Hậu Giang đột phá từ 5 cây, 5 con

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Cá tra - Một trong "5 con" được Hà Giang tập trung đầu tư




Ngay sau khi được chia tách, UBND tỉnh Hậu Giang đã quyết định chọn 5 cây và 5 con mà tỉnh có thế mạnh để đầu tư phát triển theo chiều sâu, tạo bước đột phá cho ngành nông nghiệp.


Nhờ đó những năm qua, ngành nông nghiệp Hậu Giang luôn có bước phát triển khá ấn tượng. Trao đổi với NNVN xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết:


-Hậu Giang là tỉnh mới được thành lập cách đây 5 năm (chia tách từ Cần Thơ), kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển tỉnh đã xây dựng chương trình “5 cây 5 con” mà Hậu Giang có thế mạnh để tập trung đầu tư, tạo bước đột phá chứ không làm dàn trải như trước.


-Đến nay mục tiêu "5 cây, 5 con" đó đã được triển khải cụ thể thế nào, thưa ông?


-5 cây mà tỉnh chọn gồm: cây lúa, mía, khóm, cây ăn quả, cây màu. Còn 5 con là cá tra, cá thác lác, cá đồng, trâu, bò và gia cầm.


Về cây lúa, hiện tỉnh đã lai tạo thành công giống lúa HG2 với chất lượng cao, gạo dài, thơm nhẹ được thị trường ưa chuộng. Hàng năm, Hậu Giang sản xuất đạt trên 1 triệu tấn lúa, chủ yếu là các giống chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu lương thực cũng như xuất khẩu.


Còn cây mía, Hậu Giang đang đứng đầu khu vực ĐBSCL với tổng diện tích 15.000ha, năng suất bình quân đạt 90 tấn/ha. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 nhà máy đường hoạt động, giải quyết tốt đầu ra cho cây mía.


Riêng Cty CP Mía đường Cần Thơ (CASUCO) đã phối hợp với ngành nông nghiệp và Trường ĐH Cần Thơ xây dựng được Trung tâm Giống Long Mỹ (huyện Long Mỹ) và Trại thực nghiệm Hiệp Hưng (huyện Phụng Hiệp) để nguyên cứu và phát triển giống mía cho bà con nông dân. Cty còn thành lập nhiều CLB sản xuất mía, trong đó có CLB 200 (năng suất 200 tấn/ha) với khoảng 50 hộ nông dân trồng mía giỏi của tỉnh tham gia.


Cây ăn quả thì tỉnh tập trung phát triển mạnh loại cây có múi như cây bưởi, cam, quýt, chanh không hạt…, toàn tỉnh hiện nay đã phát triển được 22.000ha các loại cây này. Cây khóm hiện có 1.500ha, phấn đấu những năm tới sẽ nâng lên khoảng 2.000 – 2.500ha.







- Sắp tới đây Hậu Giang sẽ đăng cai tổ chức Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ I, là đơn vị chủ nhà ngành nông nghiệp tỉnh đã có những chuẩn bị gì cho sự kiện quan trọng này, thưa ông?


Đây là Festival lúa gạo đầu tiên và được tổ chức với quy mô toàn quốc nên khối lượng công việc rất nhiều. Với vai trò là thành viên của BTC, Sở Nông nghiệp - PTNT đã thành lập Ban chỉ đạo riêng của ngành để lên kế hoạch chuẩn bị. Theo đó, ngành nông nghiệp Hậu Giang sẽ chủ trì 3 cuộc hội thảo lớn tại Festival gồm: Kênh xáng Xà No – Con đường lúa gạo miền Hậu Giang; Định vị lúa gạo Việt Nam trên bản đồ lương thực thế giới; Văn minh lúa nước. Đến nay, đã chuẩn bị xong phần nội dung chương trình, mời các nhà khoa học tham gia đóng góp ý kiến và tham luận tại hội nghị.


Sở còn phối hợp với Viện Lúa ĐBSCL xây dựng mô hình canh tác lúa nước trên diện tích 2.000m2, tái hiện lại toàn bộ hoạt động của bà trong nông dân trồng của của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Đây sẽ là điểm nhấn để khách tham quan thấy được sự phát triển của nghề trồng lúa nước qua từng giai đoạn trên con đường phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.






Cây rau màu khi mới chia tách tỉnh chỉ có khoảng trên 3.000ha đến nay đã tăng lên 12.000ha. Nhiều mô hình trồng rau màu xen canh, rau sạch cung cấp cho các siêu thị đang cho giá trị kinh tế rất cao. Còn trong 5 con mà tỉnh chọn thì chủ yếu là các loài thủy sản nước ngọt như cá thác lác, cá tra, cá rô đồng, sặc rằn…


Hiện nhiều địa phương đang phát triển rất tốt các mô hình này. Không ít hộ nuôi cá có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Trâu, bò trên địa bàn tỉnh cũng phát triển, tăng đàn khá tốt.


- Khó khăn lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp hiện nay là giá cả luôn bấp bênh, đầu ra cho nông sản không ổn định. Vậy Hậu Giang đã làm gì để giúp bà con nông dân trong vấn đề này?


-Song song với việc lựa chọn cây con mà mình có thế mạnh để đầu tư phát triển, tỉnh còn tập trung xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị và giải quyết đầu ra cho nông dân.


Cụ thể, đến nay Hậu Giang đã xây dựng được thương hiệu cho bốn mặt hàng nông sản gồm: Khóm Cầu Đúc (TX Vị Thanh), bưởi Phú Hữu (Châu Thành), cá thác lác (Vị Thủy) và lúa HG2. Đây là những mặt hàng chủ lực có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp Hậu Giang. Tỉnh cũng đã thành lập được Cty CP Lương thực Hậu Giang để giải quyết đầu ra cho hạt lúa. Từ chỗ phải xuất ủy thác, nay Hậu Giang đã có thể xuất khẩu trực tiếp gạo ra thị trường thế giới. Từ đầu năm đến nay, Cty này đã ký và xuất khẩu được trên 100.000 ngàn tấn gạo, góp phần tiêu thụ nhanh lúa hàng hóa cho bà con nông dân trong tỉnh.


- Xin cảm ơn ông!











Bao Nong Nghiep Viet Nam
 


Last edited:


Back
Top