thấy các giống gà công nghiệp và gà ta đều nhiễm bệnh này.

Những gà cao sản như gà đẻ Goldine 54, Isabrown và gà thịt Hybro, tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao. tỷ lệ chết có đàn tới 50- 60%.

II. NGUYÊN NHÂN

Do virus có tên là Biruaviridal gây ra. Virus này rất bền vững trong điều kiện môi trường. Nó chụi được nhiệt độ 560C trong 30 phút, nhưng chết ở nhiệt độ 700C trong 10 phút. Virus đề kháng được với thuốc sát trùng phenol 0,5%, Thiomerosal 0,125%, Formalin 0,5% trong 6 giờ. trong môi trường axit và kiềm nhẹ (pH 2-12) virus không chết. Chỉ chết ở độ axit đạm đặc pH 1-2 và độ kềm đậm đặc pH 13-14. Trong các thuốc sát trùng chỉ có Chloramin là thuốc tiêu diệt virus này nhanh nhất. Chỉ cần nồng độ 0,55 phun liên tục trong 10 phút là virus này bị tiêu diệt.

Do bản chất là một virus bền vững cho nên ở môi trường ngoài cơ thể nó có tồn tại từ 54-122 ngày. Khi tồn tại ở ngoài môi trường, độc lực của virus tăng lên, nên các ổ dịch sau trong cùng một chuồng nuôi thường bệnh nặng hơn và gây chết nhiều hơn ổ dịch cũ.

III. CON ĐƯỜNG TRUYỀN LÂY.

- Lây qua trứng từ mẹ qua con.

- Lây qua đường hô hấp và đường tiêu hóa do gà hít thở hoặc ăn uống phải mần bệnh.

- Lây nhiễm qua các dụng cụ chăn nuôi hay vacxin được chế từ phôi gà đã bị nhiễm virus.

Khi virus xâm nhập vào cơ thể nó sinh sôi phát triển trong tế bào Macrophage và Lympho của ống tiêu hóa và gan, sau đó di chuyển tới túi Fabricius (túi tròn nằm ở trong cơ thể phía trên hậu môn). Túi Fabricius bị viêm, sưng to sau teo đi không còn khả năng sản sinh kháng thể. Cho nên việc tiêm phòng vacxin cho các bệnh khác kết quả kém và khả năng bội nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác trong cơ thể tăng.

IV. TRIỆU CHỨNG

Sau khi bị nhiễm virus, triệu chứng có thể xuất hiện trong vòng 2-3 ngày với các biểu hiện:

- gà bay nhảy lung tung hoặc mổ lấn nhau, sau đó giảm ăn, giảm uống, lông xù và lù đù.

- Phân tiêu chảy loãng và trắng, sau loãng và nâu. Phân dính vào xung quanh hậu môn.

- Trọng lượng giảm nhanh, đi lại run rẩy.

- Tỷ lệ nhiễm bệnh và lây lan rất nhanh, chỉ trong vòng 2-5 ngày có thể toàn đàn bị lây nhiễm.

- Tỷ lệ chết từ 10-30% (nếu gặp các bệnh khác có thể chết tới 50-60%). Trước khi chết gà thường kêu ré lên và liệt chân.

- Gà thịt thường phát bệnh trong giai đoạn từ 20-40 ngày tuổi. Còn gà đẻ thường phát bệnh trong giai đoạn 30-80 ngày tuổi.

V. BỆNH TÍCH

- Mổ ngày đầu mới phát bệnh thấy túi Fabrricius sưng to và có nhiều dịch nhầy trắng.

- Mổ ngày thứ hai sau khi phát bệnh thấy túi khí Fabricius sưng đỏ, thận sưng nhạt màu, ruột sưng có nhiều dịch nhầy bên trong.

- Mổ ngày thứ 3 thấy túi khí Fabricius xuất huyết lấm tấm hoặc cả đám. Tiền mề (phần giáp ranh giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ) xuất huyết vệt. Cơ đùi và ngực xuất huyết vệt đỏ hoặc thâm đen.

- Mổ ngày thứ 5,6,7 của bệnh thấy túi Fabricius teo nhỏ lại, cơ đùi và ngực bầm tím từng vệt, xác gà nhợt nhạt.

VI. CHUẨN ĐOÁN

+ Căn cứ trên triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và dịch tễ học như trên.

