HỘ NUÔI RẮN HỔ HÈO ÔNG 6 QUANG - KIÊN GIANG

  • Thread starter quocmobi
  • Ngày gửi
Q

quocmobi

Guest
<div><br /></div><div><br /></div><p><span class="Apple-tab-span" style="white-space: pre"> </span>M&Ocirc; H&Igrave;NH NU&Ocirc;I RẮN HỔ H&Egrave;O ( C&Ograve;N GỌI L&Agrave; RẮN R&Aacute;O TR&Acirc;U, L&Ocirc;NG THỪA ).</p><p>&nbsp;<span class="Apple-tab-span" style="white-space: pre"> </span>B&Agrave; CON N&Agrave;O C&Oacute; NHU CẦU NU&Ocirc;I LI&Ecirc;N HỆ: SDT: 0913.864.885 GẶP ANH S&Aacute;U QUANG.</p><p>&nbsp;<span class="Apple-tab-span" style="white-space: pre"> </span>ĐỊA CHỈ: 188 TỔ 6 KH&Oacute;M B THỊ TRẤN T&Acirc;N HIỆP - HUYỆN T&Acirc;N HIỆP - KI&Ecirc;N GIANG.</p><p>&nbsp;<span class="Apple-tab-span" style="white-space: pre"> </span>&nbsp;C&Oacute; CUNG CẤP RẮN GIỐNG V&Agrave; RẮN CON. RẤT H&Acirc;N HẠNH ĐƯỢC CH&Agrave;O Đ&Oacute;N B&Agrave; CON./.</p><p>&nbsp;</p><p>&nbsp;</p>

THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân: Vi Nhật Quang
- Địa chỉ: TỔ 6 KHÓM B THỊ TRẤN TÂN HIỆP - HUYỆN TÂN HIỆP - KIÊN GIANG
- Điện thoại: 0913864885 - Fax:
- email: quangkx06@gmail.com
 


Mua bán rắn hổ hèo Kiên Giang

Bà con ủng hộ nhé.

--------

UP CHO BÀ CON THAM QUAN.

2012-10-16-1361_zps10c72fc7.jpg

2012-10-16-1371_zps618f361b.jpg

2012-10-16-1381_zps3d96af6d.jpg

2012-10-16-1431_zpscfa121be.jpg

2012-10-16-1451_zps2ed62735.jpg


--------

LỤM NHẶT NHIỀU NƠI GHOM LẠI CHO BA CON NÀO MỚI VÀO NGHỀ THAM KHẢO.

