Hiểu binh pháp Tôn Tử để làm ăn với thiên hạ

  • Thread starter tan gc
  • Ngày gửi
Binh pháp tôn tử trong kinh doanh – Thiên thứ ba: Mưu công.
Thứ năm, 12 Tháng 8 2010 15:57 Quản trị viên


Tôn tử nói: Đại phàm cái phép dụng binh, làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm cho toàn quân địch chịu khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm nguyên lữ quân địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn.

Làm nguyên một tốp địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. làm nguyên một ngũ địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Thế nên bách chiến bách thắng cũng chưa phải cách sáng suốt trong sự sáng suốt. Không cần đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới gọi là sáng suốt nhất trong sự sáng suốt. Cho nên thượng sách trong việc dùng binh là lấy mưu lược để thắng địch, kế đó là thắng địch bằng ngoại giao, kế nữa là dùng binh thắng địch, hạ sách là tấn công thành trì. Đánh thành là biện pháp bất đắc dĩ, chế tạo chiến xa, vũ khí phải mất 3 tháng mới hoàn thành, chuẩn bị binh mã lại mất 3 tháng nữa. Tướng sốt ruột xua quân đánh thành, thương vong 3 phần mất 1 mà vẫn chưa hạ được. Đó chính là cái hại của việc đánh thành. Cho nên người giỏi dụng binh, thắng địch mà không phải giao chiến, đoạt thành mà không cần tấn công, phá quốc mà không cần đánh lâu, nhất định phải dùng mưu lược toàn thắng mà thủ thắng trong thiên hạ, quân không mỏi mệt mà vẫn giành được thắng lợi hoàn toàn.
Phép dụng binh, gấp mười lần địch thì bao vây, gấp năm lần địch thì tấn công, gấp đôi chì chia ra mà đánh, bằng địch thì phải đánh khéo, kém địch thì rút, tránh giao tranh với địch. Binh yếu mà đánh thẳng tất bị bắt làm tù binh. Tướng soái là trợ thủ của quốc gia, trợ thủ tốt thì nước cường thịnh, kém thì nước suy yếu.
Vua có thể gây bất lợi cho việc quân trong 3 trường hợp:







- Không biết quân không thể tiến mà bắt tiến, không biết quân không thể thoái mà bắt thoái, đó là trói buộc quân đội.

- Không biết việc quân mà can dự vào khiến tướng sĩ hoang mang khó hiểu.

- Không biết mưu kế dụng binh mà can dự vào khiến tướng sĩ băn khoăn nghi ngờ. Quân hoang mang nghi ngờ thì các nước chư hầu thừa cơ tấn công. Đó là tự làm rối mình khiến địch thắng.

Cho nên có năm điều có thể thắng:

- Biết có khả năng đánh hay không có khả năng đánh, có thể thắng.

- Biết dựa vào binh lực nhiều ít mà đánh, có thể thắng.

- Quân tướng đồng lòng, có thể thắng.

- Lấy quân có chuẩn bị đánh quân không chuẩn bị, có thể thắng.

- Tướng giỏi mà vua không can thiệp vào có thể thắng.

Đây là 5 điều có thể đoán trước được thắng lợi.
Cho nên có thể nói: Biết địch biết ta, trăm trận không bại, biết ta mà không biết địch trận thắng trận bại, không biết địch không biết ta, trận nào cũng bại. (nguyên văn: Tri bỉ tri kỷ giả, bách chiến bất đãi, bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ, bất tri bỉ bất tri kỷ, mỗi chiến tất đãi)

Vận dụng

Trên thương trường chiến thắng hay nhất là dùng mưu. Hãy chú ý tới những điều quan trọng nhất đó là chữ Tín, được sự tín nhiệm của khách hàng, bạn bè cùng thương hội. . . là điều vô cùng quan trọng. Nó thể hiện sự tôn trọng cũng như nhu cầu cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Chữ tín càng cao thì thị trường càng được mở rộng, chữ tín càng cao thì giá trị càng lớn, có được chữ tín bạn dễ dàng huy động vốn, dễ dàng mở rộng thị trường. . . (đó mới là thượng sách). Có trung sách và hạ sách làm biến động thị trường nhưng tốt nhất là dùng thượng sách như thế chi phí là ít nhất và ít hao tâm tổn tướng nhất.

