Gà thả vườn + trùn quế : cặp đôi hoàn hảo

  • Thread starter xinloitinhyeu541
  • Ngày gửi
Gà là loại vật nuôi truyền thống của bà con nông dân chúng ta. Ở nông thôn thường thường nhà nào cũng có thả vài con đến vài chục con trong vườn để tận dụng những phụ phế phẩm trong nông nghiệp.
Nuôi gà không khó, chỉ cần chú trọng đến khâu phòng và trị bệnh là được. Như bà con đã biết giun quế có thể làm tăng sức đề kháng cho gà, việc ăn giun quế thường xuyên gà sẽ mau lớn hơn, sức chống chịu với thời tiết khắc nghiệt cũng như dịch bệnh sẽ tốt hơn. Nuôi giun quế cũng không khó, bà con cũng có thể tận dụng những cái lu, chum vại vỡ, hoặc chuồng heo bỏ trống. Nuôi giun không tốn quá nhiều công sức, chỉ cần có vài chục kí sinh khối ban đầu bà con có thể nuôi dần chỉ sau vài tháng là sẽ đủ cung cấp cho cả đàn vài trăm con gà ăn liên tục mỗi ngày.Thức ăn cho giun quế có thể là phân trâu bò ( cho ăn trực tiếp ) phân heo, gà, vịt ( phải ủ hoai ) ngoài ra bà con có thể tận dụng rơm rạ mục hoặc các loại vỏ trái cây, rau củ quả thối không dùng cũng có thể cho giun ăn. Cần chú ý đến các loài địch hại của giun là kiến, rắn mối, cóc… tránh bị ngập nước và nơi có ánh nắng trực tiếp. Nên giữ ẩm cho giun mỗi ngày bằng cách tưới nước.
Cho gà ăn giun bằng cách hốt trên bờ mặt ( gồm giun lẫn phân giun ) đem cho gà ăn. Sau khi gà ăn hết giun bà con lấy phân giun đổ lại ô nuôi ( vì phần này trứng giun rất nhiều ).
Quá trình nuôi kết hợp song song gà và giun quế có nhiều ưu điểm:
- Gà sẽ có thêm nguồn cung cấp đạm là giun quế, nên chi phí thức ăn cho gà sẽ giảm xuống.
- Rút ngắn thời gian sinh trưởng của gà xuống.
- Phân của gà sẽ làm thức ăn cho giun quế : giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Phân giun sẽ là một loại phân rất tốt cho cây trồng
Chúc bà con thành công!​
 


Tôi nghĩ là có con ăn, có con không ăn giun, chứ một khi đã ăn rồi thì nghiền luôn.
Tôi đoán gà công nghiệp nuôi từ trứng có thể không biết giun.
Còn gà nuôi kiểu nhà quê ngày xưa, kể cả mới nở từ trứng mà không có gà mẹ,
bản tính cứ thấy cái gì động đậy là mổ ăn ngay. Chỉ khi thấy vật đó không phải
là giun hay côn trùng, mà là mảnh gỗ, thì mới nhả ra.
*
 


Ngày trước gà nhà tôi vẫn ít ăn trùn quế, nhưng khi tôi tập cho chúng ăn quen rồi, cứ hễ tôi cầm máng ăn ra ( cho dù chưa bỏ trùn vào đó ) là chúng cứ chạy lại cả đàn thấy mà thích!
 
Thông tin này của bạn rất đáng quan tâm vì phấn lớn mọi người đều nói gà rất thích ăn giun quế. Bạn có thể chia sẻ thêm thông tin bạn đang nuôi gà như thế nào, cho ăn những thức ăn gì và cho ăn giun quế vào lúc nào, liều lượng ra làm sao...vv được không?
gà nhà mình cho ăn thóc, rau xanh, và hằng ngày bổ sung thêm 1kg trùn quế /100 con gà thả vườn!
 
cho minh hoi,phan ga sau khj lay tu be biogas (ba~ biogas) co cho trun an dc k?vi lam vay khoi~ mat cong u hoai phan ga lai tan dung dc khi metan???
 
