Hàng HOT - BẠCH XÀ

  • Thread starter quoctayninh
  • Ngày gửi
Vài hình ảnh cho bà con chiêm ngưỡng giống rắn Ráo Trâu Trắng (Bạch Xà).

26092010.jpg

26092010001.jpg

26092010013.jpg

26092010014.jpg


Hàng hiếm đang rất hot trên thị trường đó bà con.
 


Chỉ có con rắn bạch nặng không đến kg, mà rộn ràng như thế này, nếu con cọp bạch hay con voi bạch thì thế nào nhỉ ?
 


vài bữa nữa em sẽ post clip của con mèo nhà em nó bị bạch tạng luôn nà .. hihi...
không biêt con răn bạch tạng này khi ra ánh sáng mạnh thí nó co mở ma7t đc không?. chứ gần nhà có ông nọ bị bạch tạng thì.............hì hì
 
Vừa đọc bài đăng, định muốn hỏi một câu, thì có người nói cho hay
có loại Bạch Tạng, và có loại Bạch Kim. Tôi thì thích loại Bạch
Kim. Ngày xưa tôi còn trẻ có đánh chết một con Bạch Kim. Không
biết nó tên là gì, nhưng đẹp lắm. Thuở ấy ViệtNam còn mê tín lắm,
mình cũng bị ảnh hưởng. Đánh chết con rắn rồi mà mấy ngày còn lo sợ.
Bây giờ nghĩ lại thấy tiếc. Lúc ấy mình không đánh chết nó, thì bây
giờ may ra nó còn con cháu.
*
Bây giờ hỏi một câu ngoài đề nhé: có bạn nào có con trăn cỡ lớn thế
giới không? Hỏi thế để coi bạn có giống nó bán không.
 
Rắn hổ vện bạch kim 1 cặp mới nở 10 triệu , có đến chục cặp đấy , có ai mua không mình đang bán nè. Tôi xin những người không thích, không biết, không quan tâm, thì vui lòng miển bàn luận nhé !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
Rắn hổ vện bạch kim 1 cặp mới nở 10 triệu , có đến chục cặp đấy , có ai mua không mình đang bán nè. Tôi xin những người không thích, không biết, không quan tâm, thì vui lòng miển bàn luận nhé !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Có thể thương lượng lại giá không vậy anh Vũ? Tuần này em bận rồi, em sẽ sắp xếp để cuối tuần sau xuống anh 1 chuyến.

Thân.
 
quoctayninh:
Mấy con rắn của bạn có thể thuộc loại bạch tạng(albino) chứ không phải trắng đơn thuần, bạch tạng là dạng thiếu sắc tố đen trên toàn thân do đó mắt cũng đỏ. Tuy nhiên do cấu tạo giác mạc của từng cá thể mà đôi khi chúng ta thấy mắt như màu đen. Để kiểm tra để biết nó đúng là bạch tạng(albino, khiếm khuyết sắc tố đen) hay là giống thuần màu trắng(rất hiếm). Bạn dùng đèn pin soi vào mắt nó sẽ rõ(coi chừng nó cắn): nếu mắt vẫn đen thì chúc mừng: những con rắn quý; nếu mắt màu đỏ: là rắn đột biến thiếu hắc sắc tố(albino), giá trị cao hơn rắn thường nhưng không phải rất cao.

Tôi hiện có nuôi một số cá cảnh khiếm khuyết hắc sắc tố như cá dĩa, cá bảy màu, cá ông tiên, cá chuột, cá tai tượng châu phi đều có mắt đỏ, cá biệt có những con mắt đen nhưng dùng đèn pin rọi vào thì đỏ.

Các cá thể đột biến bạch tạng lúc trước rất hiếm nhưng hiện nay đã không hiếm, có những bầy con do cha mẹ bạch tạng sinh ra thì đến hơn 90% là bạch tạng.

Bạch tạng chủ yếu để nuôi làm cảnh, khó lòng thương mại hoá hoặc kinh doanh lấy thịt vì sức sống các con vật này yếu hơn bình thường(do thiếu hắc sắc tố nên khả năng chống chọi với tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể yếu -> dễ bênh và chậm lớn hơn). Một điểm đặc biệt nửa là các con bạch tạng thường hiền hơn các cá thể cùng loài. Khi dùng làm cảnh thì do không ảnh hưởng bởi màu đen nên các màu sắc còn lại của các loài vật này đẹp mắt và tươi sáng hơn các con cùng loài.

