Giải pháp cho mảnh đất 1500m2 ("thế" mở màn)

Kính chào bà con!
Sau khi tôi đưa ý tưởng tạo một hệ thống "cờ thế" trong nông nghiệp, được Sếp ủng hộ. Tôi nghĩ rằng ý tưởng nào cũng phải bắt tay vào làm thì mới thành hiện thực. Vì vậy tôi mạo muôi đưa ra một "thế" mở màn để lấy...hên và cũng để xem ...không khí thế nào. Nếu thấy có khí thế thì sếp hãy mở box riêng cho khỏi...phí đất.
Vậy mời bà con đưa ra một giải pháp cho mảnh đất của tôi để đạt hiệu quả cao .
Các điều kiện như sau:
Diện tích : 2000m2 trừ đi nhà ở, công trình phụ thì còn khoảng 1500m2
Chất đất : Cát pha đã bạc màu trở thành dúi dẻ, màu xámbạc, cứng vào mùa khô nắng, sình lún vào mùa mưa. Vào mùa mưa có khi ngập nước xâm xấp hai, ba ngày rồi rút.
Nguồn nước : Giếng đào và giếng đóng, không có phèn. Đã có bồn nước 1000lít cao 4m.
Lịch sử : Đã từng trồng mía, củ mì, củ hùynh tinh, trồng lagim, thơm, trồng chanh, mít, xoài, xung quanh vườn còn gần chục cây dừa v.v.. Tóm lại cho thu nhập khoảng...6 triệu/năm
Lao động : 1 lao động mạnh khỏe cỡ...tôi
Vốn : Tôi được phép chi tiêu trong phạm vi...30 triệu.
Nếu những dữ kiện nêu lên cần thêm thì bà con cứ cho biết để bổ sung.

Kính mời các anh hào tham gia cho các giải pháp.
Kính mời các cao nhân vừa nhận xét vừa cho các giải pháp luôn (kẻo không mất quyền lợi...góp ý).
 


Hay quá!
Tui hết sức ngưỡng-mộ cách trao đổi của anh nguyenhungdung và chau ngoinhanho.
Cám ơn hai bạn, theo dõi thích-thú quá!
Thân.
 


@ ngoinhanhotrenthaaonguyen:

Thú vị, tưởng bài viết mông lung của mình chỉ là góp vui trên dđ, nào ngờ được sự chú ý của nhiều người, trong đó có bạn ngoinhanhotrenthaonguyen.

Trước tiên mình khẳng định lại là có thể đây chỉ là một cách giải mông lung không thực tế mà mình nghĩ ra thôi. Nói vậy chứ cái này mình cũng đang thực hiện đây.

Còn ý kiến của bạn cũng rất hay, có thể suy nghĩ của tôi và bạn chưa tương đồng ở một vài điểm, nhưng trên cơ bản tôi vẫn đồng ý với phân tích của bạn. Viết theo yêu cầu bạn, không tranh cải mà chủ yếu nói rõ hơn thôi.

1. Chưa tính hết tỷ lệ chết (hao hụt) và năng suất sinh sản: Xin dẫn chứng:

- Mua 70 thỏ con ban đầu : chọn 25 con thỏ nái và 5 con thỏ đực giống, còn lại 40 con nuôi thỏ thịt và xuất bán thịt. Vậy hao hụt là 0%, điều này trên thực tế rất khó, khi tính toán nên đặt ra một tỷ lệ hao hụt nhất định mà người nuôi có khả năng đạt được.

- Chọn được 25 thỏ nái lúc 2 tháng tuổi, có thể ở đây bạn chọn lưa dựa vào đặc tính sinh trưởng và thể hình, nên tỷ lệ sinh sản tốt trên toàn bộ 25 thỏ sinh sản là khó lắm, thực tế tỷ lệ này chỉ khoảng trên dưới 70% mà thôi. Do đó trong quá trình nuôi và chọn lọc giống ta vẫn phải tiếp tục loại thải. Do đó công thức tính thỏ sinh sản ra thỏ con các lứa tiếp theo trên 25 thỏ nái ban đầu là chưa hợp lý. Chỉ nên tính khoảng 65% thỏ nái thôi, tức khoảng 16 con.

