Gây tạo trầm hương ở Việt Nam

  • Thread starter BinLaden
  • Ngày gửi
Trầm hương là phần gỗ của cây dó có nhiễm dầu, tên khoa học là Aquilaria, tên thương mại là Agarwood.. Trong quá trình sinh trưởng, do những tác động nào đó, gây ra những "tổn thương", lâu ngày tích tụ một chất dạng nhựa (dầu), rồi lan dần ra, làm biến đổi các phân tử gỗ, tạo nên nhiều màu sắc như: đen, nâu, chàm, xám; nhiều tính chất cứng, mềm, dẻo, dòn...; nhiều mùi vị như đắng, cay, chua, ngọt; nhiều hình dáng giống hình tròn, xoắn, nhọn, dài...; và ở nhiều vị trí của thân, cành, rễ trong cây dó.
Trầm hương dễ cháy, khi đốt tỏa mùi rất thơm. Nhiều nước phương Đông có tập quán đốt trầm hương hoặc nhang sản xuất từ trầm hương trong dịp cúng lễ tổ tiên, đất trời, thần thánh; đốt trầm hương để chữa bệnh, trừ tà, tạo sự may mắn, hưng phấn. Một số tôn giáo đốt trầm hương trong các nghi lễ được xem là vật giao lưu truyền cảm giữa con người của thế giới thực tại với thế giới thần linh.
Theo các nhà phân loại thực vật thì chỉ loài dó Aquilaria thuộc họ trầm hương "Thymelaceae" mới có khả năng cho trầm hương. Chi Aquilaria thuộc họ trầm hương, có 3 loài dó được định danh là Aquilaria crassna (cây dó bầu); Aquilaria baillonii (cây dó baillonii); Aquilaria banaensis (cây dó Bà Nà). Dó bầu là cây trung tính, lúc nhỏ ưa bóng, khi lớn thiên về sáng, mọc rải rác trong các khu rừng ẩm nhiệt đới nguyên sinh hoặc thứ sinh, xanh quanh năm, sống thích hợp trong rừng hỗn giao, cây lá rộng. Cây dó bầu có thể tái sinh bằng chồi hoặc bằng hạt, sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 22 - 29oC; lượng mưa hàng năm trên 1.200mm; độ ẩm >80%. Cây tập trung ở độ cao 500 -700m, độ dốc trên 25o. Loài dó có khả năng cho trầm là cây bản địa, phân bố tập trung ở vùng núi Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, vùng Bảy núi tỉnh An Giang.
Ngày xưa trầm hương là sản vật rất quý hiếm và có giá trị. Theo đông y, trầm hương là vị thuốc quý. Trong tác phẩm" những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS Đỗ Tất Lợi và nhiều tài liệu khác về dược liệu, đông y đều cho rằng trầm hương là dược liệu quý, sử dụng trong hàng trăm bài thuốc y học cổ truyền, chữa bệnh rất hiệu nghiệm. Theo tây y, trầm hương có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh (diệt khuẩn, làm lành vết thương), có tác dụng chữa một số bệnh như bệnh về tim mạch (suy tim, đau ngực), bệnh về hô hấp (hen suyễn), bệnh về thần kinh (an thần, mất ngủ, giảm đau, trấn tĩnh...), bệnh về tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), bệnh về tiết niệu (bí tiểu tiện). Đặc biệt gần đây các nhà các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Oklahoma cho biết tinh dầu trầm hương có thể là liệu pháp chữa trị hữu ích đối với căn bệnh ung thư bàng quang. Ngày nay trầm hương vẫn được coi là lâm sản có giá trị thương mại quốc tế cao. Bảo tồn và phát triển loài cây có giá trị đặc biệt này là cấp thiết. Từ những năm cuối của thập niên 80, một số người chuyên đi tìm trầm đã đưa cây dó bầu từ rừng tự nhiên về trồng trong vườn nhà và đến những năm cuối thập niên 90, đã tạo ra trầm hương trên cây dó trồng. Cây dó được trồng rải rác ở các tỉnh miền Trung và một số dự án, đề tài nghiên cứu về cây dó và trầm hương được khởi động.
