Hàng chục héc ta lúa chết non tại Tiền Giang: Do mặn hay phân?

28304556681_55c7c93f86_o.jpg

Lúa non chết hàng loạt, nông dân thất thu nặng vụ mùa này.

Hàng chục hécta lúa non của bà con nông dân tại “Cánh đồng liên kết” (CĐLK) ấp 4, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đang xanh tốt bỗng ngả sang màu vàng hoe, héo úa rồi chết lụn dần sau khi bón phân. Nhiều nông dân bức xúc cho rằng lúa chết do phân bón, còn nhà sản xuất phân cho rằng do ảnh hưởng hạn - mặn…

Lúa non chết lụn hàng loạt

Theo thống kê của UBND xã Mỹ Thành Bắc, hiện có hơn 20ha lúa của 17 hộ dân tại CĐLK ấp 4 của xã này xảy ra tình trạng ngả màu vàng lá, chết lụn dần chưa rõ nguyên nhân. Trước thực trạng lúa chết hàng loạt, nhiều nông dân cho rằng, lúa chết do bón phân Lio-Thái (sản phẩm của Cty TNHH phân bón hữu cơ Freenfield). Hộ ông Hà Văn Ngoan phản ánh, vụ lúa mùa năm nay gia đình gieo sạ 1,8ha lúa giống OM-5451. Đến khi cây lúa làm mạ được 11 ngày tuổi lúa vẫn xanh tốt. Tuy nhiên sau khi ông Ngoan bón phân Lio-Thái kết hợp một lượng ít phân Super Humic (sản phẩm của Cty TNHH hóa nông Hợp Trí) cho lúa, được khoảng 2-3 ngày sau, toàn bộ diện tích lúa non bỗng đồng loạt ngả màu vàng hoe, héo úa rồi chết lụn dần.

“Từ hôm lúa bị “ngộ độc” đến nay, tôi dùng mọi biện pháp: Rải vôi, xả nước, bơm nước mới vào… cứu lúa tốn biết bao nhiêu là chi phí nhưng vẫn không cứu nổi, đành bất lực nhìn lúa chết” - ông Ngoan bức xúc. Không chỉ riêng hộ ông Ngoan, nhiều diện tích lúa non của nông dân tại CĐLK ấp 4 cũng xảy ra tình trạng tương tự. Bị thiệt hại nặng nề nhất là hộ ông Nguyễn Văn Đẳng có 3ha lúa bị chết hầu như hoàn toàn. Nhiều nông dân cho biết, đây là năm đầu tiên họ vào mô hình CĐLK được Cty lương thực Tiền Giang hỗ trợ giống lúa OM-5451, Cty Freenfield hỗ trợ 30% phân bón và Cty Hợp Trí hỗ trợ 30% thuốc nên bước đầu nông dân rất phấn khởi. Tuy nhiên hiệu quả của mô hình CĐLK ngoài mong đợi của nông dân. Đứng nhìn hàng hécta lúa bị chết dần, hộ ông Phan Văn Lực than thở: “Hiện tượng lúa chết này từ trước tới nay ở địa phương chưa từng xảy ra. Nay là năm đầu tiên chúng tôi tham gia CĐLK, nhưng mới “bắt tay” mà đã xảy ra hiện tượng thế này, thiệt hại quá lớn”.

Do phân bón hay hạn - mặn?

Theo người dân phản ánh, thời điểm họ đồng loạt bón phân Lio-Thái cho lúa thì hộ bà Hà Thị Thương ở cùng ấp, do bận công việc gia đình nên chưa kịp xuống phân. Vài ngày sau khi thấy lúa của nhiều hộ xung quanh bị vàng lá và chết dần, bà Thương ngừng ngay việc bón phân Lio-Thái. Kết quả mảnh ruộng của hộ bà Thương không bị ảnh hưởng, lúa vẫn xanh tốt. Trong khi đó hàng loạt diện tích lúa của hàng chục hộ dân bón phân Lio-Thái đều xảy ra hiện tượng lúa chết như nhau.