Khi bạn muốn lấn chiếm một thị trường sẵn có với cùng một mặt hàng cung cấp. Bạn sẽ vấp phải rất nhiều trở ngại. Mặt hàng tham gia luôn phải trong tình trạng ổn định, sẵn sàng có hàng ngay khi phía đối thủ không kịp thời cung cấp. Hạ giá thành sản phẩm có khi chịu lỗ giai đoạn đầu, khả năng thu hồi vốn chậm, nguy cơ phá sản cao. Đó là những bất lợi của những mặt hàng cùng loại muốn lấn chiếm thị trường. Đối với một nhà kinh doanh tài ba việc mở rộng thị trường mà không vấp trở ngại, việc chiếm thị trường mà không phải cạnh tranh, có được một thị trường mới ổn định mà không mất nhiều thời gian, muốn làm được như vậy ắt phải dùng mưu, ví như muốn mở mặt hàng mới thì tất phải thay đổi về nhãn hiệu, bao bì cũng như nêu bật được những ưu điểm của sản phẩm khi tung ra thị trường, sử dụng các chế độ phục vụ chăm sóc khách hàng nhiệt tình, chu đáo tạo lòng tin cho khách hàng. . . Thận trọng với việc hạ giá thành dưới mức lãi suất, tránh kéo dài để nhanh chóng có được một thị trường ổn định. Dùng mưu để chiếm thị trường giúp bảo toàn được nguồn vốn, huy động được tiềm năng thế mạnh mà không phải sa đà vào chuyện cạnh tranh đối đầu đó là những lợi thế lớn. Và tốt nhất là tạo ra những mặt hàng độc đáo riêng có, những cách đi mới (tham khảo trong cuốn: Chiến lược đại dương xanh. Bạn sẽ thấy rõ lợi thế của việc mở sản phẩm duy nhất, như thế sẽ không còn cạnh tranh). Người ta nói: Để chiến thắng trong cạnh tranh thì cách tốt nhất là làm cho không còn sự cạnh tranh nữa.

Trong trường hợp phải sem xét về tương quan lực lượng giữa hai doanh nghiệp cùng cạnh tranh trên một thị trường để có những kế sách và phương án cạnh tranh phù hợp. Nếu sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp ta gấp 10 lần doanh nghiệp khác thì có thể mở rộng tùy ý. Nếu gấp 5 lần doanh nghiệp khác thì cần chiếm lĩnh trên những sản phẩm chủ đạo. Nếu gấp 2 lần thì cần từng bước mở rộng địa bàn, chú ý mở rộng đến đâu chắc thắng tới đó không được mở đại trà hàng loạt dễ gây thất tán và dẫn tới phá sản, còn thế mạnh bằng với doanh nghiệp khác thì cần phải khéo léo từng bước, lúc này đòi hỏi đào tạo và có được đội ngũ nhân viên cừ khôi để từng bước chiếm lĩnh thị trường, kém doanh nghiệp khác thì nên thay đổi sản phẩm hoặc phương án kinh doanh mới.

Như trên đã có câu: Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng, biết ta mà không biết địch trận thắng trận bại, không biết địch cũng không biết ta trận thắng trận bại. Điều đó ứng nghiệm trên thương trường cũng vậy, cần nắm rõ nhu cầu của khách hàng trên thị trường, nắm rõ các đối thủ cạnh tranh trên cùng sản phẩm làm ra, nắm rõ cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp khác từ đó mới mong có những bước đi phù hợp cho doanh nghiệp mình. Để dành được thắng lợi trên thương trường cần lưu ý những điểm sau để chiến thắng:

- Nhận thấy nhu cầu thực đang thiếu của thị trường mới mở.

- Tình toán đầy đủ các phương án tài chính cũng như chiến lược mở rộng sản phẩm ra thị trường bên ngoài.

