Giới Thiệu Crawfish hay Crayfish

[h=2]Giới Thiệu[/h]http://thuysan.com/1_15_CRAWFISH-T-7840-I-M-7928-.htmlhttp://thuysan.com/1_16_T-7840-I-VI-7878-T-NAM.htmlhttp://thuysan.com/1_18_T-7840-I-C-7910-CHI.htmlhttp://thuysan.com/1_19_L-7876-H-7896-I-CRAWFISH.htmlhttp://thuysan.com/1_20_CRAWFISH-VUI.htmlhttp://thuysan.com/1_21_C-C-M-N-258-N.html
http://thuysan.com/1_26_T-M-C-NG-XANH-C-CH-U-.htmlhttp://thuysan.com/1_27_T-M-C-NG-272-7886-S-C-TR-258-NG-.html
http://thuysan.com/1_24_Crawfish-X-o-D-7915-a.htmlhttp://thuysan.com/1_25_Louisiana-Crawfish-Boil.html

img_4080.jpg
img_4079.jpg

IMG_4079.JPG

Crawfish hay Crayfish là loài thủy sản giáp xác có hình dạng như con tôm, sống ở ruộng nước ao hồ đầm lầy sông suối nước ngọt, hầu hết có tập tính đào hang như con cua con cáy. Crawfish có hơn 500 loài được phân bổ rộng khắp trên cả bắc Bán Cầu và Nam Bán Cầu chia ra nhiều chi họ khác nhau. Loài Crawfish phổ biến và được nuôi trồng rộng rãi ở Mỹ và Trung Quốc hiện nay là loài Red Swamp Crawfish có tên khoa học là Procambarus Clarkii.

Red Swamp Crawfish được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản ngon lạ mà mùi vị đặc trưng của nó không lẫn với bất cứ loài thủy sản nào. Ở bang Louisiana, Mỹ, thủ phủ của Crawfish ( Capital of Crawfish), món Louisiana Crawfish Boil nổi tiếng trên khắp thế giới. Hàng năm nhiều lễ hội crawfish ( Crawfish Festival) được tổ chức rộng khắp ở hầu hết các tiểu bang nước Mỹ, hấp dẫn hàng triệu người dân Mỹ và du khách khắp thế giới đến thưởng lãm, trở thành nét văn hóa truyền thống độc đáo có một không hai ! Trung Quốc hiện là nước nuôi trồng Crawfish có quy mô lớn nhất và là nước cung ứng hơn 90% thị phần trên thế giới. Crawfish được chế biến thành nhiều món ăn từ dân dã đến cầu kỳ tại các nhà hàng đặc sản Crawfish tại hầu hết các tỉnh thành ở Trung Quốc

Ở Việt Nam hiện chưa có nơi nào nuôi trồng crawfish thuơng phẩm, chỉ có một số nơi ở đồng bằng miền Bắc, đặc biệt Phú Thọ và Bắc Ninh, đang được Bộ NN&PTNT cho khảo nghiệm thử. Công ty Văn Kiếm Nhân với tham vọng phổ biến rộng rãi việc nuôi trồng Crawfish trên đồng bằng ruộng nước cho cả nước, nhằm phong phú hóa nguồn thủy sản và nâng thu nhập cho người nông dân. Hơn 2 năm qua, công ty Văn Kiếm Nhân đã nuôi trồng khảo nghiệm và tiến hành những bước thủ tục cần thiết. Dựa vào những kết quả thu lượm được, Công ty Văn Kiếm Nhân khẳng định rằng Red Swamp Crawfish hoàn toàn thích nghi với môi trường, ruộng lúa trũng, ao hồ đầm lầy, sống chung với lúa, không ảnh hưởng môi trường sinh thái, phù hợp với kinh nghiệm và thói quen nuôi trồng thủy sản ở nước ta.

