Giup em ki thuat nuoi ca long tren song

  • Thread starter songma_loi
  • Ngày gửi
Em o hau loc thanh hoa. cho em co song ma chay qua em nghi minh co the nuoi ca duoc o tren song nhung cha co ki thuat. moi nguoi biet chi dum em
 


Chổ tôi ở có nhiều người nuôi cá bè dưới sông (sông Đồng Nai), tôi thấy họ làm như sau:

- Chọn vị trí: vị trí chọn để đặt bè thường có nước sâu tối thiểu 2m, nước chảy đều, không bị vận nước (xoáy nước), đáy sông chổ đặt bè chọn nơi có nền cát, ít bùn.

- Dùng thùng phi 200l làm phao nổi xung quanh bè, khung bè làm bằng gỗ, bao bọc bằng lưới inox. Kích thước lớn nhỏ tùy thuộc vào lượng cá cần nuôi và vốn liếng làm bè. Thường có kích thước 3x3(m) cao 2m.

Thấy ở đây người ta hay nuôi cá Diêu hồng, cá chép Nhật...

Tôi không nuôi, chỉ thấy người ta làm vậy nên góp ý với bạn vài dòng, mong bạn nào rành hơn vào hướng dẫn thêm cho bạn.
 
[h=2]Kỹ thuật nuôi cá điêu hồng trong lồng, bè[/h] (Cập nhật: 06-04-11)

Cá rô phi được Bộ Thủy sản xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới. Loài cá này có năng suất cao và mau lớn, thịt ngon nên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Sau vụ nuôi (3 - 4 tháng), bình quân mỗi lồng 25 m2 cho lãi từ 10 - 15 triệu đồng. Để giúp nông dân nuôi cá đúng kỹ thuật, hiệu quả cao, Khoa Thủy sản Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh có cách thiết kế lồng tiết kiệm và cách nuôi cá rô phi đỏ (điêu hồng).
THIẾT KẾ LỒNG, BÈ LƯỚI
Tiết kiệm vì so với bè gỗ, chi phí làm bè lưới thấp hơn rất nhiều, đầu tư lồng bè lưới (4 x 6 x 2,5 m) chỉ từ 5 - 10 triệu đồng thay vì lồng bè gỗ lên đến 15 - 25 triệu đồng với kích thước như nhau. Ngoài ra, Khoa Thủy sản cũng kết luận rằng, nuôi cá trong lồng bè lưới cá tăng trưởng nhanh hơn và dễ thu hoạch hơn so với lồng bè gỗ. Cách thiết kế lồng bè lưới như sau:
