Học ấp trứng cá sấu từ chuyên gia campuchia

  • Thread starter Nguyễn Ngọc Chí
  • Ngày gửi
Agriviet.Com-TR%25E1%25BB%25A8NG_C%25C3%2581_S%25E1%25BA%25A4U_2.jpg

Cá sấu là loài bò sát hoang dã, sống thích nghi với đầm lầy, sông suối và sống những nơi hoang dã kể cả nước mặn và nước ngọt.

Ở Việt Nam chúng ta có 2 loài đó là:
_ Cá Sấu nước ngọt có tên khoa học (Crocodylus siamensis), Cá Sấu Xiêm (tên VN)
_ Cá Sấu nước mặn (nước lợ) ..........(Crocodylus porosus). Cá Sấu Hoa cà.

Đặc điểm chung là loài động vật biến nhiệt nên có cơ chế nội cân bằng ít hoàn chỉnh hơn chim và thú.... Nhiệt độ thích hơp từ 25 đến 35 độ c. Nếu nhiệt độ quá thấp dưới 10 độ c chúng có thể chuyển qua ngủ đông để chịu đựng.

Agriviet.Com-C%25C3%2581_S%25E1%25BA%25A4U_1.jpg


Là loài đẻ trứng khoảng từ 20 đến 50 trứng, không ấp. Cá Sấu mẹ đào hố để đẻ, đẻ xong vùi cát lấp lại và cỏ rác lấp lên bên trên, những hố đẻ để lại dấu vết, do vậy thường hay bị những động vật khác như khỉ, chồn, cáo bới lên và ăn mất trứng.
Còn việc nuôi dưỡng trong điều kiện nuôi nhốt như hiện nay thì chính con cá sấu khác lại moi hố đẻ ăn mất trứng...!

Việc ấp trứng cá sấu nhân tạo là 1 việc làm cần thiết cho nghề nuôi cá sấu, nhưng vào đầu những năm 1980 Việt Nam ta hoàn toàn bất lực với "Ấp rứng cá sấu nhân tạo".

CHÚNG TA HỌC HỎI KINH NGHIỆM TỪ CHUYÊN GIA CAMPPUCHIA.

Sau đây là những chia sẻ của TS Võ Đình Sơn (Giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn).

Giảng viên Võ đình Sơn thường được các trường ĐH có bộ môn về Động Vật hoang dã và bệnh chim cá cảnh hay thường mời dạy như ĐH Nông Lâm TP HCM hay ĐH Tây Nguyên...

Thầy tâm sự:
_ Vào những năm đó Việt Nam ta đang phát triển nghề nuôi Cá Sấu, nhưng chỉ bắt cá con ở dọc sông Mê Koong, Cần giờ, Kiên Giang...để nuôi.

Nhưng mà bắt cá sấu con về nuôi và thuần dưỡng là rất khó, chúng ít thích nghi với môi trường lạ (nuôi nhốt) và cũng chẳng bắt được bao nhiêu.
Còn trứng cá sấu ở Thảo Cầm Viên (cá nước ta và của Ấn Độ tặng) đẻ hàng năm, cũng được vài trăm trứng, nhưng tỷ lệ ấp nở đạt không quá 20%. Lúc đó có vài hộ nuôi ở Cần giờ có mời thầy đến chỉ cách ấp...nhưng không đạt..!

Nhưng nước láng giềng của ta là Campuchia họ ấp nở rất đạt, đạt trên 85% có khi lên 95%... Dân ta hay qua đó mua con giống về để nuôi.

Lúc đó nhà nước cho TCV dự án "Thuê chuyên gia về dạy cho ta cách ấp...". Khi kí hợp đồng thì họ chỉ chấp nhận về ấp thuê ăn lương tháng, chứ không chỉ cho học.

Thầy Sơn cứ nghĩ, thuê họ về làm mình sẽ học được (ăn cắp nghề)..!
Mình xây cho họ nhà ấp riêng biệt và họ cũng ăn ngủ tại chỗ (Chuyên gia yêu cầu), họ có đem theo bảo vệ, họ không cho mình tiếp cận lúc họ làm..!
Lương tháng thầy Sơn nói là tương đương với 4 cây vàng/tháng...! Chỉ có 2 người.
" Vỏ quýt dày, có móng tay nhọn" Nhưng vẫn bất thành...!
Vì họ phát hiện ra chúng ta đặt Camera theo dõi...họ dán giấy báo kín hết tường và cữa sổ...! Nhưng vẫn còn 1 cái ở trên trần quay xuống ta nhìn thấy rõ ràng... Tưởng đâu ăn chắc..!
Lần đầu hết 6 tháng nhưng không học được gì hết, hết hợp đồng họ về...
Mình cũng làm theo họ vẫn không có kết quả...!

