Thảo luận Hệ thống tưới nhỏ giọt giúp phủ xanh đất cằn

  • Thread starter trucvy296
  • Ngày gửi
Bạn có biết rằng Isarel là đất nước có tới 2/3 diện tích là sa mạc, phần còn lại là núi đá không? Tuy không nhận được sự ưu ái từ thiên nhiên nhưng chính bằng trí thông minh của mình, người dân nơi đây đã tạo nên một kỳ tích. Biến đất nước có khí hậu khắc nghiệt hàng đầu trở thành một nền nông nghiệp hiện đại nhất thế giới. Một trong số những phát minh mang tính đột phá của người dân Isarel đó chính là hệ thống tưới nhỏ giọt, chính hình thức cung cấp nước cho cây nông nghiệp này đã phủ xanh những vùng đất cằn cỗi nhất.

Tại sao hệ thống tưới nhỏ giọt lại có thể phủ xanh đất cằn?
Ở những nơi có đất cằn cỗi thường có lượng mưa ít, nguồn nước khan hiếm nên khó có thể phát triển nông nghiệp, nhưng phương pháp tưới nhỏ giọt đã thay đổi hoàn toàn cách nhìn trong hoạt động canh tác cây trồng này.

Nếu như trong hoạt động chăm sóc cây nông nghiệp, cây công nghiệp truyền thống cần một lượng nước rất lớn, thường phát triển ở các nước nhiệt đới có độ ẩm cao, lượng mưa nhiều thì hệ thống tưới nhỏ giọt đã phủ xanh các khu vực cằn cỗi nhất, bởi lẽ nó có khả năng tiết kiệm đến 60% lượng nước sử dụng để tưới cây theo cách truyền thống trước đây.

Bởi lẽ, theo thiết kế của người Isarel, biện pháp tưới nhỏ giọt hoạt động bằng hệ thống máy bơm tại nguồn như ao, hồ hay giếng, đưa nước đến với cây trồng thông qua hệ thống dây dẫn, trên đó có gắn các mắt tưới nhỏ giọt đặt ngay tại gốc cây.

Chình vì vậy, nước sẽ được cấp trực tiếp cho gốc cây mà không hề bị tràn ra bên ngoài, sự tác động trực tiếp này không chỉ giúp cây thường xuyên nhận được lượng nước vừa phải, rễ cây hút nước từ từ mà còn có tính tiết kiệm rất lớn. 60% số nước theo cách tưới truyền thống sẽ rơi vào rãnh luống hay các vùng đất trống.

Do khả năng tiết kiệm nước tối đa của mình nên ngay tại những vùng đất cằn cỗi nhất, chỉ cần có nước là có thể phủ xanh đất trống nhờ hệ thống tưới nhỏ giọt.

he-thong-tuoi-nho-giot-phu-xanh-dat-can-1.jpg

Hệ thống tuói nhỏ giọt phủ xanh đất cằn

Hệ thống tưới nhỏ giọt được sử dụng tại nước ta như thế nào?
Hiện nay, phương pháp cấp nước công nghệ cao cho cây trồng này được sử dụng tại rất nhiều nước như Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, các nước Trung Đông… và ở Việt Nam mô hình này đã xuất hiện và sử dụng rất nhiều trong vài năm gần đây.

Hệ thống tưới nhỏ giọt ở nước ta thường được dùng tại các địa phương có lượng nước mưa tự nhiên theo mùa như Tây Nguyên, những vùng có nhiều cây ăn quả như Hòa Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang…

Theo khảo sát, hầu hết người nông dân khi sử dụng biện pháp canh tác này đều đánh giá cao bởi nó tiết kiệm chi phí chăm sóc cây nông nghiệp lớn, tưới nhỏ giọt không chỉ tiết kiệm nước mà còn tiết kiệm nhân công, tiết kiệm phân bón, giúp cây phát triển tốt, chất lượng nông phẩm cao.