- Có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đội ngũ tiếp thị mở rộng thị trường năng động, và quan trọng hơn cả là trên dưới đồng lòng vì mục tiêu chung. (Trong kinh doanh sợ nhất là thói ganh tị, rất dễ dẫn đến tiêu cực và sụp đổ)

- Chuẩn bị đầy đủ các phương án để đề phòng những rủi ro có thể sảy ra, từng bước thực hiện và nghiệm lại rồi có những thay đổi cần thiết.

- Có tướng giỏi phải biết tận dụng, phát huy tối đa thế mạnh tiềm năng của mỗi người (chuyển người giỏi ở lĩnh vực này sang lĩnh vực khác là điều tối kỵ, cũng như không nên kìm hãm sự phát triển tiềm năng của mỗi người)

Và cuối cùng: Làm một chủ doanh nghiệp bạn cần có đội ngũ tư vấn tin cậy, từng trải để tránh vấp phải những sai lầm đã sảy ra. Đội ngũ tư vấn chính là những người thân quanh bạn, những người bạn có thể nhờ cậy, trông cậy được, hãy được tư vấn nếu bạn không hiểu rõ mọi vấn đề. (chúc các bạn thành công)
 


Mỗi người theo 1 hệ tư tưởng..1 thế giới quan, 1 nhân sinh quan khác nhau để áp dụng cho cuộc sống của riêng mình..thậm chí dùng súng đạn để bắt buộc người khác phải theo mình để cho mình là đúng đến muôn đời

Mọi sinh hoạt của con người đều nhắm đến 1 mục đích duy nhất : để mình sung sướng và phải là sướng nhất…giaù nhất,hạnh phúc nhất
Đó là tiền bạc và quyền lực…tiền bạc sinh ra quyền lực hoặc quyền lực sinh ra tiền bạc.?!

Có 1 thế giới cho rằng..thị trường do mình tạo ra… do đó phải có có chiến lược có kỹ thuật để tạo ra thị trường cho mình…mình sẽ giàu
Thí dụ Âu Châu tạo ra xe ô tô..máy báy…máy giặt…tv … xe 2 bánh… điện thoại cố định và di động Vân.. vân và thực tế đã chứng minh hết sức tiện lợi cho cuộc sống…thế là thiên hạ ào ào mà mua sài

Nhưng cũng có 1 thế giới cho rằng sẽ thu lời nhiều bằng cách dùng kĩ thuật kém hơn để làm hàng nhái , hàng giả nhưng dùng mưu mẹo cao để chiếm thị trường của thế giới kia
Họ không đủ khả năng sáng tạo cái mới tiện dụng cho con người. nhưng họ lại thừa mưu kế để chiếm thị trường của người khác bằng hàng…giả
Do đó các kế sách của Tôn Tử là tuyệt chiêu của những kẻ yếu kém về năng lực nhưng thừa cái…láu lỉnh..để đoạt lợi

Hi ... Đến Bác mà cũng nói thế ! Bác không xem bài viết của em ah ?

Sao lại có thể nghĩ rằng Binh Pháp Tôn Tử chỉ để dành cho những người yếu kém năng lực , những người làm hàng gian , hàng giả ??? Đó là do những người yếu kém vận dụng Binh Pháp Tôn Tử để làm điều xấu xa , chứ nào phải lỗi của Tôn Tử .

- Đại Tướng Võ Nguyên Giáp của ta cũng đã từng nghiên cứu Binh Pháp Tôn Tử ...
 
Binh pháp tôn tử trong kinh doanh – Thiên thứ tư: Hình.
THỨ BẢY, 14 THÁNG 8 2010 11:50 QUẢN TRỊ VIÊN


Tôn tử nói: Trước kia người giỏi dụng binh đánh giặc, trước tiên phải không để bại, sau mới đánh bại kẻ địch. không để bại là do mình, giành chiến thắng là tại địch. Thế nên người giỏi dụng binh có thể làm kẻ địch không thắng được mình, nhưng không chắc làm kẻ địch bị ta đánh thắng.