Lần 2:
Đặt cả Camera ở ngoài hồ nơi cá sấu đẻ và chỗ họ lấy trứng vô ấp....!
Cữa sổ thành công đã hé mở từ đây...!

Cá sấu đẻ xong 3 ngày mới được bới hố lên để lấy, họ lấy tay bới cát lên thật nhẹ nhàng...lấy cây bút lông làm dấu trên trứng...!
Đem trứng sắp vào thùng và lấp cát theo từng lớp...khi đầy thùng họ bê vào nhà đem trứng ra và sắp trứng lại vào ổ ấp...
......***
Lần này họ chỉ ở có 4 tháng thôi ta cho họ về và hợp đồng theo tháng đã chấm dứt...!

Việt Nam chúng ta rất thông minh ở "...móng tay nhọn."
Và ta đã ấp nở tỉ lệ đạt gần 90% như chuyên gia...

Theo bạn ta học được gì ở lĩnh vực ấp trứng cá sấu của chuyên gia Campuchia...?

Các bạn nào thích tìm hiểu thì cứ bình luận.

Cám ơn chia sẻ từ các bạn.
 


Last edited by a moderator:
Đó là kỹ thuật đặt trứng chiều nào lên trên phải
đúng như khi sấu mẹ đẻ ra.
*
Kỹ thuật thứ 2 là phải đợi 3 ngày cho trứng định
hình chiều trên dưới.
*
Siêu kỹ thuật tôi mới giả tưởng ra là: Sấu vừa mới
đẻ, lấy trứng ngay, thì khỏi cần chiều trên dưới?
*
Giả tưởng này có thể đúng khi trứng Sấu không có
cấu tạo riêng có chiều trên dưới của từng trứng từ
trong bụng mẹ và Sấu mẹ không có một hệ thống điều
chỉnh cho từng trứng phải đúng chiều theo cấu tạo
riêng đó.
Giả tưởng này cho rằng trứng Sấu sau khi đẻ thì
không có cấu tạo riêng từng trứng theo chiều trên
dưới, nhưng cấu tạo này được dần dần thành lập, và
sau 3 ngày thì định hình cấu tạo. Một khi trứng bị
nghiêng đi hay lộn ngược, thì cấu tạo theo chiều
trên dưới bị phá vỡ, và điều này giết chết trứng.
*
 
Câu hỏi khó à, em nói thử chơi nha. trứng nằm hướng nào thì để yên hướng đó hả bác?
 
Tôi cũng nghĩ đến hướng của trứng, nhưng lại nghĩ
hướng không mạnh bằng chiều trên dưới.
*
Có thể có 3 hướng như sau:
1- Hướng Bắc Nam dưới ảnh hưởng từ trường trái đất.
2- Hướng Đông Tây dưới ảnh hưởng của mặt trời mọc.
3- Hướng bờ sông bờ hồ gần nhất dưới ảnh hưỏng độ ẩm.
*
Ba ảnh hưởng (từ trường, mặt trời, độ ẩm) không mạnh
bằng ảnh hưởng của sức hút trái đất (trọng lực). Vì
thế tôi mới nghĩ đến chiều trên dưới của trứng.
*
 
Tôi cũng nghĩ đến hướng của trứng, nhưng lại nghĩ
hướng không mạnh bằng chiều trên dưới.
*
Có thể có 3 hướng như sau:
1- Hướng Bắc Nam dưới ảnh hưởng từ trường trái đất.
2- Hướng Đông Tây dưới ảnh hưởng của mặt trời mọc.
3- Hướng bờ sông bờ hồ gần nhất dưới ảnh hưỏng độ ẩm.
*
Ba ảnh hưởng (từ trường, mặt trời, độ ẩm) không mạnh
bằng ảnh hưởng của sức hút trái đất (trọng lực). Vì
thế tôi mới nghĩ đến chiều trên dưới của trứng.
*

Một lần nữa yêu cầu anhmytran không nên vào đọc những bài viết của tôi nữa nhé.