Hiện công ty Văn Kiếm Nhân đang chờ thủ tục cấp phép của Cục Nuôi Trồng Thủy Sản/Bộ NN&PTNT. Với nhu cầu tiêu thụ càng ngày càng cao và rộng lớn của dân chúng trong nền kinh tế phát triển hiện nay, chúng tôi tin một cách chắc chắn rằng nhu cầu về Red Swamp Crawfish rất lớn và rộng khắp. Ở hầu hết những nơi đang nuôi trồng đại trà ở Mỹ và Trung Quốc, mùa thu hoạch bắt đầu từ cuối mùa đông đến hết mùa xuân, là mùa lạnh, nông nhàn nên rất thuận lợi trong việc nuôi trồng và thu hoạch. Nông gia ở những vùng này chỉ chờ vừa thu hoạch nông sản chính xong là cho ngập nước và chờ ngày thu hoạch.
Ngày 29/12/2009, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm giống thủy sản tỉnh và Công ty TNHH thực phẩm Long Nhuận (Thuộc Công ty TNHH Văn Thái – Trung Quốc) tổ chức Hội thảo: “Đề án khuyến ngư phát triển nuôi tôm hùm nước ngọt thời kỳ 2010 -2015 và tầm nhìn 2020”. Báo cáo của hội thảo Hội thảo về kết quả khảo nghiệm nuôi trồng Crawfish ở miền Bắc , đặc biệt Phu Thọ và Bắc Ninh, đã cho thấy kết quả hết sức tich cực, hào hứng và khả thi.

