Hoa Hồi : Những khó khăn và thách thức cho những người nông dân trồng hồi !!

  • Thread starter hoahoils123
  • Ngày gửi
Xin Chào toàn thể anh em trên diễn đàn !
Tôi xin tự giới thiệu tôi là 1 hộ nông dân trồng và kinh doanh hoa hồi ở vùng nông thôn xã Bình Phúc,Huyện Văn Quan,Lạng Sơn,xin được thay mặt 1 số hộ nông dân ở đây giãi bầy về những khó khăn,thách thức của những người dân trồng cây hoa hồi và giá trị của nó.
Trước hết,xin được tóm tắt với toàn thể các bác về cây hoa hồi và giá trị thương phẩm.

Hồi (Illiciumverum Hook,Fet Thoms) là một trong những cây đặc sản có giá trị kinh tế cao.Hoa hồi là nguyên liệu quí cho ngành công nghiệp dược phẩm,hoa hồi khô được chế biến trong thành phần của nhiều loại gia vị.Thành phần hóa học chứa trong hoa hồi chủ yếu là anethol (80-90%),ngoài ra còn có a-pinen,p-pinen,l-phellandren,safrol,terpineol,limonen..Tinh dầu hồi là sản phẩm được chưng cất từ lá,quả và hạt,nhưng chủ yếu từ quả.Dầu hồi được sử dụng để sản xuất Tamiflu là thuốc đặc trị bệnh cún,nhất là A/H1N1,H5/N1,H3N2.chế biến các loại thuốc xoa bóp,nội tiết,tiêu hóa.Ngoài ra,còn để chế biến các đồ mỹ phẩm cao cấp,bã quả hồi dùng để chế biến thuốc trừ sâu,làm men.
13068371332037225659_574_574.jpg

blank.gif

blank.gif

Cây Hồi phân bố trong một vùng sinh thái hẹp của thế giới,chỉ trồng được ở một số phần diện tich của tỉnh Quảng Tây,Vân Nam của Trung Quốc và một phần diện thích của tỉnh Lạng Sơn,Cao Bằng,Bắc Kạn,Quảng Ninh của Việt Nam.Hồi ở Lạng Sơn có chất lượng tinh dầu tốt nhất thế giới và nổi tiếng với tên gọi " Hồi xứ Lạng".Lạng Sơn đã trồng được 33.400 ha rừng Hồi,chiếm 71% tổng diện tích rừng hồi của cả nước.( theo báo langson.gov.vn)

[SUB]Thưa các bác hiện tại, hoa Hồi Lạng Sơn chưa tìm được thị trường đầu ra chính thức, ổn định. Sản phẩm hoa Hồi hiện đang lưu thông tự do trôi nổi trên thị trường, các tư thương đến tận cửa rừng thu mua và ép giá nông dân, hoa Hồi phải qua nhiều khâu trung gian mới đến tay người tiêu dùng làm cho hiệu quả kinh tế của người trồng Hồi thấp, giá cả biến động thất thường, ảnh hưởng đến phát triển bền vững của rừng hồi.
[/SUB]
856949962_3709409_574_574.jpg
[SUB]
[/SUB]Những người dân trồng Hồi chúng tôi luôn ý thức được giá trị kinh tế của cây Hồi hơn hẳn nhiều cây trồng khác. Giá của 1 kg hoa Hồi hiện nay gấp khoảng 10 lần gạo và gấp 15 lần ngô. Mặt khác, vốn đầu tư ít, chỉ phải trồng một lần nhưng thu hoạch cả trăm năm, ít bị sâu bệnh phá hoại, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản Hồi. Tuy nhiên, giá cả lên xuống thất thường,do mối ra hầu hết là thương nhân Trung Quốc,bị họ chèn ép giá cả,thao túng thị trường hoa hồi, làm cho người nông dân không yên tâm phát triển rừng Hồi.
Và đáng buồn hơn nữa là hiện tại có 1 số doanh nghiệp thu mua hoa hồi đã qua chưng cất,hoa đã hết tinh dầu.Sau đó đem hoa hồi đi nhuộm màu,hóa chất,rồi đem bán ra thị trường trong nước với mức giá thấp hơn nhiều so với các hộ nông dân.Viêc này làm ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu và chất lượng của " Hồi xứ Lạng ".
Do vậy các hộ nông dân trồng hồi đang gặp rất nhiều khó khăn thách thức trong việc tìm đầu ra ổn định ! .Mặc dù vậy,Nhà nước hiện nay đang có nhiều chính sách ưu đãi để khuyến khích những doanh nghiệp vào đầu tư,giao thương với các hộ nông dân.tôi tin chắc rằng nếu có doanh nghiệp nào vào đầu tư,đảm bảo đầu ra ổn định cho hoa hồi,người nông dân sẽ yên tâm phát triển rừng hồi,và đem lại nguồn thu lớn và vững chắc cho doanh nghiệp cũng như người dân trồng hồi.
Các bác có thể liên hệ tham khảo và chia sẻ với chúng tôi.Hi vọng rằng nghành công nghiệp Hoa Hồi trong nước ta sẽ phát triển mạnh trong tương lai,và những người nông dân trồng hồi có cơ hội giao thương với doanh nghiệp trong nước .
Chân Thành cám ơn các bác đã quan tâm và đọc bài viết này !
 


