Góc nhỏ cho bạn - "vườn rau chức năng"

Sự phát triển kinh tế xã hội và công nghiệp hoá đã và đem lại những thành tựu không hề nhỏ cho đất nước và cho cả nhân loại. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển đó chính là sức khoẻ con người ngày càng được quan tâm hơn khi môi trường sống ô nhiễm; sản xuất nông - công nghiệp cũng để lại những hệ quả nghiêm trọng. Khói bụi nhà máy; phóng xạ; dư lượng hoá chất trong nông sản thực phẩm,... Và hơn bao giờ hết người ta đã và đang nghĩ đến "vàng" - đó chính là sức khoẻ của con người.
Những vườn rau sạch, những sản phẩm tự tay mình làm ra đã và đang được nhiều người ưa chuộng và xem như giải pháp hàng đầu để gìn giữ và bảo vệ sức khoẻ của mình. Xuất phát từ thực tiễn đó, Ngaytrovellcd mạo mụi xin lập topic này mong được chia sẻ nhiều hơn về những loại rau xanh mà không đơn thuần chỉ là rau. Đó là những loại cây rau mang dược tính khá cao, dễ sử dụng trong bữa ăn và trong cuộc sống hằng ngày.

1. Rau má.
Rau má
không chỉ là một loại rau thông dụng, có thể ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, hạ sốt, làm đẹp, tăng cường sức khỏe, giải độc, táo bón, tim mạch….
tac-dung-cua-rau-ma.jpg

Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hoá, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hoá, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da.

Cách dùng rất đơn giản, có thể ăn rau sống hoặc nấu canh, luộc hay giã nhuyễn vắt lấy nước uống. Số lượng và thời gian sử dụng không hạn chế.

Hạ sốt

Khi trẻ bị sốt có thể dùng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt ra cốc lớn. Cứ khoảng một tiếng cho trẻ uống vài thìa. Trẻ sẽ giảm sốt.

Chữa rối loạn cơ thể

Rau má rất tốt cho tiêu hóa, giúp duy trì hoạt động của các cơ quan này, chống lại quá trình gây viêm và còn có tác dụng như một thuốc tẩy nhẹ.

Giúp tăng trí nhớ

Lá rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3-5 gam sẽ có tác dụng tốt cho những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ và thị lực.

Tốt cho các bệnh tim mạch

Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.

Làm đẹp

Rau má không chỉ mát bổ lại làm đẹp rất hiệu quả. Đặc biệt đối với phái đẹp, rau má có những tác dụng “thần kỳ” đối với làn da của họ. Nước rau má có tác dụng dưỡng ẩm cho da, làm chậm sự lão hóa, cải thiện tuần hoàn và cải thiện trí nhớ…

Không chỉ giúp ích cho quá trình thanh lọc cơ thể mà nó còn làm mát da, trị mụn và sẹo trên da.

Làm lành vết thương

Rau má có chứa hóa chất được gọi là triterpenoidscó công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương.

Giảm stress

Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân.

Ngoài ra, trong dân gian các thầy lang đã dùng rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai...Đồng thời, rau má còn có tác dụng trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.

Chú ý: Rau má có tính lạnh nên những người có hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng.Những trường hợp nầy chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo một vài lát gừng sống. Dùng ngoài da không giới hạn.
2. Rau bạc hà.

Khứ uế khí, phát độc hãn, phá huyết, chỉ lỵ, thông lợi quan tiết

Chủ tặc phong, phát hãn. Trị bụng đầy trướng do ác khí, hoắc loạn, ăn không tiêu, hạ khí

Dẫn thuốc vào doanh, vệ. Trị âm dương độc, thương hàn đầu đau

Trừ tặc phong, kích thích tiêu hóa. Trị trúng phong mất tiếng, nôn ra đờm, ngực, bụng đầy, hạ khí, đầu đau

Thông các khớp, lạc. Trị cảm, đầu não đau, trẻ nhỏ bị phong đờm

Trị trẻ nhỏ sốt cao co giật, nóng trong xương, dùng làm thuốc phát hãn

Thanh lợi đầu mặt

Sơ Can khí. Trị Phế thịnh, vai lưng đau, cảm phong hàn ra mồ hôi.

Uống vào có tác dụng phát hãn, trừ phong nhiệt ở tạng Tâm .

Trị trung phong, điên giản, thương táo, uất nhiệt.

Giải uất thử. Trị răng đau, ho nhiệt, chỉ huyết lỵ, thông tiểu tiện .

Tiêu mục ế (trừ mắt có màng mộng)

Trị thương hàn đầu đau, hoắc loan, thổ tả, ung nhọt, ngứa .

Thanh nhiệt, hóa đờm, tiêu tích thực. Trị đầu đau do phong tà, các bệnh nóng âm ỉ

Phá huyết, chỉ lỵ, tiêu thực, hạ khí, thanh đầu, thanh mắt, thông quan, khai khiếu. Trị phong nhiệt ngoài da, hư lao, nóng trong xương, trẻ nhỏ bị phong đờm, kinh phong, sốt cao, hoắc loạn. Rắn cắn, mèo cắn, ong chích và bệnh thương hàn lưỡi trắng đều dùng Bạc hà hòa mật mà xát vào .