I/ CHUỒNG RẮN:
- Chuồng nuôi rắn có chiều dài khoảng 2m, rộng ít nhất 1m, cao 1,2m - Cửa chuồng làm ngang bên hông để tiện vệ sinh.
- Bên trong chuồng có vỉ tre để rắn nằm, mặt trên của chuồng lợp bằng lưới sắt nhỏ để tạo sự thoáng mát cho rắn (hình 1)
- Đáy chuồng tráng một lớp xi măng mỏng, sau đó đắp lên một lớp đất khoảng 2cm
- Chuồng rắn có thể đặt ở vị trí đầu nhà nơi có mái che hoặc tận dụng các gian nhà trống để nuôi, chỗ đặt chuồng phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, chống gió lạnh thổi vào. Mỗi chuồng có thể nuôi được 50 con rắn.
Theo kinh nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi rắn, loài rắn rất dễ gần nếu như đã quen hơi với người nuôi. Đặc biệt khi cho rắn ăn phải mang đủ các thiết bị phòng hộ như: kính, găng tay, ủng cao su và nhất là không uống rượu trước khi vào chuồng rắn tránh bị lạ hơi gây sự phản ứng của rắn.
Trước đây, việc cho rắn ăn là đưa mồi vào chuồng một lúc, không kiểm tra được khẩu phần ăn của từng con nên dễ xảy ra tình trạng dư thừa thức ăn gây tốn kém và lãng phí. Điều này làm rắn chán ăn và gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng rắn, rắn trưởng thành không đồng đều.
Trong quá trình nuôi, phải thường xuyên phân loại rắn, phát hiện kịp thời và cách ly rắn bệnh để điều trị, ngăn ngừa dịch bệnh cho rắn, tránh thất thoát trong quá trình chăn nuôi.
II/ THỨC ĂN VÀ CÁCH CHO RẮN ĂN:
Rắn là loài động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng. Chúng rất kỹ tính, thức ăn chính của chúng là cóc, nhái … và chúng ăn rất sạch, con mồi phải còn sống. Hơn nữa, rắn chỉ ăn khoảng 2-3 lần trong 1 tuần.
- Thức ăn của rắn non chủ yếu là ếch, nhái nhỏ, cá, tép…Cứ 3-5 ngày lại cho rắn ăn một lần, số lượng thức ăn tăng dần theo tuổi.
- Thức ăn của rắn trưởng thành chủ yếu là chuột, cóc, ếch, nhái…Rắn bắt mồi bằng cách đớp, ngoạm, răng cong vào trong nhờ cấu tạo của xương hàm mở rộng nên có thể nuốt được những con mồi lớn.
- Thức ăn cho rắn không được cho vào tràn lan như trước, mà phải đựng vào trong thùng để khi đói rắn có thể vào ăn, những thức ăn thừa sẽ không bị rơi vãi ra ngoài làm bẩn chuồng rắn (hình 2)
- Nước uống: tốt nhất nên cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho rắn uống và tắm tự do. Trong chuồng cần đặt vật chứa nước cho rắn tắm và uống, phải thay nước hàng ngày. Nên đặt bóng đèn trong chuồng rắn, nhằn tạo cho rắn thích nghi với ánh sáng và tạo nhiệt độ ấm cho rắn (nếu vào mùa đông). (hình 2)
Nuôi rắn sinh sản cho lãi cao, đầu tư ban đầu và chi phí chăn nuôi không nhiều. Tuy nhiên, việc chọn giống rắn làm bố mẹ rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng con rắn sau này.
III/ KỸ THUẬT CHỌN VÀ CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG RẮN SINH SẢN:
- Chọn rắn đực, rắn cái làm giống phải dựa trên ngoại hình, rắn từ khi sinh ra đến trưởng thành không có lần nào bị nhiễm bệnh. Trong quá trình nuôi, rắn chóng lớn, da rắn mượt, thân hình dài cân đối (hình 3)
- Rắn đực và rắn cái phải khác dòng để khi lai tạo tránh nhiễm trùng huyết.
- Quá trình sinh trưởng phát triển của rắn phải trải qua những lần lột da. Đối với loài rắn Long Thừa, thời gian rắn thay da khoảng 15-20 ngày và tiếp tục thay da trong suốt quá trình rắn lớn, một con rắn cái từ lúc nở đến lúc sinh sản từ 9-10 tháng tuổi. Sau khi thay da nếu được cung cấp thức ăn đầy đủ, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tốc độ tăng trưởng của rắn có thể tăng nhanh hơn 2-3 lần.
- Bên cạnh việc chọn lựa rắn giống thì vấn đề đảm bảo tỷ lệ trứng rắn nở cao cũng cần được quan tâm. Để đảm bảo tỷ lệ trứng nở cao chúng ta có thể nuôi ghép 2 con rắn đực với 10 con rắn cái.