- Bạn tính bình quân mỗi lứa thỏ con thấp nhất là 5 con , cao nhất là 6 con nuôi sống đến khi xuất thịt, thực tế chỉ khoảng 4-5 con thôi. Nhất là giai đoạn mới bước vào chăn nuôi thỏ sinh sản thì tỷ lệ này có thể còn thấp hơn. Khi kinh nghiệm có nhiều, nhất là khâu quản lý sinh sản tốt thì mới có thể nâng dần tỷ lệ này.

2. Nên nuôi ít nhất 100 thỏ sinh sản: Vì sao?

- Nếu tính trước sẽ nuôi khoảng 100 thỏ sinh sản thì khi thiết kế chuồng trại nên tính ngay từ ban đầu, sẽ có lợi hơn nếu sau này nâng đàn phải tính toán thiết kế lại chuồng trại . Đồng ý rằng vấn đề sẽ ảnh hưởng tới vốn đầu tư ban đầu là chỉ có 30 triệu, nhưng có những khâu có thể làm trước cho tổng đàn 100 con, còn những cái nào có thể làm sau, làm từ từ thì sẽ làm từ từ, hố phân, kích thước ô chuồng, chọn vị trí…có thể tính trước nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến vốn đầu tư so với 25 con thỏ nái ban đầu. Còn vấn đề nâng đàn thì sẽ chọn lọc từ 25 thỏ nái đầu tiên. Vấn đề ở đây là ý tôi nói nâng đàn lên 100 thỏ nái chứ không phải bắt buộc đầu tư một lúc ngay từ đầu. Quá trình nuôi nâng đàn sẽ tích góp kinh nghiệm, vấn đề còn tùy thuộc vào người chăn nuôi.

- Với 100 thỏ nái sẽ phù hợp với năng suất cung cấp phân để nuôi trùn, phù hợp với năng suất lao động bỏ ra, vì thực tế việc chăm sóc 100 thỏ nái và thỏ thịt từ 100 thỏ nái này cũng không phải là phức tạp lắm, nếu biết sắp xếp quy trình và công việc. Còn những công việc khác như nuôi trùn, nuôi gà và trồng mít là những công việc không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc cùng tập trung một lúc. Riêng trồng hoa màu thì tùy năng lực vì công việc này chiếm nhiều công lao động, có thể thuê thêm nhân công thời vụ. không bắt buộc là chỉ một nhân công thôi? Quan trọng là anh botienthi bám sát công việc để thực hiện.

- Vấn đề tạo thị trường ở đây tôi không phải nói là thương hiệu. Nhưng nếu nuôi ít thì ít người biết, khó tạo mối tiêu thụ ổn định, thỏ đến lứa muốn chở đi bán cũng sẽ khó khăn hơn trong vận chuyển. Nuôi nhiều thì vấn đề này sẽ dễ dàng hơn, đó là kinh nghiệm của tôi.

3. Về vấn đề mô hình đã đưa ra:

Vì đất xấu bạc màu, nên tôi chủ động chọn cách cải tạo từ từ bằng việc kết hợp đào hố nuôi trùn với cải tạo đất, đồng thời tận dụng trùn quế để nuôi gà ác, tận dụng phân trùn để trồng trọt.

Vấn đề nắng hạn là yếu tố khắc nghiệt của vùng đất, nhưng lại có ưu thế ở nước ngầm dồi dào thì cũng không phải là khó khăn đến mức phải bỏ đất, thiết kế hệ thống dẫn nước cũng là để phục vụ cho công tác chống hạn.

Toàn bộ mô hình không phải thực hiện cùng một lúc mà lấy kết quả ngắn hạn như nuôi gà ác, nuôi thỏ phục vụ cho dài hạn là cây mít, thực ra trồng mít theo mô hình cũng chỉ tốn tiền mua cây giống lúc ban đầu, còn tất cả những cái khác đều tận dụng từ các khâu đi trước như hố đào, phân bón, rào chắn…

Cuối cùng xin cám ơn ý kiến đóng góp, mổ xẻ vấn đề của bạn nhỏ trên thảo nguyên. Và mô hình này cũng chỉ là 1 mô hình trong rất nhiều mô hình khác có thể hay hơn. Mô hình có thể có sự thay thế cây trồng vật nuôi phụ thuộc như nuôi gá ác thành nuôi cá lóc như anh ba Vĩnh, nuôi gà thả vườn của MrHailua…Thay trồng mít bằng trồng những cây khác như dừa, ổi, chanh…, tất cả đều có thể ghép vào mô hình này. Sỡ dĩ tôi chọn con gà ác vì vốn đầu tư ban đầu thấp, thị trường rộng và thời gian nuôi ngắn hạn (30 ngày) phù hợp hơn với đặc thù vốn ít và lấy ngắn nuôi dài. Quan trọng là nguồn trùn quế và phân trùn được sản xuất từ phân thỏ.