Bà Phạm Thu Hiền - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thành Bắc - cho biết, nông dân nói lúa chết do phân, còn Cty nói lúa chết chưa rõ phân hay thuốc, hay do hạn - mặn, nguyên nhân đang chờ ngành chức năng kết luận. Hiện các nhà cung cấp phân, thuốc đang phối hợp với ngành chức năng tổ chức thử nghiệm lại sản phẩm (lượng phân bón và thuốc bà con nông dân chưa sử dụng hết) trên một phần ruộng khác để làm rõ lúa chết do đâu. Quá trình tổ chức thử nghiệm có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng và nông dân. “Nếu xác định chính do phân hoặc thuốc của các Cty trên gây thiệt hại cho lúa thì chúng tôi sẽ kiến nghị các Cty có chính sách đền bù thỏa đáng cho nông dân” - bà Hiền nói.

Ông Trần Anh Hòa - Phó TGĐ Chi nhánh Cty TNHH phân bón hữu cơ Freenfield (quận Tân Bình, TPHCM) - cho biết, cơ quan chức năng đã lấy mẫu phân bón Lio-Thái và thuốc của Cty Hợp Trí gửi lên Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (TPHCM) khảo nghiệm, đang chờ kết quả. “Tôi tin tưởng vào sản phẩm của Cty mình, tôi nghi ngờ có thể lúa chết không phải do phân mà do ảnh hưởng của đợt mặn kéo dài sau tết. Trong đất còn bị mặn nên khi bà con gieo sạ xong không nên bón phân hữu cơ sớm sẽ làm tăng thêm độ mặn khiến lúa bị chết” - ông Hòa nói. Ông Hòa cũng cho biết, dù chưa biết là lỗi do đâu, nhưng trước mắt Cty chúng tôi vẫn có chương trình hỗ trợ nông nghiệp cho nông dân có sử dụng sản phẩm phân bón Lio-Thái để chia sẻ khó khăn với bà con nông dân.
Bài: THANH HUYỀN - Báo Lao động
 


Bác có biết không ? chia sẻ cho tôi và mọi người trong diễn đàn biết với!

Bác hiểu "trung gian" là gì chưa? mà dám viết là gián tiếp, ăn theo và cơ hội. Chắc bác nghĩ rằng trung gian là trung thì ít mà gian thì nhiều nên mới viết vậy?
Để tôi -một tay mơ về tài chính, xin phép nói cho bác biết rằng trên thị trường tài chính hoàn hảo nhất (cho tới hiện nay) là thị trường chứng khoán, các sàn giao dịch chứng khoán (chỉ ví dụ tại Việt Nam thoi nhé: sàn Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index và Hà Nội, chỉ số HNX-Index) chính là các trung gian tài chính đó bác ạ. Nó chính xác là trung gian chứ không phải mọi người cho nó là trung gian vì nó là nơi cung cấp thông tin để người có nhu cầu bán và bên có nhu cầu mua gặp nhau đó bác.. Trong đời sống hàng ngày, các trang báo quảng cáo về nhà đất cũng đang giúp các tay trung gian địa ốc (cò nhà đất cho nó dân dã) kết nối nhu cầu bán mua của các bên đó bác..

Bác chả tơ hào được gì đâu vì nếu có gã trọc phú nào vào cũng chỉ khoe mẽ thôi còn thành viên giàu có và kỳ cựu đọc bài của bác là họ chạy mất dép rồi vì:

Làm kinh tế hay hẹp hơn một chút, kinh tế nông nghiệp cho nó văn vẻ là một chiến trường thwucj sự chứ không phải showbiz đau mà bác "câu" và dù có câu thì chắc bác chỉ có mất "mồi" vì bị mấy chú "cá mập" nuốt hết đó.
Tôi là tay mơ về tài chính nên chỉ viết được như thế thôi. Về nông nghiệp thì còn nản hơn hơn nữa, bác cứ coi như tôi thuộc loại không biết gì đi nên chỉ có ý kiến nhỏ như thế nay: Nếu muốn phát triển nông nghiệp phải đi vào chuyên canh (kể cả đặc sản), nôm na là ngaoif việc phát triển sức mạnh thực chất của các hiệp hội .. phải làm được "cánh đồng mẫu lớn" lúc đó mới chuyên môn hóa để tăng năng xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm (chất lượng đồng đều). Vì bác muốn bán giá cao thì phải gặp được đầu mối lớn - tiêu thụ cả vài chục đến vài trăm container sản phẩm 1 lần giao hàng mà bác phải đi thu gom từ cả lố nhà vườn thì chất lượng sao mà đồng đều được? -> bán cho thương lái bị ép giá...
Thôi vài dòng chứ em viết dông dài rồi và thấy chả ăn nhập gì với chủ đề của Loan Nguyen..
Mấy bác trí thức nói chuyện xa vời quá em hiểu hổng nổi, thôi đi đừng phí sức nữa.
Em thấy bác và nông dân mình thụ động quá! Đây là chuyện giữa nông dân và công ty phân bón. Nông dân là người bị thiệt hại thì phải tự có hành động bảo vệ lợi ích của mình, đừng chờ người khác làm thay kiểu như nằm chờ sung rụng. Sao không tự mình lấy mẫu đất, nước và cây lúa trước sự chứng kiến của chính quyền, yêu cầu chính quyền đóng dấu niêm phong đem đi phân tích? Có kết quả rồi thì bố công ty phân bón nào dám nói láo. Hoặc ngay tức khắc viết đơn gửi ra tòa án? Tòa thụ lý đơn người ta tức khắc yêu cầu lấy mẫu đi xét nghiệm và ra kết luận.