Sử dụng lưới PE với mắc lưới 1 - 2 cm (giá 55.000 đ/kg), thời gian sử dụng 2 - 3 năm. Vật liệu làm khung bè có nhiều (sắt, nhôm, inox, ống kẽm, gỗ...). Tuy nhiên qua thực nghiệm cho thấy sử dụng sắt hiệu quả, giá thấp và sức chịu tốt hơn nhôm. Sắt có mạ lớp chống sét, bè nuôi nên sử dụng sắt f 27 - 32 (thời gian sử dụng 3 - 5 năm). Phần phao nổi nên sử dụng thùng phuy sắt hoặc nhựa (đường kính 60 cm, dài 90 cm).
Thiết kế bè nuôi tùy vào quy mô, thông thường bè được thiết kế dạng hình chữ nhật, kích thước 4 x 6 x 2,5 m. Khung lồng làm bằng sắt ống, kết phao nổi và bọc lưới ni-long. Lồng cho nổi trên mặt nước tối thiểu là 0,3 m tránh cá nhảy khỏi lồng. Nên đặt lồng nơi nước chảy nhẹ của dòng sông, tránh dòng nước xoáy, tàu thuyền qua lại nhiều, tránh dòng nước thải. Đáy lồng cách đáy sông tối thiểu 0,5 m.
CÁCH NUÔI
Mật độ nuôi tối đa là 100 con/m3 nước. Chọn cá giống có kích cỡ 20 - 30 con/kg, cá khỏe, đều cỡ và màu sắc đẹp. Thức ăn được tính theo trọng lượng cá nuôi, từ 2 - 5 kg cho 100 kg cá. Cho cá ăn nhiều lần trong ngày (3 - 4 lần). Thức ăn có thể tự chế như cám gạo, bột cá, cá tạp... Tuy nhiên theo khuyến cáo, tốt nhất cho cá ăn thức ăn công nghiệp đỡ tốn chi phí phát sinh và bổ sung chất cần thiết cho cá phát triển. Theo dõi lượng thức ăn và hoạt động của cá. Chú ý phòng bệnh cho cá điêu hồng:
Bệnh ký sinh, do ký sinh trùng và nấm gây ra, cá biểu hiện ngứa, hay nhảy phóng bất chợt, bơi lờ đờ... Khi cá bệnh ký sinh, dùng CuSO4, 25 g/m3 nước, tắm cá 10 - 15 phút. Hoặc dùng formol, 0,15 - 0,20 lít/m3 nước, tắm cá trong vòng 30 - 40 phút.
Cá hay bị bệnh đốm đỏ, bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa (cá tra, cá trê cũng hay bị bệnh này). Cá mắc bệnh bỏ ăn, thân mất nhớt, trên thân và mang có nhiều đốm màu đỏ và lở loét, sau cùng là chết hàng loạt. Khi cá bệnh đốm đỏ, cần sử dụng kháng sinh oxytetracycline 20 - 25 g/m3, tắm trong vòng 60 phút hoặc trộn 20 - 25 g/100 kg thức ăn. Có thể dùng tetracycline, 20 - 25 g/m3, tắm trong 60 phút hoặc trộn 100 mg thuốc/1 kg thức ăn. Hay sử dụng rifamycine 10 - 29 g/m3, tắm 60 phút. Khi cá đạt 0,4 - 1 kg/con thu hoạch đồng loạt để chuẩn bị nuôi vụ kế tiếp.
Mộc Hoa Lê (sưu tầm)​