Tuy nhiên, việc nuôi trồng Crawfish cũng gần giống như nuôi trồng loài thủy sản khác, không thể làm giàu nhanh chóng được, và nó cũng đòi hỏi người nuôi trồng phải xem xét, nghiên cứu và khảo nghiệm nghiêm túc trước khi quyết định nuôi trồng, nhất là ở một môi trường sinh thái Việt Nam, đang rất lạ lẫm với loài thủy sản đặc biệt này.
[h=2]Red Swamp Crawfish- Finger lobster[/h][h=2]Tôm Rồng / Tôm Hùm Nước Ngọt[/h]Red Swamp Crawfish hay Finger Lobster là một trong 500 loại crawfish có đời sống như con cua con cáy sống ở ruộng đồng ao hồ , đầm lầy nước ta. Loại này được bà con Việt ở Mỹ gọi là Tôm Rồng, một số nơi khác gọi là Tôm Hùm Đất ,Tôm Hùm Nước Ngọt. có kích thước dài không quá 20cm và cân nặng không quá 50 gram. Là loài Tôm có tên khoa học là Procambarus Clarkii, phân bố tự nhiên ở Bắc Mỹ, hiện đã du nhập và phát triển mở rộng đến hầu hết các châu lục. Trung Quốc đang trở thành một nước sản xuất và xuất khẩu tôm Hùm nước ngọt nhiều nhất trên thế giới.”. Là loài giáp xác có khả năng phát triển trong tất cả các diện tích mặt nước tự nhiên, nhất là các vùng nước hoang dã, các vùng sinh thái cấy lúa một vụ, các đầm hồ, kênh ngòi, sông cụt, chúng dễ nuôi trong các hệ thống canh tác, có giá trị kinh tế và hiệu quả khá cao.Chúng tôi xin giới thiệu một số đặc điểm sinh học của Tôm Hùm Nước Ngọt và giá trị kinh tế của chúng để bạn đọc tham khảo:
  1. Đặc điểm hình thái:
    Toàn thân được bao bọc bởi lớp vỏ cứng, có 8 chân bò, 2 càng lớn dùng để đào hang , gắp thức ăn và để di chuyển trong môi trường nước.
  2. Môi trường sống:
    20oC-30oC là nhiệt độ nước thích hợp cho sự sinh sản và phát triển của tôm Rồng. Độ pH thích hợp từ 6,5 - 8,2. Chúng có thể sống được trong trong môi trường nước có hàm lượng Oxy hoà tan thấp đến 1,5 mg/l.
  3. Sống chung với lúa :
    Điều quan ngại nhất cho tất cả nông dân và cho các cơ quan hữu trách về phát triển nông nghiệp thủy sản là có hay không ảnh hưởng môi trường sinh thái và tác hại đến lúa ? Câu trả lời là không! Lúa và Crawfsh sống chung hòa bình.
  4. Tập tính sống:
    Thích đào hang, ưa tối, chuyên hoạt động về đêm,. Chúng có thể đào hang trú ẩn, sâu đến 100-200 cm.
  5. Tính ăn:
    Ăn tạp, thức ăn bao gồm mùn hữu cơ, chế phẩm của ngũ cốc, thực vật như cỏ, rong, tảo, ấu trùng động vật đáy, động vật thuỷ sinh, các loại thức ăn nguồn gốc từ động vật được chế biến có kích cỡ phù hợp với cỡ miệng của tôm rồng.
  6. Sinh trưởng:
    Tôm Hùm là loài giáp xác nên sự sinh trưởng của chúng phụ thuộc vào quá trình lột xác,trung bình một con Tôm Rồng trưởng thành phải qua 11 lần lột xác Thời gian lột xác theo giai đoạn phát triển của tôm, phụ thuộc vào nguồn thức ăn và điều kiện nước ( oxy,nhiệt độ, độ cứng). Khi tách rời khỏi tôm mẹ, ấu trùng có chiều dài khoảng 1 cm. Nếu nuôi tốt trong vòng 60 - 90 ngày, tôm có thể đạt cỡ thương phẩm từ 30con -50 con/kg.
  7. Sinh sản:
    Tôm hùm có khả năng tự sinh sản trong các vùng nước. Tuổi có thể sinh sản của tôm là 1+. Tôm Rồng là loài giáp xác có khả năng tự bổ sung đàn khá lớn. và vì thế chỉ cần thả tôm giống một lần, những vụ mùa kế tiếp chỉ cần bổ sung bảo đảm mật độ.
  8. Giá trị dinh dưỡng:
    Về chất lượng sản phẩm, theo các tài liệu phân tích, phần ăn được của tôm Hùm chiếm 20- 30% thể trọng; trong đó phần thịt ở thân đuôi chiếm 15- 18%. Trong thịt của tôm Hùm tính theo trọng lượng tươi, hàm lượng prôtêin chiếm 17,62%, lipid chiếm 0,29%, các axit amin chiếm 77,2% prôtêin cơ thể. Do thịt thơm ngon giàu chất dinh dưỡng, là một loài thực phẩm sạch giàu prôtêin và lipid nên tôm Hùm được coi là món ăn sang trọng quý hiếm của người dân Trung Quốc và được thị trường nhiều nước ưa thích. Tuy chiếm tới 70% là vỏ, đầu, thân, nhưng với công nghệ khoa học tiên tiến hiện đại, Trung Quốc hiện đã sản xuất ra chế phẩm kitozan là chất sử dụng trong lĩnh vực y dược, thực phẩm, bao gói bảo quản thực phẩm và hoá mỹ phẩm phục vụ nhu cầu của nền kinh tế.”
  9. Giá trị kinh tế:
    Nếu nuôi thả xen kẻ vụ mùa Lúa--Crawfish--Lúa–Crawfish, sau khi thu hoạch hạt lúa , người nuôi trồng để lại cây rơm cây rạ ngay trên cánh đồng và cho ngập nước, ruộng biến thành hồ nuôi và rơm rạ phân hủy biến thành thức ăn cho Tôm Rồng, là cách nuôi trồng phổ thông của hầu hết các tiểu bang miền Nam của Mỹ và các tỉnh dọc theo sông Hoàng Hà ở Trung Quốc.Theo cách nuôi này, và nếu chỉ tính một vụ mùa/ năm thì trung bình nông gia thu hoạch 1500 lbs/acre tương đương với 1750 kg crawfish/ hecta! Và nếu tính giá thấp nhất thu mua tại ruộng 2.5 USD/kg, người nuôi trồng có thêm thu nhập 4375 USD/năm trong lúc chi phí đầu tư chỉ tốn kém thời gian đầu cho việc xây dựng bờ và hệ thống mương bờ cấp thoát nước, và con giống, tổng cọng khoảng 2000 USD/ hecta và 1200USD/hecta/ năm cho chi phí bảo quản, điện nước
  10. Kẻ thù của Ốc Bươu Vàng:
    Ấu trùng Ốc Bươu Vàng là món ăn khoái khẩu của Tôm Rồng vì thế, ngoài hiệu quả kinh tế cao, Tôm Rồng còn hoàn toàn có khả năng giúp tiêu diệt họa Ốc Bươu Vàng!
Tóm lại, Tôm rồng là loài giáp xác mới dễ thích nghi với các điều kiện của môi trường, kháng bệnh tốt, dễ nuôi, nhanh lớn, có khả năng phát triển trong tất cả các vùng nước nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam. Tôm rồng có thể được nuôi thả, xen canh đạt thu nhập cao và ổn định cho nông dân trên một đơn vị diện tích, ít rủi ro và góp phần phát triển kinh tế xã hội.
 