Em thấy đây là tranh chấp dân sự bình thường giữa bên mua và bên bán sản phẩm như các ngành khác, nó đầy dẫy trong xã hội. Đòi hỏi, bảo vệ lợi ích của nông dân là việc nông dân phải làm, đó không phải là việc của chính quyền và các cơ quan chức năng!

Còn đến khi kết quả xét nghiệm "khác thường" hoặc tòa không nhận đơn, chính quyền không hợp tác... thì lúc đó mới trách họ được.
Không phải mình thụ động đâu bác ơi, nhưng kiện là khó lắm và khó thắng nữa. Này nhé, cho là sau khi phân tích mẫu nước, mẫu lúa và có kết luận là do phân bón hoặc thuốc BVTV đi nữa thì người nông dân phải chứng minh mình sử dụng phân bón, thuốc BVTV đúng liều lượng, đúng quy trình, đúng thời điểm theo hướng dẫn của nhà sản xuất v.v và v.v... Cái này thì làm sao chứng minh được, nông dân đâu có sổ sách ghi chép ngày nào bón phân, ngày nào phun thuốc, lượng phân bón, thuốc phun là bao nhiêu, bón phân, phun thuốc vào thời điểm nào ... hì, hì ... bó tay. Nông dân mình lúc nào cũng thua thiệt.
 


Mấy bác trí thức nói chuyện xa vời quá em hiểu hổng nổi, thôi đi đừng phí sức nữa.

Không phải mình thụ động đâu bác ơi, nhưng kiện là khó lắm và khó thắng nữa. Này nhé, cho là sau khi phân tích mẫu nước, mẫu lúa và có kết luận là do phân bón hoặc thuốc BVTV đi nữa thì người nông dân phải chứng minh mình sử dụng phân bón, thuốc BVTV đúng liều lượng, đúng quy trình, đúng thời điểm theo hướng dẫn của nhà sản xuất v.v và v.v... Cái này thì làm sao chứng minh được, nông dân đâu có sổ sách ghi chép ngày nào bón phân, ngày nào phun thuốc, lượng phân bón, thuốc phun là bao nhiêu, bón phân, phun thuốc vào thời điểm nào ... hì, hì ... bó tay. Nông dân mình lúc nào cũng thua thiệt.
Đúng vậy, ngay chuyện bình thường như mua hàng có bảo hành, hư trong hạn bảo hành còn tranh cải lổi do nhà sản xuất hay lổi do người tiêu dùng nửa kìa. Bình thường thì không có gì nhưng nếu muốn phức tạp thì vô cùng phức tạp.
 
Mấy bác trí thức nói chuyện xa vời quá em hiểu hổng nổi, thôi đi đừng phí sức nữa.

Không phải mình thụ động đâu bác ơi, nhưng kiện là khó lắm và khó thắng nữa. Này nhé, cho là sau khi phân tích mẫu nước, mẫu lúa và có kết luận là do phân bón hoặc thuốc BVTV đi nữa thì người nông dân phải chứng minh mình sử dụng phân bón, thuốc BVTV đúng liều lượng, đúng quy trình, đúng thời điểm theo hướng dẫn của nhà sản xuất v.v và v.v... Cái này thì làm sao chứng minh được, nông dân đâu có sổ sách ghi chép ngày nào bón phân, ngày nào phun thuốc, lượng phân bón, thuốc phun là bao nhiêu, bón phân, phun thuốc vào thời điểm nào ... hì, hì ... bó tay. Nông dân mình lúc nào cũng thua thiệt.