Và không bình luận nữa nhé...!
Cám ơn trước đừng làm phiền tôi nhé..!
 
Last edited by a moderator:
chào chủ topic nguyenngocchi ...mình cũng đã áp dụng cách đó nhưng không thành công lắm bạn ơi đó là lý thuyết thôi chứ ăn thua là giá thể ấp kìa,cá sấu có tính tranh giành lãnh địa rất cao 1 ổ đẻ có đến cả chục con giành lấy chỗ đó mà đẻ chứ không chịu đẻ chỗ khác nếu 3 ngày phát hiện sau khi đẻ mới lấy trứng thì sẽ không còn trứng nào để bạn lấy nữa vì đã bị con khác đào bới hư hết và bị lũ sấu đực xơi sạch sẽ...kinh nghiệm thực tế chuồng nuôi cá đẻ của trại tôi có trồng nhiều cây trong đó nhưng tụi sấu cái kiên quyết đẻ cố định 4 chỗ 1 số thì đẻ trên bờ số khác đẻ dưới nước ..v..v và có những con đẻ trứng tốt nhưng không nở nuôi liên tục 3 năm ,năm đầu 20 trứng năm sau 32 trứng năm sau 40 trứng nhưng chỉ nở được vài con trong khi đó con khác đẻ cũng 32 trứng nhưng nở đủ 32 con có con đẻ 40 trứng nở 41 con 1 trứng sinh đôi .... , ,tôi có trại cá sấu sinh sản gồm 60 sấu cái và 30 sấu đực ,1 năm nó đẻ hơn 1000 trứng nhưng tỷ lệ nở chỉ có 40% dù đã dùng hết mọi cách ...sau đó tôi mới đi hết tất cả các trại lớn nhỏ ở VN ta thì mới biết là con cá sấu đẻ 1 ổ nở 50% là tốt lắm rồi ở ngoài tự nhiên nó ăn uống tốt hơn ,nguồn nước sạch hơn môi trường nuôi nhốt đẻ trứng ra lấy về ấp thì tỷ lệ nở sẽ cao hơn do đó Úc năm nào cũng vô rừng lấy trứng cá sấu về ấp .tỷ lệ nở rất cao,...xin chia sẻ vài kinh nghiệm
 
Last edited:
chào chủ topic nguyenngocchi ...mình cũng đã áp dụng cách đó nhưng không thành công lắm bạn ơi đó là lý thuyết thôi chứ ăn thua là giá thể ấp kìa ,tôi có trại cá sấu sinh sản gồm 60 sấu cái và 30 sấu đực ,1 năm nó đẻ hơn 1000 trứng nhưng tỷ lệ nở chỉ có 40% dù đã dùng hết mọi cách ...sau đó tôi mới đi hết tất cả các trại lớn nhỏ ở VN ta thì mới biết là con cá sấu đẻ 1 ổ nở 50% là tốt lắm rồi ở ngoài tự nhiên nó ăn uống tốt hơn ,nguồn nước sạch hơn môi trường nuôi nhốt đẻ trứng ra lấy về ấp thì tỷ lệ nở sẽ cao hơn do đó Úc năm nào cũng vô rừng lấy trứng cá sấu về ấp .tỷ lệ nở rất cao ...xin chia sẻ vài kinh nghiệm

Cám ơn bạn đã chia sẻ.
Đây là tài liệu của Ts Võ Đình Sơn _ Giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã chia sẻ công việc của ông cho tôi.
Tôi đưa ra đây để ta suy luận thêm, còn cách ấp mình chưa viết, viết như vậy ai trong nghề thì hiểu thôi...
Nhiều người cho rằng mình muốn làm thầy & rảnh hơi.
Than ái chào bạn.
 

