Thảo luận Giảm hiệu ứng nhà kính thế nào.

  • Thread starter greenland
  • Ngày gửi
Theo tôi được biết thì 1kg khí mêtan gây hiệu ứng nhà kính gấp 25 lần 1kg khí CO2.
Nếu đốt cháy hoàn toàn thì 1kg khí mêtan tạo ra gần 3kg khí CO2.
Từ đó suy ra nếu đốt 1kg khí mêtan thì giảm hiệu ứng nhà kính xuống 10 lần.
CH4 +202=CO2+2H2O.

Trong quá khứ trái đất cách đây 55 triệu năm đã có sự nóng lên khủng khiếp của trái đất do sự phát tán bùng phát của khí mêtan trong vỏ trái đất.

Khí mêtan được tạo ra do sự phân hủy của chất hữu cơ như chất thải, rác hữu cơ ... bởi vậy việc xử lý chất thải hữu cơ, triệt tiêu khí mêtan là một việc làm cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, khí hậu toàn cầu.
Cụ thể đó là việc xử lý chất thải của con người: các đô thị có dân cư lớn nhưng hệ thống xử lý không có hay không hiệu quả.
Các trang trại cũng vậy. Vậy nên cần xây dựng một hệ thống xử lý phân hủy chất thải, sau đó là sử dụng, đốt khí mêtan để giảm thiểu sự ô nhiễm với môi trường.

Song song với đó là trồng nhiều cây xanh để cải tạo môi trường sinh thái, cây xanh hấp thu CO2 để tạo thành những hợp chất sinh học có ích cho cuộc sống, điều hòa khí hậu, giảm thiểu những tác động tiêu cực của môi trường.

Mục đích của việc làm này là thu gom chất thải của người và động vật và xử lý tập trung để khí mê tan không bị phân tán, khi đó ta thu khí mê tan lại để sử dụng, hay đốt bỏ.
Tích cực sử dụng khí mêtan trong tự nhiên để giảm nguy cơ phát tán khí mêtan vào khí quyển đó cũng là một lối sống xanh.
 


Last edited by a moderator:
Mê tan có công thức phân tử là CH4, phân tử lượng
là 14 + 4X1 = 18.
Các bon níc có công thức phân tử là CO2, phân tử
lượng là 14 + 16x2 = 46
Như vậy, cứ đốt 16 ký Mê tan thì được 46 ký Các bon
níc. Chia 46 cho 16 thì được 2,875, tính tròn là 3
lần thì cũng tạm coi được.

Lấy lý cháy mất 1 ký Mê tan, thì thay vào đó là 3 ký
Các bon níc, và 1 ký Mê tan có tác dụng gấp 25 lần
1 ký Các bon níc, thì khi thay Me tan bằng Các bon níc
thì hiệu ứng nhà kính chỉ còn 1/10 thì cũng có lý.

Việc trước nhất là đốt cháy Mê tan. Sau đó là biến
Các bon níc ra đường bột làm lương thực, thì hiệu ứng
nhà kính sẽ bớt đi.

Giả thuyết nhà kính làm trái đất nóng lên mấy năm nay
không tỏ ra thực hiện. Năm ngoái ở chỗ tôi lạnh hơn
bình thường. Năm nay còn lạnh hơn nữa. Tháng Hai vừa
rồi nhiệt độ đã xuống thấp phá kỷ lục của lịch sử.
Bà con ở Việt Nam có thấy năm ngoái tuyết ở Sa pa phá
kỷ lục chưa? Năm nay thì tuyết và rét thì ra sao?
 
Nói như các bác thì cứ đốt khí metan thì lại tốn oxi và lại thải ra thêm co2 à. Mà muốn có oxy lại trồng cây, mà cây lại tạo re metan..cái vòng luẩn quẩn nhỉ.
 
Nói như các bác thì cứ đốt khí metan thì lại tốn oxi và lại thải ra thêm co2 à. Mà muốn có oxy lại trồng cây, mà cây lại tạo re metan..cái vòng luẩn quẩn nhỉ.