Cho nên nói thắng lợi có thể dự kiến nhưng không nhất thiết đòi hỏi được (Nghĩa thực:"thắng khả tri,i nhi bất khả vi") không thể thắng được thì thủ, có thể thắng được thì công. Thủ là do chưa đủ điều kiện, công là khi điều kiện có thừa. Người giỏi thủ ém quân tại các loại địa hình, người giỏi công phát huy mọi thế mạnh, thế nên bảo toàn được lực lượng mà vẫn toàn thắng ("thiện thủ giả, tàng ư cửu địa chi hạ, thiện công giả, động ư cửu thiên chi thượng"). Dự đoán chiến thắng mà không hơn nhiều người thì chưa gọi là giỏi trong những người giỏi, thắng 1 trận mà thiên hạ gọi là giỏi thì cũng chưa gọi là giỏi trong những người giỏi.. Cũng như nhấc một cọng lông thì không kể là khoẻ, nhìn thấy nhật nguyệt không kể là mắt tinh, nghe được sấm sét không kể là tai thính. Thời xưa, người giỏi dụng binh thường đánh bại kẻ địch dễ thắng nên việc giành được chiến thắng ấy không được tiếng là trí dũng. Chiến thắng của họ là không có gì phải nghi ngờ vì nó dựa trên cơ sở tất thắng kẻ địch đã lâm vào thế thất bại. Cho nên người giỏi dụng binh bao giờ cũng đặt mình vào thế bất bại mà cũng không bỏ qua cơ hội nào để thắng địch. Vì vậy, đội quân chiến thắng bao giờ cũng tạo điều kiện để thắng, sau mới giao tranh, đội quân chiến bại thường giao tranh tranh trước, sau mới tìm chiến thắng bằng sự cầu may. Người giỏi dụng binh có thể từ các mặt tu sửa cái lẽ không thể thắng để nắm được quyền quyết định sự thắng bại. Phép dụng binh là: Thứ nhất là "độ", thứ hai là "lượng", thứ 3 là "số", thứ 4 là "xứng", thứ 5 là "thắng". Tính thế sinh độ, độ sinh lượng, lượng sinh số, số sinh xứng, xứng sinh thắng. Thắng binh dùng "dật" đánh "thù", bại binh dùng "thù" chống "dật". Người chiến thắng là người có quân lực hùng mạnh, chỉ huy tác chiến dùng binh như tháo nước đổ từ trên trời xuống vậy, cái này gọi là hình của binh lực quân sự. Nguyên văn "Thắng giả chi chiến dân dã, nhược quyết tích thuỷ ư thiên nhẫn chi khê giả, hình dã"
(dật=1/24 lạng; lạng=1/24 thù)

Vận dụng

Trên thương trường, vấn đề ko còn ở chỗ ai thắng ai bại, mà vấn đề là ở chỗ doanh nghiệp của bạn trụ lại được bao lâu và khi thấy cơ hội phát triển có phát huy được hay không. Để có được thành công trước hết bạn cần trụ vững, thời gian sóng gió, khó khăn bạn lèo lái con thuyền danh nghiệp nó vẫn tồn tại, vẫn đứng vững rồi mới có cơ hội thành công. (không để phá sản là do mình, thành công rực rỡ cần chờ cơ hội). Trên thương trường nên hạn chế chuyên người thắng kẻ bại mà tốt nhất là chúng ta cùng thắng (cùng dành được đa số những mục tiêu đề ra) đó là cách chiến thắng hay nhất dựa trên nguyên tắc win – win.

Một lãnh đạo giỏi, hướng dẫn doanh nghiệp mình chiến thắng trong nhiều trận như thế mới gọi là giỏi, thắng môt trận chưa gọi là giỏi, thắng những trận dễ dàng chưa gọi là giỏi, nó giống như nhấc một cọng lông vậy. Người giỏi là biết lèo lái con thuyền vược qua những lúc sóng gió khó khăn để dành thắng lợi đó mới gọi là tướng tài.

Trên thương trường người giỏi kinh doanh bao giờ cũng đặt mình vào trong những tình huống khó khăn, không từ bỏ cơ hội để dành thắng lợi dù là nhỏ nhất. Doanh nghiệp giỏi luôn nắm bắt được những cơ hội tiềm ẩn để thành công, kẻ thất bại chỉ có thể mong chờ vào sự may mắn thành công.