Cám ơn bạn đã chia sẻ.
Đây là tài liệu của Ts Võ Đình Sơn _ Giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã chia sẻ công việc của ông cho tôi.
Tôi đưa ra đây để ta suy luận thêm, còn cách ấp mình chưa viết, viết như vậy ai trong nghề thì hiểu thôi...
Nhiều người cho rằng mình muốn làm thầy & rảnh hơi.
Than ái chào bạn.
không ai lại rảnh hơi khi đặt quyết tâm váo 1 vấn đề gì đó rồi lại tốn thời gian chia sẻ những suy nghĩ của mình đâu bạn ơi đừng buồn nhé,mình rất hoan nghênh bạn đã lập ra 1 topic mà có lẽ ai nuôi cá sấu sinh sản đều phải "nếm mật nằm gai" chờ cá sấu con nở nhưng tỷ lệ nở lại thấp so với mong đợi ,nếu có những kinh nghiệm hay thì hãy chia sẻ cho mọi người cùng nhau học tập và tiến bộ bạn nhé
 
không ai lại rảnh hơi khi đặt quyết tâm váo 1 vấn đề gì đó rồi lại tốn thời gian chia sẻ những suy nghĩ của mình đâu bạn ơi đừng buồn nhé,mình rất hoan nghênh bạn đã lập ra 1 topic mà có lẽ ai nuôi cá sấu sinh sản đều phải "nếm mật nằm gai" chờ cá sấu con nở nhưng tỷ lệ nở lại thấp so với mong đợi ,nếu có những kinh nghiệm hay thì hãy chia sẻ cho mọi người cùng nhau học tập và tiến bộ bạn nhé

Vậy tôi muốn học hỏi kinh nghiệm thực tế của bạn, bạn có sẵn sàng nói hết ra đây cho mọi người cùng học ko...?
Hay vẫn giấu đi 1 ít làm bảo bối của mình...?
Nói ra có khi còn bị họ ném đá thêm bực tức thêm.
Viết lộ ra 70% kinh nghiệm là quý hóa lắm rồi...!
Vác tù và hàng tổng, ăn cơm vợ...!
Ko được cảm ơn còn bị vả vào mồm...
Bạn đọc thì thấy cái cảnh mình muốn chia sẻ...vẫn bị chúng chưởi..!

Bạn ở đâu..?
Chào bạn nhé.

--------

chào chủ topic nguyenngocchi ...mình cũng đã áp dụng cách đó nhưng không thành công lắm bạn ơi đó là lý thuyết thôi chứ ăn thua là giá thể ấp kìa,cá sấu có tính tranh giành lãnh địa rất cao 1 ổ đẻ có đến cả chục con giành lấy chỗ đó mà đẻ chứ không chịu đẻ chỗ khác nếu 3 ngày phát hiện sau khi đẻ mới lấy trứng thì sẽ không còn trứng nào để bạn lấy nữa vì đã bị con khác đào bới hư hết và bị lũ sấu đực xơi sạch sẽ...kinh nghiệm thực tế chuồng nuôi cá đẻ của trại tôi có trồng nhiều cây trong đó nhưng tụi sấu cái kiên quyết đẻ cố định 4 chỗ 1 số thì đẻ trên bờ số khác đẻ dưới nước ..v..v và có những con đẻ trứng tốt nhưng không nở nuôi liên tục 3 năm ,năm đầu 20 trứng năm sau 32 trứng năm sau 40 trứng nhưng chỉ nở được vài con trong khi đó con khác đẻ cũng 32 trứng nhưng nở đủ 32 con có con đẻ 40 trứng nở 41 con 1 trứng sinh đôi .... , ,tôi có trại cá sấu sinh sản gồm 60 sấu cái và 30 sấu đực ,1 năm nó đẻ hơn 1000 trứng nhưng tỷ lệ nở chỉ có 40% dù đã dùng hết mọi cách ...sau đó tôi mới đi hết tất cả các trại lớn nhỏ ở VN ta thì mới biết là con cá sấu đẻ 1 ổ nở 50% là tốt lắm rồi ở ngoài tự nhiên nó ăn uống tốt hơn ,nguồn nước sạch hơn môi trường nuôi nhốt đẻ trứng ra lấy về ấp thì tỷ lệ nở sẽ cao hơn do đó Úc năm nào cũng vô rừng lấy trứng cá sấu về ấp .tỷ lệ nở rất cao,...xin chia sẻ vài kinh nghiệm

Cái khó là ở chỗ nuôi tập trung cá sấu mẹ một chỗ đó bạn, bạn phải canh rào ổ sấu mẹ đẻ đúng 3 ngày mới lấy trứng lên, vì thời gian đó trứng đang định hình. Một hợp tử đã ra đời 2n, phôi của bò sát rất loãng. Trong 3 ngày phôi trở nên đặc dần và định hình hợp tử bám sát vào màng của vỏ trứng. Lúc ấy bạn duy chuyển nhẹ nhàng tránh làm bong tróc cái (hợp tử) hay nói dễ hiểu là cái màng máu thụ tinh....thì bạn đã thành công rồi...còn nhiều bước nhỏ nữa..!

