gởi bác mục tử và các ace nhiều kinh nghiệm chơi MAI

  • Thread starter THUATBONSAI
  • Ngày gửi
cây mai này đang rất mệt nhưng e k biết nó mệt ở chổ nào , nhờ các bác ngâm cứu và giúp đỡ , xin cám ơn thật nhìu .:rolleyes:
http://img683.imageshack.us/img683/2441/agriviet129610299327012.jpg
http://img820.imageshack.us/img820/9854/agriviet129610302127012.jpg
agriviet129610304827012.jpg

http://img291.imageshack.us/img291/8984/agriviet129610304827012.jpg
agriviet129610302127012.jpg

http://img291.imageshack.us/img291/1720/agriviet129610308227012.jpg

Done!
agriviet129610299327012.jpg
 


Last edited by a moderator:
Bác mục tử pó tay chăng ???????????:2cat:
---------------
BL nên nhớ rằng cây này đã bị bệnh . nấm thì k phải mà cháy lá lại có nhiều nguyên nhân, vậy quan sát hình trên thì cây mai này đang bị gì ?. dầu sao thì cũng cám ơn BL nhé .
 
Last edited by a moderator:
Cây của bạn đang rất yếu, mọi động thái bây giờ đều phải cân nhắc. Anh em khó trả lời bạn vì với cây này cân phải biết rỏ nhiều yếu tố: chất trồng, tiền sử sâu bệnh, nguồn gốc cây,... và trực tiếp xem đầu rể, chót lá, sức sống còn lại trong cây,...
Cây này hơi khó xử!
 
Thực ra đây cũng là hậu quả của thói chơi ngông...........-_-. như các bác đã biết , các tỉnh miền tây thường hay bứng mai rồi gỡ hết đất ra thậm chí còn đem gốc mai ngâm xuống sông cho mềm đất rồi rữa sạch toàn bộ rễ , k chừa lại 1 hạt đất nào.
Tuy nhiên , chính vì chỉ còn trơ bộ rể nên việc lấp chất trồng dòi hỏi phải kỉ từng chút một làm sao để chất trồng mới lọt đầy vào các kẽ rể . đây là việc tưởng chừng đơn giản nhưng k phải là đang giỡn. Túm lại nếu bộ rễ còn kẽ hở thì cho dù rễ non có mọc ra cũng k có chổ để bám vào .từ đây sinh ra khá nhìu rắc rối . cây mai trên là một điển hình
Đó là kinh nghiệm xương máu của tôi xin nêu lên để có bác nào ngông giống tôi xin lưu ý giúp , phòng hơn chữa và thật sự tôi cũng chẳng biết chữa cây mai của mình ra sao ngọai trừ 3 chữ " HÃY ĐỢI ĐẤY " . Các bác xin góp ý với nhé .
 
Last edited by a moderator:
Cây này có lẽ bệnh ở đất, ví dụ độ PH không đúng, hay là bị úng nước.
Độ PH thì có thể đo bằng giấy màu rồi nếu chua thì bón vôi.
Nếu úng nước thì phải thoát nước xung quanh.
Úng nước lâu ngày thì cũng làm đất bị chua.
Ít ra thì 2 điều này làm cho bộ rề của cây bị ngắn và bớt nhánh lại,
làm cây mất sức sống.
*
Điều tôi thấy rõ là bạn không tỉa cành, làm giảm sức sống của cây,
giữ nguồn bệnh, giống như bạn không tắm vậy. Một điều rất dễ làm
là phải cắt tất cả các cành mọc theo chiều thẳng đứng, và các cành
các mầm nhỏ như cây đũa ăn cơm và nhỏ hơn. Tỉa bớt những cành khác
cho khỏi rậm thì khó hơn, cần có mắt nhận xét tình hình trước mắt,
và đoán cành sẽ mọc lên sau này mới làm được, nhưng theo nguyên tắc
là các cành không quá gần nhau theo chiều ngang, và không đè lên
nhau theo chiều trên dưới. Những ành còi cọc như trong hình chụp
thứ hai cũng nên cắt bỏ, hay chiết đi làm cây giống.
 
Last edited by a moderator:
bạn đang quảng cáo sản phẩm ???????
 

Bạn ơi, xin chú ý vào nội dung bài viết đi.
Đừng nghĩ ngợi quá xa thế.
Coi bài viết có ích cho bạn không?
Bạn có để ý đến độ PH, độ ẩm, và tỉa cành không?
Coi có tên sản phẩm, nơi bán, số điện thoại, giá tiền, vân vân không?
*
Rất buồn khi bạn phản ứng với lòng thành của tôi như thế.
*
 
cây Mai chết rất chậm,khi lá non ra thì ta có thể thấy đuọc sức khỏe của cây,với cây trên thì thời gian suy yếu đã kéo dài,da trên thân đã có dấu hiệu rạn thì e rằng khó cứu.
 
