Ghép cây

Xin hỏi ACE trên Diễn đàn, cây sung, cây vả, cây ngái là những cây cùng họ hàng với nhau. Vậy ta có thể ghép cây vả với hai loại cây trên được không (giống như ghép cây mai chiếu thủy với cây Lồng mức)?
Rất mong được sự chỉ giáo!
 


Nhìn kỹ thì thấy khác đó bác Minh. Cây Ngải: lá lớn, có lông, trái tròn dẹt (nhỏ như trái Sung nhưng dẹt). cây Vả: lá và trái lớn hơn lá và trái của cây sung nhiều, trái Vả lớn gấp 5-8 lần trái sung, quả hơi dẹt.
 


oé. thui chít, nhìn ảnh anh Trung Kiên đưa lên mới thấy là từ trước đến giờ mình toàn ăn quả Vả mà lại nghĩ là Sung.
sao mà dốt dữ vậy trời. huhuuuuuuuuuuu
 
Nhìn kỹ thì thấy khác đó bác Minh. Cây Ngải: lá lớn, có lông, trái tròn dẹt (nhỏ như trái Sung nhưng dẹt). cây Vả: lá và trái lớn hơn lá và trái của cây sung nhiều, trái Vả lớn gấp 5-8 lần trái sung, quả hơi dẹt.

theo ý tôi bạn nên trồng hoặc bứng nguyên cây..có lợi hơn vì ghép chỉ là bất đắc dĩ..phần nữa là mầm ghép thường không mạnh bằng cây nguyên hột
ngoại trừ mai giảo ghép gốc mai rừng . và mãng cầu gép gốc bình bác kinh ngiệm của tôi loại này mầm được ghép mạnh hơn... mầm của cây mẹ
 
Tôi tìm được hình khá rõ của mấy cây này đây.

Đây có phải cây vả không vậy các bác? (nó là Ficus auriculata đó)

ficus_auriculata2.jpg

2820574150035088639dHbWjr_fs.jpg


Quả của nó đây:
2627889538_6043fbe38b.jpg



Cây sung và quả của nó đây (Ficus racemosa)
FicusRacemosa@KakaduNT_GregCalvert%281%29.JPG


Cây ngái (Ficus hispida)
IMG_0220.JPG



Quả ngái
FicusHispida@EastPoint_Darwin_GregCalvert.JPG
 
Last edited by a moderator:
Chính xác rồi đó bác Hiền Hoà.
---------------
Mặc dù theo bạn cho rằng không có thế cây kiểng nhưng biết đâu theo người khác lại có thể được cũng không chừng. Cây sung lớn phục vụ cây công trình cũng có giá trị lắm sao bạn lại cưa làm củi. Phải chi mình ở gần bạn thì đào về nhà trồng cho đỡ phí nhỉ.
Rất tiếc là khoảng cách giữa hai anh em xa quá, không thì mình biếu bác đấy. Ở chổ mình họ không mua những loại cây như thế.
 
Last edited:
Có những loại cây mà lá của nó ăn ngon hơn thịt cá..
Có một lần người bạn đưa rôi đi ăn gỏi lá cây ở Thanh Đa..không có thịt cá chỉ toàn lá cây cuộn chung vói bánh tráng...rồi chấm nước mắm pha.. rất ngon
Những lá cây này hoàn toàn tôi không biết là lá gì. thế mới biết..Ẩm thực thật... mênh mông...cái ngon cũng.. mênh mông
 
Có những loại cây mà lá của nó ăn ngon hơn thịt cá..
Có một lần người bạn đưa rôi đi ăn gỏi lá cây ở Thanh Đa..không có thịt cá chỉ toàn lá cây cuộn chung vói bánh tráng...rồi chấm nước mắm pha.. rất ngon
Những lá cây này hoàn toàn tôi không biết là lá gì. thế mới biết..Ẩm thực thật... mênh mông...cái ngon cũng.. mênh mông
Đúng đó bác Bình Minh, món gỏi lá thật đa dạng, hương vị tùy vùng, miền có khác nhau.
Bác đọc bài này để biết thêm về món ăn lá nhé.