Nên trứng cá sấu để ở ngoài tự nhiên lượm về dễ nở là có phần đó. nó ở ngoài hơi lâu nên (hợp tử) đã bám chắc vào thành vỏ.

Ấp trứng cá sấu mà đem soi và lắc thử kể như là xong trứng đó..!
 
Last edited by a moderator:
À ý của bạn Chí tức là khi tượng hình phôi thì phôi sẽ bám vô thành trứng trong 3 ngày đầu tránh động tới làm hư phôi ,nhưng có 1 điều nho nhỏ nữa là trứng sấu mới đẻ có 1 lớp màng nhớt khá nhầy bao quanh nó tạo 1 lớp "ẩm" bao quanh trứng nhờ đó trứng không khô mà luôn ẩm trong vài ngày đầu ...tôi có hỏi ý kiến những cán bộ chăm sóc cá sấu ở những trại lớn như Tồn Phát ,Suối Tiên ,và Hoa cà thì cán bộ kỹ thuật nói là nhờ lớp ẩm đó mà trứng không khô nhưng nó vô tình tiếp tay cho nấm và mầm bệnh xâm nhập vào trứng nên trong 24h phải lấy liền sau khi đẻ và lau sạch lớp nhớt nhầy đó thì tỷ lệ nở mới cao ,cán bộ của Hoa cà khuyên nên làm như vậy ngay cả bác Hưng cũng nói rằng chỉ có vậy thì khi ấp mới đỡ bị nấm.(cái này mình bị rồi đúng như bác Hưng đoán) .Tức là phát hiện sấu đẻ lập tức lấy trứng sau đó rửa trứng sạch rồi đem vào phòng ấp ,mà phòng ấp giờ toàn ấp khô như ấp trứng gà vậy ,mình định năm sau ấp theo kiểu đó ,bạn nghĩ sao khi ấp như kiểu trứng gà mà không cần giá thể ấp ? vì bác Hưng có giải thích là giá thể ấp mang theo bệnh và nấm ngoài ra còn hút ẩm....mà trứng sấu cần ẩm cao 80% ...
 
À ý của bạn Chí tức là khi tượng hình phôi thì phôi sẽ bám vô thành trứng trong 3 ngày đầu tránh động tới làm hư phôi ,nhưng có 1 điều nho nhỏ nữa là trứng sấu mới đẻ có 1 lớp màng nhớt khá nhầy bao quanh nó tạo 1 lớp "ẩm" bao quanh trứng nhờ đó trứng không khô mà luôn ẩm trong vài ngày đầu ...tôi có hỏi ý kiến những cán bộ chăm sóc cá sấu ở những trại lớn như Tồn Phát ,Suối Tiên ,và Hoa cà thì cán bộ kỹ thuật nói là nhờ lớp ẩm đó mà trứng không khô nhưng nó vô tình tiếp tay cho nấm và mầm bệnh xâm nhập vào trứng nên trong 24h phải lấy liền sau khi đẻ và lau sạch lớp nhớt nhầy đó thì tỷ lệ nở mới cao ,cán bộ của Hoa cà khuyên nên làm như vậy ngay cả bác Hưng cũng nói rằng chỉ có vậy thì khi ấp mới đỡ bị nấm.(cái này mình bị rồi đúng như bác Hưng đoán) .Tức là phát hiện sấu đẻ lập tức lấy trứng sau đó rửa trứng sạch rồi đem vào phòng ấp ,mà phòng ấp giờ toàn ấp khô như ấp trứng gà vậy ,mình định năm sau ấp theo kiểu đó ,bạn nghĩ sao khi ấp như kiểu trứng gà mà không cần giá thể ấp ? vì bác Hưng có giải thích là giá thể ấp mang theo bệnh và nấm ngoài ra còn hút ẩm....mà trứng sấu cần ẩm cao 80% ...