Em thấy những việc như lấy mẫu xét nghiệm, mang mẫu đi xét nghiệm, viết đơn kiện, chuẩn bị các tài liệu tòa án yêu cầu... nó quá bình thường. Nếu nông dân không làm được thì bỏ ra tý tiền các văn phòng luật sư họ tư vấn và làm cho ngay. Thế mà bà con cứ kêu khó!

Nếu nông dân khởi kiện, báo trí đưa tin rùm beng lên, rồi lại phải ra hầu tòa nữa thì công ty nó có yên ổn làm ăn không? Danh tiếng công ty chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, bán hàng khó vì nhiều nông dân sợ không dám mua nữa là công ty nó chết ngay.

Em dám chắc là công ty nó sẽ không bao giờ để khủng hoảng thêm, theo vụ kiện đến khi tòa ra phán quyết. Lại không đến ngồi vào bàn đàm phán với nông dân ngay, bồi thường ở mức thỏa đáng để nông dân rút đơn kiện về cho nó gọn nhẹ. Nếu nông dân không làm như những gì em đã nói thì chỉ nhận được lời giải thích do đất nhiễm mặn.

Dường như các bác cứ nghĩ cứ đưa nhau ra tòa là phải để tòa phán thì phải?
 
Bác có biết không ? chia sẻ cho tôi và mọi người trong diễn đàn biết với!

Bác hiểu "trung gian" là gì chưa? mà dám viết là gián tiếp, ăn theo và cơ hội. Chắc bác nghĩ rằng trung gian là trung thì ít mà gian thì nhiều nên mới viết vậy?
Để tôi -một tay mơ về tài chính, xin phép nói cho bác biết rằng trên thị trường tài chính hoàn hảo nhất (cho tới hiện nay) là thị trường chứng khoán, các sàn giao dịch chứng khoán (chỉ ví dụ tại Việt Nam thoi nhé: sàn Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index và Hà Nội, chỉ số HNX-Index) chính là các trung gian tài chính đó bác ạ. Nó chính xác là trung gian chứ không phải mọi người cho nó là trung gian vì nó là nơi cung cấp thông tin để người có nhu cầu bán và bên có nhu cầu mua gặp nhau đó bác.. Trong đời sống hàng ngày, các trang báo quảng cáo về nhà đất cũng đang giúp các tay trung gian địa ốc (cò nhà đất cho nó dân dã) kết nối nhu cầu bán mua của các bên đó bác..

Bác chả tơ hào được gì đâu vì nếu có gã trọc phú nào vào cũng chỉ khoe mẽ thôi còn thành viên giàu có và kỳ cựu đọc bài của bác là họ chạy mất dép rồi vì:

Làm kinh tế hay hẹp hơn một chút, kinh tế nông nghiệp cho nó văn vẻ là một chiến trường thwucj sự chứ không phải showbiz đau mà bác "câu" và dù có câu thì chắc bác chỉ có mất "mồi" vì bị mấy chú "cá mập" nuốt hết đó.
Tôi là tay mơ về tài chính nên chỉ viết được như thế thôi. Về nông nghiệp thì còn nản hơn hơn nữa, bác cứ coi như tôi thuộc loại không biết gì đi nên chỉ có ý kiến nhỏ như thế nay: Nếu muốn phát triển nông nghiệp phải đi vào chuyên canh (kể cả đặc sản), nôm na là ngaoif việc phát triển sức mạnh thực chất của các hiệp hội .. phải làm được "cánh đồng mẫu lớn" lúc đó mới chuyên môn hóa để tăng năng xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm (chất lượng đồng đều). Vì bác muốn..
Bác có biết không ? chia sẻ cho tôi và mọi người trong diễn đàn biết với!