Từ thực tiễn và nghiên cứu của các nhà khoa học đã thu được kết quả bước đầu rất khả quan, mở ra hướng phát triển ngành sản xuất trầm hương nhân tạo ở Việt Nam. Tuy nhiên, trồng cây dó, tạo trầm hương còn quá mới mẻ, còn nhiều ý kiến khác nhau. Theo ghi nhận của Hội trầm hương Việt Nam, diện tích trồng cây dó bầu cả nước hiện nay khoảng 15.000 - 18.000ha (tương ứng với 15 - 18 triệu cây dó từ 1 năm tuổi trở lên). Nơi có diện tích cây dó bầu nhiều nhất là Hà Tĩnh khoảng 3.000ha, Bình Phước 1.000ha, Quảng Nam 1.000ha. Thách thức với người trồng cây dó lấy trầm là: Thứ nhất, cần có vốn lớn và đầu tư dài hạn, trong khi các ngân hàng không khuyến khích cho vay dài hạn; Thứ hai, chu kỳ sản xuất tương đối dài (10 năm), sản phẩm tạo ra không phải là sản phẩm thiết yếu cho đời sống, công nghệ tạo trầm kém chưa tạo ra sản phẩm đồng loạt; Thứ ba, thông tin về thị trường chưa nhanh nhạy và chưa có định hướng rõ ràng về số lượng và thị trường tiêu thụ. Ngoài ra còn một số thách thức khác như chất lượng, số lượng cây giống, sự tương thích giữa các cây trồng xen, bệnh của cây, tạo trầm chất lượng cao...
Trồng cây dó, tạo trầm hương, chế biến, xuất khẩu là động lực trực tiếp thúc đẩy các tổ chức và cá nhân đầu tư vào ngành sản xuất mới này. Thật hấp dẫn và lý tưởng đối với sản xuất lâm nghiệp, trồng cây dó, tạo trầm hương có thể làm ra giá trị bình quân 150 - 180 triệu một hécta mỗi năm, trong đó lợi nhuận đạt từ 50 - 60%. Sản phẩm trầm hương, nhất là tinh dầu có thị trường tiềm năng rộng lớn vì đó là là nguyên liệu có nguồn gốc thảo dược quý hiếm mà ngành hương liệu, mỹ phẩm hướng tới để cho ra những sản phẩm có giá trị. Các ngành đông y, dược phẩm dùng trầm hương chữa bệnh nan y. Các lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là đạo Hồi và đạo Phật có nhu cầu sử dụng trầm hương ngày càng nhiều. Đây chính là thị trường hiện thực, lý tưởng. Hiện nay và những năm tiếp theo khối lượng trầm hương mua bán trên thị trường sẽ giảm sút nghiêm trọng do nguồn cung cấp từ thiên nhiên cạn kiệt và bị ràng buộc bởi sự kiểm soát của Chính phủ các nước và Công ước buôn bán quốc tế các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, nên cung cách xa cầu, làm cho giá cả ngày càng tăng lên. Điều này thật sự có lợi cho ngành sản xuất trầm hương nhân tạo. Một kilôgam kỳ nam ở thập niêm 80 có giá từ 1.500 - 5.000USD, nay tăng lên 15.000 - 50.000USD (tùy theo loại); trầm hương loại một từ 800 -1.200USD, nay tăng lên khoảng 7.000 - 8.000USD/kg; các loại khác cũng có mức tăng từ 10 đến 15 lần. Tinh dầu trầm hương hiện nay tùy theo chất lượng, xuất xứ và công nghệ sản xuất, có mức chào bán từ 5.000 đến 80.000USD/lít. Thị trường mua bán trầm hương và các sản phẩm trầm hương chủ yếu là Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Singapore ...