--------

Làm giàu nhờ nghề nuôi cá lồng bè trên sông Tiền

Nguồn tin:
Tiền Giang, 09/01/2011
Ngày cập nhật trên web Việt Linh:10/1/2011

<tbody>
</tbody>
Hiện nay, toàn tỉnh Tiền Giang có 1.649 lồng bè nuôi các loại cá rô phi dòng gifl, cá điêu hồng trên sông Tiền, tập trung tại các huyện Châu Thành, Cai Lậy và TP. Mỹ Tho. Đây là nghề giúp nhiều nông hộ có thu nhập khá cao, cuộc sống được cải thiện. Điển hình có anh Nguyễn Văn Bảnh, sinh năm 1967, cư ngụ tại ấp Hòa Hảo, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy được công nhận là một trong những kiện tướng nuôi cá lồng bè trên sông Tiền.
Anh cho biết, mình đến với nghề nuôi cá bè như một sự tình cờ trên con đường lập thân, lập nghiệp. Trước đây, trồng trọt gặp khó khăn, cuộc sống bấp bênh. Nhận thấy nghề nuôi cá bè có triển vọng tốt nhập khẩu anh vay 50 triệu đồng từ ngân hàng cùng với gom góp vốn trong nhà, mượn thêm bà con, bạn bè đầu tư 190 triệu đồng làm một bè nuôi cá điêu hồng. Vụ đầu tiên nuôi thành công, sau khi trừ đi chi phí còn lãi hơn 20 triệu đồng, gia đình hết sức phấn khởi. Đó là động lực để anh mạnh đạn đầu tư tái sản xuất mở rộng và đến nay, sau nhiều năm gắn bó với nghề mới này, gia đình anh đã có đến 7 bè cá trên sông Năm Thôn (một nhánh của sông Tiền).
Nói về nghề theo anh Bảnh, sông Tiền và hệ thống chi lưu của nó thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá bè. Tại đây, với thời gian trung bình 4 tháng/vụ, mỗi năm có thể nuôi 2 vụ cá bè, sản lượng trung bình 7 tấn cá thương phẩm/bè/vụ nuôi, với giá trung bình 30.000 đ/kg, anh thu 210 triệu đồng/bè, sau khi trừ chi phí còn lãi ròng 25 triệu đồng. Với 7 bè cá, mỗi vụ anh Bảnh thu lợi nhuận 175 triệu đồng.
Anh Bảnh cho biết, nghề nuôi cá lồng bè có những bí quyết riêng của nó. Để đi đến thành công ngày hôm nay, anh từng lặn lội nhiều nơi để học hỏi những nông dân giàu kinh nghiệm từ việc qui cách đóng lồng bè, vật liệu đóng đến mật độ thả nuôi, kỹ thuật chăm sóc và xử lý tình huống phòng trừ dịch bệnh,... trên cơ sở đó, áp dụng vào thực tế của mình, ngoài ra anh còn tham gia thường xuyên các buổi tập huấn kỹ thuật nuôi cá lồng bè do cán bộ khuyến nông khuyến ngư tổ chức, chuyển giao. Kinh nghiệm anh đúc kết được qua những vụ nuôi thành công liên tiếp vừa qua là cần chú ý chọn con giống tốt, đồng cỡ và sạch bệnh khi thả nuôi. Mật độ thả 120 con đến 150 con/m3 là thích hợp nhất. Nên chọn loại thức ăn chất lượng tốt và cho ăn vào lúc nước đứng lớn, có lưới che chắn kỹ xung quanh bè để tránh thất thoát thức ăn ra sông và có thể cho ăn 2 lần/ngày. Trong quá trình nuôi, cần quan tâm phòng trị bệnh xuất huyết, trắng đuôi và trắng mang cho cá. Từ mô hình của anh, có 24 hộ dân ở xã Ngũ Hiệp, Cai Lậy đã học tập và phát triển nghề mới trên sông Tiền này với 40 lồng bè nuôi cá điêu hồng cung ứng cho thị trường, hình thành vùng nuôi cá lồng bè tập trung mang tính hàng hóa lớn ở phía Nam huyện Cai Lậy.
Minh Trí

--------

[h=1]Phần 2 - Kỹ Thuật Nuôi Cá Tra Và Cá Basa Trong Bè[/h]