Để thành công trước hết cần nhìn thấy tiềm năng thực tế, rồi lượng hóa tất cả những gì hiện hữu như khả năng tài chính, nguồn lực, trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, lượng khách hàng tiềm năng, nguồn nguyên liệu, quỹ dự phòng. . . Khi tất cả đã được lượng hóa đầy đủ và nhận thấy việc thực hiện là có khả thi thì làm, lúc này cần sự khéo léo trong chỉ đạo điểu hành (điều quan trọng là đạt được mục tiêu, không vì những trở ngại đi tới mà ngăn cản được việc hoàn thành mục tiêu). Trong khi thực hiện ắt dẫn đến nhiều khó khăn, lúc này mới cần sự tài tình trong lãnh đạo, giữ vững được trước những trở ngại trước mắt. Khi doanh nghiệp đi vào thế ổn định lúc đó mới tính đến lợi nhuận và kế hoạch khai thác tối đa thị trường.

Như trên có câu: "Thắng giả chi chiến dân dã, nhược quyết tích thuỷ ư thiên nhẫn chi khê giả, hình dã" Như vậy khi doanh nghiệp của bạn đã cứng cáp, đã đứng vững thì nó như một bước đệm vững chắc để có thể chinh phục được từng mục tiêu quan trọng trên thương trường. (khi binh hùng thế mạnh, dùng lực lượng như tháo nước đổ từ trên trời xuống vậy, như thế việc dành được thắng lợi những mục tiêu quan trọng là khả dĩ, không có gì là khó khăn)

(Thiên tiếp theo, thiên thứ năm: Thế. Muốn biết Thiên tiếp theo thế nào xin quý đồng đạo đợi hồi sau sẽ rõ…)
 
Thấy hay hay nên copy về cho bà con đọc chơi & suy nghĩ
tác giả: T.S Phạm Gia Minh
Bài đã được xuất bản.: 30/11/2010 04:00 GMT+7


Câu nói "thương trường là chiến trường" quả là rất đúng trên thực tế khi đối tác kinh doanh chưa có được tư duy của văn minh "cùng thắng". Không có cách nào khác, phải "đi guốc trong bụng" đối tác và đưa ra những sách lược ứng phó cao tay hơn.

Tuy có nhiều nét tương đồng khá sâu sắc với văn hóa Trung Hoa, đặc biệt ở các lĩnh vực như tư tưởng, triết học, phong tục tập quán, kiến trúc, chế độ thi cử.v.v... nhưng có lẽ riêng trong kinh doanh người Việt ta lại có những đặc điểm khác biệt. Nói ngắn gọn người Trung Quốc từ lâu đã là những thương nhân sành sỏi, chịu khó, khôn ngoan và biết nhẫn nại chờ thời (Lã Bất Vi là một điển hình lịch sử) còn chúng ta vẫn đang bỡ ngỡ trong quá trình học hỏi thiên hạ để trưởng thành.

Nhiều ý kiến cho rằng tư duy kinh doanh của người Trung Quốc có những đặc điểm rất riêng, điển hình là lối suy nghĩ chiến lược. Các chiến lược cụ thể để xử trí nhiều loại tình huống trong cuộc sống đã được phát triển, cải tiến và nghiên cứu trong hàng nghìn năm và được ghi chép trong nhiều thư tịch mà trong đó binh pháp Tôn Tử là một cuốn cẩm nang vô giá.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, các doanh nhân Việt Nam ngoài những kiến thức kinh tế thị trường hiện đại mà chủ yếu bắt nguồn từ phương Tây, thiết nghĩ nên trang bị cho mình các công cụ tư duy đặc thù của phương Đông. Bởi lẽ, như một nhà tư vấn người Hoa đã viết: "nếu một người phương Tây không cố gắng tìm hiểu tâm trí người phương Đông , anh ta sẽ thấy rằng chẳng thể nào phát hiện ra được cái mạng nhện chiến lược phức tạp mà các đối tác châu Á đang chăng ra quanh mình, và rồi sẽ trở thành nạn nhân của họ." (1)

Xin nêu lại một vài trong rất nhiều dẫn chứng đã diễn ra trong cuộc sống:

- Vụ công ty Vedan bức tử dòng sông Thị Vải khi âm thầm xả chất độc hại suốt nhiều năm là một ví dụ cho binh pháp "Giấu trời qua biển" và "Biết rõ cố làm ngơ" nhằm tránh chi phí xử lý môi trường và tăng lợi nhuận một cách gian lận.