Việc khai thác trầm hương vào những thập niên cuối của thế kỷ 20 có tính chất hủy diệt cây dó, làm cho nguồn cung cấp trầm hương trên thị trường ngày càng cạn kiệt. Năm 1993, Indonesia khai thác và xuất khẩu hơn 661 tấn thì năm 1997 chỉ còn 302 tấn; tương tự Malaysia từ 43,6 tấn còn 21,6 tấn; Campuchia năm 1995 khai thác và xuất khẩu 133,8 tấn thì 3 năm sau chỉ còn 13,2 tấn; ấn Độ năm 1995 xuất khẩu 15,1 tấn thì năm 1997 chỉ còn 1,4 tấn. ở Việt Nam, từ năm 1986-1990, khai thác và xuất khẩu khoảng 1.163,9 tấn trầm hương. Nhưng cũng giống như các nước khác là số lượng loài này ngày càng giảm sút. Công nghệ chiết xuất dầu của Việt Nam còn yếu, đa phần sản phẩm Việt Nam xuất khẩu là sản phẩm thô (miếng, mảnh chiếm 95%, dạng gỗ chiếm 3%, dạng bột chiếm hơn 1% và tinh dầu dưới 1%). Chính vị vậy, từ những thành công bước đầu về trồng cây dó tạo được trầm, cùng với khát khao làm giàu chính đáng, tính năng động sáng tạo của người Việt Nam sẽ là cơ hội cho ngành sản xuất trầm hương nhân tạo nước ta phát triển và đi lên.
 


xin chào các bác ! thật sự mà nói ,khi đọc bài của các bác thấy có nhiều điều chưa được chi tiết lắm.đặc biệt là bài của bác chủ thớt thì rất lý thuyết ,thiếu thực tế.tôi cũng xin nói rõ với mọi người rằng,đẻ tạo được trầm không đơn giản như vậy.còn không phải cứ trồng mà có trầm đâu,giốngcây và chất đất mới chỉ đóng 50% thôi,còn yếu tố thời tiết mới quyết định là chính.tôi cũng xin được nói rõ với anh em rằng,bản thân tôi đã đi khai thác trầm hương hàng chục năm trời.suốt các vùng rừng tây bắc Việt nam,vào thời điểm năm 1986 đến 1990 ở ngoài miền bắc rộ lên phong trào tìm trầm.lúc đó chúng tôi không có kinh nghiệm cứ gặp cây dó là chặt hạ,bất kể non già.cứ hạ xuóng bổ ra có trầm thì lấy không có thì bỏ thật là phá hoại tài nguyên rừng.tôi xin đưa ra ví dụ cho các bạn hiểu,cùng một dãy núi nếu là cây Dó mọc bên sườn đông thì bao giờ chất lượng trầm cũng nhiều và tốt hơn bên sườn tây.đất rừng để cây Dó có trầm phải là đất tơi xốp không lẫn nhiều sỏi cuội,còn ở những dãy núi đá thì những khe nào mà đất đọng dầy nhiều thì cây dó mọc ở đó mới có trầm,còn lại thì không có.nhất là những cây mọc trên đỉnh núi thì bao giờ cũng cho nhiều trầm và chất lượng cũng tốt hơn.theo như kn của những người đi khai thác lâu đời thì những cây mọc về phía mặt trời mọc và trên đỉnh núi là những cây được dãi dầu sương gió,nắng,mưa.lên những cây đó sẽ chóng già hơn những cây bị cớm hay mọc ở sườn tây.còn chất lượng trầm cùng tùy từng vùng,như rừng Quảng ninh,Hà bắc,thái nguyên,lạng sơn,trầm đẹp hơn trầm ở sơn la.điện biên,tuyên quang hà giang..v.v.trầm ở những tỉnh này vừa dày dầu và đen nhánh như sừng chứ không bị vàng hay nâu như những tỉnh đó.cho lên qua diễn đàn mình chỉ xin đưa ra những trải nghiệm mà chính bản thân mình đã từng lăn lộn hàng bao nhiêu năm trời.nói thật ra là không phải tự nhiên mà các cụ nhà ta có câu:Ngậm ngải tìm trầm.như vậy mọi người biết rằng nó vất vả và khó khăn như thế nào,thậm chí còn phải đánh đổi bằng cả tính mạng nữa.chứ tại huyện Yên