trong khi chờ nhà nước cứu có lẽ cacs bác nên thử tìm 1 số cách tự giả cứu,em có ngu ý thế này:
*tập hợp các hộ chung nhau tiền:
+viết 1 trang web tự giới thiệu về vùng trồng,sản phẩm ntn...bằng tiếng Anh,Ấn,Malay,khựa
+tổ chức tham quan xem khựa + ấn nó ép dầu ntn chứ em thấy nồi hơi của viện XXX chế tạo cho các bác nó có vẻ ko ngon lắm nhỉ???
+tránh bị ép giá chắc phải thành lập HTX liên kết chống phá giá+chống hàng nhái trong nước(cái này giống đòng chí X nói tạo lòng tin chiến lược:7^:)
Ace có kinh nghiệm về vùng nguyên liệu góp ý thêm cho bác ý đi ạ,e kiến thức nông cạn có sao nói vậy thôi ạ.Mong hồi quê bác sớm có thêm đầu ra!!!
 
Cái chính là nông dân mình vốn rất nôn nóng trong việc tiền tươi thóc thật ... Làm ra cái gì,hoặc lên rừng mót được cái gì cứ phải bán ngay cho nóng hổi,thậm chí chấp nhận bán rẻ cho xong việc làm cái khác

Còn anh Khựa . Bao nay vẫn thế,nó cần nó đưa giá khủng để gom cho bằng được . Sau đó dần dần giảm giá và ép dân ta chảy mỡ
 
em đọc mà cũng không biết góp ý gì vì em có tâm nhưng chưa đủ tầm để mà góp ý kiến tới mấy vấn đề lớn lao này được. Nhưng hy vọng cây hồi sẽ giúp nông dân vùng tây bắc thoát nghèo!
 
Đó là Việt Bắc, nhưng thật ra là xế Đông Bắc đấy.
Tây Bắc chưa trồng Hồi đâu. Tây Bắc mà cũng trồng
Hồi nữa thì chết chùm.
*
 
