Gỡ khó cho doanh nghiệp nông nghiệp

Dù đã có được tấm giấy chứng nhận Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng Công ty cổ phần Công nghệ sinh học rừng hoa Đà Lạt vẫn gặp muôn vàn khó khăn trong khâu nhập khẩu giống, vay vốn tín dụng hay thuế suất thuế nhập khẩu thiết bị nhà kính.

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Đình Sơn, Tổng giám đốc Công ty sinh học rừng hoa Đà Lạt tại cuộc họp nhóm công tác thu hút đầu tư nông nghiệp, nông thôn do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức vào sáng nay (26/3), tại Hà Nội. Đây cũng là ý kiến của rất nhiều doanh nghiệp tham gia cuộc họp.

4d60bfa30c563809991000b73ecaac01_congnghecao-4fc12.jpg

Doanh nghiệp khó tiếp cận các chính sách ưu đãi dù đã có được tấm giấy chứng nhận Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Phát biểu tại cuộc họp ông Nguyễn Đình Sơn, Tổng giám đốc Công ty sinh học rừng hoa Đà Lạt cho biết, thực tế, khâu nhập khẩu giống hoa, cây cảnh không nằm ở phía đối tác cung cấp mà lại nghẽn ở khâu kiểm dịch thực vật của chúng ta. Thời gian kiểm dịch kéo dài, nhiều thủ tục rườm rà khiến doanh nghiệp mệt mỏi vì chờ đợi, có khi mất cả một mùa vụ. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời làm mất đi cơ hội tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó, trong khi nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác được ưu đãi thì những doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp gần như không được hưởng gì. Mặc dù theo quy định, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ được hưởng ưu đãi cao nhất về đất đai, thuế,… nhưng đến nay, Rừng hoa Đà Lạt vẫn phải chịu thuế nhập khẩu thiết bị nhà kính lên đến 25%; trong khi nhiều sản phẩm công nghiệp khác được khấu trừ thuế giá trị gia tăng thì những doanh nghiệp nông nghiệp vẫn phải đóng như thường.

Ông Lê Văn Quang- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc của Tập đoàn thủy sản Minh Phú chia sẻ, hiện nay, hệ thống các nhà phân phối, tiêu thụ luôn đưa ra những tiêu chuẩn rất cao cho sản phẩm nhưng lại không trả giá cao bằng những đòi hỏi tương ứng, chính vì vậy, nông dân không được hưởng lợi nhiều từ việc áp dụng những tiêu chuẩn sản xuất hiện đại. Đây cũng chính là lý do họ không muốn áp dụng cách thức sản xuất mới, nhiều khi phải dùng biện pháp hành chính buộc nông dân phải áp dụng. Từ thực tế này, từ năm 2013, Minh Phú đã thành lập chuỗi cung ứng, hỗ trợ nông dân sản xuất và cam kết thu mua sản phẩm với giá cao hơn thị trường ít nhất 10%. Ban đầu vận động, không mấy người tin, chỉ đến khi có những nông dân khác được hưởng lợi như khi có thời điểm Minh Phú mua tôm với giá cao hơn thị trường 13% thì họ mới hào hứng tham gia. “Chỉ khi lợi nhuận được phân bổ hợp lý thì chuỗi giá trị nông sản mới phát triển bền vững. Nếu xây dựng chuỗi giá trị thành công sẽ khắc phục được tình trạng lợi nhuận chỉ rơi vào tay một số khâu phân phối hiện nay, còn nông dân, những người vất vả một nắng hai sương lại luôn phải chịu thua thiệt”, ông Quang nói.

Đại diện một số doanh nghiệp cho rằng, chính sách và cơ chế trong lĩnh vực này thời gian qua còn thiếu và yếu. Mặc dù Nhà nước ban hành nhiều chính sách nhưng cũng có nhiều khoảng trống ngăn cản sự phát triển như: công nghiệp phụ trợ cho nông nghiệp, chính sách về đất đai, khuyến khích nông nghiệp phát triển…Các đại biểu cho rằng, trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế cũng như riêng có của ngành nông nghiệp, bên cạnh vai trò điều hành của Chính phủ, vai trò chủ lực của người sản xuất, cần phải có sự đồng hành quyết định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là tác nhân năng động nhất trong chuỗi giá trị, và cũng chỉ có chủ thể này mới hội đủ các điều kiện để giải quyết 4 điểm “nghẽn” chính trong tái cơ cấu nông nghiệp gồm: tiếp cận và phát triển thị trường; ứng dụng khoa học công nghệ; đổi mới quản lý sản xuất kinh doanh và huy động vốn đầu tư….