hưng và thị trấn Uông bí tỉnh quảng ninh đã có đến 6 trường hợp bỏ mạng trong rừng do cây đổ đè vào rôi trượt chân ngã vực,rắn độc cắn hoặc cảm trong rừng không đưa ra cấp cứu kịp thời.còn bây giờ vì tài nguyên rừng đã cạn kiệt nên rất khó có thể tìm trầm được nữa lên một số tỉnh miền trung và tây nguyên có đưa cây Dó bầu về trồng để lấy trầm.về mặt nào đó thì đúng là lợi ích rất tích cực nhưng để tạo được 1kg trầm hương không đơn giản 1 chút nào.thậm chí có những cây trồng đến 50 năm mà không có một chút trầm nào là chuyện rất bình thường chứ không phải cứ trồng mà có thu hoạch đâu.còn về hiệu quả của mô hình trồng rừng bằng cây Dó bầu này thực ra cũng vẫn nằm trong giai đoạn thử nghiệm,chưa có một thành công nào được công bố chi tiết cả dù rằng giá trị của trầm hương bây giờ rất cao,nhưng để tạo được trầm để bán là cả một vấn đề có tính vĩ mô chứ không chỉ do một vài báo cáo hay đề tài của một số nhà nghiên cứu công bố.cho lên chính phủ vẫn khuyến khích mọi người trồng rừng theo mô hình xen kẽ lấy ngắn nuôi dài chứ không chỉ đầu tư trọng điểm vào 1 loại cây là Dó bầu.như vậy quả chín vẫn còn quá xa vời với những người nông dân vất vả với những cánh rừng trầm hương của mình.qua đây mình cũng xin chia sẻ đến mọi người và bà con trồng rừng hãy nhìn vào thực tế chứ không lên chì làm theo phong trào kiểu tự phát.như vậy vừa không bền vững mà còn không đem lại hiệu quả đâu.một loại dược liệu quý hiếm vào loại số 1 của rừng không đơn giản như vậy đâu.các nước trong khu vực với ta họ có điều kiện khoa học,kinh tế và chính sách của chính phủ của họ thông thoáng hơn ta nhiều như thế .vậy mà họ còn chưa dám viễn vông đầu tư ồ ạt vào trồng trầm hương theo hướng công nghiệp nữa là việt nam.vậy mọi ngời thử so sánh xem như thế nào nhé.xin chào mọi người và xin tạm biệt...
Xin Chao A. Nha
xin chào các bác ! thật sự mà nói ,khi đọc bài của các bác thấy có nhiều điều chưa được chi tiết lắm.đặc biệt là bài của bác chủ thớt thì rất lý thuyết ,thiếu thực tế.tôi cũng xin nói rõ với mọi người rằng,đẻ tạo được trầm không đơn giản như vậy.còn không phải cứ trồng mà có trầm đâu,giốngcây và chất đất mới chỉ đóng 50% thôi,còn yếu tố thời tiết mới quyết định là chính.tôi cũng xin được nói rõ với anh em rằng,bản thân tôi đã đi khai thác trầm hương hàng chục năm trời.suốt các vùng rừng tây bắc Việt nam,vào thời điểm năm 1986 đến 1990 ở ngoài miền bắc rộ lên phong trào tìm trầm.lúc đó chúng tôi không có kinh nghiệm cứ gặp cây dó là chặt hạ,bất kể non già.cứ hạ xuóng bổ ra có trầm thì lấy không có thì bỏ thật là phá hoại tài nguyên rừng.tôi xin đưa ra ví dụ cho các bạn hiểu,cùng một dãy núi nếu là cây Dó mọc bên sườn đông thì bao giờ chất lượng trầm cũng nhiều và tốt hơn bên sườn tây.