[h=6]NXB Nông Nghiệp)[/h] 1. Thiết kế và xây dựng bè.
basa-3-large-6356428.jpg
Bè nuôi cá ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường được kết hợp vừa là bè cá vừa là nhà ở.
Dựa vào thời gian sử dụng mà chia ra 2 nhóm bè: bè kiên cố và bè tạm thời.
Nhóm bè tạm thời thường nhỏ và được đóng bằng tre hoặc loại gỗ chịu nước kém.
Bè cỡ trung và cỡ lớn thường nằm trong nhóm bè kiên cố. Các bè này được đóng bằng gỗ tốt và chịu nước như gỗ sao, vên vên, căm xe, chò chỉ, dầu, bằng lăng. Loại bè này đủ sức chịu đựng được với điều kiện sóng gió, nước chảy và khá bền, có khi tới 50 năm Việc đóng mới các loại bè kiên cố hiện nay cũng gặp khó khăn do khan hiếm các loại gỗ tốt. Vì vậy có một số bè mới được thiết kế bằng các loại vật liệu mới như bè ximăng lưới thép ...
Bè nuôi cá thường có dạng hộp chữ nhật, ngoại trừ một số bè cỡ nhỏ dùng cho ương cá giống thì có dạng hộp vuông. Người nuôi cá bè cho rằng dạng bè hộp chữ nhật dễ dàng trong chọn gỗ thiết kế và quản lý sử dụng. Ngoài ra dạng này cũng phù hợp cho việc làm nhà trên bè theo truyền thống và cũng là nơi chế biến thức ăn, nhà kho, chuồng chăn nuôi...
Đầu tư đóng một bè nuôi khá tốn kém, vì vậy nguồn vốn là yếu tố quyết định cho việc đóng cỡ bè lớn hay nhỏ. Thời gian vừa qua đa số bè của các cơ sở quốc doanh do được đầu tư cao nên kích thước bè đóng khá lớn (thường là bè cỡ lớn, 500 đến 1000 mét khối). Bè lớn thì thuận lợi cũng như thích hợp cho nuôi các loài cá kích thước lớn và bơi nhanh như cá tra, basa.
Các bộ phận chính của bè gồm có:
- Khung bè: gồm có trụ đứng, đà dọc, đà ngang và cây chéo (cây xiên tả). Khung bè được kết cấu bằng gỗ tốt, kích thước thanh gỗ phù hợp để đảm bảo không bị biến dạng bởi sóng nước trong thời gian sử dụng.
- Mặt bè:được đóng kín bằng thanh nẹp gỗ, có chứa 2-3 cửa để cho cá ăn, chăm sóc và thu hoạch cá. Cửa mặt bè có nắp đậy và nâng hạ được, kích thước 1m x 2m. Nẹp gỗ đóng theo chiều ngang của bè, cách nhau 1-,5cm.
- Hông bè: được ghép bằng ván gỗ ở phía trong trụ đứng, khe hở giữa các tấm ván cách nhau 1 - 1,5cm để cá không thoát ra ngoài, đôi khi khoảng cách này còn tùy thuộc vào tốc độ dòng chảy. Nếu dòng chảy qua bè quá mạnh làm cá luôn hoạt động sẽ tốn năng lượng và kém ăn, ngược lại, nếu nước qua bè quá chậm sẽ làm cá thiếu oxy, các chất cặn bã, phù sa tích tụ trong bè có thể gây ô nhiễm và dễ làm cho cá nhiễm bệnh.
- Đầu bè: đóng bằng lưới kẽm, lưới đồng hoặc lưới Inox có kích thước mắt nhỏ hình vuông (1,5 x 1,5 - 2 x 2cm). Các bè nhỏ thì đầu bè đóng bằng các thanh nẹp gỗ phía bên trong trụ đứng, chỉ chừa một khoảng ở giữa để đóng lưới Inox.
- Đáy bè: đóng ván khép kín (chừa khe hở 1 - 1,5cm) để tránh thất thoát thức ăn và cho các loài cá nuôi ghép ăn đáy tận dụng hết thức ăn thừa.
- Phần nổi: ghép bằng các thùng phuy (200 lít), hoặc bằng cây tre hay thùng nhựa PVC. Thùng phuy phải được sơn chống rỉ sét và dầu hắc. - Neo bè: để cố định bè, gồm mỏ neo, dây neo nylon có đường kính 2-3cm. Có thể neo 4 góc bè hoặc 2 dây neo và 2 dây cột vào trụ cố định. Hiện nay có nhiều kích cỡ bè khác nhau, kích cỡ truyền thống và phổ biến chủ yếu như sau:
Loại
Kích thước
(dài x rộng x cao) (m)
Loài cá thả
Độ sâu nước (m)
Thể tích bè m3
Cỡ nhỏ
(6-8) x (3-5) x (2,5 - 3,5)
Tra, Chày​
2​
20-100​
Trung bình
(9-12) x (4-9) x (3,0-3,5)
Tra, basa, hú​
2,5 - 3​
100 - 500​
Bè lớn
(12-30) x (9-12) x (4-4,5)
Tra, basa, hú​
3,5 - 4​
500 - 1600​