Con này đã từng bàn ở diễn đàn AgriViet từ lâu rồi.
Kết luận con này là độc hại, không nên có ở ViệtNam.
*
Tôi ở Mỹ đã hơn 2 chục năm nay, ăn con này nhiều rồi.
Nó rẻ lắm. Ăn rất dở, và sau khi ăn xong, còn nhiều
hơn chưa ăn, vì đĩa Tôm Bò (bò lổm ngổm trên đất) chưa
ăn thì gọn, nhưng đĩa vỏ tôm thì lồng phồng hơn nhiều.
Vỏ nó rất cứng, luộc chín thì rất dễ bóc chứ không như
tôm ta, phải ăn cả vỏ. 1 ký tôm thì 6 lạng vỏ.
món ăn đặc sản ngon lạ mà mùi vị đặc trưng của
nó không lẫn với bất cứ loài thủy sản nào
Câu nói láo này đúng ít sai nhiểu ở chỗ nó dở hơn bất
cứ con tôm cua nào ở ViệtNam, làm sao lẫn được?
*
Về cái lợi nhỏ kể trên, nhưng cái hại là nó cắn hại
hoa màu và tôm cua cá nhỏ, không thể tính trước được,
làm lệch cân bằng sinh thái bình thường, làm nên một
hệ sinh thái mới mà ta chưa biết. Bài này nói nó ăn
ốc bươu vàng. Vậy thì nó không ăn các con khác sao?
*
Nếu ta thấy bây giờ chúng ta sống trong môi trường
hết sức tồi tệ, thì có thể thử cho con này vào để lập
hệ sinh thái mới. Nếu ta muốn yên ổn, thì đừng.
*
Tôi gàn các bạn đừng nhẹ dạ cả tin, nhưng cứ muốn
mạo hiểm thì ai cấm. Chúng ta đã chẳng nuôi ốc vàng,
rùa tai đỏ rồi sao?
*
Ta đừng nên bắt chước Mỹ. Đất nó rộng, con này bò
lổm ngổm nơi hoang vắng, trẻ con người già rỗi việc
đi bắt, nhưng ở ta lấy đâu ra chỗ hoang vắng nữa?
Coi TV Mỹ, có những chỗ cua cá hoang chết hàng tấn,
phải thuê người dọn chôn cho được sạch sẽ, chẳng bù
cho tôi mà ở đó, thì ăn đến chán không phải trả tiền.
Chỗ nào trồng cấy, thì Mỹ nó rải chất độc hoá học
hàng mấy chục mét, con nào bò nổi vào vườn nhà nó,
còn ta thì lấy đâu ra tiền mua chất độc mà rải? Rải
xong thì lấy chỗ đâu mà ở, mà đi lại, mà nuôi trồng?
Kể cả nơi nó nuôi con này, cũng hàng chục hàng trăm
hecta, có máy móc đàng hoàng, một chủ vài công nhân
làm ra hàng tấn Tôm Bò. Liệu ta có làm được không?
Kể cả Trung Quốc, bình quân diện tích nuôi trồng trên
đầu người của nó cũng gấp mấy chục lần ta. Kể diện
tích không nuôi trồng, thì càng nhiều hơn. Ta chỉ thưa
dân hơn Hồng Kông, Thượng Hải của nó thôi.
*
 