Món gỏi lá ở KonTum có hương vị đặc biệt bởi các loại lá đặc trưng của vùng cao nguyên. Gỏi lá ăn với thịt lợn và món ăn kèm đặc biệt nấu từ hèm rượu, tôm, thịt...
Phải có ít nhất từ bốn chục loại lá trở lên trong một bữa mới được tính là gỏi lá. Con số này không biết ai đặt ra, nhưng hiện nay những người ăn gỏi mà chủng loại lá dưới bốn chục thì họ không ăn nữa. Đấy là chuyện thôi, vì chủ quán bao giờ cũng đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các "thượng đế". Có những tiệc gỏi có đến hơn một trăm loại lá. Khách ăn thì ngon. Còn chủ quán thì... vô cùng vất vả vì phải đi tìm lá.
Anh Trịnh Văn Dũng chủ quán gỏi lá ở Kon Tum bảo rằng: Kiếm lá bây giờ khó lắm. Nội thị không có lá đã đành, vùng ven thị cũng chả còn nữa. Ngày trước, lá ở vùng ven thị không nhiều, đi kiếm thì cũng có. Tất nhiên lá ở đây chỉ là những loại thông thường như đinh lăng, ổi, xoài, mã đề, mơ. Còn nhiều loại lá khác thì phải đi rừng mới lấy được như lá vừng, bạch sung, hồng sung. Chỉ riêng ba loại lá này mà tìm được cũng rất mệt. Bởi vì nó thường mọc ở những bờ sông, vách suối, chỗ đất phải tốt thì mới mọng và ngon. Nhiều loại lá phải đi tới Sa Thầy, Kon Plông mới lấy được như ngành ngạnh, xuân thu, kim cang, hồng ngọc, lá con khỉ, é trắng, lá dấn, trường sanh... Một số loại rau cũng được xếp vào tiệc gỏi lá như bắp cải, xà lách, húng tía tô, ngò, hành, cải đắng, càng cua, rau sắng, diếp cá, mùi tàu...
Gỏi lá có một công nghệ nấu và ăn rất hay. Trên bàn bày một "rừng lá" với một tô lớn chứa "gia vị" được nấu từ hèm rượu với tôm giã, thịt heo băm, trứng mắm ruốc và mẻ. Thứ này được nấu sền sệt như cháo đặc có màu vàng nghệ. Hèm rượu chọn nấu phải là hèm rượu nếp, mới cất xong. Tôm không nhỏ quá, lớn quá, nếu không có tôm tươi thì dùng tôm khô cũng được. Thịt heo ba chỉ băm nhỏ. Người nấu phải biết dựa vào cái mùi để "bắc" nồi xuống. Khi mùi thơm biểu hiện rằng các thứ trong nồi đã chín bay lên, đầu bếp phải đậy vung kín. Mỗi lần múc ra tô, cần phải càng nhanh càng tốt rồi đậy vung ngay lại. Món "gia vị" này có mùi rất lạ. Mùi tôm như vừa kho vừa luộc. Mùi thịt heo cũng vậy. Mùi trứng như vừa được tráng, luộc. Tất cả hòa vào mùi thơm của men rượu tạo ra một thứ mùi thơm phảng phất của món ăn mà chỉ gỏi lá mới có.
Khi ăn, ta chọn một chiếc lá lớn như lá sung, hay lá mơ để gói. Chiếc lá lớn này được đặt trên bàn tay trái, nếu người ấy thuận tay phải và ngược lại. Nếu lá chưa đủ lớn thì có thể chọn thêm một chiếc lá loại khác để gói. Sau đó tìm những lá nhỏ rải một lớp trên lá lớn, gắp thịt heo nửa nạc nửa mỡ đã luộc để nguội cùng trứng rán thái chỉ rồi gói lại. Múc "gia vị" vào bát để chấm riêng, hoặc lấy muỗng xúc từng ít một cho vào đầu gói lá đã cuốn để ăn. Khi nhai được một chút thì cắn chừng một nửa quả ớt chỉ thiên còn xanh và một hạt muối trắng nhỏ để ăn lẫn với gỏi lá. Bình thường thì ớt này rất cay, nhưng ăn với gỏi lá, nó không cay mà lại tạo ra một thứ mùi rất quyến rũ làm cho cảm giác cứ muốn nuốt mãi.(Văn nghệ trẻ)
 

a tôi biêt cây ngái này rồi theo tôi nghĩ có thể ghép thành công nhưng tôi chưa hiểu Bác sẽ dùng cây nào làm gốc và mục đích của bác, chứ cây ngái này cành lá của nó không được đẹp lắm
---------------
:rolleyes:
a tôi biêt cây ngái này rồi theo tôi nghĩ có thể ghép thành công nhưng tôi chưa hiểu Bác sẽ dùng cây nào làm gốc và mục đích của bác, chứ cây ngái này cành lá của nó không được đẹp lắm
 
Last edited by a moderator:
Tôi đã ghép thành công cây sung lên gốc cây vả, sống được vài năm và đã cho qủa . Một lần đi tập huấn dài ngày không được tưới nên đã tiêu mất rồi vì thế không có ảnh minh hoa.
Vì thế tôi nghĩ ba loại này ghép được với nhau
 
Tôi đã ghép thành công cây sung lên gốc cây vả, sống được vài năm và đã cho qủa . Một lần đi tập huấn dài ngày không được tưới nên đã tiêu mất rồi vì thế không có ảnh minh hoa.
Vì thế tôi nghĩ ba loại này ghép được với nhau
Cám ơn 4tthanh, mình cũng nghĩ như thế .
 
Xin hỏi ACE trên Diễn đàn, cây sung, cây vả, cây ngái là những cây cùng họ hàng với nhau. Vậy ta có thể ghép cây vả với hai loại cây trên được không (giống như ghép cây mai chiếu thủy với cây Lồng mức)?
Rất mong được sự chỉ giáo!
Tùy vào việc mình chơi tán, chơi gốc hay chơi quả - tán - gốc...
 
Tôi tìm được hình khá rõ của mấy cây này đây.

Đây có phải cây vả không vậy các bác? (nó là Ficus auriculata đó)

ficus_auriculata2.jpg

2820574150035088639dHbWjr_fs.jpg


Quả của nó đây:
2627889538_6043fbe38b.jpg



Cây sung và quả của nó đây (Ficus racemosa)
FicusRacemosa@KakaduNT_GregCalvert%281%29.JPG


Cây ngái (Ficus hispida)
IMG_0220.JPG



Quả ngái
FicusHispida@EastPoint_Darwin_GregCalvert.JPG
Chính xác rồi đó bác Hiền Hoà.
---------------

Rất tiếc là khoảng cách giữa hai anh em xa quá, không thì mình biếu bác đấy. Ở chổ mình họ không mua những loại cây như thế.
các bác trên diễn đàn mình, bác nào có cây vả to chiết cành nhân giống, bán lại cho mọi người đi, nhiều người tím quá, mà em cũng tìm mãi không được ah
 


Back
Top