cho minh hoi,phan ga sau khj lay tu be biogas (ba~ biogas) co cho trun an dc k?vi lam vay khoi~ mat cong u hoai phan ga lai tan dung dc khi metan???
Hì hì, ít có bài đọc, góp ý cho bà con đọc mấy ngày Tết chơi!
Thưa, tui cũng rất mong được biết bà con có ai lấy phân gà (hay bất cứ phân nào khác) từ bể ủ Biogas ra cho trùn ăn hay chưa?
Tin-tức nầy của bà con với tui rất quan-trọng. Bởi theo sự suy-luận của tui thì:
- Trùn không ăn chất hữu-cơ,
- mà ăn vi-sinh (các loại) bám vào chất hữu-cơ,
Do đó, nếu phân ủ hoàn-toàn hoai rồi, thì đối với trùn không còn giá-trị. Chúng chỉ tìm ăn những phần phân hoai dang-dở nửa chừng, bởi còn nhiều vi-sinh bám vào trên đó.

Phân ủ lộ-thiên là "nhờ" các loại vi-sinh hiếu-khí "ăn" các chất hữu-cơ, biến những chất khoáng trong đó trở thành những chất cây hút ăn ngay được. Trong đống phân ủ chúng ta đem bón, có phần đã hoàn-toàn hoai, có phần hoai nửa chừng (đang hoai), sẽ tiếp-tục hoai trong đất. Các phần nầy vẫn còn vi-sinh bám vào, vẫn còn là thức ăn cho trùn, cho đến khi hoai hết. Trùn không còn bám vào để ăn nửa, chúng tìm nguồn thức ăn khác.

Phân ủ trong hầm. Đó là ủ kín. Phân nầy nhờ các loại vi-sinh yếm-khí "ăn", làm cho phân hoai, thải ra khí Mê-tan dùng đốt lò. Theo thiển-ý, đến một lúc nào đó, nồng-độ Mê-tan không còn đủ mạnh, vì phân đã hoai gần hết, sẽ không còn có thể đun, nấu được nửa, thì lấy phân ra bón cây.
Nói "Mê-tan không còn đủ mạnh", tức là phân trong gầm vẫn còn một số đang hoai đó chứ! Tức là có một phần hoai chưa hoàn-toàn.

Vậy, khi "một phần hoai chưa hoàn-toàn" nầy được xúc ra, bón vào đất, thì chuyện gì sẽ xãy ra? - Sẽ có 1 cuộc bàn-giao nhiệm-vụ giữa vi-sinh yếm-khí (chết vì tiếp-xúc không-khí) và vi-sinh hiếu-khí từ môi-trường lô-thiên chung-quanh xâm-nhập vào để ăn tiếp. Có mặt vi-sinh hiếu-khí (là thức ăn của trùn), thì trùn cũng sẽ có mặt.

Đầu năm, bà con đọc vui chơi. Kính chúc bà con năm mới mọi sự an lành.
 

Last edited:
Hì hì, ít có bài đọc, góp ý cho bà con đọc mấy ngày Tết chơi!
Thưa, tui cũng rất mong được biết bà con có ai lấy phân gà (hay bất cứ phân nào khác) từ bể ủ Biogas ra cho trùn ăn hay chưa?
Tin-tức nầy của bà con với tui rất quan-trọng. Bởi theo sự suy-luận của tui thì:
- Trùn không ăn chất hữu-cơ,
- mà ăn vi-sinh (các loại) bám vào chất hữu-cơ,
Do đó, nếu phân ủ hoàn-toàn hoai rồi, thì đối với trùn không còn giá-trị. Chúng chỉ tìm ăn những phần phân hoai dang-dở nửa chừng, bởi còn nhiều vi-sinh bám vào trên đó.

Phân ủ lộ-thiên là "nhờ" các loại vi-sinh hiếu-khí "ăn" các chất hữu-cơ, biến những chất khoáng trong đó trở thành những chất cây hút ăn ngay được. Trong đống phân ủ chúng ta đem bón, có phần đã hoàn-toàn hoai, có phần hoai nửa chừng (đang hoai), sẽ tiếp-tục hoai trong đất. Các phần nầy vẫn còn vi-sinh bám vào, vẫn còn là thức ăn cho trùn, cho đến khi hoai hết. Trùn không còn bám vào để ăn nửa, chúng tìm nguồn thức ăn khác.

