Hai tháng sống trong sợ hãi của nữ sinh bị đánh hội đồng


Thứ năm, 12/3/2015 | 23:51 GMT+7

Hai tháng sống trong sợ hãi của nữ sinh bị đánh hội đồng
Suốt hai tháng qua, cô bé phải canh sát giờ mới dám đến lớp, giờ ra chơi lại lủi thủi xuống phòng đoàn đội ngồi để tránh mặt đám bạn đánh hội đồng.
Ngày 12/3, nữ sinh lớp 7/5 trường THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) được cha - ông Nguyễn Phước Thành (39 tuổi) - chở xe máy từ nhà lên khám ở Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM). Xét nghiệm bước đầu, các bác sĩ chưa ghi nhận có gì bất thường nên kê toa thuốc nhức đầu và hẹn tái khám vào ngày 26/3.

nu-sinh-1-7610-1426177217.jpg

Nữ sinh lớp 7 cho biết đã cảm thấy tâm lý thoải mái khi việc bị các bạn đánh được nói ra. Ảnh: An Nhơn

Dáng vẻ cao ráo, trắng trẻo, hoạt bát, nữ sinh cho biết sau khi câu chuyện vỡ lở, tâm lý em hiện đã thoải mái hơn trước nhiều, không còn sống trong lo sợ vì biết mọi người xung quanh bảo vệ mình.

Theo em, sau khi clip được tung lên mạng, một số học sinh, trong đó có bạn nam cầm chồng ghế đánh vào đầu, đã đến xin lỗi em. "Bạn lớp trưởng có lẽ không biết hối lỗi nên vẫn chưa xin lỗi em. Nếu bạn ấy nhận lỗi, em tha thứ nhưng sẽ không nói chuyện và chơi chung nữa. Giờ em muốn chuyển trường khác vì bước vào trường đó bị ám ảnh, tối về không ngủ được", nữ sinh chia sẻ.

Em cho biết học chung với lớp trưởng hai năm liền. Nhiều lần lớp trưởng bắt nạt, dọa dẫm các bạn trong lớp phải nghe lời, nếu ai không phục sẽ bị đánh. "Bạn ấy thường xuyên bắt em mua bánh, rồi dọn dẹp rác do bạn ấy xả. Có hôm em không làm thì bạn ấy nói mày không coi tao ra gì, rồi dọa đánh", nữ sinh lý nhí.

3 ngày trước khi bị đánh hội đồng, em đã bị ăn đòn vì không tuân lệnh lớp trưởng đánh một bạn khác. "Bạn ấy cùng một bạn khác liền nhào vô đánh nhưng bằng tay nên không đau và không để lại thương tích", nạn nhân nhớ lại.

Đầu buổi học chiều 13/1, sau khi đưa bài hát sinh hoạt ngoài giờ, em bị lớp trưởng kêu vào ghế ngồi, sau đó bắt một bạn khác đi ra ngoài. "Em cứ tưởng bạn ấy vào nói chuyện với mình. Nhưng bất ngờ bạn ấy kêu nhiều bạn khác nhào vô đánh liên tiếp, mặc cho em khóc và van xin. Đến giờ em không hiểu lý do vì sao bị đánh", em nói.

Nữ sinh này kể, ngay sau vụ việc, thấy thầy giáo vào dạy, lớp trưởng liền bảo em chùi nước mắt kèm theo lời hăm dọa "nếu mày nói chuyện này thì còn bị đánh dài dài", trong khi hai bạn chơi thân khác thì mua băng keo cá nhân và đưa lược chải đầu cho tươm tất. Do quá đau nên em cúi mặt xuống bàn, sau tiết học thì xuống phòng đội bảo bị đau đầu và choáng nên nhờ thầy phụ trách đội chở về nhà.

"Những buổi học sau đó vì sợ bị đánh nên trước mỗi buổi học em chỉ đến trường trước 5 phút và ngồi ở phòng đội chờ tiếng trống mới dám vào lớp. Khi ra chơi em cũng vào phòng đội ngồi một mình. Nhiều thầy cô hỏi, em bảo là bị đau đầu nên ngồi nghỉ", em kể về hai tháng sống trong sợ hãi.

Nghe con gái kể lại việc giấu kín câu chuyện bị đánh suốt hai tháng, ngồi kế bên, ông Thành không cầm được nước mắt. "Vợ tôi xem chỉ một đoạn rồi khóc ngất. Tính tôi nóng nên bà ấy nói đừng xem. Chỉ nghe kể và thấy dư luận bức xúc quá, tôi cảm thấy con mình đã gánh chịu trận đòn dữ dằn lắm rồi. Sao chúng dã man với con tôi thế", đưa tay vò đầu con gái, ông rưng rưng.