303d8859aee6c992cf3b436a2d86f9d3_IMG_0254.jpg

Bộ trưởng Cao Đức Phát phát biểu kết luận cuộc họp

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ đang đặt quyết tâm thực hiện thành công “Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Nếu các doanh nghiệp cùng với Bộ phối hợp và triển khai quyết liệt các giải pháp sẽ phát huy hiệu quả. Thời gian qua, nông dân đã sản xuất nhiều loại nông sản xuất khẩu xếp ở vị trí cao trên thị trường thế giới nhưng vẫn gặp khó khăn do khâu thương mại, chế biến nâng cao giá trị gia tăng chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, nên lợi ích mà nông dân được hưởng chưa tương xứng với những gì đóng góp. Vì vậy, Bộ mong muốn phát triển khối doanh nghiệp trong nông nghiệp, thúc đẩy mạnh mẽ công tác thương mại, dịch vụ và công nghệ chế biến sâu để gia tăng giá trị những mặt hàng nông sản, tăng thu nhập cho nông dân và đem về kim ngạch xuất khẩu cho đất nước. Đồng thời, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã thẳng thắn giao trách nhiệm cho từng ngành chức năng nhanh chóng giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp như tháo gỡ “điểm nghẽn” trong việc kiểm dịch giống hoa, cây cảnh nhập khẩu, về vấn đề thuế, giống cây trồng, hay khó khăn về thị trường xuất khẩu....

Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phối hợp với một số đơn vị liên quan thành lập Nhóm công tác thu hút đầu tư nông nghiệp nông thôn vào ngày 27/12/2014, có nhiệm vụ nối kết các doanh nghiệp đầu tàu với các địa phương đột phá về chính sách và thể chế trong thu hút đầu tư tư nhân và tái cơ cấu nông nghiệp gồm: Nam Định, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Bình Định, Đồng Tháp.
Nguyễn Hạnh
Nguồn: Báo Công Thương Điện Tử
 


Mấy bố lãnh đạo chém thì căng lắm,nhưng thực tế muốn được việc thì bôi trơn. Bò nhập nguyên con về đánh thuế 0 % thì người nuôi bò chỉ có tèo téo teo. Giai đoạn chuẩn bị gia nhập TPP mà lo cho dân như các bố chém thì thằng nào nhập giết mổ giã thuế căng vào,nhập vào phải nuôi qua mấy năm mới được giết,như thế mới tăng được sức đề kháng của chăn nuôi trong nước khi gia nhập TPP chứ
 
Trích
thẳng thắn giao trách nhiệm cho từng ngành chức năng nhanh chóng giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp
Rõ ràng là đánh bùn sang ao.
Bộ trưởng không làm ra luật suất thuế ưu tiên
cho nghề Nông, lại giao việc cho bọn máy chém
làm, thì chúng lại chém tiếp thôi.

Ví như dân kiện công an xã đánh dân lên thủ tướng,
thì thủ tướng giao cho công an xã giải quyết.
 
Hic, chính với chả sách. Thằng làm chính sách cứ việc ra chính sách. Thằng thực thi cứ làm theo kiểu của nó. Ví dụ: chính sách hỗ trợ thuê đất đai, có chính sách nhưng ai hỗ trợ cho thuê? Cuối cùng muốn có vẫn phải chi đủ cửa. Chuyện hài là có quy định đàng hoàng nhưng thằng thực thi nó bảo: tôi chưa được phổ biến, chưa được tập huấn nên không biết làm.
 
Đừng mơ TPP, ký một phát hàng dỏm giá mắc trong nước sản xuất, hàng trung quốc đều bị người dân khai tử khi hàng US, thái , nhật tràn về. Vậy còn ai nuôi các bác nữa =)) Ký thì các bác chết đói mất ngu gì các bác kí =))
 


Back
Top