Nửa năm trời tự nguyện rời xa công chức, biến mình thành một người nông dân thuần chủng để thỏa ước nguyện và niềm đam mê của bản thân, mày mò nghiên cứu tự tìm lối đi cho riêng mình, kết quả chưa có gì khả quan. Nhiều đêm dài thức trắng, với đôi mắt thâm quầng ....sinh ra nhiều ý nghĩ tiêu cực và bây giờ đến độ phải thốt lên NGÀNH NÔNG NGHIỆP CỦA CHÚNG TA LÀM SAO ẤY NHỈ?
cây trồng chủ đạo là cây lúa nước, giá gạo xuất khẩu thì mình không biết giá, nhưng giá gạo ăn tương đối ngon đâu đó là 15k/1kg. quá bèo so với những gì người nông dân phải bỏ ra. Gạo xuất khẩu thì đứng đầu thế giới, vậy mà suốt ngày bị ép giá. Tại sao?
cây công nghiệp chính là Cà Phê, Cao Su, Hồ tiêu và một số cây nữa mà mình không biết ...trong nhóm cây này thì Cà Phê cũng thuộc dạng xuất khẩu hàng đầu thế giới, nhưng vẫn bị ép giá. Tại sao?
Nghành chăn nuôi thì cũng chẳng có gì khả quan hơn, ví như cá Tra, cá Ba Sa...v..v...Tất cả cây trồng và vật nuôi đều chung một cảnh bị chèn ép.
Mặt hàng xuất khẩu thì Nông dân phụ thuộc vào nhà nước, các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu thì phụ thuộc vào nước ngoài... Chung quy lại những người nông dân không làm chủ được đầu ra của mình. Xã hội hiện đại mà cứ như thuở chịu ách nô dịch ấy.
Những năm trở lại đây Có những người tự tìm lối đi mới rất thành công, và phải khẳng định rằng nếu xét trên một khoảng thời gian nhất định thì họ là những người đã mở ra hướng đi mới cho nghành nông nghiệp, như nghề Nuôi Sâu,nuôi dế, nuôi rắn, nuôi trăn, tắc kè, rồi Nhím, Dúi...Tiếc một điều là phong trào chăn nuôi theo hướng đi mới ấy diễn ra ồ ạt quá, không có sự kiểm soát , khiến cho một số vật nuôi có GIÁ TRỊ ẢO, dẫn đến người tiên phong thì bán con giống đắt đỏ và trở nên giàu có, người chậm chân thì chết dập mặt :)
Không có sự chung tay của mấy ông chuyên gia kinh tế là thế, không có sự chung tay đầu tư của mấy doanh nghiệp xuất khẩu là thế, tất cả đều dậm chân
tại lũy tre làng, không mang tầm quốc tế được.
Đứng cạnh giếng nước, cây đa nhìn ra thế giới sao mà nó khác thế. Việt Nam mình thực sự rất lắm tài nguyên quý, nói cho dễ hiểu thì chỉ cần đưa ra ví dụ thế này thôi: Giống cây trồng có thể khai thác làm nguồn dược liệu quý nước ta có mà ti tỉ, vậy mà nó lại không được xem trọng, nên giá trị bị mất mát hao mòn. Giống vật nuôi gần như là đặc hữu của Việt Nam cũng nhiều, như Gà Đông Tảo, gà Nòi...ấy! thế mà hai con vật này lại có một nghịch lý rất oái oăm trong việc khai thác tiềm năng. Có những con gà Đông tảo có giá 50-70 triệu đồng, đúng là vớ vẩn hết mức, điên rồ không thể tả nổi. con giống thuần chủng bằng cái nắm tay tiền triệu, đúng là khùng. rồi nhà nhà trưng biển Gà Đông "TÀ". vài năm nữa lại thảm họa như Nhím thôi. Rồi đến con Con Gà Nòi của chúng ta, nó quý lắm đấy, nhưng giá trị thì chỉ lại phục vụ cho mấy tay cờ bạc....Đúng là Hài. Không biết mọi người có để ý một điều rằng hai giống gà đó của ta mà mang xuất khẩu thì nó sẽ thế nào chưa? Nếu 2 cái giống này mà phải có ở Trung Quốc thì to chuyện. Vậy nên cần xây dựng thương hiệu thật sự, mang tầm quốc tế, chứ đừng theo cái kiểu vác dao mổ lợn chọc tiết dân mình.
Nói cho cùng thì NÔNG và CÔNG phải kết hợp thì mới phát huy hết tiềm năng của nông nghiệp được,phải có sự bảo trợ của nhà nước thì mới đảm bảo đầu ra, để làm được điều này phải có sự chung tay của các chuyên gia kinh tế, nhà nước phải xem trọng nó, quy mô thì phải có quy hoạch
 
Last edited by a moderator:
Đọc bài viết của Bác mà em có thêm động lực tìm hiểu thêm thị trường để phát triển loài cây của ông cha để lại. Cùng là một người đồng mình hy vọng sẽ được hợp tác với Anh.
 


Back
Top