Người đàn ông gương mặt khắc khổ cho biết, hôm đó thấy con về nhà mặt sưng húp, trầy xước nhiều nơi, hai vợ chồng hỏi thì cháu cho biết té cầu thang. Sau đó vợ chở con vào bệnh viện khám, siêu âm nhưng các bác sĩ bảo bị phần mềm. Những ngày sau đó, ông thấy lưng con gái bầm tím, ít giao tiếp hơn, cứ học xong về là ở trong phòng, liên tục bảo đau bụng, nhức đầu rồi xin thầy về sớm. "Giờ tôi mới biết nó đã chịu đựng việc bị đánh 2 tháng trời. Làm cha mẹ, tôi có phần lỗi khi thiếu quan tâm con cái", ông ngậm ngùi.

ong-Thanh-4063-1426177217.jpg

Ông Thành nguyện vọng con gái mình sớm được chuyển trường để sớm thoát khỏi ám ảnh của việc bị đánh. Ảnh: An Nhơn

Ông Thành có 3 người con gái, nữ sinh bị đánh là con giữa, đứa lớn học lớp 10, nhỏ mới hơn 20 tháng tuổi. Ông cho biết gia đình nghèo khổ, hai vợ chồng ông phải chạy xe máy chở khăn bán dạo khắp các chợ ở huyện, mỗi ngày kiếm được 100.000 -200.000 đồng đều lo cho các con ăn học. Vợ đang chăm con nhỏ, gánh nặng gia đình dồn lên vai ông. Nhưng những ngày qua, ông lo chăm con nên không thể đi bán. Để có tiền đưa con lên TP HCM khám, ông phải vay mượn người thân 6 triệu đồng.

"Tôi mong cơ quan chức năng bảo vệ con tôi không bị hăm dọa, trả thù sau sự việc này, đồng thời xem lại công tác quản lý, giáo dục học sinh của nhà trường", ông nói và cho biết nguyện vọng là con gái mình sẽ sớm được chuyển trường để có thể học tiếp.

An Nhơn
Thứ năm, 12/3/2015 | 23:07 GMT+7

Mẹ nữ sinh bị đánh hội đồng: 'Tại sao nhà trường không biết?'
Từ chối tiền hỗ trợ của gia đình nhóm học sinh đánh con mình, chị Nguyễn Thị Kim Loan không khỏi thắc mắc vụ việc xảy ra gần 2 tháng mà nhà trường không hay biết, không xử lý.
Chiều 12/3, ông Phạm Công Sáng, chú của lớp trưởng lớp 7/5 trường THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) cho biết, hai ngày nay cháu gái ông được nhà trường cho nghỉ học, hiện cháu tá túc tại nhà bà ngoại. "Tôi dặn người nhà để ý đến các hành động của cháu những ngày này, đặc biệt không cho ra ngoài một mình. Cháu biết mình làm sai, thấy có lỗi lắm và rất sợ”, ông này nói.

Theo ông Sáng, năm 3 tuổi ba mẹ ly thân nên cháu gái ông sang ở nhà ngoại. “Tôi được ba cháu nhờ hàng ngày đưa rước đi học. Cháu học giỏi lắm, hạnh kiểm tốt lại làm lớp trưởng nữa nên gia đình rất an tâm. Khi sự việc xảy ra, tôi quá bất ngờ, sau đó đã đến nhà xin lỗi nạn nhân, gia đình và muốn san sẻ tiền thuốc thang”, ông Sáng nói và mong muốn nhà trường, cơ quan chức năng giải quyết có tình có lý để cháu ông được đi học lại.

nu-sinh-bi-danh-7107-1426170373.jpg

Nữ sinh bị bạn trong lớp đánh hội đồng. Ảnh: Cắt từ clip

Chiều cùng ngày, nhiều người đã đến nhà nữ sinh bị đánh để thăm hỏi. Chị Nguyễn Thị Kim Loan, mẹ cháu cho biết, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) đang giữ nữ sinh lại để kiểm tra thêm tại khoa tâm thần.

Theo chị Loan, khi vụ việc vỡ lở, phụ huynh của một số em tham gia đánh bạn đã tìm đến nhà xin lỗi, đề nghị hỗ trợ tiền thuốc men và xin gia đình bãi nại. "Tôi ghi nhận tấm lòng của các phụ huynh đó, nhưng không nhận tiền hỗ trợ. Có người còn lo tôi vì tức giận mà nhờ người xử con em họ, nhưng tôi không bao giờ làm thế, chỉ muốn vụ việc được làm sáng tỏ, xử lý nghiêm", chị Loan kể.

Về việc con mình bị đánh, chị Loan và chồng rất sốc. Hiện nữ sinh bị đánh còn người chị học lớp 10, em gái hơn một tuổi, kinh tế gia đình khó khăn. "Tôi rất lo con gái bị chấn động tâm lý, ám ảnh… Có thể sau việc này, tôi sẽ xin chuyển trường cho cháu”, chị Loan dự định.

Đã xem clip và biết sự việc xảy ra gần 2 tháng, nhưng nhà trường không hay biết, chị Loan tỏ ra thắc mắc: “Lịch học ngày hôm đó có tiết của giáo viên chủ nhiệm trong khi ghế nhựa gãy, con tôi bị đánh đến mức phải nhờ một giáo viên đưa về mà ban giám hiệu trường không hay biết. Nếu clip không đưa lên mạng thì tâm lý con tôi sẽ bị ức chế đến thế nào”.

Trước đó ngày 13/1, do từ chối việc sai vặt, một nữ sinh lớp 7 trường THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) đã bị 5 bạn nữ và 2 bạn nam cùng khối 7 nhưng khác lớp, làm theo "lệnh" của lớp trưởng, đánh hội đồng. Vụ việc được một học sinh trong lớp dùng điện thoại ghi lại. Đến ngày 8/3, clip xuất hiện trên Internet gây làn sóng phẫn nộ. Kể với công an, cha nạn nhân cho hay, thời điểm đó thấy người con gái bầm tím, mọi người hỏi thì cháu nói bị ngã.

Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, ông Đồng Văn Lâm, đã chỉ đạo trường Lý Tự Trọng sớm đưa ra Hội đồng kỷ luật, xử lý nghiêm những học sinh vi phạm. Dự kiến ngày mai (13/3) trường sẽ đưa ra hình thức kỷ luật những học sinh này.

Cửu Long
Điều mà tui hết sức ngạc-nhiên, ngỡ-ngàng là:
- Hình như chúng ta vô cảm!
 



Thứ năm, 12/3/2015 | 23:51 GMT+7

Hai tháng sống trong sợ hãi của nữ sinh bị đánh hội đồng
Suốt hai tháng qua, cô bé phải canh sát giờ mới dám đến lớp, giờ ra chơi lại lủi thủi xuống phòng đoàn đội ngồi để tránh mặt đám bạn đánh hội đồng.
Ngày 12/3, nữ sinh lớp 7/5 trường THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) được cha - ông Nguyễn Phước Thành (39 tuổi) - chở xe máy từ nhà lên khám ở Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM). Xét nghiệm bước đầu, các bác sĩ chưa ghi nhận có gì bất thường nên kê toa thuốc nhức đầu và hẹn tái khám vào ngày 26/3.

nu-sinh-1-7610-1426177217.jpg

Nữ sinh lớp 7 cho biết đã cảm thấy tâm lý thoải mái khi việc bị các bạn đánh được nói ra. Ảnh: An Nhơn

Dáng vẻ cao ráo, trắng trẻo, hoạt bát, nữ sinh cho biết sau khi câu chuyện vỡ lở, tâm lý em hiện đã thoải mái hơn trước nhiều, không còn sống trong lo sợ vì biết mọi người xung quanh bảo vệ mình.

Theo em, sau khi clip được tung lên mạng, một số học sinh, trong đó có bạn nam cầm chồng ghế đánh vào đầu, đã đến xin lỗi em. "Bạn lớp trưởng có lẽ không biết hối lỗi nên vẫn chưa xin lỗi em. Nếu bạn ấy nhận lỗi, em tha thứ nhưng sẽ không nói chuyện và chơi chung nữa. Giờ em muốn chuyển trường khác vì bước vào trường đó bị ám ảnh, tối về không ngủ được", nữ sinh chia sẻ.

Em cho biết học chung với lớp trưởng hai năm liền. Nhiều lần lớp trưởng bắt nạt, dọa dẫm các bạn trong lớp phải nghe lời, nếu ai không phục sẽ bị đánh. "Bạn ấy thường xuyên bắt em mua bánh, rồi dọn dẹp rác do bạn ấy xả. Có hôm em không làm thì bạn ấy nói mày không coi tao ra gì, rồi dọa đánh", nữ sinh lý nhí.

3 ngày trước khi bị đánh hội đồng, em đã bị ăn đòn vì không tuân lệnh lớp trưởng đánh một bạn khác. "Bạn ấy cùng một bạn khác liền nhào vô đánh nhưng bằng tay nên không đau và không để lại thương tích", nạn nhân nhớ lại.

Đầu buổi học chiều 13/1, sau khi đưa bài hát sinh hoạt ngoài giờ, em bị lớp trưởng kêu vào ghế ngồi, sau đó bắt một bạn khác đi ra ngoài. "Em cứ tưởng bạn ấy vào nói chuyện với mình. Nhưng bất ngờ bạn ấy kêu nhiều bạn khác nhào vô đánh liên tiếp, mặc cho em khóc và van xin. Đến giờ em không hiểu lý do vì sao bị đánh", em nói.

Nữ sinh này kể, ngay sau vụ việc, thấy thầy giáo vào dạy, lớp trưởng liền bảo em chùi nước mắt kèm theo lời hăm dọa "nếu mày nói chuyện này thì còn bị đánh dài dài", trong khi hai bạn chơi thân khác thì mua băng keo cá nhân và đưa lược chải đầu cho tươm tất. Do quá đau nên em cúi mặt xuống bàn, sau tiết học thì xuống phòng đội bảo bị đau đầu và choáng nên nhờ thầy phụ trách đội chở về nhà.

"Những buổi học sau đó vì sợ bị đánh nên trước mỗi buổi học em chỉ đến trường trước 5 phút và ngồi ở phòng đội chờ tiếng trống mới dám vào lớp. Khi ra chơi em cũng vào phòng đội ngồi một mình. Nhiều thầy cô hỏi, em bảo là bị đau đầu nên ngồi nghỉ", em kể về hai tháng sống trong sợ hãi.

Nghe con gái kể lại việc giấu kín câu chuyện bị đánh suốt hai tháng, ngồi kế bên, ông Thành không cầm được nước mắt. "Vợ tôi xem chỉ một đoạn rồi khóc ngất. Tính tôi nóng nên bà ấy nói đừng xem. Chỉ nghe kể và thấy dư luận bức xúc quá, tôi cảm thấy con mình đã gánh chịu trận đòn dữ dằn lắm rồi. Sao chúng dã man với con tôi thế", đưa tay vò đầu con gái, ông rưng rưng.