Bác hiểu "trung gian" là gì chưa? mà dám viết là gián tiếp, ăn theo và cơ hội. Chắc bác nghĩ rằng trung gian là trung thì ít mà gian thì nhiều nên mới viết vậy?
Để tôi -một tay mơ về tài chính, xin phép nói cho bác biết rằng trên thị trường tài chính hoàn hảo nhất (cho tới hiện nay) là thị trường chứng khoán, các sàn giao dịch chứng khoán (chỉ ví dụ tại Việt Nam thoi nhé: sàn Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index và Hà Nội, chỉ số HNX-Index) chính là các trung gian tài chính đó bác ạ. Nó chính xác là trung gian chứ không phải mọi người cho nó là trung gian vì nó là nơi cung cấp thông tin để người có nhu cầu bán và bên có nhu cầu mua gặp nhau đó bác.. Trong đời sống hàng ngày, các trang báo quảng cáo về nhà đất cũng đang giúp các tay trung gian địa ốc (cò nhà đất cho nó dân dã) kết nối nhu cầu bán mua của các bên đó bác..

Bác chả tơ hào được gì đâu vì nếu có gã trọc phú nào vào cũng chỉ khoe mẽ thôi còn thành viên giàu có và kỳ cựu đọc bài của bác là họ chạy mất dép rồi vì:

Làm kinh tế hay hẹp hơn một chút, kinh tế nông nghiệp cho nó văn vẻ là một chiến trường thwucj sự chứ không phải showbiz đau mà bác "câu" và dù có câu thì chắc bác chỉ có mất "mồi" vì bị mấy chú "cá mập" nuốt hết đó.
Tôi là tay mơ về tài chính nên chỉ viết được như thế thôi. Về nông nghiệp thì còn nản hơn hơn nữa, bác cứ coi như tôi thuộc loại không biết gì đi nên chỉ có ý kiến nhỏ như thế nay: Nếu muốn phát triển nông nghiệp phải đi vào chuyên canh (kể cả đặc sản), nôm na là ngaoif việc phát triển sức mạnh thực chất của các hiệp hội .. phải làm được "cánh đồng mẫu lớn" lúc đó mới chuyên môn hóa để tăng năng xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm (chất lượng đồng đều). Vì bác muốn bán giá cao thì phải gặp được đầu mối lớn - tiêu thụ cả vài chục đến vài trăm container sản phẩm 1 lần giao hàng mà bác phải đi thu gom từ cả lố nhà vườn thì chất lượng sao mà đồng đều được? -> bán cho thương lái bị ép giá...
Thôi vài dòng chứ em viết dông dài rồi và thấy chả ăn nhập gì với chủ đề của Loan Nguyen..
mình ko giàu có cũng chẳng kỳ cựu nhưng đúng là đọc xong bài trl đã chạy mất dép rồi, lý do thì mình ko biết diễn tả thế nào cho hết ý dc vì thấy bạn ấy " cứng" qá. Tks bạn vì những gì bạn nói rất rất hợp với suy nghĩ của mình
 
Cuối cùng cũng chấp nhận bồi thường rồi nè mấy bác. Coi như em nó cũng "biết
điều". Sau này khi đã cải tiến công thức, thành phần thì cứ ủng hộ em nó nữa nhé mấy bác.
TTO - Công ty TNHH phân bón hữu cơ Freenfield đồng ý hỗ trợ cho nông dân có lúa non bị chết hàng loạt tại tỉnh Bến Tre và Tiền Giang
Ngày 21-7, ông Nguyễn Văn Dũng - chi cục phó Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, cho biết sau khi xảy ra sự cố lúa non chết hàng loạt tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đại diện các sở ngành và công ty cung cấp phân bón đã có buổi làm việc với nông dân, tìm nguyên nhân chính thức và đưa ra phương án hỗ trợ.

Theo đó, dù chưa kết luận được lúa chết có liên quan đến phân bón hay không nhưng phía Công ty TNHH phân bón hữu cơ Freenfield (nông dân đã sử dụng loại phân Lio Thái của công ty này) đã đồng ý hỗ trợ cho nông dân có lúa non chết với mức cao nhất là 16 triệu đồng/ha.

Cụ thể, có 4 trường hợp được phía công ty đồng ý hỗ trợ nông dân:

Nếu lúa chết nhưng nông dân đã xạ lại được hỗ trợ 350.000 đồng/công và 15 kg phân bón; nếu lúa vẫn còn dưỡng được sẽ hỗ trợ 5kg phân DAP, thuốc dinh dưỡng đặc biệt của công ty và sau khi thu hoạch nếu năng suất thấp hơn bao nhiêu so với ruộng bên cạnh (không sử dụng phân Lio Thái) sẽ được công ty này bù vào cho bằng; nếu lúa đã chết hết, nông dân bỏ ruộng thì công ty sẽ hỗ trợ 1,6 triệu đồng/công.