Xin chào bạn, chúc bạn luôn tươi trẻ và thành đạt.
 
ngoinhanho phục chú nguyenhungdung... "sát nước" rồi...!!!
chú đúng là cao thủ!
trước khi chìm... xuống ao, con có một khẩn-cầu muốn cầu xin chú là chú cho con nắm vào cành cây để leo lên bờ nghen chú! cho con vớt vát câu cuối cùng để lấy lại thể diện vì lỡ phát ngôn bừa bãi: "cách tính thu nhập của con dao động từ min tới max chứ không tuyệt đối là max hay min nên người chăn nuôi thỏ vẫn có thể yên tâm là thu nhập của mình vẫn sẽ đạt mức tối thiểu là min, vì nếu có thỏ chết và thỏ có khả năng sinh sản kém nhiều hơn mức tính toán mà gặp lúc thỏ sinh trưởng tốt và bán được giá thì vẫn có thể bù lại được" (chú đừng nói "lỡ gặp lúc thỏ còi cọc, không bán được thì sao?" là con... chìm luôn đó!!! :1^: )
 
Ha ha!
Con biết nói vậy là khôn!
Nói cho con biết thêm :
- Chú nguyenhungdung là một bậc Tôn-sư về nuôi thỏ, đã thành-lập môn-phái riêng lớn, mạnh.. Con nên học hỏi thường-xuyên.
Ngoài ra, con nghĩ sao về mô-hình đi kèm (kết-hợp) với nuôi thỏ của chú nguyenhungdung?
Thương.
 
Last edited:
ngoinhanho phục chú nguyenhungdung... "sát nước" rồi...!!!
chú đúng là cao thủ!
trước khi chìm... xuống ao, con có một khẩn-cầu muốn cầu xin chú là chú cho con nắm vào cành cây để leo lên bờ nghen chú! cho con vớt vát câu cuối cùng để lấy lại thể diện vì lỡ phát ngôn bừa bãi: "cách tính thu nhập của con dao động từ min tới max chứ không tuyệt đối là max hay min nên người chăn nuôi thỏ vẫn có thể yên tâm là thu nhập của mình vẫn sẽ đạt mức tối thiểu là min, vì nếu có thỏ chết và thỏ có khả năng sinh sản kém nhiều hơn mức tính toán mà gặp lúc thỏ sinh trưởng tốt và bán được giá thì vẫn có thể bù lại được" (chú đừng nói "lỡ gặp lúc thỏ còi cọc, không bán được thì sao?" là con... chìm luôn đó!!! :1^: )

Ngôinhanho thật dể thương khi nói rằng khi thỏ sinh sản tốt và bán được giá thì vẫn có thể bù lại được. Không cần chờ như vậy đâu, người nuôi thỏ cũng sẽ lời binh thường, vì trong chi phí sẽ giảm đi do số lượng thỏ giảm đi tương ứng chứ đâu còn con số như đã tính toán ban đầu nữa, đó là chi phí về thức ăn. Có điều lợi nhuận ròng sẽ giảm đi chút ít mà thôi.

Nhưng như đã nói trong mô hình, bất kỳ trường hợp thỏ chết nào cũng không phải là vô giá trị, đã có sẵn chuồng nuôi kỳ đà kế bên, do đó phần lợi nhuận nếu có mất đi do hao hụt thỏ gây ra đã kết chuyển thành lợi nhuận lớn hơn trong những con kỳ đà kia.

Ngoinhanho cứ yên tâm thực hiện ước nuôi thỏ của mình nhé, không có chìm xuống ao đâu.
 