Người đàn ông gương mặt khắc khổ cho biết, hôm đó thấy con về nhà mặt sưng húp, trầy xước nhiều nơi, hai vợ chồng hỏi thì cháu cho biết té cầu thang. Sau đó vợ chở con vào bệnh viện khám, siêu âm nhưng các bác sĩ bảo bị phần mềm. Những ngày sau đó, ông thấy lưng con gái bầm tím, ít giao tiếp hơn, cứ học xong về là ở trong phòng, liên tục bảo đau bụng, nhức đầu rồi xin thầy về sớm. "Giờ tôi mới biết nó đã chịu đựng việc bị đánh 2 tháng trời. Làm cha mẹ, tôi có phần lỗi khi thiếu quan tâm con cái", ông ngậm ngùi.

ong-Thanh-4063-1426177217.jpg

Ông Thành nguyện vọng con gái mình sớm được chuyển trường để sớm thoát khỏi ám ảnh của việc bị đánh. Ảnh: An Nhơn

Ông Thành có 3 người con gái, nữ sinh bị đánh là con giữa, đứa lớn học lớp 10, nhỏ mới hơn 20 tháng tuổi. Ông cho biết gia đình nghèo khổ, hai vợ chồng ông phải chạy xe máy chở khăn bán dạo khắp các chợ ở huyện, mỗi ngày kiếm được 100.000 -200.000 đồng đều lo cho các con ăn học. Vợ đang chăm con nhỏ, gánh nặng gia đình dồn lên vai ông. Nhưng những ngày qua, ông lo chăm con nên không thể đi bán. Để có tiền đưa con lên TP HCM khám, ông phải vay mượn người thân 6 triệu đồng.

"Tôi mong cơ quan chức năng bảo vệ con tôi không bị hăm dọa, trả thù sau sự việc này, đồng thời xem lại công tác quản lý, giáo dục học sinh của nhà trường", ông nói và cho biết nguyện vọng là con gái mình sẽ sớm được chuyển trường để có thể học tiếp.

An Nhơn
Thứ năm, 12/3/2015 | 23:07 GMT+7

Mẹ nữ sinh bị đánh hội đồng: 'Tại sao nhà trường không biết?'
Từ chối tiền hỗ trợ của gia đình nhóm học sinh đánh con mình, chị Nguyễn Thị Kim Loan không khỏi thắc mắc vụ việc xảy ra gần 2 tháng mà nhà trường không hay biết, không xử lý.
Chiều 12/3, ông Phạm Công Sáng, chú của lớp trưởng lớp 7/5 trường THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) cho biết, hai ngày nay cháu gái ông được nhà trường cho nghỉ học, hiện cháu tá túc tại nhà bà ngoại. "Tôi dặn người nhà để ý đến các hành động của cháu những ngày này, đặc biệt không cho ra ngoài một mình. Cháu biết mình làm sai, thấy có lỗi lắm và rất sợ”, ông này nói.

Theo ông Sáng, năm 3 tuổi ba mẹ ly thân nên cháu gái ông sang ở nhà ngoại. “Tôi được ba cháu nhờ hàng ngày đưa rước đi học. Cháu học giỏi lắm, hạnh kiểm tốt lại làm lớp trưởng nữa nên gia đình rất an tâm. Khi sự việc xảy ra, tôi quá bất ngờ, sau đó đã đến nhà xin lỗi nạn nhân, gia đình và muốn san sẻ tiền thuốc thang”, ông Sáng nói và mong muốn nhà trường, cơ quan chức năng giải quyết có tình có lý để cháu ông được đi học lại.

nu-sinh-bi-danh-7107-1426170373.jpg

Nữ sinh bị bạn trong lớp đánh hội đồng. Ảnh: Cắt từ clip

Chiều cùng ngày, nhiều người đã đến nhà nữ sinh bị đánh để thăm hỏi. Chị Nguyễn Thị Kim Loan, mẹ cháu cho biết, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) đang giữ nữ sinh lại để kiểm tra thêm tại khoa tâm thần.

Theo chị Loan, khi vụ việc vỡ lở, phụ huynh của một số em tham gia đánh bạn đã tìm đến nhà xin lỗi, đề nghị hỗ trợ tiền thuốc men và xin gia đình bãi nại. "Tôi ghi nhận tấm lòng của các phụ huynh đó, nhưng không nhận tiền hỗ trợ. Có người còn lo tôi vì tức giận mà nhờ người xử con em họ, nhưng tôi không bao giờ làm thế, chỉ muốn vụ việc được làm sáng tỏ, xử lý nghiêm", chị Loan kể.

Về việc con mình bị đánh, chị Loan và chồng rất sốc. Hiện nữ sinh bị đánh còn người chị học lớp 10, em gái hơn một tuổi, kinh tế gia đình khó khăn. "Tôi rất lo con gái bị chấn động tâm lý, ám ảnh… Có thể sau việc này, tôi sẽ xin chuyển trường cho cháu”, chị Loan dự định.