Phát nhiệt, giải biểu, khu phong, giảm đau, tuyên độc, thấu chẩn .

Tuyên tán phong nhiệt, thanh đầu, thanh mắt, thấu chẩn. Trị cảm phong nhiệt, phong thấp mới phát, họng đau, miệng lở, ban sởi, mề đay phong ngứa, ngực sườn đầy tức .

Phát hãn, trừ phong nhiệt, thanh đầu, thanh mắt, sơ uất khí ở Can. Trị cảm phong nhiệt, bệnh thời tiết nóng sốt không ra mồ hôi, mắt đỏ, răng đau, họng đau do phong hỏa, ban sởi không mọc ra đươc

C:\Users\Win7\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image001.gif
Kiêng kỵ:

Người mới bị ngứa, không dùng. Bị đổ mồ hôi do hư không dùng

Uống nhiều hoặc uống lau ngày sẽ bị lạnh người; âm hư gây ra sốt, ho, tự ra mồ hôi: không dùng

Bạc hà vị cay, thơm, phá khí, vì vậy, uống lâu ngày sẽ làm tổn Phế, thương Tâm, bị hư yếu

Uống nhiều thì tổn Tâm, Can. Dùng lâu, dùng nhiều thì tiết hết Tâm khí, hao âm, tổn dương. Bệnh mới khỏi: kiêng dùng vì sợ bằng ra mồ hôi gây vong dương. Chứng nội thương, biểu hư, âm hư đều cấm dùng. Bệnh nặng mới khỏi mà ăn vào thì ra mồ hôi không dứt: kiêng dùng .

Người gầy yếu, suy nhược toàn thân, táo bón, huyết áp cao, trẻ em dưới 1 tuổi: không nên dùng



C:\Users\Win7\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image001.gif
Đơn thuốc kinh nghiệm:

Trị mắt toét: Bạc hà, ngâm với nước Gừng 1 đêm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, hòa với nước đã đun sôi, rửa mắt.

Thanh phần trên, hóa đờm, lợi hầu, cách, trị phong nhiệt: Bạc hà, tán bột, trộn mật làm hoàn, to như hạt súng (Khiếm thực), mỗi lần ngậm 1 hoàn.

Trị lao hạch hoặc nhọt độc gây đau, nhọt vỡ mủ: Bạc hà 1 nắm to (20-30g), Tạo giáp 10 trái, (dài 1 xích 2 thốn), bỏ vỏ đen, tẩm dấm, nướng cho vàng, tán bột. Lấy 200ml rượu ngâm 3 đêm, phơi khô, lại tẩm 3 đêm, sấy khô, tán bột làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên trước bữa ăn, trẻ nhỏ giảm nửa liều

Trị lở ngứa do phong khí: Bạc hà, Thuyền thoái. Lượng bằng nhau, mỗi lần dùng 4g với rượu ấm.

Trị lỵ ra máu: Bạc hà, sắc uống.

Trị chảy máu cam không cầm: Bạc hà tươi, vắt lấy nước cốt, hoặc Bạc hà khô, lấy nước chưng lên, thấm vào vải (bông), nhét vào mũi.

Trị ong chích: Bạc hà gĩa, đắp lên chỗ tổn thương

Trị hỏa độc sinh ra lở loét, hỏa độc khí nhập vào trong làm cho 2 bắp chân lở loét chảy nước: Bạc hà, vắt lấy nước bôi

Trị tai đau: Bạc hà tươi, ép lấy nước nhỏ vào tai

Trị cảm giai đoạn đầu kèm phong nhiệt, biểu chứng: Bạc hà 8g, Thuyền thoái (bỏ chân) 12g, Thạch cao 24g, Cam thảo 6g, sắc uống

Trị sốt cao, sợ nóng, mồ hôi không ra được, miệng khát, bứt rứt, đêm nằm không yên: Thạch cao (sống) 40g, Bạc hà diệp 20g, Tán bột, mỗi lần uống 2-4g với nước nóng, ngày 3 lần + Trị đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau do phong nhiệt: Bạc hà 4g, Cát cánh 8g, Kinh giới 12g, Phòng phong 8g, Cương tằm 12g, Cam thảo 8g, sắc uống + Trị ban sởi giai đoạn đầu chưa phát, mề đay, phong ngứa: Bạc hà 4g, Ngưu bàng tử 12g, Thuyền thoái 4g, Cam thảo 4g. Sắc uống thì sởi mọc ra.