- Thời gian rắn đẻ sau khi phối giống khoảng 30 đến 35 ngày. Một con cái có thể đẻ từ 12 – 21 trứng (hình 4)
IV/ KỸ THUẬT ẤP TRỨNG VÀ NUÔI DƯỠNG RẮN CON:
- Dụng cụ ấp trứng rắn của nông dân hiện nay rất đơn giản (một cái lu), lấy đất có độ ẩm 25-30 độ bỏ vào ½ lu, sau đó xử lý thật chặt, tiếp theo rãi thêm 01 lớp cát trải mỏng rồi bỏ trứng rắn vào, dùng bao diêm hoặc vải bịt miệng lu lại, khoảng 75 ngày sau rắn tự nở(hình 5)
- Trong điều kiện chăn nuôi, khi ấp trứng cần kiểm tra trứng vài lần, nếu thấy các quả trứng to đều, trắng, khô ráo là trứng tốt, những quả vỏ xỉn vàng là trứng hỏng phải loại bỏ ngay.
V/ CÁCH NUÔI RẮN CON:
- Rắn con mới nở thả vào chuồng cho uống nước khoảng 7 ngày sau rắn thay da, khi rắn thay da thả nhái nhỏ vào để rắn ăn, trung bình 50 con rắn con 01 tháng tuổi mỗi ngày ăn khoảng 0,5kg nhái con.
- Rắn 8 tháng tuổi có trọng lượng từ 1,2kg trở lên thì mới đẻ nhiều trứng.
VI/ VỆ SINH CHUỒNG VÀ PHÒNG BỆNH CHO RẮN:
Công việc quản lý vệ sinh chuồng trại cũng là yếu tố quyết định đến kết quả nuôi. Nếu quản lý không tốt dễ dẫn đến thiệt hại. Thường ngày phải dọn phân trong chuồng, số phân hàng ngày thải ra không nhiều, phân thường khô, ít mùi hôi.
Rắn là động vật hoang dã, ít bị bệnh. Tuy nhiên, biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho rắn là biện pháp tốt nhất: chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ, không lầy lội, không nóng quá, lạnh quá, không có mùi lạ, tránh ruồi nhặng và các loại côn trùng khác gây hại cho rắn.
Rắn Long Thừa là loài rắn ít bị bệnh hơn các loài rắn khác, song trong quá trình nuôi đôi lúc rắn cũng bị bệnh tiêu chảy.
→ Khi rắn bị tiêu chảy, cách nhận biết như sau:
Hàng ngày dọn vệ sinh chuồng cho rắn, khi quan sát thấy số lượng phần ăn của rắn giảm, có hiện thượng phân hôi, nhão đó là bệnh tiêu chảy.
→ Để điều trị bệnh này ta áp dụng biện pháp sau:
Cho rắn ăn ít lại và cho uống men tiêu hóa chống tiêu chảy. Hàng ngày, quét dọn đáy chuồng, rửa máng nước, loại bỏ phần thức ăn thừa. Đồng thời phải đảm bảo chế độ và số lượng thức ăn theo nhu cầu của rắn trong từng thời kỳ (dựa theo trọng lượng của rắn).
VII/ GIÁ THÀNH CỦA RẮN TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY:
Trước đây, nhiều người dân đi bắt rắn hoang dã để bán không những vi phạm Luật bảo tồn động vật hoang dã, mà hiệu quả kinh tế cũng thấp, do rắn hoảng sợ, giảm sức khỏe, tổn thương khi bị đuổi bắt, rắn chậm lớn, thất thoát cao. Nhưng thông qua mô hình nuôi rắn sinh sản này, người dân không còn bắt rắn con ngoài tự nhiên đem về nuôi, mà người nuôi trước nhân giống, chuyển giao kỹ thuật và bán giống cho người sau. Nghề nuôi rắn đã làm cho nhiều hộ chuyển sang bắt chuột để bán làm giảm đáng kể nạn “giặc chuột” phá hoại mùa màng tại địa phương, đồng thời đây lại là biện pháp giúp người dân có thêm nguồn thu nhập trong lúc nông nhàn.
Nếu như trước đây đối với đa số người dân rắn là nỗi sợ hãi thì hiện nay thông qua việc nuôi rắn, chúng như những người bạn trong mỗi gia đình. Với việc nuôi rắn trong chuồng, tiếp xúc với rắn hàng ngày tạo cho rắn thân thiện với con người. Có thể nói, con rắn đối với người dân rất quan trọng, bởi vì ngoài giá trị làm thuốc để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe, rắn còn có giá trị kinh tế đem lại nguồn thu nhập cao, tạo công ăn việc làm cho người dân.
Hiện nay, thị trường tiêu thụ rắn rất phong phú và đa dạng. Rắn thương phẩm đang được cung cấp cho nhiều nhà hàng, khách sạn trong nước và một phần phục vụ cho xuất khẩu.
- Trọng lượng rắn nuôi trong một năm bình quân khoảng 1,3kg/01 con, với giá thị trường 450.000đ/kg, trừ đi chi phí ban đầu thì với 100 con rắn thương phẩm lợi nhuận mang về khoảng 40- 50 triệu đồng /01 năm.
 