Bến Tre có hơn 36 ha lúa non bị chết sau khi bón phân Lio Thái và hầu hết đều hài lòng với mức hỗ trợ này.

Còn tại tỉnh Tiền Giang, với 20ha lúa non của 17 hộ dân bị chết, dù chưa có nguyên nhân chính thức nhưng phía công ty phân bón nói trên đã hỗ trợ mức cao nhất là 22 triệu đồng/ ha.

Được biết, có khoảng 40ha lúa hè thu của nông dân tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre bị úa vàng và chết rụi từ sau khi sạ được 10 - 20 ngày.

Nhiều nông dân tại cánh đồng mẫu ở Ba Tri (Bến Tre) cho biết những thửa ruộng có bón loại phân LTh của Công ty TNHH phân bón hữu cơ Freenfield đều bị cháy lá và chết hơn phân nửa, trong khi những thửa ruộng bón các loại phân khác đều phát triển xanh tốt bình thường.

Dẫn chúng tôi đến thửa ruộng 4.000m2 có lúa đã bị úa vàng, ông Võ Văn Bự (xã An Bình Tây, Ba Tri) cho biết đã bón loại phân này lúc lúa được 10 ngày tuổi và chỉ vài ngày sau lá chuyển màu đỏ hoe và cháy rụi từ từ. Trong khi các thửa ruộng kề bên bón các loại phân khác vẫn phát triển bình thường.

Trước đó, ngày 18-7, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ba Tri cho biết đã thống kê về tình hình thiệt hại với tổng cộng hơn 23ha lúa hè thu, hầu hết đều có sử dụng phân bón LTh nhưng chưa có kết luận chính thức nguyên nhân lúa chết.

Tương tự, UBND xã Mỹ Thành Bắc (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết trên địa bàn có hơn 20ha lúa tại cánh đồng liên kết cũng xảy ra tình trạng ngả màu vàng lá, chết lụn dần sau khi bón phân LTh.

Thông tin từ Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre) cho biết đã phối hợp với công ty cung cấp phân bón đi khảo sát thực tế, lấy mẫu để xác định nguyên nhân chính thức gây lúa chết và sẽ sớm công bố kết quả.
 
Cuối cùng cũng chấp nhận bồi thường rồi nè mấy bác. Coi như em nó cũng "biết
điều". Sau này khi đã cải tiến công thức, thành phần thì cứ ủng hộ em nó nữa nhé mấy bác.
TTO - Công ty TNHH phân bón hữu cơ Freenfield đồng ý hỗ trợ cho nông dân có lúa non bị chết hàng loạt tại tỉnh Bến Tre và Tiền Giang
Ngày 21-7, ông Nguyễn Văn Dũng - chi cục phó Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, cho biết sau khi xảy ra sự cố lúa non chết hàng loạt tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đại diện các sở ngành và công ty cung cấp phân bón đã có buổi làm việc với nông dân, tìm nguyên nhân chính thức và đưa ra phương án hỗ trợ.

Theo đó, dù chưa kết luận được lúa chết có liên quan đến phân bón hay không nhưng phía Công ty TNHH phân bón hữu cơ Freenfield (nông dân đã sử dụng loại phân Lio Thái của công ty này) đã đồng ý hỗ trợ cho nông dân có lúa non chết với mức cao nhất là 16 triệu đồng/ha.

Cụ thể, có 4 trường hợp được phía công ty đồng ý hỗ trợ nông dân:

Nếu lúa chết nhưng nông dân đã xạ lại được hỗ trợ 350.000 đồng/công và 15 kg phân bón; nếu lúa vẫn còn dưỡng được sẽ hỗ trợ 5kg phân DAP, thuốc dinh dưỡng đặc biệt của công ty và sau khi thu hoạch nếu năng suất thấp hơn bao nhiêu so với ruộng bên cạnh (không sử dụng phân Lio Thái) sẽ được công ty này bù vào cho bằng; nếu lúa đã chết hết, nông dân bỏ ruộng thì công ty sẽ hỗ trợ 1,6 triệu đồng/công.