Đã xem clip và biết sự việc xảy ra gần 2 tháng, nhưng nhà trường không hay biết, chị Loan tỏ ra thắc mắc: “Lịch học ngày hôm đó có tiết của giáo viên chủ nhiệm trong khi ghế nhựa gãy, con tôi bị đánh đến mức phải nhờ một giáo viên đưa về mà ban giám hiệu trường không hay biết. Nếu clip không đưa lên mạng thì tâm lý con tôi sẽ bị ức chế đến thế nào”.

Trước đó ngày 13/1, do từ chối việc sai vặt, một nữ sinh lớp 7 trường THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) đã bị 5 bạn nữ và 2 bạn nam cùng khối 7 nhưng khác lớp, làm theo "lệnh" của lớp trưởng, đánh hội đồng. Vụ việc được một học sinh trong lớp dùng điện thoại ghi lại. Đến ngày 8/3, clip xuất hiện trên Internet gây làn sóng phẫn nộ. Kể với công an, cha nạn nhân cho hay, thời điểm đó thấy người con gái bầm tím, mọi người hỏi thì cháu nói bị ngã.

Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, ông Đồng Văn Lâm, đã chỉ đạo trường Lý Tự Trọng sớm đưa ra Hội đồng kỷ luật, xử lý nghiêm những học sinh vi phạm. Dự kiến ngày mai (13/3) trường sẽ đưa ra hình thức kỷ luật những học sinh này.

Cửu Long
Điều mà tui hết sức ngạc-nhiên, ngỡ-ngàng là:
- Hình như chúng ta vô cảm!
Bản năng anh hùng xuất thiếu nhi
 
Một trường quốc tế nhận nuôi dạy nữ sinh lớp 7 bị đánh
TTO - Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Khôi Nguyên cho biết muốn nhận dạy học miễn phí cho nữ sinh lớp 7 bị các bạn trong lớp đánh.

1loXffgr.jpg

Nhóm học sinh dùng ghế đánh em P. khi P. bị dồn vào góc tường - Ảnh cắt từ video clip

Ngày 14-3, ông Trịnh Quang Đồng - Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Khôi Nguyên (86 đường số 3, P.Tân Phú, Q.7, TP.HCM) cho biết muốn nhận dạy học miễn phí cho em Nguyễn Thị Hồng P. - học sinh lớp 7/5 Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) - nạn nhân bị nhóm bạn học đánh, phang ghế vào đầu trong clip lan truyền trên mạng những ngày qua.

Ông Đồng cho biết qua theo dõi trên báo chí những ngày qua, thấy trường hợp của em P. rất thương cảm nên ông muốn thông qua hệ thống giáo dục của mình để chia sẻ trách nhiệm xã hội với gia đình và nhà trường, tạo điều kiện cho em P. học tập tốt.

Cũng theo ông Đồng, hiện nay Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Khôi Nguyên có 3 cơ sở: Trường quốc tế Canada, Trường song ngữ Việt Nam - Canada, Trường chuyên toán và khoa học tiếng Anh. Em P. hoàn toàn có thể chọn một trong ba cơ sở trên để học tập, ở nội trú.

Toàn bộ chi phí học tập, ăn ở nội trú sẽ do nhà trường đài thọ cho đến khi em P. học xong lớp 12.
 
Đem ông Trịnh Quang Đồng đi câu sấu cho rồi! Ngành Giáo-dục không cần những thương yêu "muộn", không cần người "xoa dầu cù-là".
Tui xin lỗi, tui hơn nóng mặt một chút, hay nhiều chút, cũng thế thôi!
Ông có thể làm được như vậy cho bao nhiêu em? Còn những em, không được "may mắn" chụp hình thì sao?
 
Last edited:
Đem ông Trịnh Quang Đồng đi câu sấu cho rồi! Ngành Giáo-dục không cần những thương yêu "muộn", không cần người "xoa dầu cù-là".
Tui xin lỗi, tui hơn nóng mặt một chút, hay nhiều chút, cũng thế thôi!
Ông có thể làm được như vậy cho bao nhiêu em? Còn những em, không được "may mắn" chụp hình thì sao?
Nếu việt nam mình xem trọng đến việc giáo dục và bảo dưỡng nhân cách thì hay quá .
Một thầy cô có bằng có tiền để chạy là có ghế đứng giảng lớp ... Rất nhiều người luôn miệng nói mình có tình yêu nghề nghiệp có tấm lòng với sự nghiệp giáo dục và nhiều người có thể nói cả ngày về điều đó hay trước mặt học sinh nhưng rất ít và quá ít các thầy cô biết hy sinh và cảm thông hơn nữa . Gánh nặng cuộc sống và áp lực công việc quá nặng làm cho họ nhàm chán và hao mòn đi cái gọi là trách nhiệm , tình thương với sự nghiệp trăm năm .
 