Trị đầu đau, mắt đau do phong nhiệt: Bạc hà 6g, Cúc hoa 10g, Tang diệp 10g. Sắc uống

Trị răng đau do phong hỏa: Bạc hà lá 10g, Cúc hoa 10g, Bạch chỉ 6g, Hoa tiêu 2g, Tổ ong 10g. Sắc uống

Trị ngứa ngoài da: Bạc hà 30g, Thuyền thoái 30g. Tán bột, mồi lần dùng 4g, uống với nước và rượu

Trị ong chích (đốt): Lá Bạc hà tươi, gĩa nát, bôi

Trị tai đau: Bạc hà tươi, gĩa nát, vắt lấy nước, nhỏ vào tai 3-5 giọt.

Tác dụng dược lý:

Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Bạc hà có tác dụng ức chế đối với virus ECHO và Salmonella Typhoit

Tác dụng trên cơ trơn: Menthol và Menthone có tác dụng ức chế trên ruột thỏ, Menthone có tác dụng mạnh hơn

Ức chế đau: Tinh dầu Bạc hà và Menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh

Sát khuẩn mạnh: dùng trong những trường hợp ngứa của 1 số bệnh ngoài da, bệnh về tai, mũi, họng

Ức chế hô hấp, tuần hoàn: đối với trẻ em ít tuổi, tinh dầu Bạc hà và Menthol bôi vào mũi hoặc cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế dẫn tới ngừng thở và tim ngưng đập hoàn toàn. Người ta đã nhận xét thấy 1 số trường hợp chết do nhỏ mũi 1 giọt dầu Menthol 1% hoặc bôi vào niêm mạc mũi loại thuốc mỡ có Menthol. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu Bạc hà hoặc dầu cù là cho trẻ nhỏ ít tuổi, nhất là trẻ mới đẻ.

Tác động đến nhiệt độ cơ thể: Bạc hà, tinh dầu Bạc hà hoặc Menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp + Liều lớn có tác dụng kích thích tủy sống, gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường trong ruột

Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn trong thí nghiệm In Vitro đối với các chủng vi khuẩn tả Vibrio Choreia Elto, Vibrio Choreia Inaba, Vibrio Choreia Ogawa

Tinh dầu Bạc hà có tác dụng ức chế thần kinh trung ương do tác dụng chủ yếu của Menthol.

Tinh dầu Bạc hà làm giảm sự vận động và chống co thắt của ruột non. Các chất Menthol và Menthone ức chế sự vận động của đường tiêu hóa từ ruột xuống, có tác dụng làm gĩan mao mạch

Bạc hà, vị cay, năng phát tán; tính mát, năng thanh lợi, dùng tiêu phong, tán nhiệt. Vì vậy nó là thuốc chủ yếu chữa đầu đau, đầu phong, các bệnh về mắt, họng, miệng, răng, trẻ nhỏ sốt cao co giật cũng như lao hạch, lở ngứa

Bạc hà cay, thơm, hay sơ thông khí kết trệ, vì cay thì giải mát, sưu tập Can khí và ức chế Phế khí đang thịnh, tiêu phong nhiệt để làm mát đầu, mắt. Đối với trẻ con bị kinh phong, sốt cao, Bạc hà lại cần thiết, vả lại tính nó thăng lên, có thể phát hãn, dẫn các vị thuốc vào phần doanh vệ”.

Trẻ nhỏ sốt cao co giật, cần dùng Bạc hà để dẫn nhiệt. Lại có thể trị nóng âm ỉ trong xương. Dùng nước cốt và các thuốc khác sắc thành cao dùng. Khi dùng Bạc hà không được dùng với thịt mèo.

Bạc hà có thể dẫn các thuốc nhập vào phần doanh, vệ, vì vậy có thể phát tấn được phong hàn.

Khi có mồ hôi, dùng Bạc hà nên sao để bỏ vị cay, làm giảm bớt sức đi ra biểu, tránh mồ hôi ra quá nhiều. Bạc hà ngạnh (cành) thiên về lý khí và thông kinh lạc. Bạc hà thán (sao thành than) đi vào phần huyết, phần âm để thanh phong nhiệt và hư nhiệt ở phần huyết và phần âm. Bạc hà long não còn gọi là Kê tô, sức tán nhiệt, giải độc mạnh hơn Bạc hà

Theo tài liệu ghi chép thì tính vị của Kinh giới và Bạc hà đều cay, ấm nhưng áp dụng vào lâm sàng thì Bạc hà thiên về trị các bệnh phong nhiệt, có hiệu quả đặc biệt về tán phong nhiệt” + ”Kinh giới và Bạc hà đều là thuốc có vị cay, thơm, dùng để phát tán, sơ biểu, thanh lợi ở đầu, mắt. Các bệnh ban sởi, ngứa, họng sưng đau thường dùng phối hợp cả 2 vị này. Tuy nhiên, Kinh giới tính ấm, chủ yếu trị phong hàn ở biểu và trị phù, ngứa, cầm máu, kinh phong. Còn Bạc hà tính mát, chủ yếu sơ tán phong nhiệt tà ở biểu, thông khí, giải uất, giải độc, tẩy uế, trị lỵ.
3. Rau quế.
Quế không những là loại gia vị mang lại sự hấp dẫn cho món ăn mà còn có nhiều lợi ích với sức khoẻ. Những lợi ích sau của quế sẽ khiến bạn muốn bổ sung ngay vào chế độ ăn hàng ngày của gia đình