em cũng đồng ý với amytran. Tôm hùm nước ngọt hay một loài như rùa tai đỏ, ốc bưu vàng, nữa. Đọc đến đoạn cuối mà em cũng ngán xin trích đẫn vì sao em ngán con này vì
Tính ăn:
Ăn tạp, thức ăn bao gồm mùn hữu cơ, chế phẩm của ngũ cốc, thực vật như cỏ, rong, tảo, ấu trùng động vật đáy, động vật thuỷ sinh, các loại thức ăn nguồn gốc từ động vật được chế biến có kích cỡ phù hợp với cỡ miệng của tôm rồng.
theo em do tập tính ăn tạp nên rất có khả năng nó sẽ cắn phá lúa, hoa màu giống như ốc vàng. Tiêu diệt hệ sinh thái đồng ruộng tiêu diệt các loài cá nhỏ động vật phù du.... mà chẳng có loài nào trong nước ngọt có thể tiêu diệt đc nó nhìn 2 càng của nó đến rắn có muốn ăn cũng phải kiêng nể.Càng nhìn em lại càng nghĩ đến loài châu chấu trên cạn nếu nó xuất hiện dưới nước chắc là loài châu chấu nước. Mà tính ra giá thành không cao 2.5$/kgX22.000đ = 55.000 VNĐ đay là con số kỳ vọng đó nhé cũng mới chỉ bằng giá các loài cá nước ngọt thậm chí thấp hơn. Chưa kể đến tôm, ếch.... Mà nuôi chung loài này với cá, tôm, ếch... thì ôi thôi cá giống tôm giống bị chén sạch. Kết luận: Đây là một loài ngoại lai. Cần kiểm soát đến tôm thẻ còn bị coi là ngoại lai thì sao không cho loài này vào đối tượng kiểm soát. Đừng để sau ốc vàng đến rùa tai đỏ và sau rùa tai đỏ là tôm rồng vì tương lai nông nghiệp việt nam vì một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. Đây là đôi lời tâm tư của em sau khi đọc xong bài của bác chủ topic. Thân !
 
Không nên nhập nuôi loại tôm hùm đỏ ở Việt Nam .

- Loại tôm này bài báo sau gọi là Tôm hùm đỏ : http://dantri.com.vn/c76/s76-415876/tom-hum-do-moi-lo-moi-cua-nguoi-nuoi-trong-thuy-san.htm

- Các nước nhập loài tôm hùm đỏ vào nước mình như sau : Nhật Bản 1918 , Trung Quốc 1930 , Đài Loan nhập lậu 1970~1980 .

- Sức phá hoại môi trường của loài này thật kinh khủng , ba nước trên chưa nước nào diệt nỗi loài này vì chúng đã trở thành dịch lan tràn rất nhanh .

- Câu loài tôm này rất đơn giản chỉ cần móc ít thức ăn (không cần lưỡi câu) thả xuống nước quay sang lấy cái máy chụp hình (chừng 10 giây) kéo cần lên là có ngay , nếu muốn câu một lúc 3 đến 5 con thì chia thức ăn móc vào 5 đoạn mỗi đoạn cách nhau 15cm . Thả xuống đợi tí , kéo lên là có ngay . Câu 1 tiếng vài trăm con là chuyện thường .