Phân ủ trong hầm. Đó là ủ kín. Phân nầy nhờ các loại vi-sinh yếm-khí "ăn", làm cho phân hoai, thải ra khí Mê-tan dùng đốt lò. Theo thiển-ý, đến một lúc nào đó, nồng-độ Mê-tan không còn đủ mạnh, vì phân đã hoai gần hết, sẽ không còn có thể đun, nấu được nửa, thì lấy phân ra bón cây.
Nói "Mê-tan không còn đủ mạnh", tức là phân trong gầm vẫn còn một số đang hoai đó chứ! Tức là có một phần hoai chưa hoàn-toàn.

Vậy, khi "một phần hoai chưa hoàn-toàn" nầy được xúc ra, bón vào đất, thì chuyện gì sẽ xãy ra? - Sẽ có 1 cuộc bàn-giao nhiệm-vụ giữa vi-sinh yếm-khí (chết vì tiếp-xúc không-khí) và vi-sinh hiếu-khí từ môi-ttròơg lô-thiên chung-quanh xâm-nhập vào để ăn tiếp. Có mặt vi-sinh hiếu-khí (là thức ăn của trùn), thì trùn cũng sẽ có mặt.

Đầu năm, bà con đọc vui chơi. Kính chúc bà con năm mới mọi sự an lành.

Xin chúc bác cùng gd năm mới sk thật tốt và thuận lợi trong mọi việc,chúc gd agriviet lam ăn phát tài.
Xin cam on bac,thong tin rat quan trong. vì cháu chưa làm thử. (xây 1bể Biogas chi phí cao)
Mô hình trong ý tưởng của cháu là tận dụng phân gia cầm làm thức ăn cho giun sau đó lại bón cây(và làm thức ăn bổ sung chứa men tiêu hoá -tăng đề kháng cho gia cầm).
Ý tưởng như sau: Định kỳ 2ngày xịt nước rữa trôi phân gà (nuôi nhốt) ra bể Biogas -1> Nếu bã biogas có thể cho gium(cá) ăn dc thì tốt quá
-2>Bã khong tốt cho giun (và cá ) thì ta đặt trước cửa miệng biogas ta chắn 1tam lưới kích thươc mắt lưới nhỏ(chủ yếu rữa trôi amoniac trong phan ga),nước này chảy vào biogas xử lý,sau đó đổ phân này xuống ao cá rô(hay cá diêu hồng-giá thành cao hơn cùng họ nhà Rô đc k các bác??) ăn.
Mong các bác góp ý giúp cháu.
 
Last edited by a moderator:
Vậy bàn thêm cho vui nha!
Gia-cầm ăn tạp, nhưng phân gia-cầm khác phân thú ăn tạp (thức ăn nhiều đạm, trong đó có phân người), càng khác xa thú ăn cỏ. Do bởi loài cầm bài-tiết phân và nước tiểu cùng 1 lối ra, phân và nước tiểu trộn lẫn nhau. Gà vịt ít uống nước, nên nồng-độ U-rê trong nước tiểu rất cao. Với heo, phân và nước tiểu riêng, nên phân heo cho trùn ăn tươi rất tốt, khỏi cần ủ; nhưng với phân gà thì không được, phải ủ cho hoai bớt U-rê.

Nuôi cá bằng phân gia-cầm hay phân thú, theo thiển-ý thì không nên! Bởi với thời-gian thì ao sẽ bị hư! Cá ăn phân, sẽ ăn luôn các loại vi-khuẩn, trong đó có E.coli là thường có mặt.
Trùn cũng ăn hết mấy loại vi-khuẩn có trong phân. Nhưng vi-khuẩn có hại thường là loại yếm-khí, sẽ chết khi đi ngang đường ruột của trùn, là nơi có nhiều dưỡng-khí. Tại trong đường ruột của trùn, vi-khuẩn hiếu-khí (tức là loại hữu-ích) sống rất mạnh, tiều-diệt các loại vi-khuẩn độc-hại.
Đó là lý-do mầm bệnh (tức vi-trùng) độc-hại bị tiêu-diệt hầu hết trong 2 thứ phân : phân trùn và phân ủ hoai. Khi nói vậy, cũng có nghĩa là phân ủ chưa hoai, hay ủ không đúng quy-cách, nhiệt-độ đống phân ủ không đạt 60oC thì vi-khuẩn độc-hại cũng không chêt.