1. Giảm cholesterol

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần dùng nửa thìa quế trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol.
Quế cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và triglycerids (acid béo trong máu).
2. Giảm lượng đường máu và trị bệnh tiểu đường tuýp 2
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng nửa thìa quế mỗi ngày giúp cải thiện mức độ nhạy cảm insulin và điều chỉnh lượng glucose trong máu. Khi mức insulin được cải thiện, cân nặng và bệnh tim mạch sẽ được kiểm soát.
3. Bệnh tim mạch
Quế giúp củng cố sức khỏe hệ tim mạch vì thế tránh cho cơ thể khỏi các rắc rối liên quan tới tim mạch. Cho 1 lượng quế nhỏ khi chế biến đồ ăn rất tốt cho những người mắc bệnh động mạch vành và bệnh cao huyết áp.
4. Chống ung thư
Nghiên cứu được công bố bởi Bộ Nông Nghiệp Mỹ cho thấy quế có tác dụng khống chế sự sinh sôi của các tế bào ung thư bạch cầu.

Ngoài ra, chất xơ và canxi trong quế giúp loại bỏ các dịch mật thừa, ngăn ngừa những ảnh hưởng không tốt với tế bào ruột, từ đó giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
5. Ngừa sâu răng và sạch miệng
Quế từ lâu đã được biết đến là một trong những thảo dược có tác dụng điều trị sâu răng và hơi thở có mùi.
Chỉ cần nhai một mẩu quế nhỏ hay súc miệng với nước quế cũng giúp sạch miệng và mang lại hơi thở thơm tho.
6. Điều trị các vấn đề về hô hấp
Quế rất hữu ích với người mắc bệnh cảm.
Những người bị cảm lạnh, ho dai dẳng, viêm xoang nên dùng ăn hỗn hợp 1 thìa mật ong trộn với 1/4 thìa quế hằng ngày trong 3 ngày liên tục.

Quế cũng giúp điều trị cảm cúm, đau họng và chứng sung huyết.
7. Bổ não Quế kích thích hoạt động của não như một loại thuốc bổ, giúp loại trừ sự căng thẳng thần kinh cũng như suy giảm trí nhớ.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngửi quế làm tăng nhận thức, trí nhớ hiệu quả, tăng khả năng tập trung và nhạy bén.
8. Giảm các bệnh truyền nhiễm
Với khả năng chống khuẩn, chống nấm, chống vi rút, chống các vật ký sinh và là chất khử trùng nên quế rất hữu hiệu trong việc chống viêm nhiễm cả bên trong và ngoài.

Quế được xem là rất hiệu quả trong việc chống lại bệnh nấm âm đạo, nấm vòm họng. ngừa bệnh viêm nhiễm vùng âm đạo, nhiễm trùng vòm họng, loét dạ dày và chấy trên đầu.
9. Dễ chịu trong kỳ nguyệt san
Quế rất tốt cho phụ nữ, giúp giảm thiểu chứng chuột rút và những khó chịu khác trong thời gian nguyệt san.
10. Tránh thai
Quế được xem là một biện pháp tránh thai tự nhiên. Thường xuyên dùng quế sau sinh con sẽ giúp làm chậm kinh vì thế tránh được mang thai trong thời gian này.
11. Lợi sữa
Quế giúp tăng tiết lượng sữa mẹ nên rất hữu ích với những bà mẹ ít sữa.
12. Giảm đau do chứng viêm khớpTrong quế có chứa nhiều hợp chất chống viêm có tác dụng giảm đau và viêm do bệnh thấp khớp gây ra.