đất rừng để cây Dó có trầm phải là đất tơi xốp không lẫn nhiều sỏi cuội,còn ở những dãy núi đá thì những khe nào mà đất đọng dầy nhiều thì cây dó mọc ở đó mới có trầm,còn lại thì không có.nhất là những cây mọc trên đỉnh núi thì bao giờ cũng cho nhiều trầm và chất lượng cũng tốt hơn.theo như kn của những người đi khai thác lâu đời thì những cây mọc về phía mặt trời mọc và trên đỉnh núi là những cây được dãi dầu sương gió,nắng,mưa.lên những cây đó sẽ chóng già hơn những cây bị cớm hay mọc ở sườn tây.còn chất lượng trầm cùng tùy từng vùng,như rừng Quảng ninh,Hà bắc,thái nguyên,lạng sơn,trầm đẹp hơn trầm ở sơn la.điện biên,tuyên quang hà giang..v.v.trầm ở những tỉnh này vừa dày dầu và đen nhánh như sừng chứ không bị vàng hay nâu như những tỉnh đó.cho lên qua diễn đàn mình chỉ xin đưa ra những trải nghiệm mà chính bản thân mình đã từng lăn lộn hàng bao nhiêu năm trời.nói thật ra là không phải tự nhiên mà các cụ nhà ta có câu:Ngậm ngải tìm trầm.như vậy mọi người biết rằng nó vất vả và khó khăn như thế nào,thậm chí còn phải đánh đổi bằng cả tính mạng nữa.chứ tại huyện Yên hưng và thị trấn Uông bí tỉnh quảng ninh đã có đến 6 trường hợp bỏ mạng trong rừng do cây đổ đè vào rôi trượt chân ngã vực,rắn độc cắn hoặc cảm trong rừng không đưa ra cấp cứu kịp thời.còn bây giờ vì tài nguyên rừng đã cạn kiệt nên rất khó có thể tìm trầm được nữa lên một số tỉnh miền trung và tây nguyên có đưa cây Dó bầu về trồng để lấy trầm.về mặt nào đó thì đúng là lợi ích rất tích cực nhưng để tạo được 1kg trầm hương không đơn giản 1 chút nào.thậm chí có những cây trồng đến 50 năm mà không có một chút trầm nào là chuyện rất bình thường chứ không phải cứ trồng mà có thu hoạch đâu.còn về hiệu quả của mô hình trồng rừng bằng cây Dó bầu này thực ra cũng vẫn nằm trong giai đoạn thử nghiệm,chưa có một thành công nào được công bố chi tiết cả dù rằng giá trị của trầm hương bây giờ rất cao,nhưng để tạo được trầm để bán là cả một vấn đề có tính vĩ mô chứ không chỉ do một vài báo cáo hay đề tài của một số nhà nghiên cứu công bố.cho lên chính phủ vẫn khuyến khích mọi người trồng rừng theo mô hình xen kẽ lấy ngắn nuôi dài chứ không chỉ đầu tư trọng điểm vào 1 loại cây là Dó bầu.như vậy quả chín vẫn còn quá xa vời với những người nông dân vất vả với những cánh rừng trầm hương của mình.qua đây mình cũng xin chia sẻ đến mọi người và bà con trồng rừng hãy nhìn vào thực tế chứ không lên chì làm theo phong trào kiểu tự phát.như vậy vừa không bền vững mà còn không đem lại hiệu quả đâu.một loại dược liệu quý hiếm vào loại số 1 của rừng không đơn giản như vậy đâu.các nước trong khu vực với ta họ có điều kiện khoa học,kinh tế và chính sách của chính phủ của họ thông thoáng hơn ta nhiều như thế .vậy mà họ còn chưa dám viễn vông đầu tư ồ ạt vào trồng trầm hương theo hướng công nghiệp nữa là việt nam.vậy mọi ngời thử so sánh xem như thế nào nhé.xin chào mọi người và xin tạm biệt...
Xin chào.
Nhà mình có trồng 200 cây đã hơn 12 năm, vừa rùi mình về quê thấy có 1 cây đang đoán là có trầm tự nhiên, phần gốc sát đất lớp vỏ cây rất cứng và bị teo lại (trước đó có mối ăn lớp vỏ) lấy dao dạt thì lớp vỏ đen thui và rất cứng mà đốt thì cháy như nhựa, mùi rất thơm và hơi khét. Cho e hỏi là có phải là trầm hương? nếu đúng thì nó có ăn sâu vào thân hay ko hay chỉ là lớp vỏ ngoài thui? cảm ơn
 


Xin Chao A. Nha

Xin chào.
