Giải pháp phòng và xử lý bệnh chết sớm (ems) trên tôm

  • Thread starter zoorea
  • Ngày gửi
Bàng hoàng trước dịch bệnh tôm chết sớm
Thời gian qua, cơn bão dịch bệnh EMS đã cuốn đi hàng chục nghìn héc ta nuôi tôm, hàng nghìn tỷ đồng của người nuôi tôm, đặc biệt là ở ĐBSCL và các tỉnh ven biển Miền Trung. Có những địa phương thiệt hại ít, có địa phương thiệt hại rất nhiều. Dịch bệnh xảy ra trên các mô hình nuôi tôm từ quảng canh đến thâm canh. Sự khủng hoảng càng dâng cao khi trong một thời gian dài các nhà khoa học bế tắt về trong việc tìm ra nguyên nhân gây ra dịch bệnh. Nhưng giờ đây, các lo lắng về dịch bệnh EMS đã bị đẩy lùi vì tập đoàn Sitto Thái Lan, Công ty Sitto Việt Nam đã tìm ra giải pháp phòng và xử lý bệnh hiệu quả.

BỘ 3 SẢN PHẨM PHÒNG VÀ XỬ LÝ BỆNH EMS HIỆU QUẢ
1. Xử lý bệnh (trị bệnh):
a. Phát hiện bệnh sớm dựa vào các triệu chứng sau:
• Giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng nhưng làm cho tôm chậm lớn và chết ở đáy ao, giai đoạn tiếp theo tôm bệnh có hiện tượng vỏ mềm và biến màu.
• Tôm bị bệnh thường lờ đờ, nơi tấp mé, quay đảo trên mặt nước, giảm ăn và chết sau đó. Tôm có thể chết rất nhanh sau khi phát hiện bệnh 2-3 ngày. Nhiều trường hợp ghi nhận tôm ngưng chết khi ngưng cho ăn và sau đó chết rất nhanh khi cho ăn trở lại.
• Gan tôm bệnh thường gặp có nhiều trạng thái khác nhau như: sưng to, mềm nhũn, biến màu, nhiều trường hợp gan bị teo nhỏ và dai, hoặc gan teo lại, gan có màu nhạt hoặc màu đen bất thường. Đôi khi có chấm màu đen trên hay trong gan tôm có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi lấy tay bóp, gan tôm sẽ mềm, nhão nhưng không bể.
• Trong đường ruột không có thức ăn, Thức ăn không nối liên tục trong đường ruột.
• Chân tôm bệnh đôi khi có màu vàng
• Thân tôm có màu trắng đục bất thường. Khi tôm chết, cơ thể chuyển sang màu trắng đục do thiếu oxy.

b. Xử lý đúng cách: Khi phát hiện các triệu chứng trên cần đem mẫu tôm bệnh đến trung tâm phân tích để kiểm tra virus đốm trắng, đầu vàng,… đồng thời:
• Giảm lượng thức ăn và quản lí thức ăn tốt, không để dư thừa.
• Đặt vó kiểm tra ở đáy ao để kiểm tra lượng tôm chết.
• Quản lý tốt chất lượng nước.
• Mở quạt nước, kiểm tra lượng Oxy (thời điểm Oxy thấp nhất là 0h đến 6h sáng phải trên 4ppm).