Gà, cá hay bất cứ con gì ăn con trùn, chúng ta thấy "bổ". Là do bởi chính thân con trùn cung-cấp một lượng lớn protein. Nhưng còn một thứ quý báu khác mà chúng ta không thấy, đó là số vi-sinh hữu-ích lớn lao nằm trong ruột con trùn. Chính vi-khuẩn hữu-ích nầy giúp tăng-cường sức miễn-nhiễm cho những con vật ăn con trùn.
Những vi-khuẩn hữu-ích nầy sinh-sôi nẩy nở trong ruột trùn. Khi chúng (vi-khuẩn) chết, trở thành nguồn bổ-dưỡng, nuôi trùn. Nên, nói trùn không ăn chất hữu-cơ, mà ăn vi-khuẩn bám trên chất hữu-cơ là vậy.
Trùn bài-tiết ra trong phân, số-lượng vi-khuẩn gấp trăm lần số-luựng trùn ăn vào. Đó là lý-do tại sao gà vịt ăn phân trùn tốt, khỏe mạnh, bởi có trong đó rất nhiều vi-sinh hữu-ích. Nhưng chỉ tốt, chỉ khỏe mạnh là với phân trùn còn tươi. Phân cũ thì chỉ là đất mùn, nhiều dinh-dưỡng cho cây mà thôi, không còn bất cứ loại vi-sinh nào nữa.
Sở-dĩ phân trùn cũ không còn vi-sinh, là do bởi vi-sinh (ở đây là hiếu-khí) cũng là sinh-vật, chúng cũng cần thức ăn và dưỡng-khí để sống và sinh-sản, mà trong phân trùn cũ thì không còn gì. Nếu muốn phân trùn không "bị cũ", tức là vẫn còn vi-sinh sống trong đó, chúng ta chỉ cần cung-cấp 2 thứ mà vi-sinh cần, là thức ăn và dưỡng-khí, là xong.
Thưa, đây là những điều tui đọc qua sách lâu rồi, nhưng vì tui tin vây, nên mới gõ lên bà con đọc cho vui trong lúc Tết vẫn còn. Hì hì...
Thân.
 