Ha ha!
Còn biết nói vậy là khôn!
Nói cho con biết thêm :
- Chú nguyenhungdung là một bậc Tôn-sư về nuôi thỏ, đã thành-lập môn-phái riêng lớn, mạnh.. Con nên học hỏi thường-xuyên.
Ngoài ra, con nghĩ sao về mô-hình đi kèm (kết-hợp) với nuôi thỏ của chú nguyenhungdung?
Thương.
sau khi được chú nguyenhungdung rộng lượng thương-tình cho sự dại-dột phát ngôn bừa bãi của con-trẻ tha cho lên bờ "tìm sư học đạo", ngoinhanho mới rón rén dạo quanh mô hình của chú nguyenhungdung thì thấy đây đúng là một mô hình cực kỳ khoa học và rất chuyên nghiệp. Nếu chú nguyenhungdung không thu-nhận ngoinhanho làm đồ-đệ thì ngoinhanho sẽ lẻo-đẻo suốt ngày theo chú để "học lỏm" cho bằng được bí-kíp Dịch-cân-kinh của chú mới thôi.
Đầu tiên ngoinhanho học được chiêu "tận dụng tối đa nguồn tiềm năng sẵn có", áp dụng vào thực tế ngoinhanho sẽ khai thác tối đa nguồn tiềm năng từ chú nguyenhungdung (cơ hội ngàn năm để mình học hỏi mà, không thể bỏ lỡ được):
-- Thưa chú nguyenhungdung, con là phóng viên của đài truyền hình agriviet, gần đây agriviet xôn xao về mô hình tổng hợp của chú, chú có thể dành chút thời gian trả lời phỏng vấn để đáp ứng sự ngưỡng-mộ cũng như nhu cầu học hỏi của mọi người được không ạ?
-- Được, tôi rất sẵn lòng!
-- Cảm ơn chú! vậy chú cho biết một người nông dân agriviet muốn thực hiện thành công mô hình này thì phải bắt đầu từ đâu? chi phí cụ thể cho từng khâu như thế nào? thời gian là bao lâu để thực hiện hoàn chỉnh được mô hình này? hiệu quả kinh tế và sát xuất thành công là bao nhiêu? xin mời chú!
-- ...............
 
@nnnttn:

Mình nói nhiều rồi, chiếm hết đất của chủ topic.

Câu hỏi của nnnttn xin được trả lời ngắn gọn:

- Điểm bắt đầu của mô hình TTGM là con thỏ.

- Chi phí không đáng bao nhiêu cả, trong phạm vi 30t vốn ban đầu, cái tốn nhiều nhất là lòng quyết tâm thực hiện công việc và sự siêng năng cần cù kèm theo một chút sáng tạo trong từng khâu công việc.

- Thời gian thực hiện hoàn chỉnh mô hình này khoảng 1 năm. Trong 1 năm đó có thể đã tha hồ thu nhập từ thỏ, gà ác và mít đã bắt đầu xuống giống toàn bộ.

- Hiệu quả dự đoán là rất tốt và xác xuất thành công cỡ 80%.

Mô hình này còn có thể xem là công thủ toàn diện trong đánh cờ đó. Trong các chuỗi công việc nếu thất cái này có cái kia đỡ, nếu tất cả đều thắng thì xem như bội thu.

Mô hình có thể nhân lên nhiều lần với quy mô trang trại.

Để đảm bảo chắc ăn mình cũng có thể sản xuất thử trên quy mô thí nghiệm.
 

Chào cả nhà! Mấy hôm nay bận bịu quá không có nhiều thời gian thảo luận cùng mọi người. Khi đọc qua chủ đề cứ nghĩ rằng một tình huống đơn thuần nhưng không ngờ cũng khá rắc rối. Chào cô bé thaonguyen( xin lỗi nhé có lẻ e còn trẻ tuổi) đọ qua bài viết của e tôi mới nhận ra rằng tuổi trẻ bây giờ vượt xa chúng tôi về cách nghĩ, cách làm. Rất tiến bộ khâm phục...khâm phục...
Chúc đại gia đình 1 ngày tết đoan ngọ "không say không về".
 
Quá tuyệt vời! Quá tuyệ vời!
Tôi thật vui sướng khi có nhiều ý kiến , giải pháp rất nghiêm túc, thiết thực. Ai cũng đều có lý giải hợp lý.
Bác Nguyenhungdung quả không hổ "tôn sư một phái". Giải pháp tổng hợp của bác làm tôi vỡ ra nhiều điều chưa biết. Có thể áp dụng ngay cho những ai có điều kiện tương tự. Còn ngoinhanhotrenthaonguyen rất nhạy bén. Ý kién giải phap đưa ra hợp lý ,hợp tình và...rất dễ thương. Mong rằng ngoinhanho hợp tác làm phóng viên để "khai thác" càng nhiều càng tốt "mỏ" trí tuệ và kinh nghiệm của các cao nhân.
@ tất cả mọi người : Tôi chỉ mong mọi người vào "chiếm đất " càng nhiều càng tốt.
Như đã nói : Một đề bài có thể giải nhiều cách. Một thế trận có nhiều phương án đánh. Chắc chắn còn có nhiều phương án hay, thiết thực cho "thế" đất này. Kính mời các cao nhân tiếp tục ạ!