c. Khi đã xác định đúng là bệnh EMS (sau khi phân tích): Tiến hành theo các bước sau
• Sử dụng VIVAX diệt ký sinh trùng gây bệnh bằng cách trộn 2 ml VIVAX/kg thức ăn cho ăn 4 lần/ngày, liên tục trong 3 ngày (từ 10-15 bữa ăn). Song song với việc trộn VIVAX, cần bổ sung khoáng SEA MINER vào thức ăn để nâng cao sức khỏe và đề kháng cho tôm.
• Ổn định môi trường nước trong ao, tránh việc kích thích tôm lột xác (vì tôm nhiễm EMS chết ngay sau khi lột xác).
• Khi tôm ngừng chết, bắt đầu tăng lượng thức ăn phù hợp với khả năng ăn của tôm.
• Không điều chỉnh lượng thức ăn vào những ngày rằm, trước rằm 1-2 ngày.
• Kiểm tra vó cho ăn, kiểm tra đường ruột và tình trạng sức khỏe tôm, gan và lượng mỡ trong gan thường xuyên.
• Kiểm tra số lượng tôm trong ao thường xuyên. Giảm ngay lượng thức ăn khi có triệu chứng bất thường.
• Giai đoạn nhiễm EMS nặng, gan tụy tôm bị tấn công bởi Vibrio và khuẩn cơ hội nên sau khi sử dụng VIVAX đủ liều khuyến cáo và tình hình sức khỏe tôm được cải thiện, nên bổ sung liều điều trị bằng kháng sinh 01 tuần để tôm mau khỏe và lành bệnh hoàn toàn (lưu ý không sử dụng VIVAX và thuốc kháng sinh chung với nhau). Bổ sung thường xuyên khoáng chất SEA MINER vào thức ăn giúp tôm khỏe mạnh.
• Sau khi tôm ngừng chết, vài ngày sau tôm phát triển bình thường và ăn mạnh trở lại. Giai đoạn này chú ý đến việc quản lý thức ăn và chất lượng nước. Sử dụng định kỳ WANWAY để diệt khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh EMS trong ao nuôi. Dùng men vi sinh Baccillus Subtilis 1070 (Digest 1) để xử lý đáy ao và để cải thiện môi trường ao nuôi.
• Để ngăn ngừa bệnh tái phát, tiếp tục sử dụng bộ 3 sản phẩm VIVAX – WANWAY – SEA MINER theo liều phòng khuyến cáo (xem bên dưới)

Một số điểm điều trị EMS thành công tại Việt Nam
a. Ao anh Hùng tại Ấp Dù Tho, Tham Đôn, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng (Số đt liên lạc: 0903123353). Nhân viên kỹ thuật giám sát: Ks. Phạm Kim Xuân.
• Triệu chứng lâm sàng: Phát hiện tôm chết dưới đáy ao, thân cong, gan tụy nhợt nhạt, gan dai.
• Cách xử lý: Sau khi xác định đúng bệnh EMS, tôm được cho ăn VIVAX (trộn chung với thức ăn) với liều lượng 2ml/kg thức ăn, ăn ngày 4 cữ. Sau 3 ngày, tôm khỏe mạnh và phát triển tốt, không còn triệu chứng của bệnh EMS.

b. Ao Chị Phạm Thị Ngọc Trâm tại Khu Đồng Bò, xã Vĩnh Thái, Nha Trang, Khánh Hòa (Số đt liên lạc: 0912001490). Nhân viên kỹ thuật giám sát: Ks. Đòan Thị Ngọc Kiều.
• Triệu chứng lâm sàng: Tôm được 29 ngày tuổi. Phát hiện tôm chết dưới đáy ao, gan tụy nhợt nhạt, không có thức ăn trong đường ruột.
• Cách xử lý: Tôm được cho ăn VIVAX với liều lượng 1ml/kg thức ăn. Sau 3 ngày tôm khỏe mạnh và phát triển bình thường.


2. Phòng bệnh
- Tôm bị bệnh EMS sẽ chết rất nhanh, vì vậy nếu chờ đến khi phát hiện bệnh mới chạy chữa, hiệu quả sẽ không cao, thực tế cho thấy sau khi chữa hết bệnh thì số lượng tôm trong ao cũng không còn nhiều (mất đầu con nhiều). Chính vì thế, phòng bệnh vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất và an toàn nhất, nên áp dụng ngay từ lúc thả nuôi.
- Để phòng ngừa bệnh EMS trên cả tôm nuôi và tôm giống, nên sử dụng VIVAX theo hai cách sau:
 Sử dụng 1ml VIVAX/kg thức ăn, cho ăn liên tục 4 ngày, định kỳ mỗi tuần.
 Sử dụng 1ml VIVAX/kg thức ăn, mỗi ngày 2 bữa từ khi thả giống cho đến khi tôm 60 ngày tuổi.
- Kết hợp với việc tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng cách trộn thêm khoáng SEA MINER vào thức ăn hoặc tạt xuống ao nuôi.
- Định kỳ diệt khuẩn ao nuôi bằng WANWAY. Sử dụng lúc sức khỏe tôm tốt, ổn định. Đặc biệt khi tôm bị đen mang, đóng rong thì có thể sử dụng liên tục 2 ngày.
- Quản lý nước là yếu tố quan trọng để phòng tránh bệnh trên tôm.
- Khi phát hiện tôm bị bệnh EMS, hạn chế thay nước, ổn định môi trường và thông báo với các ao xung quanh để hạn chế tối đa việc lây lan bệnh.