+ Phết kính tế bào tuyến Bursa để kiểm tra tổ chức học (tế bào tuyến Bursa bị teo nhỏ lại còn các phần chất sơ bao xung quanh tế bào Bursa tăng lên).

+ Làm phản ứng trung hòa với huyết thanh đặc hiệu.

+ Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có triệu chứng lâm sàng và bệnh tích gần giống như:

- Bệnh Newcastle: Triệu chứng giống Gumboro, ủ rũ, phân trắng. Bệnh tích giống Gumboro có xuất huyết tiền mề. Nhưng bệnh Newcastle không sưng, không xuất huyết và không teo túi Fabricius và cũng không xuất huyết cơ ngực và cơ đùi.

Diễn biến bệnh Newcastle kéo dài còn Gumboro chỉ xảy ra trong vòng 5-10 ngày là kết thúc.

- Bệnh tụ huyết trùng: Giống Gumboro về triệu chứng chết nhanh, phân có máu và liệt chân. Nhưng bệnh tụ huyết trùng không xuất huyết túi Fabricus và tiền mề. Khi dùng kháng sinh Streptomycin, Kanamycin, Tetramycin v.v... điều trị thì bệnh cầm ngay. Còn bệnh Gumboro lại chết tăng cao.

- Bệnh thương hàn: Giống phân màu trắng. Xù lông. Nhưng bệnh thương hàn không sưng túi Fabricius và tỷ lệ chết thấp, chết rải rác. Dùng kháng sinh Chloramphenicol điều trị cầm ngay. Còn Gumboro thì chết vẫn tăng.

- Bệnh hội chứng giảm hấp thụ thức ăn: Triệu chứng giống Gumboro là xù lông, phân tiêu chảy. Nhưng hội chứng giảm hấp thu thức ăn không có sưng và xuất huyết túi Fabricius, cơ đùi và ngực.

- Bệnh cúm gà: Triệu chứng giống Gumboro là xù lông, phát triển bệnh nhanh. Bệnh tích cũng xuất huyết tiền mề. Nhưng lại không sưng và xuất huyết túi Fabricius. Còn Gumboro lại không sưng phù đầu.

- Bệnh Reticulo- endothelium virus G: Giống ở bệnh tích tuyến Bursa bị teo nhưng không có sưng và không có xuất huyết.

- Bệnh cầu trùng: Giống Gumboro triệu chứng phân đỏ, lông xù. Nhưng bệnh caauf trùng diễn biến bệnh và lây lan chậm. Tỷ lệ chết thấp. Bệnh tích không sưng túi Fabricius. Dùng thuốc điều trị cầu trùng Furazolidon, Anticoc, Rigercocin v.v... bệnh khỏi nhanh. Còn Gumboro vẫn chết.

- Bệnh thiếu vitamin A: Bệnh tích giống Gumboro là teo túi Fabricius. Nhưng thiếu vitamin A thì không chết, không xuất huyết ở cơ đùi và ngực.

- Bệnh thiếu vitamin K:

Bệnh tích giống Gumboro là xuất huyết cơ đùi và ngực. Nhưng khác Gumboro là không có xuất huyết túi Fabricius. Còn thiếu vitamin K ngoài xuất huyết ở cơ đùi, ngực, những nơi khác như da (da vùng cánh) xuất huyết rất rõ.

VII. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a, Phòng bệnh

+ Phòng bằng biện pháp vệ sinh: Xử lý chuồng trại định kỳ mỗi tháng và sau mỗi đợt nuôi bằng Chloramin 0,5% trong 10 phút. Nếu chuồng nuôi đã bị bệnh thì xử lý mỗi tuần 1 lần và sau 2-3 tháng mới được bắt gà mới về nuôi.

+ Phòng bằng vacxin: Hiện nay các nước trên thế giới và nước ta đan sử dụng 2 loại vacxin.

- Loại vacxin nhược độc đông khô dùng cho gà từ 1-90 ngày tuổi. Thuốc này đã nhập vào nước ta từ các nước Hungari, Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Cananda với các tên Gumboro (Hungari, Ấn Độ), Gumboral CT (Rhone Merieux Pháp), Bursine 1, Bursine 2 (Solvay, Mỹ), IBD- BLEN (Sanofi Canada). Ở Việt Nam cũng đã sản xuất được loại vacxin này, cũng lấy tên vacxin Gumboro (Xí nghiệp vacxin thành phố Hồ Chí Minh sản xuất).

