Giá trị dinh dưỡng của Nhím

  • Thread starter nguyentuan
  • Ngày gửi
N

nguyentuan

Guest
Nhím có tên khoa học là Acanthion subcristatum (swinhoc). Tiếng la tinh có nghĩa là: Quill pig (lợn lông) (mặc dù chúng không phải là lợn). Tiếng Anh là Porcupine. Tên tiếng Thái: Tô Mển, tiếng Giao: Điền dạy. Là một loài vật gặm nhấm, sống hoang dã ở một số nước như Nêpan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc. Tại nước ta, chúng sống dọc theo các vùng đồi núi và trung du, rừng rậm.
Thịt nhím hơi giống thịt lợn rừng, nhiều nạc, ít mỡ, là món ăn đặc sản vừa thơm ngon vừa có giá trị dinh dưỡng cao. Bao tử nhím là loại dược liệu quí dùng để ngâm rượu thuốc chữa bệnh đau bao tử, kích thích ăn uống, tiêu hóa tốt. Lông nhím dùng làm đồ trang sức, chữa viêm tai giữa, đau răng. Mật nhím dùng chữa đau mắt, đau lưng và xoa bóp chấn thương. Thịt, ruột già, gan và cả phân nhím dùng chữa bệnh phong nhiệt.
“Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân cho biết, dạ dày nhím vị ngọt, tính hàn, không độc; được sử dụng làm thuốc chữa bệnh dạ dày ở người. Theo Gíao sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, dạ dày nhím còn có thể giải độc, mát máu, chữa lòi dom, di mộng tinh, nôn mửa, kiết lỵ ra máu… Người Trung Quốc rất coi trọng những công dụng này và thường xuyên tìm mua dạ dày nhím.
Theo “Cây cỏ và động vật làm thuốc ở Việt Nam ”, da nhím được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là thích vị bì. Lông nhím là hào trư mao thích. Dạ dày nhím là hào trư đỗ
 


Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top