Đây là đồ nghề xén tỉa cành của tôi:
*
[youtube]_1xKZseNb_Q[/youtube]
*
Chỉ là một chủ nhà bình thường thôi, mà tôi cần những thứ này:
kéo bấm cành, cưa cắt cành, mã tấu chặt cành, và tông đơ xén hàng rào.
Còn thang để leo, và dây thừng để buộc chưa ghi vào băng này.
*
Tôi làm video clip này hôm nay, chỉ để giới thiệu với bà con.
Đã làm nghề nông, có trồng cây, thì kéo tỉa cành và cưa cắt cành là
không thể thiếu được. Riêng trồng cây cảnh thì càng phải cần.
Tôi rất tha thiết mong bà con mua kéo cắt cành.
*
 
Như bạn đã nói " đã làm nghề nông, có trồng cây" thì lẽ nào lại k có đồ nghề. tôi đã từng biết nhiều người với hàng đóng đồ như dao kéo , dây buột ,kèm cắt , cưa bén .... và rất nhìu thứ linh tinh khác NHƯNG.......... 1,2 người thợ làm công mỗi ngày 200.000đ /ngưới sử dụng và ........ người chủ chỉ biết 1 điều duy nhất là...........trả tiền công thợ....
rất xin lỗi và xin lượng thứ cho nếu có lỡ đụng chạm tới bác nào đó , vì tôi chỉ muốn nhấn mạnh 1 điều : kinh nghiệm và tay nghề chỉ có khi ta bắt đầu học hỏi , rất nhiều .... rất nhiều và rất nhiều điều cần phải HỌC và HỎI
thông qua mấy tấm hình , mời bạn xem và quan sát lại . cây này trước đây cao hơn 3m và hoành hơn 60cm đó . cám ơn bạn đã chia sẽ .
---------------
bác dblongthanh rất hiểu cây mai , thật tình khi phát hiện ra thì đã qua hơn 5 tháng rùi , 2/3 thân cây trân đã chết và chỉ còn vài lá . biện pháp duy nhất của tôi là cắt bỏ hết phần đã chết và ..... đứng nhìn chờ :angry:...xót.... ;)... rùi tự trách sao mình ẩu thế .......
 
Last edited by a moderator:
Rất đau xót chia buồn với bạn.
Cây đã 3 mét thì tổn thất lớn lắm.
Cõ lẽ phần gỗ ở gốc nó đã thối mục rồi.
Bạn có thể chiết lấy những cành sống không?
 
Bệnh cây của Thuabonsai giống bệnh cây của linhmai. Lúc đầu xịt thuốc lung tung nhưng không có tác dụng. Hiện giờ mình ngưng bón phân,tưới ít nước, chỉ phun bimix super ro ot và B1 tình hình đang cải thiện dần. Bạn làm thử xem sao. chúc mừng năm mới!
 
viêc chiết cành đòi hỏi cây khỏe mạnh mới làm được.
Tôi không nghĩ vậy.
Khi cây bị bệnh ở cành và lá thì không chiết được,
nhưng khi cây bị bệnh ở thân hay rễ, thì chỉ đòi hỏi có dám hy sinh hay không.
Một khi ta dám hy sinh cây thì có thể chiết được những cành ở cao hơn nơi bị
bệnh. Ví dụ, cành bị bệnh, thì vẫn có thể (tuy không chắc lắm) chiết được phần
ngọn của cành ấy.
Chiết không khó, và không cần nguyên vật liệu đắt tiền, khó kiếm.
 
em nghe nói rằng mấy cây mai đã bị suy dinh dưỡng, ngộ độc.... cỡ như cây của bác Thuatbonsai thì dù có cứu đuợc cũng chẳng bao giờ còn như xưa nữa. chẳng khác gì bỏ công sức cứu chữa cho con gà chọi mà sau đó không còn chọi được nữa ấy mà. Tất nhiên nếu để thêm kinh nghiệm thì không kể. Nhân đây cho em xin hỏi:
cái vụ thay đất cho mai em thấy có 2 " trường phái " trái ngược nhau. 1 đằng rất nâng niu bộ rễ nên chỉ dám thay đất một phần. 1 đằng sẵn sàng thay đến hột đất cuối cùng như bác Thuatbonsai.
Như vậy ưu nhược điểm của 2 cách này như thế nào ạ ? bác thuatbonsai có thể truyền đạt kiến thức về việc thay hoàn toàn đất mới như thế nào cho đúng kỹ thuật không ạ ?.
chân thành cám ơn các bác
ps: các bác cho em hỏi rằng có thuốc nào diệt ốc sên không ạ ?
 
Tôi cũng đã bị như bạn,chỉ vì chủ quan mà làm chết 1 số cây.Đây là bài học cho mình và lời cảnh báo cho bạn bè. Cảm ơn nha.
 
2 ngày tết sao đăng nhập khó quá đến giờ mới vào được dđ để chúc tết ace , CHUC MỪNG NĂM MỚI , GIEO KHỞI ĐẦU MỚI - GẶT THẮNG LỢI MỚI .
cái vụ thay đất cho mai đã có nhìu ae chia sẽ rùi , nhưng theo tui thì ... thử so sánh chút nhé!..
* thay một phần đất .
- ưu điểm của nó là đơn giản , dễ làm , k làm mất sức của cây vì còn giữ được nhìu rễ cám trong bầu đất đồng thời giúp cho cây đứng vững trong chậu ( khỏi mất công dùng nạn chống )
- nhược điểm là quá nặng .....
* thay toàn bộ đất .
+ưu điểm
- giúp cho việc di chuyển nhẹ nhàn
- dễ phát hiện các vấn đề về rễ cây
- " có thể " định hình bộ rễ của cây .
+ nhược
- làm ảnh hưởng khá nhìu đến sức khỏe cây
- tốn nhìu thời gian , công chăm sóc
- rất dễ làm cây suy yếu dẫn đến chết một phần và toàn cây ( nếu chủ quan )
đó là những gì tui biết bạn so sánh và nhờ các ace khác góp ý thêm nhé .
 


Back
Top