<tbody>
</tbody>
Các công cụ và phương tiện cần thiết phục vụ cho nuôi cá bè gồm có:
- Động cơ để quạt nước (mô tơ điện hoặc máy diezen) hỗ trợ dòng chảy trong bè, nhất là từ giữa đến cuối mùa khô, nước chảy chậm, phù sa và cặn bã tích tụ trong bè, gây thiếu oxy cho cá.
- Thuyền, ghe lắp máy để vận chuyển thức ăn, mua nguyên vật liệu và hổ trợ bơm nước. - Lò nấu thức ăn.
- Máy xay, trộn và ép thức ăn.
2. Vị trí để đặt bè nuôi cá.
Bè được đặt nổi và neo cố định tại một điểm trên sông, vì vậy phải lựa chọn những vị trí thích hợp nhiều mặt, tiện lợi cho nuôi cá, nhưng không làm cản trở giao thông và hạn chế sự ô nhiễm môi trường nước.
Bè được đặt gần bờ dọc theo chiều nước chảy, nơi thoáng, có dòng chảy liên tục, lưu tốc thích hợp (0, 2 -,5m/giây), mực nước sông ít thay đổi theo thủy triều và độ sâu tối thiểu phải cao hơn chiều cao ngập nước của bè 0,5 - 1m để tránh cho bè không bị đội lên mặt nước.
Nước sông nơi đặt bè không ảnh hưởng trực tiếp nước phèn, trong mùa khô khi nước bị nhiễm mặn thì độ mặn cho phép cá chịu đựng được và không thay đổi đột ngột. Nguồn nước lưu thông tương đối trong sạch, không bị ô nhiễm, nhất là gần các cống nước, thải đô thị, nước thải các nhà máy sử dụng hóa chất, nhà máy giấy, nhuộm, tẩy rửa và chứa các độc tố, các khu ruộng lúa sử dụng thuốc sát trùng ... Tránh nơi có luồng nước ngầm, nơi khúc quanh của sông, nơi sông bồi tụ, xói lở, nơi có nhiều rong cỏ, nơi dòng nước có quá nhiều phù sa.
Ngoài ra, bè nuôi cá nên đặt gần nguồn cung cấp thực phẩm nuôi cá, vị trí thuận tiện giao lưu, gần các trục lộ giao thông thủy bộ để việc vận chuyển thức ăn, cá giống và buôn bán cá thịt được dễ dàng thuận lợi. Khi chọn vị trí đặt bè phải xem xét nhiều mặt, cân nhắc hợp lý các điều kiện và các tiêu chuẩn trên để quyết định chính xác, vì việc di chuyển bè rất khó khăn, tốn kém và ảnh hưởng đến cá nuôi và kết quả nuôi. Tuy nhiên, lưu tốc dòng chảy, chất lượng nước và nguồn nguyên liệu thức ăn là những yếu tố quan trọng hàng đầu





Video »
Không xem được video, bấm vào đây để cài Flash Player
Phần 2 - Kỹ Thuật Nuôi Cá Tra Và Cá Basa Trong Bè
Chưa có video, 2Lúa tiếp tục cập nhật. Mong Quý bà con thông cảm
basa-1-small.jpg
 