------ 3 minutes:

Bác botienthi,
Với 1500m2 đất của bác, bác cho tui "khai-thác" chung với bác nha! Thu-hoạch nếu hơn 6 triệu/năm thì bác chia với tui. Còn lỗ? Không có gì đâu bác phải lo : - Bác về Nha Huyền, rút tiền ra bù lổ nhá, bác nhá!
Vậy, tui sẽ nói ngay tui với bác sẽ làm gì với miếng đất đó bằng số tiền vốn 30 triệu. Bác đồng ý hợp-tác thì cho biết sớm!
Thân.

Trời ơi ! Đọc những dòng này của bác tôi mừng..."hết lớn" luôn. Vậy bác mau mau "xuất chiêu" đi!
 
Last edited:
Bác nguyenhungdung cho em hỏi vài điều mà hôm qua tới giờ em chưa thông:
1> Chưa nghe bác nhắc tới quy mô chuồng thỏ cần bao nhiêu đất?
2> Chuồng trại nuôi kỳ đà cần diện tích là bao nhiêu theo mô hình mà chú đề cập?
3> Đất của bác botienthi có nhược điểm là ngập úng vào mùa mưa. Vậy thì câu hỏi đặt ra là cây mít có chịu úng được trong trường hợp đó không?
4> Khoảng cách trồng giữa các cây mít là bao nhiêu? Bác cho em xin thông số luôn ạ!
5> Cái này là em xin góp ý thêm. Nếu khoảng cách trồng giữa các cây mít là tương đối thì ta có nên trồng dừa xen vào giữa những cây mít đó không? Trồng theo kiểu cứ giữa 4 cây mít thì ta lại trồng 1 cây dừa.
Vì em dại nghĩ là cây dừa khi phát triển thì tán cây dừa không lớn, ảnh hưởng đến cây mít là không đáng kể.
Mong chờ lời giải đáp của bác!

Nếu em là bác botienthi thì em sẽ vừa bỏ 200m2 để làm cái ao nổi, 1 phần nữa để nuôi thỏ, phần còn lại thì trồng mít + chăn nuôi như giải pháp của bác nguyenhungdung. Và nếu được thì làm vài chục gốc dừa cũng có kinh tế lắm chứ. Hihi
 
Trời ơi ! Đọc những dòng này của bác tôi mừng..."hết lớn" luôn. Vậy bác mau mau "xuất chiêu" đi! Botienthi.

Hì hì,
Bác botienthi, thấy bà con góp vô từ chiêu-thức, từ đường quyền... mà tui thì ham nuôi trồng quá, nên xin bác cho nhào vô góp sức thực-hiện, hùn là vậy.
Cái hay là miếng đất của bác đưa ra là miếng đất không màu mỡ lắm, như vậy dễ cho bà con, nếu lỡ đất của mình hơi xấu, thì theo dõi, xem bác... được, thất ra sao (!?), rồi theo đó mà tính. Vậy bác..."không có quyền thất-bại"!
Phần tui, tui nhìn tương-lai miếng đất bác với cặp mắt... sáng ngời! Hì hì...

Nhân đây, xin hỏi anh nguyenhungdung :
- Kỳ-đà có ăn cá không?
- Nếu có, thì một con cá đã bị lóc hết hai bên thịt lưng rồi, kỳ-đà có "chê" không?
Thân.
 
