hoa nào là hoa đực và hoa nào là hoa cái

  • Thread starter anhhamchoine
  • Ngày gửi
Mình có trồng mấy cây khổ qua và mấy ngày nay ra bông nhiều lắm nhưng mình nghe ngừoi ta nói muốn cây ra trái đều thì phải tự thụ phấn cho cây,nhưng mình ko biết phân biệt hoa nào là hoa cái và hoa nào là hoa đực được,mong các ban chỉ mình phân biêt với
Và trong thời gian này mình có thể bón phân bò và phân kali cho cây phát triển tốt đuợc ko,mong các ban giúp mình với

42011a1301999805hnhnh03.jpg

42011a1301999807hnhnh03.jpg

42011a1301999810hnhnh03.jpg

Và hình như có 1 hoa đã kết trái thì phải nhưng mình nhìn
quài mà ko phân biệt đựơc

42011a1301999858hnhnh03.jpg
 


hinh thu 3 la hoa cai con lai la hoa duc
nhung hoa giong hoa thu 3 la hoa cai
 
anhhamchoine! trong 3 hình trên là hoa đực, hình thứ 4 là hoa cái. Tròng khổ qua không cần thiết phải thụ phấn. Hoa cái nó tự đậu trái. Về phân bón thì bạn không nên bón phân kali không. Tốt nhất là bạn nên bón phân tổng hợp (N P K .16 - 16 - 8). Nên bón vừa phải thì cây của bạn sẽ tươi tốt và cho nhiều trái. Chúc bạn sớm có khổ qua để nấu canh, thân chào.
 
chào anhhamchoine
mình thấy trong ảnh chắc là bạn trồng khổ qua rừng trong thùng xốp, với số lượng ít đặt trên sân thượng. theo mình biết thì đa số các loại dây leo đều có hoa đơn tính (có hoa đực và hoa cái trên cùng một dây) và thụ phấn nhờ côn trùng. bạn đặt chậu trên sân thượng có thể không có côn trùng nên bạn phải thụ phấn cho nó. trong ảnh 1,2,3 là hoa đực ảnh 4 là hoa cái bạn đợi cho cả 2 hoa cùng nở bạn ngắt hoa đực bôi phấn dính trên đầu nhị đực vào đầu nhụy hoa cái nên làm vào lúc 8 -9h sáng. nếu bạn trồng đề nấu canh thì dùng hoa đực nào cũng được còn bạn để giống thì nên lấy hoa đực và hoa cái khác dây để thụ phấn thì giống sau này không bị giảm chất lượng. về phân bón thì cây trồng lúc nào cũng cần nhưng ở từng giai đoạn thì cần loại phân khác nhau. phân bò bạn nên bón lót trước khi trồng, còn giai đoạn cây ra hoa kết quả thì cần nhiều kali hơn bình thường. bạn nên chọn các loại phân hổn hợp có thành phần kali cao như NPK 20-20-15 hoặc NPK 16-16-8
 
Last edited by a moderator:
Thank các ban nhiều lắm,sáng mình lên sân thượng dể ý thì minh thấy cả đống hoa đực nhưng chỉ có 1 bông cái là cái bông mình chụp hình đó,các bạn có biết tại sao ko,hay vì cây mới lớn nên như vậy thôi,mong các ban cho y kiến..
 
Thank các ban nhiều lắm,sáng mình lên sân thượng dể ý thì minh thấy cả đống hoa đực nhưng chỉ có 1 bông cái là cái bông mình chụp hình đó,các bạn có biết tại sao ko,hay vì cây mới lớn nên như vậy thôi,mong các ban cho y kiến..
đó là đặc tính của các loại thân leo hoa đực lúc nào cũng ra sớm hơn và số lượng nhiều hơn hoa cái. bạn phải tưới nước bón phân đầy đủ thì số lượng hoa cái mới nhiều và quả sẽ to. chúc bạn sớm có món khổ qua kho tiêu ăn với cơm nóng hết sẫy. nhớ đễ bụng thật đói rồi mới ăn nha !
 