Thước đo chuẩn về văn hóa của Quốc gia nó không nằm ở những cuộc hội họp cấp cao,nó không nằm ở thời sự trên VTV hằng ngày khi mà tốt khoe xấu che.
Cứ ra ngoài đường,nghe học sinh lớp 1 nói chuyện với nhau ta sẽ thấy đạo đức của xã hội đã xuống tới mức đáy nào rồi.
Nguyên nhân cũng vì chúng ta thiếu quyết liệt,thằng to truyền thông điệp xuống cho thằng nhỏ rồi xong,mày thi hành hay làm sao kệ cha mày.Rồi khi có sự cố như vụ clip vừa rồi chúng nó lại ''họp kín'',sau đó thì ghế của thằng nào cũng được giữ nguyên.
Cứ chạy đua cải cách sách giáo khoa lên tới mấy nghìn tỉ đồng,cứ chạy đua ngôi trường cấp quốc gia này cấp kia tỉnh kia, rồi bỏ hẳn đi cái cốt lõi của giáo dục là '' dạy làm người''. Như Bác Hồ đã nói '' cây thì chỉ mất 10 năm để trồng,còn người thì mất cả trăm năm''.
Vì sao thầy ngủ với trò,vì sao trò đấm thầy chảy máu mũi,vì sao các cô bảo mẫu hành hạ dã man các em mẫu giáo, Vì sao và vì sao...
 
Một trường quốc tế nhận nuôi dạy nữ sinh lớp 7 bị đánh
TTO - Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Khôi Nguyên cho biết muốn nhận dạy học miễn phí cho nữ sinh lớp 7 bị các bạn trong lớp đánh.

1loXffgr.jpg

Nhóm học sinh dùng ghế đánh em P. khi P. bị dồn vào góc tường - Ảnh cắt từ video clip

Ngày 14-3, ông Trịnh Quang Đồng - Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Khôi Nguyên (86 đường số 3, P.Tân Phú, Q.7, TP.HCM) cho biết muốn nhận dạy học miễn phí cho em Nguyễn Thị Hồng P. - học sinh lớp 7/5 Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) - nạn nhân bị nhóm bạn học đánh, phang ghế vào đầu trong clip lan truyền trên mạng những ngày qua.

Ông Đồng cho biết qua theo dõi trên báo chí những ngày qua, thấy trường hợp của em P. rất thương cảm nên ông muốn thông qua hệ thống giáo dục của mình để chia sẻ trách nhiệm xã hội với gia đình và nhà trường, tạo điều kiện cho em P. học tập tốt.

Cũng theo ông Đồng, hiện nay Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Khôi Nguyên có 3 cơ sở: Trường quốc tế Canada, Trường song ngữ Việt Nam - Canada, Trường chuyên toán và khoa học tiếng Anh. Em P. hoàn toàn có thể chọn một trong ba cơ sở trên để học tập, ở nội trú.

Toàn bộ chi phí học tập, ăn ở nội trú sẽ do nhà trường đài thọ cho đến khi em P. học xong lớp 12.
Ngày nào còn những ông bà tiêu-biểu như ông Trịnh Quang Đồng, thể-hiện đẳng-cấp kiểu nầy, vẫn còn không để mắt tới hạnh-kiểm 7 em tiêu-biểu nầy, thì ông Đồng cứ chống mắt mà chờ, không lâu đâu, ông sẽ được thấy nhiều Lê Văn Luyện nữa.
 
Ngày nào còn những ông bà tiêu-biểu như ông Trịnh Quang Đồng, thể-hiện đẳng-cấp kiểu nầy, vẫn còn không để mắt tới hạnh-kiểm 7 em tiêu-biểu nầy, thì ông Đồng cứ chống mắt mà chờ, không lâu đâu, ông sẽ được thấy nhiều Lê Văn Luyện nữa.
Trách nhiệm giáo dục là thuộc về gia đình là chính .
Rồi mới đến nhà trường...
Xã hội tạo nên bởi những gia đình .
Nhà trường chỉ là một trong những chính sách an sinh mà thôi !
Phải xuất phát từ gốc rồi đến những nhân tố sau .
 
Trách nhiệm giáo dục là thuộc về gia đình là chính .
Rồi mới đến nhà trường...
Xã hội tạo nên bởi những gia đình .
Nhà trường chỉ là một trong những chính sách an sinh mà thôi !
Phải xuất phát từ gốc rồi đến những nhân tố sau .
Trời đất ơi!
 
Bạn,
Tui nhà nghèo quá! Cha mẹ tui thương con, ráng cho tui đi học. Nói thật lòng, tui đội cha mẹ nuôi dưỡng, là phần "ăn", còn tui vô trường, được thầy cô dạy cho "học". Không có trường thì tui không biết sẽ ra sao? Mà trường theo kiểu của bác Nhà trường chỉ là một trong những chính sách an sinh mà thôi ! Thì xin lỗi, tui đái lên đầu thầy, là chuyện thường. Xin lỗi nha!
Thôi, bác cao siêu quá! Tui xin lỗi không nói thêm với bác nữa! Chấm hết!
Trời ơi là trời!
 
Vâng nhà trường việt nam hiện nay chỉ là một trong những chính sách an sinh của nước ta và thực tế là vậy - không sai một ly không đi một dặm .
Câu đó cũng không sai .
Gia đình luôn là nền mống đầu tiên ... thực tế là thế cũng không sai .
Tại sao em đó bị đánh mà không phải là ai khác ? Tại sao em đó bị đánh vào đầu năm học lớp 7 mà không phải đầu năm lớp 6 .
Những phần tử cá biệt đánh hội đồng và nhân cách đó xuất phát từ xã hội hay gia đình , không lẽ từ nhà trường .
Xã hội chỉ là phần ngọn và gia đình luôn là phần gốc - cái này không quy trách nhiệm chính phụ cho bên nào .
Xin đính chính '' nhà trường chỉ có thể an sinh ( an sinh ở mức độ nào đó thì vẫn chỉ là phần ngọn ) cho xã hội .
Nhà trường có trách nhiệm bảo đảm sự phát triển văn hóa , học thức và loại trừ những nhân tố tiêu cực như bạo lực ( cái này là '' an sinh '' ) .
Bác nói lê văn luyện phạm tôi là trách nhiệm chính thuộc về nhà trường hay xã hội ?
 
