Giá thể bị nhiễm coliforms

  • Thread starter dinhtoan
  • Ngày gửi
Xin chào cả nhà.
Hiện nay bên cty em đang có 1 ít giá thể mụn dừa bị nhiễm coliform, các bác có cách gì giúp em sử lý với. Vì bỏ đi thì thấy uống quá.
 


Nhiễm coliform. ngiã là nhiễm khuẩn E.coli. vi khuẩn này có nhiều trong phân người.
[FONT=Verdana,Tahoma,Arial,Helvetica] Nhiễm coliform cũng có ngĩa là nhiễm phân người..
Vi khuẩn này rất dễ chết dưới ánh nắng mặt trời..
giá thể bị nhiễm thì bạn trộn thêm thuốc tím rồi ủ, hoặc trải ra phơi nắng...là dùng trồng cây tốt thôi..

nước uống đóng chai còn bị nhiễm e.coli..bạn đọc báo vẫn thấy đăng hoài

[/FONT]
<table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="97%"><tbody><tr><td style="padding: 0px;">
tnb_post01.gif
</td> <td style="padding: 0px;" background="images/tnb/tnb_post02.gif">
</td> <td style="padding: 0px;">
tnb_post03.gif
</td> </tr> <tr> <td style="padding: 0px;" background="images/tnb/tnb_post04.gif" valign="top">
tnb_post05.gif
</td> <td style="padding: 0px; background-color: rgb(255, 255, 255);" bgcolor="#ffffff">
TP HCM: Mọi nguồn nước đều ô nhiễm​


12_cs1422.jpg

Cảnh sát môi trường kiểm tra việc xả nước thải của doanh nghiệp. Ảnh: Đ.T..
Chất lượng môi trường nước, không khí… trên địa bàn TP HCM tiếp tục xuống cấp nghiêm trọng, ô nhiễm vẫn gia tăng và nhiều chỉ số đã ở mức báo động. Một lượng lớn nước thải không qua xử lý trộn với nước kênh đen đã ô nhiễm nặng hằng ngày đổ trực tiếp vào sông Sài Gòn vẫn chưa được giải quyết triệt để...​
Ngay từ năm 1993, TP HCM đã thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường. Chỉ trong vòng 5 năm, từ 2006-2010 thành phố đã chi ngân sách lên tới gần 2.350 tỷ đồng cho các hoạt động bảo vệ môi trường nhưng kết quả đo đạc quý I/2009 của Chi cục Bảo vệ môi trường đã phản ánh thực trạng: Chất lượng môi trường nước, không khí… trên địa bàn tiếp tục xuống cấp nghiêm trọng, ô nhiễm vẫn gia tăng và nhiều chỉ số đã ở mức báo động.
Sản xuất nước sạch từ nguồn nước mặt… loại B

Kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước trên hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai, nơi cung cấp nước thô để sản xuất nước sạch cho sinh hoạt của người dân thành phố cho thấy: Suốt từ năm 2004 đến nay, nguồn cấp nước trên sông Sài Gòn chỉ đạt chuẩn nguồn nước loại B, trong đó mức độ ô nhiễm vi sinh (Coliform) đã vượt chuẩn loại B từ 1-15 lần.

Trên sông Đồng Nai, chất lượng nước đoạn từ thượng nguồn Hóa An đến hạ nguồn Cát Lái nồng độ dầu và ôxy hòa tan cũng chỉ đạt tiêu chuẩn loại B và Coliform thì đã vượt chuẩn cho phép của nước loại B từ 2,3-50 lần.
Chưa dừng lại ở mức độ ô nhiễm nguồn nước thô nghiêm trọng này, theo kết quả quan trắc quý I/2009 của Chi cục Bảo vệ môi trường, nhiều hàm lượng tạp chất gây ô nhiễm tiếp tục tăng lên, trong đó nguồn nước tại 4/6 trạm quan trắc có mức độ nhiễm Coliform tăng từ hơn 1,6-21,3 lần.

12_nha1422-to.jpg

Cảnh sát môi trường kiểm tra việc xả nước thải của doanh nghiệp. Ảnh: Đ.T..

Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm vi sinh tại Trạm Phú Cường vượt quy chuẩn cho phép tới 278 lần! Mặc dù nguồn nước ô nhiễm như vậy nhưng hằng ngày vẫn có hơn 1 triệu mét khối nước sạch được sản xuất từ nguồn nước thô loại B này để phục vụ sinh hoạt cho hàng triệu người dân thành phố.

Chất lượng nước kênh rạch trên địa bàn cũng chẳng khá hơn khi nồng độ nhiễm Coliform tại hầu hết các khu vực được giám sát đều vượt tiêu chuẩn nhiều lần và chưa có dấu hiệu giảm; tình trạng ô nhiễm hữu cơ thông qua kết quả đo đạc vẫn còn đến một nửa số mẫu nước kênh rạch vượt chuẩn cho phép lúc nước lớn và 100% số mẫu vượt chuẩn khi nước cạn.

Cụ thể, nguồn nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đo tại cầu Lê Văn Sỹ, tình trạng ô nhiễm hữu cơ cao xảy ra cả 2 thời điểm nước lớn và nước cạn, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5,9 - 6,9 lần; khu vực cầu Oâng Buông, Hòa Bình trên kênh Tân Hóa - Lò Gốm tình trạng ô nhiễm vi sinh vượt chuẩn cho phép tới 14,5 lần; cầu Chà Và trên kênh Tàu Hũ - Bến Nghé hàm lượng vi sinh cao gấp 23 lần mức cho phép…

Nước ngầm cũng bị ô nhiễm
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Sở TN&MT, hiện trên địa bàn thành phố đang có ít nhất 220 ngàn hộ dân và 9.000 cơ sở dịch vụ quy mô nhỏ khai thác lượng nước ngầm lên tới trên 600 ngàn m3/ngày để phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Nguồn tài nguyên nước ngầm tại thành phố đang bị cạn kiệt do lượng nước bù đắp chỉ được 1/3. Đánh giá trong báo cáo về môi trường của UBND thành phố cho thấy, chất lượng nước tại tầng Pleistocen, một trong 3 tầng khai thác nước ngầm chính đã xuất hiện nguy cơ giảm chất lượng.

Đặc biệt là tại các khu vực thuộc quận nội thành và vùng ven, nơi có lưu lượng nước ngầm được khai thác rất lớn phục vụ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Kết quả điều tra chất lượng nước ngầm năm 2008 đã cho thấy, nhiều mẫu nước ở khu vực quận Gò Vấp có hàm lượng hợp chất nitơ cao vượt tiêu chuẩn nước ăn uống; xung quanh các khu vực chôn lấp rác thải tập trung của thành phố như Đông Thạnh, Gò Cát, nguồn nước ngầm có hàm lượng nitrat cao và có dấu hiệu bị nhiễm vi sinh Coliform và E.coli. Mức độ ô nhiễm nước ngầm tại nhiều khu vực khác cũng đã lan sâu đến tầng thứ 3 với độ sâu trên dưới 4m.

Trong vòng 3 năm trở lại đây, khi thành phố tiến hành đào hàng loạt tuyến đường trong khu vực nội thành với độ sâu từ 6 - 13m để lắp đặt các tuyến cống thoát nước, tuy không có số liệu khảo sát ảnh hưởng tới chất lượng nước ngầm từ hoạt động này, nhưng theo khẳng định của một kỹ sư địa chất thì "Chắc chắn chất lượng nguồn nước ngầm sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ".
Để bảo vệ nguồn nước, những năm qua UBND thành phố đã triển khai hàng loạt giải pháp trước mắt cũng như lâu dài.

Nhưng tất cả các giải pháp mới chỉ mang tính tình thế; mới chỉ giải quyết được phần ngọn. Cái gốc của vấn đề là một lượng lớn nước thải không qua xử lý trộn với nước kênh đen đã ô nhiễm nặng hằng ngày đổ trực tiếp vào sông Sài Gòn vẫn chưa được giải quyết triệt để...

Nguồn http://cand.com.vn
</td><td style="background-image: url(&quot;images/tnb/tnb_post06.gif&quot;);" width="10">
</td> </tr> <tr> <td valign="bottom" width="10">
tnb_post07.gif
</td> <td style="background-image: url(&quot;images/tnb/tnb_post08.gif&quot;);" width="100%">
</td></tr></tbody></table>​
 


Back
Top