Last edited by a moderator:
Bác Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi Cá lồng Nước mặn nhé
1. Xác định lượng thức ăn hàng ngày
Lượng thức ăn hàng ngày của cá là chỉ số phần trăm giữa lượng thức ăn của cá và trọng lượng cá nuôi. Khi nuôi cá lồng, sau khi thả giống 1- 2 ngày bắt đầu cho cá ăn. Các loài ăn khoẻ như: cá vược, cá cam, cá hồng... thì lượng cho ăn cao; đối với cá song thì thấp hơn. Khi cá còn nhỏ, giai đoạn tháng 6 đến tháng 10 do nhiệt độ cao nên lượng thức ăn cũng cần cao. Nói chung nên điều chỉnh trong phạm vi 3-8%, có 80% số lượng cá ăn no là được. Đối với cá vược, thời kỳ nuôi ban đầu mức cho ăn độ 20%, thời kỳ giữa 7-15%, thời kỳ cuối 8-7%.
Mức cho ăn đối với cá song từ 3-10%, cá tráp vàng khoảng 6%. Có thể căn cứ vào lượng giống thả và những con số theo dõi của năm trước như tỉ lệ sống, tăng trọng, hệ số thức ăn để tính ra số lượng thức ăn cần sử dụng cho cá năm sau, sau đó lại căn cứ vào tình hình nhiệt độ nước cao thấp để dự tính lượng thức ăn phân phối cho từng tháng, từng tuần và từng ngày.
2. Thành phần thức ăn
Hầu hết các loài cá nuôi lồng biển đều là cá ăn động vật, phần lớn cho ăn bằng cá, tôm, mực, trai, ốc tươi sống; đồng thời cũng có thể cho cá ăn bằng thức ăn đông lạnh và một phần thức ăn công nghiệp. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của mỗi loài cá không giống nhau, vì thế khi nuôi chúng ta cần chú ý đáp ứng.
Nhu cầu thức ăn của cá hồng: đạm 50-55%, chất béo 10-15%, chất đường 10-15%, chất tro 15-21%. Căn cứ vào đó làm tiêu chuẩn, có thể pha chế thức ăn công nghiệp cho chúng theo tỉ lệ sau: bột cá 15-21%, bột mì 20%, bột khô đậu 5%, sinh tố 2%, muối khoáng 3%. Thức ăn pha chế để nuôi cá song cần có hàm lượng đạm 40-50%.
3. Cách cho ăn
- Tốt nhất là cho ăn vào lúc lặng sóng ban ngày, nếu không kịp thì cho ăn ở phía nước đến để giảm tình trạng thức ăn bị trôi.
- Cá còn nhỏ cho ăn ngày 3-4 lần, cá lớn cho ăn ngày 2 lần vào sáng và chiều, về mùa rét cho ăn vào lúc nắng ấm buổi trưa. Nên làm dàn cho ăn để kiểm tra và đỡ rơi vãi thức ăn.
- Cá song (cá mú) đớp mồi rất chậm, còn cá tráp thấy mồi đớp luôn, vì thế trong lồng nuôi cá song nên thả lẫn một ít cá tráp đen và tráp vây vàng để kích động cá song bắt mồi nhanh.
- Đối với cá hồng: trước khi xuất bán 2 tháng cần cho ăn thêm tôm vụn để tăng chất caroten làm cho màu cá đỏ đẹp thêm, cũng có thể che kín lồng để ức chế sắc tố đen tạo cho cá có được màu đỏ của cá biển tự nhiên.
4. Các biện pháp nâng cao hiệu quả
- Khi gặp sóng to gió lớn, nước chảy mạnh, nước đục phải giảm bớt lượng cho ăn. Dùng thức ăn viên nổi phải có sẵn dụng cụ vớt phòng thức ăn bị trôi mất khi có sóng gió, nước chảy mạnh. Dùng các loại thức ăn khác phải tăng độ cao thành dàn cho ăn.
- Khi nhiệt độ nước hạ nhanh, trời âm u không gió, hàm lượng ôxy thấp phải giảm lượng cho ăn.
- Trong ngày thay lồng lưới không được cho cá ăn, lượng cho ăn ngày hôm sau nên giảm bớt.
- Thực hiện định lượng cho ăn từng lần, khi không thấy đàn cá nổi lên ăn thì tạm dừng cho ăn, để cá bị đói còn hơn cho cá ăn.
- Ngừng cho ăn một ngày trước khi vận chuyển cá thịt đường dài.
NTNN, 16/9/2003

Chúc Bác Thành Công !

 
Bài viết có nội dung tương tự
  • cac bac tu van cho em ve nuoi tho
    • Thread starter quanmitho
    • Ngày gửi
  • Lam giau bang Nong nghiep voi 1,900m2
    • Thread starter trangthuyvt
    • Ngày gửi
  • cho em hoi ve con trung o mien bac
    • Thread starter quanmitho
    • Ngày gửi
  • Nuoi ga va chia se kinh nghiem nuoi
    • Thread starter Khac mao
    • Ngày gửi
  • can tu van che pham echoderma
    • Thread starter tuan khanh
    • Ngày gửi
  • trồng cà gai leo( binh dinh)
    • Thread starter võ an
    • Ngày gửi
  • nuoi ga
    • Thread starter hoangvi
    • Ngày gửi
  • nuoi ga
    • Thread starter hoangvi
    • Ngày gửi


  • Back
    Top