Vedan áp dụng binh pháp "giấu trời qua biển" và "biết rõ cố làm ngơ" để tránh chi phí xử lý môi trường.
- Khi các thương lái và công ty nước ngoài đặt mua móng gia súc trâu, bò hay rễ cây công nghiệp thậm chí bằng hành động có tầm cỡ quy mô hơn là xây đập chắn nước ở thượng nguồn các con sông thì đó chính là binh pháp "Rút củi đáy nồi" nhằm triệt phá kinh tế của các nước vùng hạ lưu lân cận.

- Hay gần đây việc một công ty ngoại quốc lại đặc biệt quan tâm tới phát triển trồng rừng ở những khu vực đầu nguồn, biên giới kể cả tại các vùng giáp ranh quân sự mang tính chất an ninh quốc gia làm chúng ta phải giật mình, sửng sốt. Qua những gì mà báo chí tìm hiểu được (2), bằng cách phân tích và so sánh thông thường thì những ai đã tìm hiểu binh pháp Tôn Tử đều đi đến nhận định: đây chính là "liên hoàn kế" nhằm đạt một mục tiêu nhất định.

Vậy liên hoàn kế đó gồm những kế nào?

Trước tiên, nếu chủ đầu tư thực sự của dự án trồng rừng là công ty đã đứng ra xin giấy phép với chính quyền thì trường hợp này có chính danh. Nhưng nếu không phải mà là chủ khác không tiện xuất hiện, thì đây là binh pháp " Mượn dao giết người".

Công luận đặt câu hỏi: Có phải một sự trùng hợp hay không mà tại sao công ty nọ lại thuê toàn những vùng hẻo lánh gần biên giới, vùng xung yếu đầu nguồn và gần các điểm cao quân sự? Nếu không phải là tình cờ thì đây là kết quả của cả một quá trình tìm hiểu, nằm vùng, nghiên cứu công phu hết sức khoa học và tỉ mỉ theo "Kế phản gián" vô cùng lợi hại.

Để có được giấy phép đầu tư vào những vùng đất nhạy cảm và quan yếu như vậy chủ đầu tư chắc phải tốn nhiều công sức và tiền của để vận động hành lang và tranh thủ sự thông cảm, ủng hộ của chính quyền địa phương. Thông thường để đạt được kết quả trong trường hợp này, theo sách Tôn Tử vẫn dạy phải dùng phép "Bỏ hòn đất, cất hòn vàng" và " Mỹ nhân kế ".

Khi đã có giấy phép và sự làm ngơ (do đồng lõa hay vì bệnh quan liêu, tắc trách của các cấp chính quyền và cơ quan chức năng) thì chủ đầu tư bắt đầu thực hiện những hoạt động không có trong giấy phép như: sử dụng quá diện tích quy định, không sử dụng lao động địa phương, cấm người ngoài qua lại v.v... cùng nhiều hành động biến tướng khác. Đến giai đoạn này binh pháp Tôn Tử "Khách biến thành chủ" đã bắt đầu phát huy tác dụng.

Khi đã có đủ điều kiện khách quan và chủ quan thì bước tiếp theo là kế "Giấu trời qua bể" để đạt mục tiêu "Mượn đường phạt Quắc" chỉ còn là vấn đề thời gian.

Câu nói "thương trường là chiến trường" quả là rất đúng trên thực tế khi đối tác kinh doanh chưa có được tư duy của văn minh "cùng thắng" (win-win). Khi đó, để không bị "tiêu diệt - xẻ thịt", bảo vệ được bản thân và đạt mục tiêu kinh doanh thì không có cách nào khác là phải "đi guốc trong bụng" đối tác và đưa ra những sách lược ứng phó cao tay hơn.