Nghiên cứu của trường ĐH Copenhagen cho thấy: nếu dùng nửa thìa bột quế và 1 thìa mật ong mỗi sáng sẽ giúp giảm đau khớp đáng kể (sau 1 tuần sử dụng) và có thể đi lại không đau (sau 1 tháng dùng).
13. Tốt cho hệ tiêu hoá
Cho quế vào món ăn hàng ngày giúp tiêu hoá tốt. Quế rất hiệu quả với chứng khó tiêu, buồn nôn, rối loạn dạ dày, tiêu chảy và chứng đầy hơi. Quế có tác dụng giảm bớt lượng gas trong dạ dày và ruột vì thế rất tốt cho hệ tiêu hoá.
14. Giảm viêm đường tiết niệu
Những người ăn quế đều thì nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiết niệu rất thấp. Quế giúp lợi tiểu tự nhiên và hỗ trợ bài tiết nước tiểu.
15. Chỗng nghẽn mạch
Hợp chất Cinnamaldehyde trong quế rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa máu đóng và vón cục vì thế rất tốt với những ngườI bị bệnh tim mạch.
16. Bảo quản thực phẩm
Khi cho 1 lượng quế nhỏ vào chế biến thực phẩm giúp ngăn ngừa sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn vì thế giúp bảo vệ đồ ăn tươi ngon hơn.
17. Giảm đau đầu và chứng đau nửa đầu
Đau đầu do đi nhiều ngoài trời gió lạnh sẽ được điều trị bằng việc đắp hỗn hợp mỏng bột quế trộn với nước lên vùng trán và thái dương.
18. Ngừa mụn và mụn đầu đen
Quế giúp loại bỏ các tạp chất trong máu vì thế rất hữu hiệu trong việc giảm mụn. Dùng hỗn hợp bột quế và vài giọt nước cốt chanh đắp lên những vùng bị mụn và mụn đầu đen sẽ có hiệu quả.
19. Tăng cường lưu thông máu
Quế giúp làm sạch thành mạch máu và tăng cường lưu thông máu. Việc lưu thông máu dễ dàng sẽ cải thiện sức khoẻ do đảm bảo cung cấp đủ ôxy cho các tế bào trong cơ thể, tăng cường trao đổi chất, giảm nguy cơ mắc bệnh tim nếu dùng quế đều hàng ngày.
20. Tăng cường sự rắn chắc của các môQuế giúp tăng sự chắc khoẻ và tính đàn hồI, co giãn của các mô trong cơ thể.
21. Giảm đau cơ và đau khớp
Những người ăn quế đều hàng ngày thấy giảm đau các cơ và khớp, tăng cường sự dẻo dai của các cơ và khớp xương.
22. Cải thiện hệ miễn dịch
Hỗn hợp mật ong và quế rất tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi, làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổI thọ.
23. Giảm ngứa
Hỗn hợp mật ong và quế giúp giảm ngứa do côn trùng đốt.
24. Là nguồn magan, chất xơ, chất sắt và canxi khoẻ mạnh.
25. Làm lành vết thương
Quế giúp ngừa máu chảy vì thế có khả năng làm lành vết thương nhanh
4. Rau răm.
Theo đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, trị co gân (chuột rút), chữa dạ dày lạnh, đầy hơi, đau bụng, kém ăn, tiêu chảy. Rau này còn dùng chữa sốt, làm thuốc lợi tiểu, chống nôn, chữa bệnh ngoài da (hắc lào, sâu quảng), rắn cắn. Nhờ có vị cay, tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên rau răm thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tì vị.

Tuy nhiên, ăn rau răm nhiều sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. Phụ nữ những ngày có kinh nguyệt không nên ăn rau răm vì dễ bị rong huyết. Rau răm không độc nhưng nếu dùng thường xuyên với số lượng nhiều sẽ làm giảm tình dục cả ở đàn ông lẫn đàn bà, phụ nữ có thể trở nên vô kinh. Do vậy, người tu hành thường sử dụng rau răm để tránh những cơn bốc dương.

Rau răm chữa đầy hơi, lạnh bụng, say nắng rất hiệu quả

Dưới đây là các phương thuốc dân gian từ rau răm:

- Mùa hè say nắng: Giã rau răm tươi, vắt cốt đun sôi uống.

- Chữa kém ăn: Rau răm dùng theo gia vị hoặc sử dụng cả cây 10-20 g sắc uống sau bữa ăn.

- Chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước: Lấy nước ép rau răm tươi thân đỏ 25-30 ml/lần/ngày, uống 2 lần.

- Chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng: Rau răm toàn cây ngâm rượu. Lấy rượu đó bôi hoặc giã nát xát, còn bã đắp rồi băng lại.

- Chữa bỗng dưng đau tim không chịu nổi: Dùng rễ rau răm 50 g sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống, mỗi lần 1 chén.

- Chữa tê bại, vết thương bầm tím sưng đau: Rau răm tươi giã nát trộn với long não hoặc dầu long não, xoa hoặc băng vào các nơi tê đau.

- Chữa rắn cắn: Rau răm dùng tươi cả cây nhai nuốt (hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống), lấy lá đắp vào vết thương. Có thể lấy 20 ngọn rau răm tươi giã nát, vắt nước uống, bã đắp vết cắn.
5. Rau ngót
Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh.

Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót.

Với chất lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bệnh có đường huyết cao.

Tác dụng của rau ngót

- Thanh nhiệt: Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót.

Rau ngót có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu,...


- Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: Rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn.

- Giảm thân trọng: Rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 lalori), ít gluxit và lipit nhưng nhiều protein do đó rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm thân trọng như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nên nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, đậu hũ.

- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz - huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.

- Trị táo bón: Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.

- Chảy máu cam: Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.

Bài thuốc trị bệnh từ rau ngót

1. Đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em

Lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn.

Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống... không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khoẻ với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh.

2. Chữa tưa lưỡi

Lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch, đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng.

3. Đái dầm ở trẻ em

40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.

Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt.

4. Trẻ bị sốt nóng thân nhiệt tăng

Dân gian vẫn thường dùng lá rau ngót rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cho trẻ uống, bã đắp vào thóp sẽ có công hiệu.

5. Đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu

Lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

6. Chữa sót rau thai

Lá rau ngót 40g rửa sạch giã nát, thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước, chia hai lần uống mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 đến 20 phút rau sẽ ra.

7. Trị nám da

Rau ngót (sau khi đã rửa sạch) cho vào máy xay sinh tố để xay lấy nước uống mỗi ngày. rau ngót (sau khi đã rửa sạch) cho vào máy xay sinh tố để xay lấy nước uống mỗi ngày. Một cách khác đó là giã nát rau ngót với một chút đường, sau đó đắp chúng lên vùng da bị nám trong khoảng 20-30 phút và rửa lại với nước lạnh. Cách làm này nếu được áp dụng thường xuyên sẽ đem đến sự bất ngờ cho bạn.

Chú ý: Không nên cho đường vào nước rau ngót vì nó sẽ làm mất tác dụng, tốt nhất là uống nước cốt bạn nhé!

Tác động tiêu cực của rau ngót

Đằng sau những đặc điểm ưu việt, lá rau ngót cũng có một số nhược điểm. Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, cả canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.
6. Củ gừng.
Theo Đông y, gừng tươi tác dụng vào các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch. Có thể dùng gừng để chữa thổ tả, đau bụng, sình bụng, chân tay lạnh, mạch yếu, cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh... Khoảng 70% đơn thuốc đông y có vị gừng. Do khả năng kỳ diệu của nó, người xưa có câu: "Mỗi ngày một lát gừng già, lương y bất đáo gia".

Sau đây là một số công dụng khác của gừng:

- Làm ấm tim, mạnh phổi, tráng dương, có thể giúp "hâm nóng" cho các cặp vợ chồng lớn tuổi. Món ốc hương hấp chấm nước mắm gừng là một ví dụ.

- Người bị say tàu xe trước khi lên tàu, nếu ăn một củ gừng tươi bằng ngón tay cái, sẽ ngăn được nôn mửa. Y học cổ truyền thì cho rằng, chỉ cần dùng vài lát gừng tươi buộc vào cổ tay, chỗ lằn xếp sát gốc phía lòng bàn tay cũng ngăn được chứng bệnh khó chịu này. Đó là do gừng có thể làm êm dịu dạ dày. Đặc tính này của gừng cũng được các nhà khoa học Anh khẳng định qua cuộc thí nghiệm trên 60 phụ nữ. Trước cuộc phẫu thuật, họ được cho uống bột gừng và kết quả là họ đã không bị đau dạ dày trong khi giải phẫu.

- Chữa viêm nhiễm đường hô hấp trên (kể cả viêm họng): Dùng gừng tươi và củ cải trắng (hai phần bằng nhau), giã nát với ít muối để ngậm hoặc vắt lấy nước nhỏ mũi ngày 3 lần. Có thể cho người bị cảm mạo, ho hen, viêm họng... ăn một bát cháo nóng nấu với gừng hoặc ly trà gừng nóng.

- Với người bị trúng gió nặng đến mức á khẩu, phương pháp cấp cứu hữu hiệu là cạy miệng nạn nhân, đổ nước gừng tươi vào. Gừng cũng được dùng để đánh gió. Do không làm trầy xước da mà lại có tính sát trùng da và làm ấm, kích thích các đầu dây thần kinh giao cảm, việc đánh gió bằng gừng giúp người bệnh gia tăng sức đề kháng, mau hết bệnh.

- Bong gân, bầm, sưng đau do ngã: Lấy gừng tươi giã nát với ít muối bó vào chỗ đau, để qua đêm sẽ khỏi. Dùng gừng tươi giã nát ngâm với rượu để xoa bóp có thể làm giảm cơn đau nhức các loại.

- Việc ướp gừng trong 30 phút trước khi kho thịt, cá (nhất là cá biển như các ngừ, cá nục) không chỉ làm tăng mùi thơm mà còn giúp giải độc, triệt tiêu tính gây dị ứng của cá, thịt nữa. Đó là do trong gừng có một enzym phân giải protein.
7. Củ tỏi.
Tỏi là một gia vị thông dụng của mọi gia đình. Từ thời cổ đại ở Ai Cập, người ta đã biết dùng tỏi để làm thuốc sát trùng trong các loại bệnh hen suyển, viêm phổi, nhiễm trùng đường ruột. Kinh nghiệm dân gian nhiều nơi cũng biết dùng tỏi để sát trùng ngoài da, chữa bò cạp, rết cắn, chữa mụn cóc, hạt cơm mọc trên da. Trong những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển của 2 loại bệnh tim mạch và ung thư, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến tác dụng chống oxy hoá, chống đột biến tế bào, hạ độ mỡ trong máu và làm giảm nguy cơ máu đông của một số hoạt chất trong tỏi.