Last edited by a moderator:
Trao đổi

Chào anh Sáu!
Em muốn hỏi về thức ăn của rắn Long Thừa có đa dạng dễ tìm kiếm không? Chỗ anh có cung cấp thức ăn luôn không?
Nếu mình nuôi thì đầu ra như thế nào?
Rắn con nếu mua số lượng giá sao hả anh?
 
Xin chào!
Chú tên gì để dể xưng hô. Nếu chú rảnh xuống đây tham quan cái nhé.
Tôi xin trả lời sơ về câu hỏi của chú.Thức ăn của Rắn Long Thừa cũng dễ kiếm ( nhái, ếch, cóc, chuột ... ) tùy theo độ lớn của rắn.
hiện tại giá rắn con giá dao động từ 250k/con đến 270k/con.
Nếu mua số lượng lớn sẽ dc giảm thêm. Có gì chú ghé than quan nhé.
 
Xin cho hỏi, ở hai hình trên, Vĩ tre bạn đóng như thế thì đàn rắn của bạn có bị xẹp sường nhiều không? Còn nuôi hộc thì xin hỏi chiều sâu của hộc nuôi là bao nhiêu thế bạn? Mình định làm học DxRxC = 0.6x0.4x0.15 thì có được không?
 
Xin chàov Hai!
Vĩ tre là để cho rắn hoạt động bò lên xuống không ảnh hưởng gì đến cơ thể rắn hết. Vĩ tre mình chừa lỗ to to xíu cho nó dễ di chuyển lên xuống.
Còn về hộc thì nếu bạn có không gian lớn tí học càng rộng thì càng tốt. Của mình thì làm hộc ngang 3 tấc + cao 2,5 tấc + độ sâu 6 đến 7 tấc.
 

Xin chàov Hai!
Vĩ tre là để cho rắn hoạt động bò lên xuống không ảnh hưởng gì đến cơ thể rắn hết. Vĩ tre mình chừa lỗ to to xíu cho nó dễ di chuyển lên xuống.
Còn về hộc thì nếu bạn có không gian lớn tí học càng rộng thì càng tốt. Của mình thì làm hộc ngang 3 tấc + cao 2,5 tấc + độ sâu 6 đến 7 tấc.

Theo mình thấy thì vĩ tre của bạn có rất nhiều khe không phù hợp, loài rắn có thói quen chui rút nên khe chui lọt đầu là nó sẽ chui, như thế dễ dẫn đến tình trạng bị xẹp sườn. Rắn bị xẹp sườn thì thương lái sẽ không mua. Tại mình có bán rồi nên biết điều đó. Theo mình khe hợp lý nhất là rộng từ 4-5cm đủ rộng để rắn >1.5kg không bị kẹt giữa mình. Rắn chen kẽ vĩ thường bị xẹp sườn đoạn giữa thân về sau. Bạn kiểm tra đàn rắn xem có bị tình trạng này không. Kẽ vĩ không hợp lý chỉ là một trong những nguyên nhân làm xẹp sườn. Đây chỉ là ý kiến của riêng mình, nếu có sai mong bạn thông cảm nhé!
 