Mô hình thực hiện giải pháp phòng bệnh EMS thành công ở Thái Lan
Anh Suthat, diện tích ao 6.400m2, thả 550.000 con giống. Anh Suthat sử dụng VIVAX để phòng bệnh EMS ngay từ lúc thả giống. Đến ngày thứ 20 khi các trang trại xung quanh đã bị nhiễm bệnh EMS và chết gần hết nhưng ao của anh không bị nhiễm bệnh. Đến ngày 29/03/2013, tôm của anh được 59 ngày và vẫn phát triển khỏe mạnh.


Có được những thành công trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, Công ty Sitto Việt Nam nhanh chóng phổ biến thông tin về giải pháp xử lý bệnh EMS đến người nuôi tôm. Được sự hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan quản lý ngành, cơ quan truyền thông đại chúng, công ty Sitto Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tiền Giang, Bình Thuận, Bình Định, Nghệ An,... để giúp cho bà con nuôi tôm ở địa phương và các tỉnh lân cận có thêm thông tin về bệnh EMS, cách phòng ngừa và xử lý triệt để.

Phòng Kỹ Thuật
CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM
 


Thiện chí được đáp lại bằng long chân thành bạn à. 20 ao chỉ là con số nhỏ so với những thử nghiệm đã làm đến thời điểm này.
 


(Xin lỗi không đáp ứng câu trả lời của Cậu Ba vì nó đi xa so với Topic! L sẽ trả lời nếu ban thật sự muốn chia sẻ thông tin về EMS, Loan cũng muốn cập nhật thông tin về dịch bệnh để được học hỏi nhiều hơn. Cậu Ba đang nuôi tôm ở đâu vậy?)
Tui thấy ở đây mọi người đều tập trung bàn về EMS,cậu 3 miền tây cũng vậy.Nếu SITTO thực sự tìm ra nguyên nhân và có thuốc phòng trị thì tại sao không áp dụng vào thủy sản nước nhà mà để các hộ nuôi phơi ao rồi sang Việt Nam quảng cáo bán hàng?Hay là Thái Lan NTTS không nhiều nên SITTO không quan tâm?Nếu các tập đoàn thức ăn và thuốc của Thái Lan tìm ra nguyên nhân của dịch EMS thì chắc chắn Thái Lan sẽ ngăn chặn được dịch bệnh,tuy nhiên theo tôi được biết thì tình hình nuôi tôm của Thái Lan còn nặng nề hơn ở Việt Nam.Chắc là bụt chùa nhà không thiêng nên thuốc của Thái Lan chỉ hiệu quả ở Việt Nam thôi.
 
Đuọcw. Nhưng trước hết phải cho L biết một số thông tin về ao của Câu Ba, và mail cho L để nv Kỹ thuật có thể đến được ao chỗ bạn để khảo sát trước. :) hi vọng câu 3 nhận những file L gửi rồi. mong hồi âm.

--------

Cũng như ở Việt Nam, Sitto Thailand cũng vừa cho ra đời sản phẩm. Nên mọi người còn chưa biết đến nhiều. "Amiter" cùng công thức với VIvax ở Việt Nam đang chứng minh được hiệu quả của mình trên thành công của khách hàng sử dụng.
 
Last edited by a moderator:
Mình nhận đc mail của Loan rùi xin cảm ơn Loan đã mail nhưng đó là lý thuyết mình muốn thưc tế thoy
khảo sát như thế nào hả bạn ? Nếu bạn có ý tặng mình thì mình sử dụng nếu ok mình đảm bảo doanh số bán ra vượt trên cả mong đợi của bạn ( mình hiện giờ có ao đang bị nek và đang bỏ nếu cứu đc ao đó thì sản phẩm ok )
 
cho L số dt của bạn, L muốn liên hệ trực tiếp

--------

Nếu được sẽ nhờ đại diện cty đến gặp Bạn sớm nhất, vì diễn biến bệnh rất nhanh.
 