Bến Tre có hơn 36 ha lúa non bị chết sau khi bón phân Lio Thái và hầu hết đều hài lòng với mức hỗ trợ này.

Còn tại tỉnh Tiền Giang, với 20ha lúa non của 17 hộ dân bị chết, dù chưa có nguyên nhân chính thức nhưng phía công ty phân bón nói trên đã hỗ trợ mức cao nhất là 22 triệu đồng/ ha.

Được biết, có khoảng 40ha lúa hè thu của nông dân tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre bị úa vàng và chết rụi từ sau khi sạ được 10 - 20 ngày.

Nhiều nông dân tại cánh đồng mẫu ở Ba Tri (Bến Tre) cho biết những thửa ruộng có bón loại phân LTh của Công ty TNHH phân bón hữu cơ Freenfield đều bị cháy lá và chết hơn phân nửa, trong khi những thửa ruộng bón các loại phân khác đều phát triển xanh tốt bình thường.

Dẫn chúng tôi đến thửa ruộng 4.000m2 có lúa đã bị úa vàng, ông Võ Văn Bự (xã An Bình Tây, Ba Tri) cho biết đã bón loại phân này lúc lúa được 10 ngày tuổi và chỉ vài ngày sau lá chuyển màu đỏ hoe và cháy rụi từ từ. Trong khi các thửa ruộng kề bên bón các loại phân khác vẫn phát triển bình thường.

Trước đó, ngày 18-7, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ba Tri cho biết đã thống kê về tình hình thiệt hại với tổng cộng hơn 23ha lúa hè thu, hầu hết đều có sử dụng phân bón LTh nhưng chưa có kết luận chính thức nguyên nhân lúa chết.

Tương tự, UBND xã Mỹ Thành Bắc (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết trên địa bàn có hơn 20ha lúa tại cánh đồng liên kết cũng xảy ra tình trạng ngả màu vàng lá, chết lụn dần sau khi bón phân LTh.

Thông tin từ Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre) cho biết đã phối hợp với công ty cung cấp phân bón đi khảo sát thực tế, lấy mẫu để xác định nguyên nhân chính thức gây lúa chết và sẽ sớm công bố kết quả.
Zậy là công ty đó nó khôn chứ không dại như tân hiệp phát
 
Tốt hơn là chọn con đường thương lượng, vì chỉ với hàng chục Ha ruộng thì chắc gì có nhà báo nào nhảy vào hỗ trợ nông dân, có chăng đi nữa thì cũng một hai bài viết bâng quơ rồi thôi. Báo chí chỉ viết bài khi thấy chắc ăn kìa, như vụ cá chết vừa qua thì báo nào cũng nhảy vô vì thấy quá rõ sự ủng hộ của dư luận. Còn ở đây chỉ có vài ba nông dân thôi thì chắc gì ... thôi tốt hơn là thương lượng với các công ty phân bón, thuốc BVTV để có được phần hỗ trợ cho chắc ăn.
 

Tốt hơn là chọn con đường thương lượng, vì chỉ với hàng chục Ha ruộng thì chắc gì có nhà báo nào nhảy vào hỗ trợ nông dân, có chăng đi nữa thì cũng một hai bài viết bâng quơ rồi thôi. Báo chí chỉ viết bài khi thấy chắc ăn kìa, như vụ cá chết vừa qua thì báo nào cũng nhảy vô vì thấy quá rõ sự ủng hộ của dư luận. Còn ở đây chỉ có vài ba nông dân thôi thì chắc gì ... thôi tốt hơn là thương lượng với các công ty phân bón, thuốc BVTV để có được phần hỗ trợ cho chắc ăn.
Rất đúng, trong kinh doanh nhất là cùng nhau hợp tác thì không phải cái gì cũng thưa cũng kiện. Thương lượng là thượng sách.
 
Rất đúng, trong kinh doanh nhất là cùng nhau hợp tác thì không phải cái gì cũng thưa cũng kiện. Thương lượng là thượng sách.
1 bài báo đã khiến công ty phải xì tiền thì em nghĩ nếu có đơn khởi kiện và báo chí đưa tin thì nó sẽ phải xì ra nhiều nữa. Đây không phải là thương lượng mà thực chất là công ty bỏ tiền ra để dập dư luận thôi.
 


Back
Top