Biết mình, biết người và còn phải biết người hiểu gì về mình nữa thì sẽ trăm trận trăm thắng.

Nguồn http://tuan*********vietnamnet.vn/2010-11-29-hieu-binh-phap-ton-tu-de-lam-an-voi-nguoi-


----
còn thiếu kế nội gián: cài cắm người vào bộ máy của đối, để điều khiển quyết sách của đối phương làm cho công, ty, đất nước, dân tộc đối phương đi vào con đường diệt vong, không đánh mà tự đổ
 
mọi người diều có điểm mù , phương pháp và mưu lược không mang tính tốt xấu , tốt hay xấu là do cái tâm người dụng kế và phương pháp mà thôi.
 
Thấy hay hay nên copy về cho bà con đọc chơi & suy nghĩ
tác giả: T.S Phạm Gia Minh
Bài đã được xuất bản.: 30/11/2010 04:00 GMT+7


Câu nói "thương trường là chiến trường" quả là rất đúng trên thực tế khi đối tác kinh doanh chưa có được tư duy của văn minh "cùng thắng". Không có cách nào khác, phải "đi guốc trong bụng" đối tác và đưa ra những sách lược ứng phó cao tay hơn.

Tuy có nhiều nét tương đồng khá sâu sắc với văn hóa Trung Hoa, đặc biệt ở các lĩnh vực như tư tưởng, triết học, phong tục tập quán, kiến trúc, chế độ thi cử.v.v... nhưng có lẽ riêng trong kinh doanh người Việt ta lại có những đặc điểm khác biệt. Nói ngắn gọn người Trung Quốc từ lâu đã là những thương nhân sành sỏi, chịu khó, khôn ngoan và biết nhẫn nại chờ thời (Lã Bất Vi là một điển hình lịch sử) còn chúng ta vẫn đang bỡ ngỡ trong quá trình học hỏi thiên hạ để trưởng thành.

Nhiều ý kiến cho rằng tư duy kinh doanh của người Trung Quốc có những đặc điểm rất riêng, điển hình là lối suy nghĩ chiến lược. Các chiến lược cụ thể để xử trí nhiều loại tình huống trong cuộc sống đã được phát triển, cải tiến và nghiên cứu trong hàng nghìn năm và được ghi chép trong nhiều thư tịch mà trong đó binh pháp Tôn Tử là một cuốn cẩm nang vô giá.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, các doanh nhân Việt Nam ngoài những kiến thức kinh tế thị trường hiện đại mà chủ yếu bắt nguồn từ phương Tây, thiết nghĩ nên trang bị cho mình các công cụ tư duy đặc thù của phương Đông. Bởi lẽ, như một nhà tư vấn người Hoa đã viết: "nếu một người phương Tây không cố gắng tìm hiểu tâm trí người phương Đông , anh ta sẽ thấy rằng chẳng thể nào phát hiện ra được cái mạng nhện chiến lược phức tạp mà các đối tác châu Á đang chăng ra quanh mình, và rồi sẽ trở thành nạn nhân của họ." (1)

Xin nêu lại một vài trong rất nhiều dẫn chứng đã diễn ra trong cuộc sống:

- Vụ công ty Vedan bức tử dòng sông Thị Vải khi âm thầm xả chất độc hại suốt nhiều năm là một ví dụ cho binh pháp "Giấu trời qua biển" và "Biết rõ cố làm ngơ" nhằm tránh chi phí xử lý môi trường và tăng lợi nhuận một cách gian lận.

Vedan áp dụng binh pháp "giấu trời qua biển" và "biết rõ cố làm ngơ" để tránh chi phí xử lý môi trường.
- Khi các thương lái và công ty nước ngoài đặt mua móng gia súc trâu, bò hay rễ cây công nghiệp thậm chí bằng hành động có tầm cỡ quy mô hơn là xây đập chắn nước ở thượng nguồn các con sông thì đó chính là binh pháp "Rút củi đáy nồi" nhằm triệt phá kinh tế của các nước vùng hạ lưu lân cận.

