Giúp mình với. Ao nuôi cá giống bị chim tấn công.

  • Thread starter xo3la
  • Ngày gửi
Nhà mình có 4 ao cá giống chủ yếu là rộ phi và điêu hồng. Mấy hôm rồi kiểm tra thấy lượng cá thất thoát nhiều, khi phát hiện thấy có bầy chim còng cộc, chúng đã một lượng lớn cá nuôi. Tình hình bây giờ rất khó khăn. Anh em có biện pháp nào có thể ngăn chặn giống chim này xin góp ý giúp cho ao cá nhà em. Cám ơn rất nhiều.
 


kiếm một mớ ná cao su và viên 1 đống đạn đất sét để đó. Bị tỉa vài con là đám còn lại khiếp vía hết. hehehehe !! Nhưng có chắc là chỉ do đám cồng cộc kia không vậy ?. 1 vài con thì ăn hết bao nhiêu cá ?.
 
Mình nuôi cá giống nhỏ bằng ngón tay à. Mỗi con còng cọc sơi được cả 100 con cá/ 1 ngày đấy chứ. Mà ban ngày rình hoài ko thấy nó đâu chỉ hừng sáng sớm hay chiều tối mới thấy 1, 2 con xuống ăn. Mà nó tùm 1 cái xuống nước là mất tiêu, sau vài phút xơi 1 đống cá rùi chuồn mất. Mình có giăng bẫy lưới mà nó mạnh quá giựt đứt lưới bay mất. Chắc phải kiếm cái lưới khác chắc hơn ko thôi thì ao mình chẳng còn 1 con.
Có ai biết nó thích ăn mồi gì để đặt bẫy câu ko???
 
chịu khó đóng cột giữa hồ rồi treo vài lon sữa bò có bỏ cục đá nhỏ vào. Kéo 1 sợi dây từ mấy lon sữa vào chòi. Tối buôn buồn giựt dây cho lon sữa kêu vài lần hoặc gió mạnh là lon tự kêu.thịt tụi này ăn hơi tanh.
 
Last edited by a moderator:
bạn giăng lưới rào gà vịt ,cọng to ,lổ tuy thưa ,cồng cộc thấy giăng lưới sẻ không dám xuống.
lủ cồng cộc săn cá khiếp lắm,khi đã xuống thì không hề trật
 
đặt mấy cái bẫy chim đó bác. Thật là tiện lợi. Có thêm món thịt chim để lai rai. Vài lần là chim nó sợ bay đi hết thôi
 

Bẫy chim thì bẫy thế nào? Nhựa thông thế nào thì dính?
*
Đó là những câu hỏi cụ thể, chứ nói không cụ thể thì không làm được đâu.
Giăng lưới thì thực sự có kết quả. Lưới phải loại mắt to, then 3.
Tuy thế, giăng lưới trên mặt nước, và quanh bờ, để chúng xuống nước
là mắc lưới. Lúc đó phải bắt ngay không cho chúng giãy thoát.
Còn một loại nữa là rào, rồi có chỗ ra vào được. Chỗ đó giăng
thòng lọng. Nó thò cổ vào tròng, thì chỉ mấy giây là chết,
ta không phải gỡ. Còn mặt nước thì giăng lưói then 2 hay nhỏ hơn,
thì nó không thề chui qua được, và không dám vào.
*
Ở miền Bắc, có loại cốc chỉ nửa ký một con, nhưng cũng có loại
2 ký một con. Tuỳ theo giống to nhỏ mà giăng lưới then 2 hay then 3
cho phù hợp. Con to thì mắt lưới to. Đúng cỡ thì mới mắc lưới, và
lưới mới đủ khoẻ không để nó phà rách. Lưới nhỏ mắt thì nó khó mắc
lưới, và dễ xé rách lưới.
*
Các loài chim thú, và kể cả người nữa, một khi đã ăn một lần, thì
không khi nào chịu bỏ. Lâu lâu lại quay lại kiếm ăn nữa. Vì vậy,
công việc này phải làm mãi mãi. Chỉ khi nào ao cá của bạn có nhiều
người qua lại, không còn hoang vắng nữa, thì mới hết nạn Cốc.
*
 
Có nhiều cách để bắt con chim này, quan trọng là bạn phải kiên nhẫn.

Bạn cắm một cái cây giữa ao, đầu cây vót tròn, trên đầu cây đặt một vòng dây thòng lọng có thể rút lại, sợi dây được nối với một cần bẩy bật đặt trên bờ, kéo cần bẩy xuống và gài vào một cái cò, lấy lá dừa che cần bẩy lại sao cho chim không thể thấy được khi cần bẩy bật, nối một sợi dây vào chổ ta đứng rình, sợi dây này khi giật sẽ làm cần bẩy bật lên và kéo vòng dây thòng lọng đặt trên đầu cây giữa ao.