Quy trình sử dụng mỗi loại vacxin ở mỗi nước sản xuất có hướng dẫn khác nhau.

Ví dụ như:

+ Gumboral CT (Rhone Merieux Pháp):

- Nếu gà bố mẹ đã chủng vacxin Gumboriffa (loại chết nhũ dầu) thì gà con sinh ra chỉ chủng 1 liều lúc 21-28 ngày tuổi bằng phương pháp nhỏ mắt và mũi.

Lần thứ nhất lúc 7-10 ngày tuổi.

Lần thứ hai lúc 21-28 ngày tuổi.

+ Bursine 1 và Bursine 2 (Solvay, Mỹ):

- Bursine 1 chủng lúc 1 ngày tuổi: Nhỏ mắt, mũi.

- Bursine 2 chủng tiếp sau Bursine 1. Lần thứ nhất vào lúc 7-10 ngày tuổi và lần thứ 2 vào lúc 40-45 ngày tuổi.

+ IBD - BLEN (Sanofi, Cananda):

- Chủng lần 1 lúc 1 ngày tuổi, dùng 1/2 liều cho uống.

- Chủng lần 2 lúc 10 ngày tuổi, dùng 1 liều cho uống.

- Chủng lần 3 lúc 40 ngày tuổi, dùng 1 liều cho uống.

+ Vacxin Gumboro của Ấn Độ, Hungari, Việt Nam và Gumboro D78 và Hà Lan, dùng theo quy trình của Gumboral CT- Pháp.

Lưu ý: Qua kinh nghiệm ở Long An chúng tôi phối hợp giữa vacxin nhỏ mắt nhược độc lúc 7 ngày và 21 ngày tuổi, đồng thời tiêm vacxin chết nhũ dầu kèm theo lúc 7 ngày là 1cc/ 5 con và lúc 21 ngày là 1cc/ 3 con thì miễn dịch rất tốt, không thấy phát bệnh.

b, Trị bệnh

Không có thuốc điều trị này. Trong thực tế chỉ dùng các thuốc trợ sức và cầm máu tiêm liên tục 3-5 ngày để giảm tỷ lệ chết cử bệnh do kiệt sức không ăn. Những thuốc thường phối hợp tiêm như:

- Glucoza 5% phối hợp với sinh lý mặn 90/00: 1-2 ml/con/ngày.

- Vitamin C 500: 0,5 ml/con/ngày.

- Vitamin B12: 1 ống/10con/ngày.

- B c0mplex: 1 ống/10con/ngày.

- Vitamin K: 1 ống/10con/ngày.

- Amino axit: 1 ml/10con/ngày.

Lưu ý: tiêm ngay từ ngày đầu khi mới có triệu chứng xù lông.

Không nên tiêm kháng sinh điều trị bệnh này vì tỷ lệ chết sẽ tăng. Chỉ dùng trong trường hợp mổ khám, xét nghiệm có bệnh do vi khuẩn kế phát (Pasteurella, E.coli, Salmonella, Mycoplasma v.v...). Kế phát bệnh nào thì dùng kháng sinh đặc trị bệnh đó. Dùng liều từ thấp đến cao: 1/2 liều điều trị trong 1-3 ngày đầu, sau đó dùng tiếp 2 liều điều trị. Vì thuốc kháng sinh dùng liều điều trị ngay trong những ngày bị bệnh IBD tỷ lệ chết rất cao.
 
Tụ huyết trùng thì thời gian này chuẩn đoán là khá sớm đó bạn. Theo kinh nghiệm của tôi, gà đến giai đoạn này có khả năng bệnh cầu trùng và trường hợp bạn sử dụng thuốc úm để phòng thương hàn chưa thật sự hiệu quả.
Trường hợp này thường thôi, bạn không cần phải lo.
10 ngày nhớ chủng đậu thêm nha.!
gà nhà em đã bình thường lại rồi đàn gà đang bị bệnh nên e ko chủng đậu mà chỉ nhỏ vacxin dịch tả với gumboro thôi bác ah. bây giờ có con nó bị chảy nước mắt mắt có cứ nhắm lại đứng im 1 chỗ làm sao bây giờ bác giúp giùm em với
 



Back
Top