Last edited by a moderator:
thì mình đã nói rùi nếu Loan có nhã ý và chân thành muốn mình biết hiệu quả của thuốc thì tặng mình vài lon dùng thử đi, còn mình k cần kỹ sư của cty đâu, nói thật nha kỹ sư còn thua mình. Vấn đề ở đây là mình cần thuốc trị bệnh cho Tôm thoy. TKS Loan
 

Dear Cậu Ba Miền Tây
Loan chỉ là muốn biết thông tin về bạn trước khi làm thử nghiệm. Làm gì cũng có qui trình rõ ràng mà đúng không! Check mail nhé!
 
Xin mời mọi người vào đây để biết sự thật về công ty SIITO

ttp://aquanetviet.org/post/180670/th-th-c-khu-n-bacteriaphage-v-h-i-ch-ng-t-m-ch-t-s-m-ems

Thuy Loan Tran

Dạ, về thành phần đăng ký và nhãn mác thì Vivax chỉ là thức ăn bổ sung, thành phần chỉ có tác dụng bổ gan tụy, không phải là thuốc, nhà sản xuất cũng có những khó khăn riêng của mình khi muốn cho một sản phẩm ra thị trường. Vấn đề mà anh nói cũng chính là trăn trở của công ty. (Nhưng rất vui vì nó đang được giải quyết vì mấy ông lớn trên bộ đang khảo nghiệm và đồng ý) Và cũng mong nó được sớm trở về với chức năng thực sự của nó chứ không phải tránh né từ vựng gây khó khăn cho người tiêu dùng như bây giờ. Thật sự cảm ơn anh vì sự quan tâm rất đúng nơi đúng bệnh ^^!

Và, giống như anh nói về những thông tin của anh về Vivax, nó là một loại thức ăn bổ sung hỗ trợ gan tụy, hỗ trợ điều trị EMS!
 
Nó vẫn là một sản phẩm hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị EMS, bằng chứng đã rõ ràng trên thực tế. Ngôn ngữ có thể làm mọi người hiểu lầm nhưng những gì đã làm được thì không thể hiểu lầm hay thay đổi được.
 
hien nay EMS dang la chu de hot.minh k quan tam la thuoc j?cua Cty nao?nhung mong rang nhung Cty,nhung ng da gan bo vs nganh thuy san hay co cai "tam" cua nghe.dung vi truc loi ma bai ra nhung loai thuoc khien ng nong dan phai "tien mat tat mang".
 
hien nay EMS dang la chu de hot.minh k quan tam la thuoc j?cua Cty nao?nhung mong rang nhung Cty,nhung ng da gan bo vs nganh thuy san hay co cai "tam" cua nghe.dung vi truc loi ma bai ra nhung loai thuoc khien ng nong dan phai "tien mat tat mang".
Bạn ở Trà Vinh hả ? Ở Huyện Nào có nuôi tôm k ? Đồng hương nek
 
Exciter_1827 đang muốn gây chuyện đó ak, tôi cũng muốn biết diễn biến của sự việc thôi, tuy là tiếng việt ko dấu nhưng cũng chẳng gây ra sự hiểu lầm nào, hơn nữa đâu phải chỉ một mình bài tôi gõ tiếng việt ko dấu đâu sao chỉ xóa mỗi bài của tôi là sao. Làm như vậy có thiêng vị quá ko đó.
 
Câu chuyện "Giải pháp phòng và xử lý bệnh chết sớm (ems) trên tôm" của cty Sitto đã trở thành HỒN MA BÓNG QUẾ RỒI MÀ Ở ĐÂY VẪN CÒN BÀN LUẬN.

Nếu Phương Pháp và thuốc của Cty Sitto hiệu nghiệm thì tại sao thằng Thái Lan tuyên bố sẽ nhập khẩu tôm của VN mà sản lượng giờ chỉ là 350.000 tấn giảm 50%.

Nhiều người cho rằng cơ hội cho VN ....ha ha...tôm VN mà nhãn hiệu Thái Lan ...he he ...suy nghĩ đi ...đọc bản tin dưới đây đi mà thức tỉnh ...cái lợi cái hại của thuốc thủy sản ....và sự trục lợi của con buôn.