Chào bác TC
Chuyện về thức ăn cho trùn em vẫn còn đang phân vân đây , trong các tài liệu hướng dẫn nuôi trùn thì họ điều nói , cho trùn ăn trực tiếp thì chỉ có các loại phân gia súc ăn cỏ , còn phân heo , gà thì phải ủ cho hoai thì mới sử dụng được .
Mời bác xem bài này :
Kỹ thuật nuôi trùn quế
Ngày cập nhật: 01/01/2003
KTNT - Thức ăn: Mỗi ngày trùn (giun) quế tiêu thụ một lượng thức ăn tương đương với trọng lượng cơ thể chúng, nên phải đảm bảo đủ lượng thức ăn cần thiết cho trùn. Thức ăn gồm: phân bò, trâu, dê, heo, gà, vịt, rơm, rạ... (phân gà, phân heo, phân vịt phải ủ hoai).
Giống: Nên liên hệ các trại chăn nuôi để có nguồn giống khoẻ, đảm bảo chất lượng.
Chuồng trại: Nếu nuôi trùn với mục đích tăng thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm, thủy - hải sản thì chuồng có thể tận dụng chum, chậu, bể nước không còn sử dụng. Nếu nuôi với quy mô lớn có thể làm chuồng bằng tấm bạt nylon.
Thông thường chuồng xây ngang 1,5m, cao 0,5m, dài 2m trở lên. Chuồng được che phủ bằng lá dừa là tốt nhất vì vừa tạo được bóng mát, vừa giữ được độ ẩm. Chuồng trại phải bảo đảm thông thoáng, không khí ra vào lưu thông.
Chất nền: Là yếu tố quan trọng cho trùn trong thời gian đầu sinh sống, là nơi trú ẩn khi trùn tiếp xúc với môi trường mới và phải đạt các yếu tố sau: tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng...
Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho trùn phát triển là từ 20 - 28 độ C. Bà con ở khu vực phía Bắc cần chú ý: vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp, phải che chắn kỹ, thắp đèn vào ban đêm để giữ nhiệt độ ở mức thích hợp, tránh trường hợp trùn bị ngủ đông.
Độ ẩm: Nước là thành phần quan trọng nhất, chiếm khoảng 65 - 80% trọng lượng cơ thể trùn nên phải thường xuyên tưới nước cho trùn (ít nhất 2 lần /ngày). Nhận biết độ ẩm thích hợp bằng cách: Lấy tay nắm phần sinh khối trong chuồng sau đó thả ra, nếu thấy phần sinh khối còn giữ nguyên và tay ta chỉ ướt là đủ, nếu thấy nước chảy ra hoặc phần sinh khối bị vỡ và rơi xuống là quá ướt hoặc quá khô.
Ánh sáng: Trùn rất sợ ánh sáng nên phải che chắn chuồng thật kỹ vào ban ngày để tránh tia tử ngoại lọt vào chuồng.
Không khí: Khí CO2, H2S, SO3, NH4 là kẻ thù của trùn nên phải đảm bảo thức ăn sạch sẽ, không có các thành phần hóa học gây bất lợi cho trùn, chuồng trại.
Cho ăn: Sau khi bỏ giống được 2 ngày, tiến hành cho trùn ăn, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 8cm trên mặt luống. Sau đó, tiếp tục cho trùn ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Chú ý không nên cho trùn ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn đọng làm cho trùn chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt. Điều này khiến cho trùn giảm khả năng sinh sản.
Sinh sản: Trùn là loài lưỡng tính, mỗi con đều có cả bộ phận sinh dục đực (tinh hoàn) và bộ phận sinh dục cái (buồng trứng). Bộ phận sinh dục này nằm ở vị trí đốt thứ 18 đến 22, lệch về phía đầu, đây được gọi là đai sinh dục. ở đốt thứ 6 - 8 có hai lỗ, đây là nơi có túi nhận tinh.
Tinh trùng của con này sẽ vào túi nhận tinh của con kia và tạm thời ở đó để chuẩn bị cho sự thụ tinh tiếp theo. Lúc này, đai sinh dục dày lên, nhận một ít trứng rồi di chuyển lên phần đầu trùn và nhận tinh trùng ở túi đựng tinh, sau đó thoát ra ngoài và tự thắt chặt hai đầu lại thành kén.
Số lượng kén đẻ ra tuỳ thuộc vào giống và tuổi trưởng thành của trùn. Sau khi kén đẻ 2 - 4 tuần có thể nở. Trung bình mỗi kén nở ra 6 - 20 trùn con và chỉ sau 70 ngày, trùn con sẽ thuần thục và trưởng thành.
Trùn sinh sản quanh năm, trung bình một tuần một lần.
Nhân luống: Sau 2 tháng lượng trùn được nhân đôi, có thể tách trùn để nhân luống hoặc cho gia súc, gia cầm ăn. Trước khi nhân luống 3 ngày phải cho trùn ăn. Lúc này trùn tập trung trên bề mặt luống, ta lấy phần trên của luống khoảng 20cm bỏ vào luống mới và tiếp tục cho luống cũ ăn cho đến khi đầy luống.
Thu hoạch: Nhử mồi là phương pháp thu hoạch hữu hiệu nhất. Sau khi cho trùn ăn được 3 ngày, lấy khoảng 20cm bề mặt trên luống. Trải tấm nylon ngoài sân trống có ánh nắng càng tốt. Đổ phần hỗn hợp này lên tấm nylon, sau đó gạt bỏ phần phân trùn bên trên vì trùn sợ ánh nắng nên trốn xuống phía dưới. Chú ý lấy lớp phân trùn này cho trở lại luống để tiếp tục nuôi như chất nền.
Trong trường hợp luống đã đầy phân mà không có chuồng mới (chuồng trống) để nhân giống hoặc vì trời mưa nhiều không thể tách được trùn và phơi phân, có thể làm như sau: Xúc toàn bộ sinh khối trong chuồng đổ sang một bên, sau đó dùng phên tre để chắn lại, dùng cọc tre để giữ phên. Bỏ thức ăn mới vào phần chuồng trống, trùn sẽ nghe được mùi thức ăn mới và chui sang. Khi có điều kiện thích hợp thì bắt trùn hoặc trời nắng sẽ phơi phân trùn dễ dàng hơn.
Cách sử dụng:
Trùn quế: Sấy khô, nghiền nát làm thức ăn cho cá cảnh; chế biến thực phẩm cho gia súc, gia cầm hoặc cho ăn sống.
Phân trùn: Phơi khô cho vào bao hoặc đem ra sử dụng ngay. Bà con nuôi tôm, cá có thể dùng phân trùn để xử lý nước cho ao rất hữu hiệu.
Trên thực tế, việc nuôi trùn phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường như: thời tiết, độ ẩm và khu vực nuôi.
Minh Huệ
(Theo tài liệu của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