- Hay gần đây việc một công ty ngoại quốc lại đặc biệt quan tâm tới phát triển trồng rừng ở những khu vực đầu nguồn, biên giới kể cả tại các vùng giáp ranh quân sự mang tính chất an ninh quốc gia làm chúng ta phải giật mình, sửng sốt. Qua những gì mà báo chí tìm hiểu được (2), bằng cách phân tích và so sánh thông thường thì những ai đã tìm hiểu binh pháp Tôn Tử đều đi đến nhận định: đây chính là "liên hoàn kế" nhằm đạt một mục tiêu nhất định.

Vậy liên hoàn kế đó gồm những kế nào?

Trước tiên, nếu chủ đầu tư thực sự của dự án trồng rừng là công ty đã đứng ra xin giấy phép với chính quyền thì trường hợp này có chính danh. Nhưng nếu không phải mà là chủ khác không tiện xuất hiện, thì đây là binh pháp " Mượn dao giết người".

Công luận đặt câu hỏi: Có phải một sự trùng hợp hay không mà tại sao công ty nọ lại thuê toàn những vùng hẻo lánh gần biên giới, vùng xung yếu đầu nguồn và gần các điểm cao quân sự? Nếu không phải là tình cờ thì đây là kết quả của cả một quá trình tìm hiểu, nằm vùng, nghiên cứu công phu hết sức khoa học và tỉ mỉ theo "Kế phản gián" vô cùng lợi hại.

Để có được giấy phép đầu tư vào những vùng đất nhạy cảm và quan yếu như vậy chủ đầu tư chắc phải tốn nhiều công sức và tiền của để vận động hành lang và tranh thủ sự thông cảm, ủng hộ của chính quyền địa phương. Thông thường để đạt được kết quả trong trường hợp này, theo sách Tôn Tử vẫn dạy phải dùng phép "Bỏ hòn đất, cất hòn vàng" và " Mỹ nhân kế ".

Khi đã có giấy phép và sự làm ngơ (do đồng lõa hay vì bệnh quan liêu, tắc trách của các cấp chính quyền và cơ quan chức năng) thì chủ đầu tư bắt đầu thực hiện những hoạt động không có trong giấy phép như: sử dụng quá diện tích quy định, không sử dụng lao động địa phương, cấm người ngoài qua lại v.v... cùng nhiều hành động biến tướng khác. Đến giai đoạn này binh pháp Tôn Tử "Khách biến thành chủ" đã bắt đầu phát huy tác dụng.

Khi đã có đủ điều kiện khách quan và chủ quan thì bước tiếp theo là kế "Giấu trời qua bể" để đạt mục tiêu "Mượn đường phạt Quắc" chỉ còn là vấn đề thời gian.

Câu nói "thương trường là chiến trường" quả là rất đúng trên thực tế khi đối tác kinh doanh chưa có được tư duy của văn minh "cùng thắng" (win-win). Khi đó, để không bị "tiêu diệt - xẻ thịt", bảo vệ được bản thân và đạt mục tiêu kinh doanh thì không có cách nào khác là phải "đi guốc trong bụng" đối tác và đưa ra những sách lược ứng phó cao tay hơn.

Biết mình, biết người và còn phải biết người hiểu gì về mình nữa thì sẽ trăm trận trăm thắng.

Nguồn http://tuan*********vietnamnet.vn/2010-11-29-hieu-binh-phap-ton-tu-de-lam-an-voi-nguoi-

----
câu nói thương trường là chiến trường, đó là dành khj đj đánh giặc thôi, chỉ chiến trường là giết lẩn nhau , tôi chết hoặc a chết.
thời thế hiện đại văn minh. Ra đời làm ăn với thiên hạ ,làm kinh doanh bắt đc thằng nào tốt thì cứ cùng chém thằng xấu, lợi dụng những thằng yếu ,kẻ thất thời lúc nào củng là trang tuấn kiệt. Chỉ khác chết trước hay sau. Bởi vậy thương trường là thao trường, thất bại đối với nhà kinh doanh là kinh nghiệm.
 



Back
Top