Bạn cứ làm sẵn rồi sáng ra rình, khi thấy chim đậu vào đầu cây, thì giật cần bẩy chim sẽ bị vòng dây kéo xiết chân và treo lơ lững trên không, khi đó bạn đừng vội bắt nó, mà cứ để nó kêu la trong tư thế bị treo như thế, lúc đó tất cả những chim khác sẽ sợ và không bao giờ dám đến nữa.

Cách này còn có thể bắt cả chim chàng chài, bói cá. Ngày xưa tôi đã từng dùng cách này để bắt chim ăn cá, rất hiệu nghiệm.

Vì diễn tả bằng lời nên có thể khó hiểu, bạn cứ suy nghĩ sẽ làm được.
 
cái vụ xua đuổi thì đúng là nhọc công lắm....hiệu quả nhất là đặt bẫy và cột con dính bẫy ở đấy cho nó la chí chóe thì chẳng em nào dám mò tới nữa đâu....
 
Ở Úc, người nào giăng lưới ở suối, rạch mà cáo mỏ vịt bị vướng lưới chết là chính-quyền hỏi thăm sức khỏe ngay.
Những loài thở bằng phổi mà săn mồi dưới nước như còng-cọc, cốc-đế, hải-ly, rái, hải-cẩu hải-sư và những con tương-cận, chim cánh cụt, cáo mỏ vịt..., lớn hơn thì có cá heo (dolphin) và cá ông. Tuy ở dưới nước cá không thoát khỏi tay chúng, nhưng yếu-điểm của chúng là cần không-khí để thở, nên chúng rất sợ những thứ cản trở việc chúng trồi lên mặt nước sau mỗi lần lặn, để lấy hơi.

Vì cá bạn còn nhỏ, mới bằng ngón tay, nên đề-nghị bạn làm như sau :
Xin lưới đánh cá cũ, mặt lưới lớn chút để cá có thể chui qua dễ-dàng. Bạn có thể :
- Cột 1 hàng phao vào 1 vành lưới, vành kia cột chì, hay dây xích, xong thả băng ngang giữa ao. Chim lặn dưới nước bị cản trở.
- Hoặc, bốn bên viền lưới đều cột phao, thả nổi căng ra trên mặt ao. Chim không thể xuống và lên ngay vùng có lưới được, nên sợ mà tránh xa.
Tui chỉ nghĩ và góp ý thôi chứ không dám chắc kết-quả hay không. Lưới cũ, mình xin, khỏi mua.
Thân.
 
Bắt chước cách của của Robinson mà ông ta cho rằng sẽ rất hiệu quả :
bẫy hoặc giết cho được 1 con rồi căng xác con đó lên 1 cây cọc cắm ngay giữa hồ
 
Bẫy thòng lọng bắt chim rất dễ, không cần giật, cũng không cần
phải có cần bật, vì giống chim thò cổ hay thò chân vào bẫy, thì
nó cứ giẫy cho thòng lọng thít chặt vào cho đến hết thì mới thôi.
*
Các giống thú thì cũng có con bị thắt đến chết, nhưng có con biết
tháo gỡ ra, hay cắn đứt thòng lọng. Vì vậy bẫy thú phải có cần
bật thì mới chắc bắt được nó (và nó bị thắt chết). Một số thú
không cắn được bẫy, thì cắn chân bị bẫy của mình cho đứt ra mà
chạy thoát.
*
Người rất tinh khôn, nhưng khi bị mắc lưói dưới nước cũng có thể
không thoát ra được, mà còn quấn thêm, vì thời gian có hạn, mà
phải quẫy để khỏi chìm. Vì thế, đã không gỡ ra, mà lại gỡ vào.
*
Dù sao, bẫy thòng lọng mà có cần bật thì hiệu suất cũng chắc hơn.
Tuy thế, bẫy thòng lọng không có cần bật thì dễ làm hơn. Có thể
một lúc làm mấy trăm cái thòng lọng, và như thế thì hiệu suất
còn cao hơn chỉ có 1 chục bẫy có cần bật thôi.
*
 
Bạn có thể làm theo cách này xem có hiệu quả không nhé! Mua vài chục lưỡi câu cá mỗi lưỡi có dây dài chừng một mét! Rồi buộc tất cả các dây câu vào một cọng dây dài căng ngang bờ ao cao chừng ngang tầm bay của mấy con chim! Tụi nó bay qua lại có dính một hai con là hết dám ăn nữa à! Ở nhà mình cũng làm vấy đối phó với mấy con cò cũng khà hiệu quả, không biết bạn có thể áp dụng được không! Vài dòng chia sẽ cùng bạn!
 
Chào bạn
Mình là Tú ở Công ty CP công nghệ Hiển Long là đại lý của hãng Sera- Đức
Bên mình có cung cấp các loại Test kit để kiểm tra môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản như Test kit pH, gH, kH, O2, CO2, NH4/NH3, NO2, NO3, Fe, Cu, Clo, PO4
Các bạn quan tâm có thể liên lạc với mình nhé
SDT: 0164 435 2268
Email: nguyenvantu952@gmail.com
Skype: nguyenvantu952
Web: http://hiltekvn.com
 


Back
Top