Nguồn:

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=658977


Thái Lan xem xét nhập khẩu tôm Việt Nam


Do dịch bệnh tôm chết sớm khiến sản lượng giảm, Thái Lan có thể nhập khẩu tôm từ Việt Nam.

Thái Lan xem xét nhập khẩu tôm Việt Nam
ảnh minh họa

Chủ tịch Hiệp hội Tôm Thái Lan, ông Somsak Paneetatayasai cho biết, xuất khẩu tôm Thái Lan năm nay sẽ giảm xuống còn 350.000 tấn, giảm 50% so với lượng xuất khẩu thông thường hàng năm của nước này.

Ông Somsak cho biết ngành công nghiệp chế biến tôm đang có dấu hiệu phục hồi trong nửa cuối năm nay. Tuy nhiên người nông dân vẫn cần thận trọng hơn khi bắt đầu nuôi tôm trở lại. Sản lượng tôm sẽ rất khó lấy lại mốc cao từ trước khi dịch bệnh tôm chết sớm lan rộng.

Theo Hiệp hội thực phẩm đông lạnh Thái Lan, các công ty nước này đang phải xem xét nhập khẩu tôm và các sản phẩm đông lạnh liên quan từ Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), dịch bệnh tôm chết sớm đang lây lan rộng tại các nước sản xuất tôm châu Á trong khi khu vực này có tới 1 triệu người dân sống phụ thuộc vào nuôi trồng thủy sản. Châu Á sản xuất 3 triệu tấn tôm với giá trị tương đương 13,3 tỷ USD năm 2011.
 
Câu chuyện "Giải pháp phòng và xử lý bệnh chết sớm (ems) trên tôm" của cty Sitto đã trở thành HỒN MA BÓNG QUẾ RỒI MÀ Ở ĐÂY VẪN CÒN BÀN LUẬN.

Nếu Phương Pháp và thuốc của Cty Sitto hiệu nghiệm thì tại sao thằng Thái Lan tuyên bố sẽ nhập khẩu tôm của VN mà sản lượng giờ chỉ là 350.000 tấn giảm 50%.

Nhiều người cho rằng cơ hội cho VN ....ha ha...tôm VN mà nhãn hiệu Thái Lan ...he he ...suy nghĩ đi ...đọc bản tin dưới đây đi mà thức tỉnh ...cái lợi cái hại của thuốc thủy sản ....và sự trục lợi của con buôn.


Nguồn:

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=658977


Thái Lan xem xét nhập khẩu tôm Việt Nam


Do dịch bệnh tôm chết sớm khiến sản lượng giảm, Thái Lan có thể nhập khẩu tôm từ Việt Nam.

Thái Lan xem xét nhập khẩu tôm Việt Nam
ảnh minh họa

Chủ tịch Hiệp hội Tôm Thái Lan, ông Somsak Paneetatayasai cho biết, xuất khẩu tôm Thái Lan năm nay sẽ giảm xuống còn 350.000 tấn, giảm 50% so với lượng xuất khẩu thông thường hàng năm của nước này.

Ông Somsak cho biết ngành công nghiệp chế biến tôm đang có dấu hiệu phục hồi trong nửa cuối năm nay. Tuy nhiên người nông dân vẫn cần thận trọng hơn khi bắt đầu nuôi tôm trở lại. Sản lượng tôm sẽ rất khó lấy lại mốc cao từ trước khi dịch bệnh tôm chết sớm lan rộng.

Theo Hiệp hội thực phẩm đông lạnh Thái Lan, các công ty nước này đang phải xem xét nhập khẩu tôm và các sản phẩm đông lạnh liên quan từ Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), dịch bệnh tôm chết sớm đang lây lan rộng tại các nước sản xuất tôm châu Á trong khi khu vực này có tới 1 triệu người dân sống phụ thuộc vào nuôi trồng thủy sản. Châu Á sản xuất 3 triệu tấn tôm với giá trị tương đương 13,3 tỷ USD năm 2011.

Bác 8 Lúa ơi là bác 8 Lúa nếu có ji hay thì chỉ mọi người chứ đừng có mấy câu ca đi ca lại hoài
 


Back
Top