Nhà mình có trồng 200 cây đã hơn 12 năm, vừa rùi mình về quê thấy có 1 cây đang đoán là có trầm tự nhiên, phần gốc sát đất lớp vỏ cây rất cứng và bị teo lại (trước đó có mối ăn lớp vỏ) lấy dao dạt thì lớp vỏ đen thui và rất cứng mà đốt thì cháy như nhựa, mùi rất thơm và hơi khét. Cho e hỏi là có phải là trầm hương? nếu đúng thì nó có ăn sâu vào thân hay ko hay chỉ là lớp vỏ ngoài thui? cảm ơn
Nhà mình cũng có trồng trầm. Năm rồi mình có chục cây 10 tuổi, hơn 100 cây 7 tuổi.
Người ta mua cây mười tuổi giá 3 triệu 1 cây. Họ bứng cây đi trồng chỗ khác, bứng như bứng kiểng, có bầu đất to và cắt bỏ nhánh, chừa lại thân chính và nhánh lớn thôi. Cây 7 tuổi họ mua 100 cây to (cây nhỏ chừa lại mua sau) giá 500.000/ cây. Họ lột vỏ, bôi thuốc, năm sau quay lại cưa cây chở đi. họ nói chỉ lấy lớp vỏ đã bôi thuốc. Họ vạt 1 xíu vỏ và đốt cho mình ngửi. Mình nghĩ lớp vỏ của bạn giống như của mình. Dưới chỗ bạn vạt lớp vỏ đó màu gì? nếu màu trắng thì nó không ăn sâu vào thân đâu. Của mình cũng vậy.
 
Nhà mình cũng có trồng trầm. Năm rồi mình có chục cây 10 tuổi, hơn 100 cây 7 tuổi.
Người ta mua cây mười tuổi giá 3 triệu 1 cây. Họ bứng cây đi trồng chỗ khác, bứng như bứng kiểng, có bầu đất to và cắt bỏ nhánh, chừa lại thân chính và nhánh lớn thôi. Cây 7 tuổi họ mua 100 cây to (cây nhỏ chừa lại mua sau) giá 500.000/ cây. Họ lột vỏ, bôi thuốc, năm sau quay lại cưa cây chở đi. họ nói chỉ lấy lớp vỏ đã bôi thuốc. Họ vạt 1 xíu vỏ và đốt cho mình ngửi. Mình nghĩ lớp vỏ của bạn giống như của mình. Dưới chỗ bạn vạt lớp vỏ đó màu gì? nếu màu trắng thì nó không ăn sâu vào thân đâu. Của mình cũng vậy.
Lớp vỏ có trầm của mình nằm sát đất nên dưới nữa thì mình ko biết. Bạn có biết lớp vỏ đó ngày một lớn hơn ko hay chỉ bấy nhiêu đó thui?
 
Lớp vỏ có trầm của mình nằm sát đất nên dưới nữa thì mình ko biết. Bạn có biết lớp vỏ đó ngày một lớn hơn ko hay chỉ bấy nhiêu đó thui?