Agriviet.Com-IMG_1650.JPG



- Ở Đài Loan người ta không dám ăn Tôm hùm đỏ vì thấy chúng sống ở môi trường rất bẩn (cống rãnh , ao hồ ...) . Nên chỉ câu chơi và hủy diệt chúng . Nhưng không thể hủy diệt hết được . Bên này cũng có nạn ốc bươu vàng , rùa tai đỏ , tôm hùm đỏ .....


Agriviet.Com-IMG_1664.JPG



- Thật đáng tiếc đã có người nhập lậu về nuôi ở Việt Nam như bài báo đã nêu .
 
Last edited by a moderator:
Mình tìm được một số thông tin từ chính quyền Mỹ về loài tôm càng này ở đây: http://wdfw.wa.gov/ais/procambarus_clarkii/

procambarus_clarkii.jpg


Tôm càng đỏ (red swamp crayfish - Procambarus clarkii) là loài bản địa ở phía nam của miền trung nước Mỹ, nơi chúng cũng được nuôi để lấy thịt. Bởi vì ngành chăn nuôi loài này rất thành công ở vùng bản địa, nên tôm càng đỏ cũng được đem đến nhiều vùng khác nữa. Chúng cũng được dùng làm thức ăn phổ biến cho loài largemouth bass (một loài cá bản địa ở Bắc Mỹ), và đấy có lẽ là nguyên nhân khiến chúng thâm nhập vào bang Washington. Con trưởng thành của loài này dài từ 2.2 đến 4.7 inch (~12 cm). Mặc dù hầu hết các loài tôm càng đều ăn thực vật, một số nghiên cứu chỉ ra rằng tôm càng đỏ còn xơi luôn cả ấu trùng côn trùng, nòng nọc và ốc. Ở California, chúng quất luôn những con kỳ giông non (newt).

Đặc điểm hành vi của tôm càng đỏ là đào hang tìm nơi ẩm ướt, thức ăn, hơi ấm và nơi trú ẩn trong quá trình lột vỏ. Hành vi đào bới này sẽ làm tổn hại đê, đập và các công trình trữ nước nơi chúng thâm nhập vào (“công trình trữ nước” có thể hiểu là hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng... hay bất kỳ các hồ thủy điện nào). Thêm nữa, loài này là vật chủ của nhiều loại ký sinh vốn có thể lây nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe của quần thể thủy sinh bản địa.

Những quần thể tôm này đã thâm nhập vào các bang California, Idaho và Oregon. Vào tháng 9 năm 2000, ba con tôm càng đỏ bị bắt trong một chuyến khảo sát định kỳ. Đấy là trường hợp phát hiện đầu tiên ở bang Washington. Chúng hiện đã có mặt trong những hồ khác ở King County. Chúng ta không lường hết được tác động của sự xâm lấn này đến đâu. Trong hầu hết những khu vực bị xâm lấn, những tác động tiêu cực là đủ nhiều để tiến hành những nỗ lực thanh trừng. Mọi người có thể đánh bắt những loài bị cấm này, nhưng không được phóng thích chúng mà phải tiêu diệt trước khi bỏ đi.

-------------------------------------------

Lời bàn: Con tôm càng này vốn ở khu vực miền trung nước Mỹ. Nhưng khi lan ra các bang miền tây (California) hay tây bắc (Washington) thì bị coi là có hại vì những lý do như đã nói ở trên. Nó là loài xâm lấn (invasive species) ngay trong lòng nước Mỹ (chưa nói đến thế giới). Bà con nuôi nó ở Việt Nam không những không có lợi (vì thịt dở như lời bác Anhmytran) mà còn có hại cho cả quốc gia. Vì nước ta dùng thủy điện là chủ yếu: Hòa Bình, Trị An... Ví như mấy cái đập thủy điện bị hư hại thì có khi một tuần cúp điện đến 5-6 ngày... Sản xuất bị ngưng trệ... công nhân thất nghiệp... kinh tế khủng hoảng. Ấy là chưa kể đến các hồ trữ nước tưới tiêu cho nông nghiệp như Dầu Tiếng như Dầu Tiếng hoặc đê điều bảo vệ các thành phố không bị ngập lụt như Hà Nội, Sài Gòn...