Ở Đông Nam Á thì Thái lan và Trung quốc hiện nay trong lĩnh vực thú, chim, cá cảnh đã phát triển nhiều loài bạch tạng lắm(cá nhân tôi biết với cá cảnh đã có trên 200 loại là bạch tạng). Phương Tây đi trước nhưng lại về sau trong vấn đề này, riêng Newzeland thì có con Thỏ bạch tạng nuôi thịt khá nổi tiếng.
 
Thỏ Angora mắt hồng ngọc:
*
800px-Joey_Giant_Angora_Buck.jpg

*
Mèo Thổ Ankara:
*
507px-Angora.jpg

*
Dê Canada Angora:
*
800px-Quebec_angora_goat.jpg

*
Đó là mấy con vật lông trắng nổi tiếng từ xưa.
Còn đây là ngựa trắng, rất thường, đâu cũng có:
*
15192-Whitehorse-Whitehorse.jpg
 

quoctayninh:
Mấy con rắn của bạn có thể thuộc loại bạch tạng(albino) chứ không phải trắng đơn thuần, bạch tạng là dạng thiếu sắc tố đen trên toàn thân do đó mắt cũng đỏ. Tuy nhiên do cấu tạo giác mạc của từng cá thể mà đôi khi chúng ta thấy mắt như màu đen. Để kiểm tra để biết nó đúng là bạch tạng(albino, khiếm khuyết sắc tố đen) hay là giống thuần màu trắng(rất hiếm). Bạn dùng đèn pin soi vào mắt nó sẽ rõ(coi chừng nó cắn): nếu mắt vẫn đen thì chúc mừng: những con rắn quý; nếu mắt màu đỏ: là rắn đột biến thiếu hắc sắc tố(albino), giá trị cao hơn rắn thường nhưng không phải rất cao.

Tôi hiện có nuôi một số cá cảnh khiếm khuyết hắc sắc tố như cá dĩa, cá bảy màu, cá ông tiên, cá chuột, cá tai tượng châu phi đều có mắt đỏ, cá biệt có những con mắt đen nhưng dùng đèn pin rọi vào thì đỏ.

Các cá thể đột biến bạch tạng lúc trước rất hiếm nhưng hiện nay đã không hiếm, có những bầy con do cha mẹ bạch tạng sinh ra thì đến hơn 90% là bạch tạng.

Bạch tạng chủ yếu để nuôi làm cảnh, khó lòng thương mại hoá hoặc kinh doanh lấy thịt vì sức sống các con vật này yếu hơn bình thường(do thiếu hắc sắc tố nên khả năng chống chọi với tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể yếu -> dễ bênh và chậm lớn hơn). Một điểm đặc biệt nửa là các con bạch tạng thường hiền hơn các cá thể cùng loài. Khi dùng làm cảnh thì do không ảnh hưởng bởi màu đen nên các màu sắc còn lại của các loài vật này đẹp mắt và tươi sáng hơn các con cùng loài.

Ở Đông Nam Á thì Thái lan và Trung quốc hiện nay trong lĩnh vực thú, chim, cá cảnh đã phát triển nhiều loài bạch tạng lắm(cá nhân tôi biết với cá cảnh đã có trên 200 loại là bạch tạng). Phương Tây đi trước nhưng lại về sau trong vấn đề này, riêng Newzeland thì có con Thỏ bạch tạng nuôi thịt khá nổi tiếng.

Cám ơn bạn đã hướng dẫn, cuối tuần này lên trại mình sẽ kiểm tra thử coi sao.
 
Có thể thương lượng lại giá không vậy anh Vũ? Tuần này em bận rồi, em sẽ sắp xếp để cuối tuần sau xuống anh 1 chuyến.

Thân.
Gặp lại thì thương lượng sau nhé...
 
Last edited by a moderator:
Jin cũng hoài nghi - len hugo xoẹt tới xoẹt lui cũng ko thấy loại rắn này , chỉ thấy loại bạch tạng ( trắng nõn ) . còn loại rắng này hẻm thấy , lại còn đổi màu nửa mới ác . 1 loài mới chăng ??????????
 
rắn bạch này nhà bác Xuân Vũ có nuôi mấy con đó. bữa trước em tới chơi còn thấy nó lột da nữa mà. các bác cứ tới nơi thì biết.
 
đâu ra mà lắm thế trời,hàng này hiếm thấy bà mà bây h có quá trời.
 


Back
Top