Thành phần, dược tính.
Tỏi có 3 hoạt chất chính allicin và liallyl sulfide và ajoene. Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Allicin không hiện diện trong tỏi. Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của phân hoá tố anilaza, chất aliin có sẳn trong tỏi biến thành allicin. Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao. Một ký tỏi có thể cho ra từ 1 đến 2 gam allicin. Allicin dễ biến chất sau khi được sản xuất ra. Càng để lâu, càng mất bớt hoạt tính. Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất nầy. Đun qua lò vi sóng sẽ phá huỷ hoàn toàn chất allicin. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế nhiều loại vi trùng gram âm và gram dương như saphylococcus, streptococcus, samonella, V. cholerae, B. dysenteriae, mycobacterium tuberculosis. Tỏi cũng ức chế sự phát triển của nhiều loại siêu vi như siêu vi trái ra, bại liệt, cúm và một số loại nấm gây bệnh ở da hoặc bộ phận sinh dục nữ như candida.

Liallyl sulfide không mạnh bằng allicin[ii]. Tuy nhiên, sulfide không hư hoại nhanh như allicin và vẫn giữ được dược tính khi nấu. Giống như allicin, càng giã nhỏ càng sinh ra nhiều sulfide, nếu nấu nguyên củ tỏi sẽ không có hiệu lực. Tỏi không chỉ có tác dụng kháng sinh, tác dụng trên hệ tim mạch mà còn có hiệu lực trên tế bào ung thư. Những nghiên cứu của Trung Quốc và Ý được phổ biến trong tạp chí British Journal of Cancer số tháng 3/1993 cũng cho biết tỏi có nhiều hoạt chất có thể ngăn chận sự phát triển của nhiều loại khối u ung thư. Theo các nhà khoa học trường Đại học Pensylvania khả năng ngăn chận khối u ung thư của tỏi liên quan đến các hợp chất S-allyl cysteine, diallyl disulfide và diallyl trisulfide. Một hoạt chất khác ít được nhắc đến là ajoene. Ajoene cũng có tác dụng làm giảm độ dính của máu. Ngoài ra, tỏi còn có hàm lượng khoàng chất selenium, một chất chống oxy hoá mạnh làm tăng khả năng bảo vệ màng tế bào, phòng chống ung thư và bệnh tim mạch của tỏi.

Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào 2 kinh Can, Vị. Tỏi có tác dụng thông khiếu, giải phong, sát trùng, giải độc, tiêu nhọt, hạch.

Tỏi và bệnh tim mạch.

Một công trình nghiên cứu về tỏi đã từng được phổ biến trên tạp chí Praxis ở châu Âu. Bác sĩ Piotrowski thuộc trường Đại học Geniva qua nghiên cứu[iii] trên 100 bệnh nhân cao huyết áp đã cho biết huyết áp trên các đối tượng nầy bắt đầu hạ sau 1 tuần được điều trị với dầu tỏi. Liều dùng giảm dần xuống trong 2 tuần kế tiếp, theo sau là liều duy trì.

Một bài viết khác trên tạp chí Lancet (31.5.1975) của Tiến sĩ R.C. Jain, M.D. thuộc trường Đại học Benghzi, Lybya cũng đề cập đến một nghiên cứu về tác dụng hạ mỡ máu của tỏi được kiểm chứng trên những con thỏ thí nghiệm. Một nhóm thỏ được nuối bằng chế độ ăn nhiều mỡ để mức cholesterol toàn phần tăng vọt đến 2.100. Một nhóm thỏ khác ăn cùng loại thức ăn trên nhưng được bổ sung thêm chất trích xuất từ tỏi thì mức cholesterol trung bình chỉ khoảng 419. Những nhà khoa học cho rằng độ cholesterol nầy vẫn còn cao so với bình thường. Tuy nhiên hiệu quả cải thiện mỡ trong máu của tỏi là rất rõ ràng. Bác sĩ Jain cũng cho biết những mãng xơ vữa trong những con thỏ được dùng tỏi không nghiêm trọng như ở những con thỏ không dùng tỏi.

Một nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học Ấn độ trên những đối tượng khoẻ mạnh được cho dùng khoảng 2 ounce (khoảng 57g) tỏi hoặc lượng chất chiết xuất tỏi tương đương thì độ cholesterol giảm trung bình từ 229 xuống còn 213 trong vòng 3 giờ đồng hồ. Ở một nghiên cứu khác, một số đàn ông bị áp huyết cao trung bình được dùng những viên tỏi. Kết quả cho thấy những người nầy không chỉ hạ được độ cholesterol mà còn hạ được áp huyết trong vòng từ 10 đến 40 ngày. Một báo cáo của các nhà khoa học trường Đại học Newyork cũng cho biết những người ăn hàng ngày từ ½ đến 1 củ tỏi trong vòng từ 8 đến 24 tuần có thể hạ độ cholesterol xuống khoảng 9%.