Last edited:
Theo mình nhớ không lầm thì thế cờ này đưa ra là vào mùa mưa có khi ngập nước nhưng chỉ xâm xấp vài ngày sẻ hết nên mình nghĩ sẻ không ảnh hưởng đến cây mít. Cách giải của bác dũng rất lợi hại trong công có thủ, trong thủ có công. E chỉ xin mạo muội góp 1 ý nhỏ về cách cải tao mảnh vườn ấy. đây cũng là cách mà hailua đã áp dụng đối với mảnh đất của mình.
Ta nên trồng xen vào đó 1 số cây có khả năng hấp thu đạm trong không khí(cây họ đậu, dã anh đào...)riêng hailua trồng cây cỏ đậu loại người ta hay trồng trong các lô cao su non. Sau 1 thời gian phần thì ta cày lấp xuống đất, phần ta đem ủ vào gốc cây để hạn chế khô hạn vào mùa nắng.rồi ta tiếp tục trông xoay 1 vòng mới.
Các bác thấy cách của hailua như thế nào. Nhờ phương pháp này mà sau 1 thời gian mảnh vườn của mình đã màu mỡ lên trông thấy.
 
Lâu mới vào Diễn đàn, được xem chủ đề này hay quá, thế cờ thật là kín kẽ trong tình hình thị trường nông sản luôn biến động; cảm ơn các nhà nông đã có những phương án tuyệt chiêu như thế này.
Xin bổ sung thêm giàn thiên lý thưa thưa che nắng sân chơi cho đàn gà ác, và dùng hoa để xào lòng gà đãi khách mỗi khi có các nhà nông, phóng viên của agriviet ghé thăm mô hình.
 
Last edited by a moderator:
Chào bác botienthi chủ chuyên đề Trồng cây "zàng", nuôi con "zợ".
Tôi có ý kiến thế này:
Bác botienthi xem ổn chưa, nếu cảm thấy ổn thì (với tư cách chủ topic và là chủ "cuộc thi" ) kết luận và cho biểu quyết bằng thanhks tiếp theo là chỉ đạo triển khai phương án, định kỳ kiểm tra và báo cáo cho các nhà nông biết và tham quan học tập.:6^:
Đây là ván cờ đầu, đề nghị các bác góp ý thêm để chuyên mục này ngày càng hoàn thiện, hữu ích cho nhà nông thời @ các bác nhé.
 
Last edited by a moderator:
4tthanh đi đâu ba đồng, bảy đỗi... vừa về là tiếp tay ngay với bác botienthi xôm tụ quá! Hoan-hô!
Nhìn lại lần nữa, thấy nhiều phương-án được đưa ra, mà phương-án nào cũng xuất-sắc hết. Vậy 4tthanh nghĩ là mình có nên "xúi" bác botienthi ứng-dụng hết không?
Thân.
 
Chào bác Trung, theo em thì mũi nhọn cũng ít thôi, nếu nhiều nó hóa thành trái mít mất:lol:, Lấy ngắn thì em cho rất ổn: khép kín việc chăn nuôi thỏ, trùn, gà, kỳ đà; trồng rau (rau các loại trong đó có giàn mướp hay thiên lý...), việc nuôi dài theo em chắc còn phải bàn thêm chút nữa bác ạ (mít, dừa... cây lâu năm; hay trồng bon sai, hoa, cảnh...).
Chúc bác khỏe, vui.
 
4tthanh,
Em nói đúng, và em cũng có liệt-kê các thứ, nhìn thấy thì hơi nhiều. Mình thì cứ bàn góp, để bác ấy chọn.
Lại có thêm chi-tiết nầy : Bác botienthi có làm 1 cái bể nổi (không biết xong chưa) để nuôi cá. Nhưng tui vì nhìn thấy các khâu : Nuôi trên bờ, Nuôi dưới nước và Trồng-trọt, nếu khéo kết-hợp thì các khâu sẽ liên-đới hỗ-tương nhau. Khi nói liên-đới hỗ-tương nhau, không phải là hô khẩu-hiệu cho kêu, nhưng phải đem đến kết-qủa : Chẳng những giảm chi-phí trong một hai công-đoạn, mà còn làm tăng thu-nhập nữa.
Hì hì, dẫu sao, chúng ta "ngồì sa-lông, máy lạnh" bàn ra tán vào chơi cho vui, còn bác botienthi, Tư-lệnh Mặt Trận, mới là người quyết-định chiến-trường. Đúng không nào?
Thân.
 