Họ không để lâu, chỉ để 1 năm là khai thác vì để lâu cũng bấy nhiêu đó thôi. còn ý mình hỏi bên dưới là sau lưng lớp vỏ chứ không phài sát dưới đất. cái vỏ của mình sau lưng nó màu trắng- gỗ mềm. cái vỏ đó cứng cứng là nhờ bôi thuốc. để lâu nó cũng không dầy thêm
 
Họ không để lâu, chỉ để 1 năm là khai thác vì để lâu cũng bấy nhiêu đó thôi. còn ý mình hỏi bên dưới là sau lưng lớp vỏ chứ không phài sát dưới đất. cái vỏ của mình sau lưng nó màu trắng- gỗ mềm. cái vỏ đó cứng cứng là nhờ bôi thuốc. để lâu nó cũng không dầy thêm
Ak. bên trong màu trắng, có ít sớ gổ hơi nâu. Chắc là ko ăn sâu vào thân gỗ mà chỉ lớp vỏ bên ngoài. Mỉnh thấy trồng cây Dó này kinh tế ko cao lém, thay vì trồng cây trắc đỏ tốt hơn nhiều (chưa nói đến cây Sưa), bằng thời gian đó bán cũng dc khoản vài triệu/cây. Nếu ko ai mua thì còn lấy gỗ dc chứ cây Dó ko ai mua thì ko biết làm gi dc với loại gỗ quá mềm này, làm củi cũng ko dc. Chổ bạn bán dc giá 3tr/cây cũng là tốt chứ chổ của minh cây 8-9 năm chỉ bán dc 1 triệu mà còn phải đợi cấy trầm 1 năm mới cưa. Mới đây tự nhiên có người đến hỏi mua 1 trăm ngàn/cây, thật là bùn ghê, trong khi đó cây tràm bông vàng 10 năm cũng dc vài trăm ngàn là ít. Mình ko hi vọng gì đến cây này nữa và đang làm trụ tiêu lun.
 
Ak. bên trong màu trắng, có ít sớ gổ hơi nâu. Chắc là ko ăn sâu vào thân gỗ mà chỉ lớp vỏ bên ngoài. Mỉnh thấy trồng cây Dó này kinh tế ko cao lém, thay vì trồng cây trắc đỏ tốt hơn nhiều (chưa nói đến cây Sưa), bằng thời gian đó bán cũng dc khoản vài triệu/cây. Nếu ko ai mua thì còn lấy gỗ dc chứ cây Dó ko ai mua thì ko biết làm gi dc với loại gỗ quá mềm này, làm củi cũng ko dc. Chổ bạn bán dc giá 3tr/cây cũng là tốt chứ chổ của minh cây 8-9 năm chỉ bán dc 1 triệu mà còn phải đợi cấy trầm 1 năm mới cưa. Mới đây tự nhiên có người đến hỏi mua 1 trăm ngàn/cây, thật là bùn ghê, trong khi đó cây tràm bông vàng 10 năm cũng dc vài trăm ngàn là ít. Mình ko hi vọng gì đến cây này nữa và đang làm trụ tiêu lun.
Mình cũng nghĩ là nó chỉ ở ngoài vỏ thôi. không sâu vào trong đâu. Khi trồng cây này mĩnh cũng cầu may thôi. Lúc đó các phương pháp cấy trầm chưa hiệu quả. Định trồng cho cây lớn, nếu có pp cấy trầm hiệu quả thì mình có cây to để làm. 11 năm trôi qua rồi mà cũng chẳng thấy thành tựu nào nổi bật. Mà sao thấy nhiều người vẫn trồng bạn à. Có lẽ tại người mua hứa trồng được 6 năm tuổi thì họ sẽ mua 500.000/ cây. 1ha (trồng 2x2) tính ra cũng được hơn 2 tỉ nếu sống đủ.
 
Mình cũng nghĩ là nó chỉ ở ngoài vỏ thôi. không sâu vào trong đâu. Khi trồng cây này mĩnh cũng cầu may thôi. Lúc đó các phương pháp cấy trầm chưa hiệu quả. Định trồng cho cây lớn, nếu có pp cấy trầm hiệu quả thì mình có cây to để làm. 11 năm trôi qua rồi mà cũng chẳng thấy thành tựu nào nổi bật. Mà sao thấy nhiều người vẫn trồng bạn à. Có lẽ tại người mua hứa trồng được 6 năm tuổi thì họ sẽ mua 500.000/ cây. 1ha (trồng 2x2) tính ra cũng được hơn 2 tỉ nếu sống đủ.
Đúng vậy, hiện tại bây giờ mình thấy vẫn có người trồng, ko biết giá cây 10 năm như thế nào.
 



Back
Top