Vậy bà con mình nên đồng lòng không nuôi loài này vì mối hại tiềm tàng quá lớn cho quốc gia. Ai thấy có người nuôi thì báo cho chính quyền hoặc đăng lên diễn đàn này để dư luận lên án.
 
Last edited by a moderator:
Tôi tự bịa ra cái tên "Tôm bò" thay cho tên Mỹ là "Cá bò."
Bò là vì nó bò lổm ngổm trên đất cạn, chứ không phải to như
con bò. Vậy thì Tôm bò có lý hơn Cá bò. Ai dám bảo đó là con]
cá?
*
Dịch là Tôm Hùm cạn cũng không đúng, vì Hùm có nghĩa là To lớn
và trông dễ sợ. Con này trông cũng dễ sợ, nhưng nó nhỏ quá,
không làm ta sợ được. Tôm Hùm ở Mỹ, cỡ cổ tay mới được đánh bắt
ăn hay bán, nhưng con này cỡ bán ngoài chợ chỉ bằng tôm đồng của
ta. Càng của nó chẳng ai ăn, vì bé quá. Con trong hình là con tôm
Chúa, hàng nghìn con mới có 1 con, cũng như Tôm đồng quanh miền
Hà Nội, thì con đực già, gọi là tôm Càng, cũng to bằng ngón tay
cái. Con Tôm bò này, chỉ được cái đầu to, nhưng khi ăn, thì chẳng
ai ăn đầu cả, mà chỉ ăn cái thân (người Mỹ lại gọi là đuôi) mà
mời các bạn coi, cái thân của nó bé chút xíu à.
*
Con này vốn là Tôm bò bản địa của Mỹ. Vậy nó có ở đây hàng nghìn
hàng trăm năm nay rồi, mà sao nó không lan ra các nơi khác? Đương
nhiên không thể lan đến bang tôi được, vì mùa đông có tuyết, mà
không biết ngủ đông, thì làm sao sống được? Có loài Kiến Lửa ở
Nam Mỹ, vượt biên giới phía nam của Mỹ mà tiến dần lên phía bắc.
Càng tiến, thì tốc độ càng chậm lại, và cuối cùng không thể lên
được miền băng giá.
*
Vậy sao Tôm bò không tiến về phía nam? Có chứ. Bang Texas cũng
có Tôm bò, nhưng không nhiều. Tôi nghĩ người Texas không thèm
ăn con này, không nuôi chúng, nên chúng chỉ hoang dã thôi, mà ở
hoang dã thì ai chấp? Muốn bò vào ruộng vào ao người ta nuôi
trồng mà dễ sao? Ở hoang dã, thì các con vật theo quy luật con
lớn nuốt con bé. Nó ăn các con khác bé hơn, thì làm mồi nuôi con
khác lớn hơn. Như vậy lập nên cân bằng sinh thái.
*
Ở ta, nếu ở hoang dã thì cũng thế. Chỉ thiệt thòi cho ai có
ruộng có ao nuôi trồng thôi. Tôi đã nói ở trên, nông nghiệp Mỹ
có lợi thế đất rộng hàng trăm hecta, có máy móc hàng trăm nghìn
đôla, đâu có ngán mấy con hoang dã. Kể cả hươu nai ăn phá một
đêm mấy héc ta, họ mang súng ra bắn cả chục con. Phần lớn, họ
có hàng rào tốt, và các chất độc để ngăn chặn con vật hoang.
Nhà nông ta chỉ có vài hecta là lớn kiệt vốn, phải ngăn chặn
vật hoang, thì tiền lời chẳng bù tiền vốn, tiền công thì không
có. Có thể làm một hàng rào vành đai, nuôi gà thả vườn. Con Tôm
bò này mà lọt vào hàng rào vành đai này, thì gà càng béo.
*
 


Back
Top