giống khổ qua mới-đừng lầm tưởng là mướp nhe.

  • Thread starter luavang
  • Ngày gửi
tình hình là có 1 anh bạn đi công tác nước ngoài và cho 5 hạt khổ qua.anh ấy 2 hột cho tôi 3.anh ấy trồng chết hết.tôi thì sống 1 hạt và cho kết quả đây.
-nó dài tới gần 2m,y hệt như mướp thước nhưng láng mịn và ăn sống rất thơm.không có sơ.hiện nay nó ra được 6 quả.


Uploaded with ImageShack.us
 


giống gì mà lạ thế . ko có hạt thì lại ko để dc giống rồi :unsure:
 
Đây là khổ qua Tây, giống này có ở VN lâu rồi muh. Ăn không có vị đắng giống khổ qua việt nên chẳng ngon lành gì.
 

Đây là giống mướp rất hay.

Giống này ở quê tôi không gọi là khổ qua, khổ qua chỉ dùng gọi cho quả mướp đắng ăn có vị đắng, còn mướp gọi là mướp, có mướp hương ăn rất thơm. Giống mướp bạn có ảnh ở nhà tôi gọi là mướp rắn ^_^ hì, nếu bạn trồng mà quả của nó nằm trên dàn thì nó sẽ cuộn như một con rắn, tối mà lò mọ ra ngoài nhìn nhầm là la toáng lên ấy:lol:. Giống này sai lắm bạn ạ, quả ra nhiều lắm, muốn có giống này bạn chỉ cần để lại một quả cho nó thật già, nó sẽ có hạt ấy. Mướp này xào ăn giòn, khá ngon.
 
Chỗ tôi cũng gọi là mướp rắn. Nhưng làm món ngon nhất là trộn với thịt bò. Thịt bò xào qua, mềm và ngọt, mướp giòn sần sật và cũng có vị ngọt rất riêng. Ngon lắm! (Nhớ thái vát miếng mỏng mỏng thôi)
 
Qua 瓜 là tiếng Trung Quốc.
ViệtNam có nhiều từ hơn để gọi cụ thể từng thứ:
Khổ Qua: Mướp Đắng. Tây Qua: Dưa Hấu.
Nam Qua: Bí Ngô. Hoàng Qua: Dưa Chuột.
*
Chúng ta nên nói tiếng Việt khi không cần bắt buộc
phải nói tiếng Trung Quốc.
 
Qua 瓜 là tiếng Trung Quốc.
ViệtNam có nhiều từ hơn để gọi cụ thể từng thứ:
Khổ Qua: Mướp Đắng. Tây Qua: Dưa Hấu.
Nam Qua: Bí Ngô. Hoàng Qua: Dưa Chuột.
*
Chúng ta nên nói tiếng Việt khi không cần bắt buộc
phải nói tiếng Trung Quốc.

Vốn từ của các quốc gia cũng đều có những từ vay mượn lẫn nhau chứ không hẳn tất cả đều phải biên dịch bác à. Nếu ngôn ngữ Việt mà cứ diễn Nôm thì e rằng đôi khi rất khó hiểu.Ví dụ chúng ta gọi ghế salon hay sô pha là vay mượn từ tiếng nước ngoài rồi đọc trại đi mà thôi chứ nếu diễn Nôm ra thì chắc lại ít người dùng. Nói chung từ địa phương thế nào thì cứ dùng thế ấy vậy mà hay vì nó ăn sâu vào trí nhớ rồi. Nói đến từ đó người ta sẽ tưởng tượng ra ngay còn nếu dùng từ thuần Việt cho đúng theo văn phạm tiếng Việt thì có khi lại phải mở ngọăc để chú thích thêm từ thông dụng nữa bác ơi.

Mướp đắng thì chỉ có người Bắc gọi chứ bác vô Nam mà kêu trái khổ qua là mướp đắng thì người ta không hiểu đâu. Dưa hấu thì nếu gọi là Tây qua thì em dám cược với bác là có người nói bác hâm. Tương tự dưa chuột hay bí ngô thì cũng chẳng ai gọi là Nam qua hay Hòang qua cả. Nhưng miền Nam thì cũng ít ai gọi là bí ngô mà thường họ gọi bí rợ bác ơi. Thôi thì cứ ông bà nói sao con cháu nói lại như vậy hoặc đông người gọi sao thì chúng ta cứ gọi vậy cho tiện chứ cứ thuần Việt với Hán Việt chi cho mệt óc. Nói sao cũng được miễn là hiểu thì là được rồi. Không hiểu thì quất cái hình vô là hiểu chứ có gì đâu.
 
Chúng ta nên nói tiếng Việt khi không cần bắt buộc
phải nói tiếng Trung Quốc.
Thôi thì cứ ông bà nói sao con cháu nói lại như vậy hoặc đông người gọi sao thì chúng ta cứ gọi vậy cho tiện chứ cứ thuần Việt với Hán Việt chi cho mệt óc. Nói sao cũng được miễn là hiểu thì là được rồi. Không hiểu thì quất cái hình vô là hiểu chứ có gì đâu.
Kết hợp cả 2 ý không trái ngược với nhau, thì không nên
xài tiếng Tàu nữa. Cứ nói tiếng Việt, ai không hiểu trước
thì hiểu sau. Bỏ tiếng ông bà riết, thì dần dần nói tiếng
Tàu.
*
 
Cây này được gọi rất nhiều tên: Mướp rắn, Mướp hổ, Mướp Ấn Độ, Mướp Nhật....Quả khi ăn giống khổ qua, ăn không cần gọt vỏ, có thể ăn lúc còn non, già hay khi chín đều được. Cây này sao bạn trồng ít trái vậy?
 
Last edited:


Back
Top