--------

[video=youtube;dvJn5-2vf3I]http://www.youtube.com/watch?v=dvJn5-2vf3I[/video]

--------

[video=youtube;H2DQCJ1AAP8]http://www.youtube.com/watch?v=H2DQCJ1AAP8&feature=related[/video]
 
Last edited:
Hì hì, cám ơn binh_dan,
Binh_dan đưa thêm tài-liệu lên như vậy rất hay. Bởi quan-niệm của tui là trong lúc tìm hiểu, mình nên tìm thật nhiều nguồn, càng nhiều càng tốt.
Lại nữa, theo thiền-ý, thì khả-năng một người mà có được là do:
- Được huấn-luyện,
- Kinh-nghiệm đã trải qua.
Chúng ta may-mắn có được Diễn-đàn nầy để có thể:
- Trao đổi nhau những hiểu biết. Cùng một chủ-đề, những ý-kiến càng đa-dạng càng tốt.
- Trao đổi nhau những kinh-nghiệm, thành-công cũng như thất-bại.
Như vậy, tuy không tận mặt giải-thích cho nhau, nắm tận tay chỉ cho nhau, mà chúng ta vẫn lĩnh-hội được cái hay của nhau. Có nghĩa chúng ta đang học nhau qua lối "Hàm-thụ" (cách xa). Nhưng kết-quả mà tui nhận được rất nhiều, lúc nào cũng làm tui vui-sướng.
*
Trở lại, việc cho ăn phân tươi chứ không ủ, là do những điều tui tin như bài trên của tui:
- Trùn không ăn chất hữu-cơ, mà là ăn các vi-sinh "đang ăn chất hữu-cơ đó".
- Một thùng phân hoai phân nữa cho trùn ăn, chỉ tốt cho trùn bằng 50% phân chưa hoai. Tốt nhất cho trùn là phân mới bắt đầu tiến-trình hoai. Thường thì giai-đoạn nầy đạt được saơ-10 ngày ủ (nhiệt-độ cao).
- Phân bò lượm ngoài đồng, nhứt là phân đã chảy hết chất lỏng, sau đó khô quánh thì chất bổ dành cho trùn không còn lại bao nhiêu. Phải làm "cho sống lại" rồi mới cho trùn ăn.
- Phân đã hoàn-toàn hoai, lại cũ, thì trùn cũng không tìm thấy còn chất bổ gì trong đó.

Tuy tui chưa có dịp ghé Trường Dạy Nuôi Trùn ở đây, nhưng họ dùng phân heo tươi quậy nước đổ lên nuôi Trùn. Tuy phải chịu thối lúc quậy và đổ cho ăn, nhưng họ bảo, đối với Trùn nuôi, thì phân heo là quý nhứt.
Tui không dám chắc tui còn tài-liệu đó không? Để tui tìm, nếu còn, tui sẽ chuyển lên, cũng chỉ là để góp thêm bài của binh_dan chuyển lên cho chủ-đề phong-phú chút nào vậy thôi.
*
Thêm:
Phân Trùn bón vào đất, nếu là:
- Phân Cũ, thì chỉ có chất dinh-dưỡng trong phân trùn là cây được hưởng mà thôi, nhưng nếu là
- Phân Mới, còn đầy đủ vi-sinh trong đó, thì ngoài chất dinh-dưỡng có trong phân trùn, vi-sinh sẽ lan ra đất để tìm thức ăn. Chính chúng, trong lúc ăn, sẽ phóng-thích những phần phân (nhứt là phân hóa-học) cố-định, làm chai đất, sẽ trở nên hữu-dụng.
Đây là điểm tốt hết sức lớn lao của phân Trùn, giải-thích tại sao bón phân trùn thì đất trở nên phì-nhiêu, màu-mỡ. Tui xin phép được lập lại, bởi tui biết chắc sẽ không dư thừa : Phân Trùn bón vào đất sẽ:
- Làm cho đất chai tơi ra, nhờ chất mùn của phân trùn,
- Mang vào đất số dinh-dưỡng có trong phân trùn, và quan-trọng nhứt là
- Đưa vi-sinh vào đất. Vi-sinh sẽ phá vở các phân hóa-học bị cố-định, phóng-thích các Ions dinh-dưỡng cho cây sử-dụng dần.
Và đây mới chính là lượng dinh-dưỡng hùng-hậu.
Thân.
 