nó là loại lưỡng tính .bạn kô cần phải thụ phấn đâu ,nó sẽ tự đậu quả
 

Vụ này hấp dẫn nè!!! Hoa đực nhiều hơn hoa cái là do tâm lý "trọng nam khi nữ" từ thời xa xưa chăng!!!! ;)!!!
Nói vậy cho vui thôi còn thực tế thì mọi chuyện đều có nguyên do của nó cả. Vấn đề hoa đực và hoa cái thì các bác đã nói cả rồi. Ngaytrovellcd chỉ có tý ý kiến về vấn đề hoa và thụ phấn cho hoa thôi.
Xét về mặt lý thuyết thì tỉ lệ hoa đực và hoa cái thông thường là 50 - 50. Nếu có chênh lệch lắm thì cũng nằm trong vùng 51-49. Nhưng có một số vấn đề mà khi ra hoa đã không đạt như ý.
Thứ nhất đó là sự chọn lọc nhân tạo. Vấn đề này được các nhà chọn giống đặc ra. Bác thử trồng những hạt giống F1 do các công ty sản xuất giống (có uy tín) làm bác sẽ biết. Những hạt giống này khi phát triển thành cây đa phần ra hoa cái nhiều hơn hoa đực. Tại sao như vậy? Vì người ta tiến hành thụ phấn nhân tạo (con người trực tiếp làm) để chọn lọc ra thế hệ hạt giống F1 sao cho cây F1 này ra hoa cái nhiều hơn để mang lại năng suất cao hơn. Và đó là nguyên lý chọn giống.
Thứ hai đó là sự thoái hoá giống. Khi bác dùng hạt từ cây F1 này mà làm giống thì tỷ lệ hoa cái giảm rất nhiều. Bác thử quan sát thực tế xem. Hạt giống có chất lượng là phụ thuộc vào đặc điểm này. Còn việc lựa chọn như thế nào thì thuộc về chuyên môn, dinh dưỡng và di truyền.và cả tạo đột biến nhiễm sắc thể nữa.

Bác trồng cây khổ qua nói riêng và các cây khác nói chung mà chỉ để lấy trái ăn (không dùng làm giống) thì việc thụ phấn nhân tạo chỉ mang tính chất làm cho vui chứ quy mô kinh tế mà làm như vậy là không hiệu quả. Thụ phấn nhân tạo là tốt nhưng tốn công nên khó áp dụng vào sản xuất đại trà (chỉ dùng làm giống).
Trở lại với vấn đề những hình ảnh bác đưa lên Ngaytrovellcd nhận thấy một vài vấn đề như sau: hình ảnh cho thấy cây thiếu dinh dưỡng hoặc hấp thụ dinh dưỡng chưa tốt và thiếu ánh sáng. Và hai yếu tố này đều ảnh hưởng đến chất lượng nhiễm sắc thể khi cây sinh giao tử. Hay nói dễ hiểu hơn đó là hai yếu tố này có ảnh hưởng đến việc ra hoa đực hay hoa cái.
Vấn đề nữa đó là côn trùng thụ phấn cho hoa. Thông thường thì càng lên cao lượng côn trùng sẽ giảm nhất là đối với những loại hoa thụ phấn nhờ côn trùng mà dân dụ bằng màu sắc. (Để côn trùng thụ phấn cho mình, hoa thường co màu sắc sặc sở, có hương thơm, có đĩa mật để thu hút côn trùng. Với hoa khổ qua thì dẫn dụ và thu hút côn trùng là nhờ màu sắc hoa nên khi bác đặc ở điệu kiện quá cao sẽ hạn chết đáng kể lượng côn trùng đến thụ phấn.)
Vài lời chia sẻ, mong bác sớm tìm được những trái khổ qua ngon lành!!!
Thienly.
 
Không đúng tỷ lệ đực cái là 50-50 đâu.

Bông đực bao giờ cũng nhiều hơn, và trong một
cây, thì bao giờ bông đực cũng ra trước. Tôi
nói bao giờ thì có nghĩa là 100%, không ít hơn.

Điều này xảy ra trong thực tế, có hàng trăm cây
hay chỉ có 1 cây thôi, thì khi bông cái đầu tiên
nở, nó cũng có sẵn các bông đực rồi. Cho đến cuối
mùa, bông đực cũng vẫn nở khi đã hết bông cái.

Có lẽ bông cái tốn kém hơn - phải có bầu to - nên
cây phải chắc ăn cho nó cứ ra là phải đậu. Bông
cái một nách lá chỉ có nhiều nhất 1 bông, trong khi
bông đực ra cả chùm, luân phiên nhau nở suốt.

Thời tiết mưa hòa gió thuận, thì không phải thụ
phấn bằng tay, vì sẵn ong bướm thụ phấn cho rồi.
Tuy thế, nếu ở sân thượng trời nóng, ong bướm không
dám tới, sợ bị chết cháy trên không, hay ở trong
nhà kính đóng kín cửa, ong bướm khó tìm lỗ chui vào,
thì người chủ vườn phải thụ phấn bằng tay.

Đó cũng là lý do vì sao mướp trong nhà kính không
có trái, và người bán nhà kính không có lương tâm
không bao giờ nói ra. Người Mỹ cũng không nói ra,
vì họ cho rằng ai có nhà kính thì phải biết điều này.
 


Back
Top