Cơ chế tác dụng của tỏi trên hệ tim mạch. Tỏi làm hạ cholesterol bằng cách gia tăng sự đào thải cholesterol và làm giảm sự hấp thụ cholesterol xấu qua màng ruột qua đó làm giảm độ lipid trong máu. Hoạt chất của tỏi có tính chất gần giống như nội tiết tố prostaglandin PGI2 vừa nở mạch vừa ngăn chận quá trình kết tập tiểu cầu nên có tác dụng hạ cao huyết áp. Chất ajoene trong tỏi cũng làm giảm nồng độ fibrinogen trong máu giúp giảm nguy cơ nghẽn mạch. Trong các loại bệnh xơ vữa động mạch, các gốc tự do làm gia tăng sự oxy hoá những tế bào LDL ở thành mạch máu tạo thành mãng bám gây cứng động mạch và làm hẹp lòng mạch. Tỏi là một loại gia vị có những chất chống oxy hoá mạnh nhất trong số các gia vị thông thường, có thể ngăn chận quá trình nầy.

Rượu tỏi giảm mỡ máu, hạ cao huyết áp. Tỏi là một vị thuốc có tính nóng. Có một số trường hợp dùng rượu tỏi chữa cao huyết áp sau khi giảm một thời gian huyết áp đã lại cao trở lại. Do đó, việc dùng lâu dài cần phải phải linh động gia giảm tuỳ theo cơ địa hàn nhiệt và điều kiện của mỗi người. Sau khoảng 2 hay 3 tuần, người bệnh phải giảm dần liều dùng và lưu ý dùng liều thấp hơn đủ để duy trì hiệu quả điều trị. Ngoài ra, việc điều trị cao huyết áp và phòng ngừa bệnh tim mạch cần được phối hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ, ít chất béo bão hoà trong các loại thịt động vật và tăng cường vận động chớ không nên chỉ dựa vào tỏi. Sau đây là một công thức ngâm rượu tỏi để chữa cao huyết áp hoặc làm hạ độ cholesterol trong máu. Dùng 300g tỏi. Sau khi bóc võ và xắt lát mỏng, ngâm tỏi trong 600g rượu trắng khoảng 40o. Sau 2 tuần chắt rượu ra để dùng. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần từ 15 đến 20 giọt. Sau khi dùng khoảng 2 hoặc 3 tuần nên theo dõi huyết áp để giảm dần liều dùng xuống liều duy trì.

Sau đây là một vài cách sử dụng tỏi thông thường.
Phòng và trị cúm. Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần.

Rửa vết thương, chỗ lở loét.. Pha loãng 1 phần dịch tỏi và 10 phần nước cất, thêm 2% cồn để bảo quản. Kinh nghiệm của bác sĩ Taghiep (Nga) cho biết dùng nước tỏi chữa nhiễm trùng do bỏng sau 12,5 ngày thì lành trong khi điều trị với penicillin và sulfamid phải mất 14,5 ngày.

Chữa đau răng. Giã nát 2 tép tỏi trộn với một chút nước ấm. Đợi khoảng 10 phút sau, dùng một que tăm tẩm dịch tỏi thấm đều chung quanh chỗ đau.

Chữa mụn cóc, chai chân. Giã nát 2 tép tỏi, dán gọn vào chỗ bị chai và để qua đêm.

Chữa viêm họng. Giã nát 2 tép tỏi, trộn 1 phần tỏi và 3 phần hành lá, buộc vào huyệt Hợp cốc ở bàn tay. Để qua đêm. Dịch tỏi sẽ thấm qua da và kích thích mạnh vào huyệt có tác dụng “tả”để chữa viêm họng. Hành lá có tác dụng làm giảm độ nóng để tránh phồng da. (Úp bàn tay xuống, xoè rộng 2 ngón tay trỏ và ngón tay cái, huyệt hợp cốc nằm trên mặt lưng của bàn tay, ở chỗ lõm giữa 2 xương ngón tay cái và ngón tay trỏ.)

Kiện Tỳ, bổ khí, sinh tinh, chữa áp huyết thấp. Gà hấp cách thuỷ với tỏi. Dùng 1 con gà khoảng nửa ký, 40g tỏi thái mỏng, nửa chén rượu vang, gia vị vừa đủ. Gà làm sạch, bỏ lông và nội tạng. Hấp cách thuỷ, ăn trong ngày. Không dùng cho người thể tạng nhiệt, nóng sốt hoặc đang bị các chứng viêm nhiễm đang phát triển.

Lưu ý. Do có tính nóng và tác dụng hành khí mạnh, cẩn thận khi dùng tỏi cho người đang có thai, đang nóng sốt, nhiễm trùng chân răng, viêm xoang. Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người. Ngoài ra, người sắp được phẫu thuật không nên dùng tỏi vì tỏi có khả năng làm thay đổi ảnh hưởng của các thuốc chống đông máu được dùng trong giải phẫu. Một nghiên cứu còn cho biết dùng tỏi có thể gây phản ứng phụ nguy hiểm đối với những người đang điều trị HIV/AIDS.
Hãy bắt tay xây dựng cho mình một khu vườn (hoặc thùng xốp) với những loại rau củ trên để thấy hết công dụng tuyệt vời của nó.

Thienly sưu tầm và biên soạn. Xin được học hỏi và cập nhật!
 


Last edited:


Back
Top