có 1500m2 đất, vốn 30tr, công chỉ có một người mà bà con chỉ làm nhiều thứ quá tôi e không ổn.
nuôi thỏ nuôi trùn tôi thấy rất hay nhưng có thêm gà thì không ổn lắm. nuôi thỏ để giảm chi phí thì phải cho ăn nhiều rau xanh mà ta nuôi thêm gà thả vườn thì e là không còn rau cho thỏ ăn. vì vậy số lượng gà nuôi sẽ không thể nhiều được. nuôi nhiều thì không đủ trùn cho gà ăn, gà bươi phá rau không đủ rau cho thỏ ăn, gà thường hay bệnh dịch phải tiêm ngừa đủ thứ một công lao động làm không xuể, đất thì hẹp phân gà ị ra hôi thối ruồi nhặng..môi trường xung quanh ô nhiễm ảnh hưởng đến đàn thỏ nhất là vào mùa mưa vườn bị ngập nước.
Nếu như gà thỏ đều mạnh khỏe chết rất ít thì không có thức ăn cho kỳ đà lại phải đi mua thức ăn cho kỳ đà tốn thêm chi phí.
theo tôi kiến nghị thì nên nuôi thỏ, trùn, trồng vườn mít, rau xanh, cây dông(như ngoinhanho) và làm thêm vài hồ cá (không nuôi gà và kỳ đà). lấy trùn nuôi cá trên bể nổi và lấy nước thay hồ cá tưới vườn cây. trong vườn dưới tán cây trồng xen thêm các loại cây như tiêu, gừng nghệ(trong bao). như thế vừa nhẹ công chăm sóc và chi phí lại thấp.
xin các bác có ý kiến thêm nữa.
chúc các bác mạnh khỏe.
 
Hị hị...!
Khổ quá các bác ạ! Bể nổi của tôi gặp vấn đề rồi.
Chả là sau khi làm xong , tôi bơm nước vào cũng rất từ từ. Thoạt đầu thì ổn . Nhưng khi nước lên cao đến 1m thì 1 phía thành bể từ từ bị ...nghiêng. Gỡ ra rồi đắp lại thật cẩn thận phía đó. Lại bơm nước vào, lên đến cũng 1m thì phía bên đối diện cũng lại nghiêng từ từ. Ba hôm nay lại bận túi bụi chưa sửa lại được. Trong ngày mai sửa lại cho xong, xem thế nào!
Chà chà! Nói là một chuyện, thực hành là một chuyện khác hẳn.
Bây giờ tôi xin nói về việc tôi đã và đang làm với mảnh vườn :
Hồi đó tôi còn mò mẫm gần như là chưa biết gì nên có gì mọi người cứ ...cười và cho biết ý kiến nhé.
Rồi qua tham khảo nhièu nơi, tôi quyết định quy hoạch cải tạo miếng đất.
Chặt hết toàn bộ những cây lâu nay cho năng suất không ra sao, chiếm đất vô ích. Chỉ để lại một hai cây ở vị trí làm bóng mát trước sân. Một góc vườn khoảng 300 m2 được sử dụng để chăn nuôi và dự phòng gây giống các loại cây thử nghiệm. Góc này sau đó tôi nuôi khoảng 50m2 trùn quế, và chỗ còn lại quây lưới trồng...sanh lấy mát (và hy vọng tương lai) để nuôi...gà bán chăn thả.
Xung quanh diên tích còn lại tôi trồng hơn chục bụi măng điền trúc và hơn trăm cây chùm ngây.
Sau đó tôi mua đất phù sa, phân bò hoai, trấu về . Trộn phân và trấu ủ tiếp hơn một tháng. Rồi mua bao xi măng cũ về cho hỗn hợp đất và phân trấu đã ủ vào khoảng 1/3 bao. Được khoảng 3 ngàn bao xếp kín vườn.
Trong thời gian đó tôi đi mua gừng giống về bẻ hom và ủ cho nứt mầm.
Chi phí như sau :
- Chuồng trùn quế và lưới quây gà : 15 tr.
- Mua đất, phân bò, trấu hết khoảng 4 tr.
- Mua gừng giống hết khoảng 3 tr.
- Mua các thứ lặt vặt, cây trồng thư nghiệm khác khoảng hơn 1 tr.
- Công thuê người cùng làm hết gần 3 tr.
Tổng cộng hết 26 tr. Còn 4 tr. để mua giống trùn quế không đủ phải mượn thêm 6 tr. (Đối với nông dân "thuần" ở chỗ tôi thì đó là con số khủng khiếp!).
Về kết quả tôi sẽ trình bày tiếp sau. Bây giờ lại có việc phải đi rồi.
Cũng rất mong mọi người cho nhận xét về hướng đi đó.
 


Back
Top