Tuy nhiên, vì giá thành lắp đặt hệ thống vẫn còn khá cao nên trên thực tế, mô hình sử dụng hệ thống tưới công nghệ hiện đại này vẫn còn chưa phổ biến ở tất cả các hộ trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

Vậy nhưng, với hiệu quả kinh tế mà hệ thống tưới nhỏ giọt mang lại, chắc chắn trong thời gian sắp tới, sẽ có nhiều hộ gia đình đầu tư lắp đặt hơn để đưa nền nông nghiệp Việt Nam tiến thêm những bước dài.

he-thong-tuoi-nho-giot-phu-xanh-dat-can-2.jpg

Hệ thống tưới nhỏ giọt ở Việt Nam

Địa chỉ mua hệ thống tưới nhỏ giọt
Hiện nay, mô hình tưới nhỏ giọt đang được cung cấp bởi HMKFARM với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm chuyên thiết kế, thi công, lắp đặt mô hình tưới nhỏ giọt công nghệ cao trên phạm vi cả nước.

Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ với HMKFARM qua:

Địa chỉ: Tầng 9, Hồ Gươm Plaza – 110 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0985 8686 99 hoặc 0981 81 88 89

Website: http://hethongtuoinhogiot.com.vn
Tưới nhỏ giọt | Hệ thống tưới nhỏ giọt | Hệ thống tưới nhỏ giọt | He thong tuoi nho giot
 


Hệ thống tưới càng tốt, thì càng đắt. Dễ hiểu vậy thôi.

Dầu sao, hệ thống tưới chỉ dẫn nước, chứ không làm ra nước được. Nước là do Trời cho, không phải do hệ thống tưới, hay hệ thống dẫn nước làm ra. Nói Israel có nền nông nghiệp nhất thế giới là bốc giời. Nó chỉ có vài mảnh đất nhỏ hẹp để trồng rau cao cấp đắt cắt cổ thôi, chứ làm gì ra đủ ăn? Từ cổ xưa, đó là vùng ít mưa, chỉ có cây cỏ mọc lưa thưa cằn cỗi, phải lùa dê cừu đi gặm vài ngọn cỏ chỗ nọ chỗ kia.

55463799.jpg


Nguồn năng lượng là Nắng thì tràn trề, nhưng nguồn nước thì không đủ để thấm xuống đất, tích tụ lại thành những nguồn nước mạch lớn. Đôi chỗ có giếng, thì mỗi ngày vài trăm lít đủ cho mấy gia đình sống. Nơi nào có sông, mới có thể trồng trọt được. Ấy là nơi có thể làm hệ thống tưới. Nếu Israel thực sự tiến bộ, nó phải là nơi làm ra điện mặt trời mà bán, hơn là đi trồng rau. Ấy thế mà bây giờ, đất đai Israel vẫn là hoang mạc, lưa thưa cây dại, chứ có đặt những bảng Pin mặt trời, hay cánh quạt gió đâu?

wind-turbines17.jpg


spray-on-solar-technology-2.jpg

Ở các nước tiên tiến, từng vùng đã có chính sách được khoan bao nhiêu giếng, và mỗi ngày chỉ được lấy bao nhiêu mét khối nước giếng.

Ở nước ta, không có chính sách chi cả. Cứ mặc sức mà khoan giếng, mà bơm nước giếng lên xài. Tuy thế, ai đã từng bơm nước giếng xài, mới biết rằng không thể xài mặc sức được. Bơm xài nhiều, thì sẽ ít nước đi, và xài nữa, thì sẽ hết, chỉ còn ri rỉ ra vài mét nước mỗi ngày, không đủ một gia đình tắm giặt.

Vậy thì hệ thống tưới lấy đâu ra nước mà tưới?

Đây là vùng miền Tây nước Mỹ, nơi rất ít dân sinh sống. Người ở Việt nam có tiền, có thể mua trăm hecta đất với giá rẻ. Chỉ có điều, khoan giếng 30 mét mới có nước, và có luật cho từng nơi, mỗi ngày chỉ được lấy mấy chục mét khối hay mấy mét khối thôi. Có những nơi không chắc có khoan được nước không.

https://media-cdn.tripadvisor.com/media/photo-s/0f/a5/d6/4e/crazy-routes-on-blm-land.jpg

Ví dụ, mảnh đất này 20 hecta, giá 18 nghìn đôla, mỗi năm đóng thuế đất 70 dollars, vị trí tọa độ Google là: 41.1359 , -114.1794

P5095995.JPG
 


Back
Top