Last edited by a moderator:
Thưa bạn,
Tui có người bạn là giáo-viên, và vợ cũng là giáo-viên. Sát vách nhà tui là một cô giáo. Vợ chồng bạn tui nghèo quá, lương hai vợ chồng không đủ nuôi con, nên trước giờ học và giờ nghỉ, vợ bạn tui, cô giáo, đẩy xe sửa đậu nành, bán cho học trò ở sân trường, Còn nhiệm-vụ thầy giáo, bạn tui, là đẩy xe tới trường, rồi tối đẩy ra bán chợ chiều tới tối. Nhờ vậy mà nuôi 3 đứa con.
Còn cô giáo sát vách, ngoài giờ dạy, cô dạy thêm cho học trò.
Có lần về thăm quê, tui hỏi hai vợ chồng giáo-viên:
- Sao anh chị không làm như cô Thay, dạy thêm?
- Vợ chồng tui không muốn làm như vậy. Mặc dù cô Thay chỉ dạy thêm thôi, mà mua nhà, mua đất và sống rất sung-túc.
 
Có lẽ hai thầy cô đó hiểu và cảm thông những sự khó khăn và áp lực của các em học sinh nên họ không muốn vì sẽ tăng thêm áp lực về kinh tế và cả thời gian .
Nhưng việt nam khác bác ơi .
Họ dạy nhiều lắm cứ 1 ngày làm thêm 1 ca thì mỗi tháng được 2 lớp vì một lớp chỉ học thêm mỗi tuần 3 ngày như 3 ,5 ,7 hoặc 2 4 6 . Họ dạy thế không biết thời gian nào để hiểu và giúp đỡ các em học sinh nữa và đặt biệt chuẩn bị bài giảng khi lên lớp . Thầy cô việt nam dạy thêm không biết có thêm kết quả gì không nhưng cái thêm áp lực cho chính họ là có và khi nhiều áp lực + lại thì chắt chắn việc dạy học chính khóa trong trường lớp bị ảnh hưởng nghiêm trọng .
Trên là những lý do cháu không đồng tình với việc học phụ đạo vì ngoài kiến thức ra thì thực tế học sinh cần phát triển nhiều thư hơn .
 
Cô giáo dạy rất giỏi, hầu hết học-bạ của học-sinh cô, điểm rất cao. Lên lớp trên, hầu hết các học-sinh của cô đều được thầy cô mới khen.

Trách nhiệm giáo dục là thuộc về gia đình là chính .
Rồi mới đến nhà trường...
Xã hội tạo nên bởi những gia đình .
Nhà trường chỉ là một trong những chính sách an sinh mà thôi !
Phải xuất phát từ gốc rồi đến những nhân tố sau .


Cô giáo dạy rất giỏi, hầu hết học-bạ của học-sinh cô, điểm rất cao. Lên lớp trên, hầu hết các học-sinh của cô đều được thầy cô mới khen.

Bí-quyết mô-phạm của cô là :
- Dạy vừa đủ phương-án.
- Dạy thêm tại nhà, để học-sinh thấu-triệt hơn.
Thứ ba, 17/3/2015 | 11:21 GMT+7

Hiệu trưởng trường 'nữ sinh bị đánh hội đồng' xin từ chức
Cho rằng bản thân phải chịu trách nhiệm cao nhất khi để xảy ra việc nữ sinh bị đánh hội đồng ngay trong lớp học, Hiệu trưởng THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) đã xin từ chức.
“Trong báo cáo về trách nhiệm liên quan đến việc nhiều học sinh đánh bạn trong lớp học, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng Phan Thanh Nguyên tự nhận hình thức kỷ luật là xin được cách chức hiệu trưởng”, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh Nguyễn Thành Nguyện cho biết.

Nói về quyết định xin được cách chức, Hiệu trưởng Nguyên nhìn nhận: “Tôi là người đứng đầu nhà trường, để xảy ra vụ việc đáng tiếc trên, tôi nhận thấy bản thân phải chịu trách nhiệm cao nhất, chứ không đổ lỗi cho ai. Tôi thành thật xin lỗi nạn nhân, gia đình nạn nhân, các cấp lãnh đạo”.

Nữ sinh bị đánh hội đồng nhiều năm liền đạt thành tích học sinh giỏi, là thành viên đội tuyển năng khiếu Aerobic của tỉnh Trà Vinh. Em từng đoạt huy chương vàng hội khỏe Phù Đổng được tổ chức tại Cần Thơ và huy chương đồng hội thi Aerobic trẻ toàn quốc tổ chức tại TP HCM vào năm 2012. Ngày 13/1, do từ chối việc sai vặt, em đã bị 5 bạn nữ và 2 bạn nam đánh hội đồng. Vụ việc được một học sinh trong lớp dùng điện thoại ghi lại. Đến ngày 8/3, clip xuất hiện trên Internet gây làn sóng phẫn nộ.