Last edited:
Con thấy đây là một ý kiến hay đó mấy chú, ngoài việc nuôi trùng để nuôi gà thì giòi cũng là một loại thức ăn chứa khá nhiều dinh dưỡng, cho gà găn khá là tốt đó.
 
Chào bác TC
Chuyện về thức ăn cho trùn em vẫn còn đang phân vân đây , trong các tài liệu hướng dẫn nuôi trùn thì họ điều nói , cho trùn ăn trực tiếp thì chỉ có các loại phân gia súc ăn cỏ , còn phân heo , gà thì phải ủ cho hoai thì mới sử dụng được .
(binh_dan).

Hì hì, binh_dan,
Anh em mình bàn chơi cho vui nha!
Tui thêm vào ý-kiến trên của em. Dưới đây là ý của 2 người Úc. Một là chuyên-gia bảo-vệ môi-trường, đã từng có một thời-gian dài "sống với" trùn, ông David Murphy, còn người kia là ông Eric Wilson, Hiệu-trưởng Trường dạy Nuôi Trùn ở đây.

Ông David Murphy phân gà phải để cho cũ, bởi nồng-độ Ammonia trong đó quá cao. Còn các phân khác, kể cả phân heo thì cho trùn ăn càng tươi chừng nào, càng tốt chừng đó.

Ông Eric Wilson thì cẩn-thận bảo, với phân heo, phân gà thì do bởi lượng đạm trong thức ăn quá cao, đôi khi lại có thêm phần thịt, cá nữa, do đó ông khuyên nên làm cho hoai phần nào trước khi cho ăn.

Tài-liệu mà binh_dan đưa lên cho đọc thì cẩn-thận hơn 2 người Úc, tức là phải làm cho phân gà, phân heo hoai trước. Vậy theo thiển-ý, chúng ta nên tiếp-thu nhiều cách khác nhau, rồi tùy-nghi. Riêng ý tui, tài-liệu binh_dan đưa lên rút gọn quá, nên không thấy cách cho ăn, để biết có khác với 2 người Úc mà tui vưa nói đến hay không?

Mấy trang trên tui có sẵn đây, nếu binh_dan muốn, tui sẽ chuyển lên.
Thân

 
Cám ơn binh_dan,
Tui rất mừng khi thấy ngoài Bắc làm thành phong-trào nuôi Trùn như vậy. Ở Miền Nam có được vậy không binh_dan, hay chỉ toàn là những công-ty nuôi lớn?
Điều tui ước mong không phải là nhắm vào các công-ty nuôi Trùn, mà là mong bà con, bất-cứ ai có một khoảnh sân nhỏ cũng đều tận-dụng một góc nhỏ để nuôi Trùn. Bởi ngoài các lợi-ích như mình biết, còn lợi-ích cho môi-trường nữa.
Thân.
 
Đây là phân trùn quế hay là sinh khối vậy bác!

image.php
 
Bài viết này tui cũng tìm trên mạng , đầu bài có nói giao phân trùn quế .
Thảo nào thấy người ta vác đi như không.
Nếu là sinh khối thì vác như thế hơi khó ( một phần nặng, một phần thì hơi bẩn vì sinh khối độ ẩm sẽ cao hơn)!
 


Back
Top