Cám ơn ý kiến của bạn. Mình xin tiếp thu và theo dõi đàn rắn xem thế nào. Cùng học hỏi trao đổi để đi đến thành công. Xin cám ơn.
 
mua rắn

<div><br /></div><div><br /></div><p><span class="Apple-tab-span" style="white-space: pre"> </span>M&Ocirc; H&Igrave;NH NU&Ocirc;I RẮN HỔ H&Egrave;O ( C&Ograve;N GỌI L&Agrave; RẮN R&Aacute;O TR&Acirc;U, L&Ocirc;NG THỪA ).</p><p>&nbsp;<span class="Apple-tab-span" style="white-space: pre"> </span>B&Agrave; CON N&Agrave;O C&Oacute; NHU CẦU NU&Ocirc;I LI&Ecirc;N HỆ: SDT: 0913.864.885 GẶP ANH S&Aacute;U QUANG.</p><p>&nbsp;<span class="Apple-tab-span" style="white-space: pre"> </span>ĐỊA CHỈ: 188 TỔ 6 KH&Oacute;M B THỊ TRẤN T&Acirc;N HIỆP - HUYỆN T&Acirc;N HIỆP - KI&Ecirc;N GIANG.</p><p>&nbsp;<span class="Apple-tab-span" style="white-space: pre"> </span>&nbsp;C&Oacute; CUNG CẤP RẮN GIỐNG V&Agrave; RẮN CON. RẤT H&Acirc;N HẠNH ĐƯỢC CH&Agrave;O Đ&Oacute;N B&Agrave; CON./.</p><p>&nbsp;</p><p>&nbsp;</p>

THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân: Vi Nhật Quang
- Địa chỉ: TỔ 6 KHÓM B THỊ TRẤN TÂN HIỆP - HUYỆN TÂN HIỆP - KIÊN GIANG
- Điện thoại: 0913864885 - Fax:
- email: quangkx06@gmail.com

hiên tai trai rắn cua anh có rắn con ko vay
 
uP Ủng hộ anh Sáu và đánh dấu khi cần dùng đến thông tin của Anh
 
Hiện tại trại rắn của mình đã hết rắn con. Rắn con chỉ có theo đợt. Mình vừa bán hết 200 con.
Khoang 20>>>30 ngày tới sẽ có đợt rắn con mới. Nếu bạn quan tâm theo dõi trên đây nhé, khi nào có mình sẽ úp lên.
Cám ơn bạn nhiều.
 
Bạn Hai nói đúng đó bạn Quocmobi! Vỉ tre 1 là đóng khít chấy, 2 là hở ra hơn mình con rắn.
Hôm rồi mình bị chết 2 con cũng vì cái vỉ. Rắn nó mang trứng sắp đẻ, nó cứ bò quần cho xuống trứng. Bò sao mà chui đầu vào cái khe nhỏ xíu, bò tới thì ko được mà lui cũng ko xong. Giãy tới sáng gãy cổ ngủm hết hai con lãng nhách!:1^:

Thành thật xin chia buồn, học phí cũng đắc đấy. Mình thì chỉ bị xẹp sường 2 con thôi, giờ đã gần 3kg mà không bán được, để làm cảnh thôi.
 
Xẹp sường theo bác nói, hay bác mô tả lại coi, mình có con ngay "eo" tức ngay cuối bụng bị ốm lại và có 1 đường gân nổi lên dài 5cm theo chiều dài thân, không hiểu là bị gì? . Hay rắn bệnh ốm nên lồi xương,Sau khi mình cho uống thuốc. bây giờ thì ăn được ăn mạnh lại rồi nhưng vẫn chưa hết vết "ốm " đó, khó hiểu? không biết là hết mầm bệnh chưa? Hay chỉ là có tật vậy thôi không sao?
 
Xẹp sườn là cách gọi khi có một đoạn xương sườn bị gãy, đoạn gãy sườn đó con rắn dẹp lép như rắn trun. Con rắn vẫn phát triển bình thường nhưng thương lái chê không mua.
 
Chào Hai. hiện tại trại rắn của bạn thế nào. đầu ra khá không? Rắn con giá nhiêu / con dậy.
 


Back
Top