Có 9 học sinh liên quan đến vụ việc bị xử lý kỷ luật. Trong đó, lớp trưởng lớp 7/5, học sinh quay clip và nam sinh ném chồng ghế vào đầu nạn nhân bị buộc thôi học một tuần. Một học sinh nữa được cho là liên đới vụ việc bị khiển trách. 5 học sinh còn lại bị cảnh cáo trước toàn trường.

Liên quan đến vụ việc, hiệu trưởng Phan Thanh Nguyên cùng hiệu phó phụ trách Võ Thanh Vũ; giáo viên chủ nhiệm Võ Thành Tất và tổng phụ trách đội Thạch Minh Tâm bị tạm đình chỉ một tháng. Trong thời gian tạm đình chỉ, những cán bộ này sẽ tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân để có hướng xử lý.

Ông Nguyễn Phước Thành (cha nữ sinh bị đánh) bày tỏ sự biết ơn đến mọi người đã quan tâm, chia sẻ với con gái mình trong thời gian qua. Đặc biệt là các nhà hảo tâm đã giúp đỡ tổng cộng hơn 50 triệu đồng và ngôi trường quốc tế đã miễn học phí, nội trú cho nữ sinh đến hết lớp 12.

Cửu Long
 
Last edited:
Nói đến giáo dục thì cho phép motnua hỏi ở topis này vài câu .
Bác biết thế nào là thai giáo ?
Thế nào là 3 năm đầu đời là tiềm năng cho cuộc đời ?
Thời gian mỗi học sinh gắn bó với trường là bao lâu ?

Đôi khi những lời nói , hành động , tư tưởng , thái độ của những thành viên khác trong gia đình vô tình hay cố ý điều luôn có ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của con trẻ .Còn tùy vào tố chất của mỗi đứa trẻ mà tạo nên những tổn thương '' chìm '' hoặc những '' tư tưởng '' '' tính cách '' khác nhau để rồi trong con người đứa trẻ đó hình thành nên những bản tính , nhân cách khác nhau .

Khi những bản tính ngầm + nhân cách nổi và thực tế cuộc sống sẽ dẫn đến những lời nói hành động khác nhau .

Cháu xin viết lại : Nhà trường là một tập thể có tổ chức và trách nhiệm giáo dưỡng và an sinh cho mỗi học sinh trong thời gian nhất định . Mỗi thầy cô có thể giáo dưỡng và dạy học cho mỗi đứa trẻ bằng mọi cách nhưng nếu không bắt đầu từ trong tâm tư suy nghĩ của mỗi học sinh thì khó có thể thành công .

Nếu không tìm hiểu hoàn cảnh thực tế , hiểu được mỗi đứa trẻ đang như thế nào , đang cần gì để đưa ra những sự giáo dưỡng khác nhau thì không có thầy cô nào có thể dạy học sinh những điều tối thiểu để làm người .

Nếu mỗi thầy cô chỉ dạy học văn hóa cho hết nhiệm vụ để lãnh lương thì cũng chỉ là một xã hội - mạnh ai nấy chạy , ai giỏi thì bay
Nhưng thế nào thì gia đình luôn là cái gốc và con cái là tiếp nối của gia đình .
 
Trách nhiệm giáo dục là thuộc về gia đình là chính .
Rồi mới đến nhà trường...
Xã hội tạo nên bởi những gia đình .
Nhà trường chỉ là một trong những chính sách an sinh mà thôi !
Phải xuất phát từ gốc rồi đến những nhân tố sau .

Tui không được may mắn "thai giáo", nên bộ mặt... của tui rớt xuống cát!
 
Trách nhiệm giáo dục là thuộc về gia đình là chính .
Rồi mới đến nhà trường...
Xã hội tạo nên bởi những gia đình .
Nhà trường chỉ là một trong những chính sách an sinh mà thôi !
Phải xuất phát từ gốc rồi đến những nhân tố sau .


Tui không được may mắn "thai giáo", nên bộ mặt... của tui rớt xuống cát!
Hiểu !
Tại sao bác in đậm và nhắc lại bài viết của cháu nhiều lần ?
Bác thuy-canh không thể vì không có cảm tình với câu '' nhà trường chỉ để an sinh'' rồi chê trách môt bài viết tuyệt vời như thế của cháu được ? Lý lẽ trời đất nằm ở đâu ?
Để motnua giải thích lại bài viết in đậm màu xanh trên là không sai .
Bác nhìn và đọc từng chữ một cho rõ và suy nghĩ xem nó có sai và vô lý ở điểm nào ?

Bài motnua trên có tất cả 5 câu .
Trách nhiệm giáo dục thuộc về gia đình là chính - câu này sai ?

Rồi mới đến nhà trường + ba chấm là chưa viết hết - phải chăng câu này sai ?

2 câu 1 và hai và tiếp theo câu thứ 3 là nhà trường chỉ là một trong những chính sách an sinh mà thôi - phải chăng câu này cũng sai ? Đường ,trường ,trạm là 3 công cụ hay nói cách khác là 3 chính sách an sinh .
Giáo dục phải xuất phát từ gia đình rồi đến nhà trường và những nhân tố sau - phải chăng câu này cũng sai ?
Xin lỗi !
 
Last edited by a moderator:


Back
Top