Nghe bạn nói cái vòng lẩn quẩn (^_^)
Đây là chu kỳ của hệ sinh thái, nếu không có nó tồn tại thì mình sẽ gặp nhiều rắc rối đấy :)
 
Giả thuyết nhà kính làm trái đất nóng lên mấy năm nay
không tỏ ra thực hiện. Năm ngoái ở chỗ tôi lạnh hơn
bình thường. Năm nay còn lạnh hơn nữa. Tháng Hai vừa
rồi nhiệt độ đã xuống thấp phá kỷ lục của lịch sử.
Bà con ở Việt Nam có thấy năm ngoái tuyết ở Sa pa phá
kỷ lục chưa? Năm nay thì tuyết và rét thì ra sao?
cái lạnh cục bộ không nói lên được điều gì. nóng lên toàn cầu người ta tính trung bình toàn cầu. Mặt khác cái lạnh cục bộ có thể do hướng đi các luồng gió lạnh bị thay đổi bất thường.
Nói như các bác thì cứ đốt khí metan thì lại tốn oxi và lại thải ra thêm co2 à. Mà muốn có oxy lại trồng cây, mà cây lại tạo re metan..cái vòng luẩn quẩn nhỉ.
Chính cái kiểu suy nghĩ này mới luẩn quẩn. Cây xanh hấp thu CO2 rất mạnh, lại nhả Oxy rất nhiều.
Khí mêtan tạo thành chủ yếu do chất thải của động vật hay chất hữu cơ trong điều kiện thiếu Oxy (ao tù). Động vật trong quá trình sống sẽ sản sinh chất thải thì không thể ngăn lại được, dân số ngày một tăng, chăn nuôi ngày một nhiều. Để cung cấp thức ăn cho động vật thì lại phải cần có cây xanh.
Như vậy, động vật muốn sinh sống thì phải có thức ăn và dưỡng khí mà cái này phải lấy từ cây xanh.
Còn việc trồng nhiều cây thì có tác dụng bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu. Các lá cây rụng xuống thì phân hủy chủ yếu trong môi trường có khí và chuyển thành mùn (cacbon hóa) để cây lại hấp thu, việc này tạo ra ít khí mêtan.
Cây xanh cung cấp nhiều chất có hoạt tính sinh học cao, lại tích trữ cacbon vào thân rất lớn nên lại giảm lượng CO2 trong khí quyển.

Tóm lại, việc trồng nhiều cây xanh sẽ làm cho khí quyển trong lành, nhiều dưỡng khí, giảm đi lượng CO2 không có lợi. Việc đốt hay sử dụng khí mêtan sẽ cung cấp năng lượng và giảm tác hại nguy hiểm với môi trường của chất này.
 

Last edited by a moderator:
cái lạnh cục bộ không nói lên được điều gì. nóng lên toàn cầu người ta tính trung bình toàn cầu. Mặt khác cái lạnh cục bộ có thể do hướng đi các luồng gió lạnh bị thay đổi bất thường.
Bạn chỉ nói một chiều theo "giả thuyết
nhà kính" thôi, chứ không phải sự thật.

Sự thật trái đất đang nóng lên hay lạnh
đi, vẫn không ai biết. Bạn tự nhận là
mình biết, có phải quá liều không?
 
Bạn chỉ nói một chiều theo "giả thuyết
nhà kính" thôi, chứ không phải sự thật.

Sự thật trái đất đang nóng lên hay lạnh
đi, vẫn không ai biết. Bạn tự nhận là
mình biết, có phải quá liều không?
Có vẻ như bạn ít xem các tin tức khoa học trên TV nhỉ, việc nóng lên toàn cầu ai cũng biết mà bạn lại không biết, không hiểu nổi.
 
Bạn quen nghe gì tin nấy, nên không hiểu
tôi cũng là thường. Bạn chỉ cần đọc hiểu
được tiếng Việt tôi viết trên là đủ.
 


Back
Top