Bạn ơi...bạn khai thác sâu rồi..!
Chất dịch nhờn mang theo trứng là môi trường tốt cho nấm (vi khuẩn) phát triển là đúng. Nhưng để sau 3 ngày có sao đâu..? Rồi hãy lau.??
Trứng bò sát không thể ấp khô, không có giá thể (chất độn) tạo ẩm. Nó ấp với điều kiện là "Tĩnh", chứ ấp " động" như gà nó bông cục máu ra và hư ngay, vì cục máu nó đã bám vào thành trứng lúc 3_4 ngày đầu, làm nó lay động là hư ngay.

Có khi ấp kiểu mới thì họ phải tạo độ ẩm thích hợp...cái này mới nghe, bạn để trứng vào khay dùng nhiệt và tạo ẩm chứ gì.
Thôi cứ làm thử, tôi ko biết cách này.!
 
Có khi ấp kiểu mới thì họ phải tạo độ ẩm thích hợp...cái này mới nghe, bạn để trứng vào khay dùng nhiệt và tạo ẩm chứ gì.
Thôi cứ làm thử, tôi ko biết cách này.!
Bạn trình bày là ấp theo kiểu của campuchia vậy giá thể ấp nghe nói là đất đem từ campuchia qua phải không bạn ?mình cũng chưa hiểu rõ quá trình ấp kiểu này nếu bạn biết về quy trình này thì có thể nói rõ và sâu hơn ,bây giờ chúng ta chỉ trao đổi kỹ thuật ấp theo kiểu campuchia thôi!
 
Bạn trình bày là ấp theo kiểu của campuchia vậy giá thể ấp nghe nói là đất đem từ campuchia qua phải không bạn ?mình cũng chưa hiểu rõ quá trình ấp kiểu này nếu bạn biết về quy trình này thì có thể nói rõ và sâu hơn ,bây giờ chúng ta chỉ trao đổi kỹ thuật ấp theo kiểu campuchia thôi!

Không cần phải đất Cambot đâu, mà cát của VN sàn kĩ bỏ đá lớn ra, không lấy cát mịn trộn ít xơ dừa khô (tất cả đều phải phơi thật khô) và cát được rửa với nước sạch phơi thật khô.
Ở trên họ đậy lớp cỏ khô (không phải rơm).
20 ngày đầu để khô không được phun sương, sau 20 ngày mới phun sương lấy độ ẩm...
Quan trọng lúc bạn vô trứng phải đúng chiều theo (đánh dấu) của cá mẹ đẻ và phân thành từng lô theo ổ mình đã lấy (dễ kiểm tra và tạo sương).
Quá tình ấp bạn muốn kiểm tra thì lấy trong lô 1 đến 2 trứng sau 30 ngày xé màng bao...còn đào bới lên nhiều lần để xem làm hư con bên trong.
Nó chỉ chịu ấp "tĩnh"...
 
GIỐNG với cách ấp trứng rắn, rùa các bác nhỉ? mà mấy ngày đầu cũng ẩm ẩm chứ bác? em sợ trứng bị khô và teo lại?hii
 
GIỐNG với cách ấp trứng rắn, rùa các bác nhỉ? mà mấy ngày đầu cũng ẩm ẩm chứ bác? em sợ trứng bị khô và teo lại?hii
@Tuan : trứng cá sấu nó có vỏ vôi canxi bên ngoài bự cỡ trứng vịt nhưng 2 đầu của nó bự bằng nhau ,trứng rắn giống trứng trăn với kỳ đà nên vỏ lụa bên ngoài của nó mà thiếu hơi nước hay ẩm quá khô quá là hư hết.
@Chí : bạn ấp qua kiểu camp rồi thì tỷ lệ nở khoảng bao nhiêu vậy bạn ? mình ấp kiểu đó qua rồi nhưng tỷ lệ nở thấp chỉ khoảng 40% (đã lựa trứng to tốt đem ấp trứng nhỏ hay nứt đều loại bỏ).
 
@Tuan : trứng cá sấu nó có vỏ vôi canxi bên ngoài bự cỡ trứng vịt nhưng 2 đầu của nó bự bằng nhau ,trứng rắn giống trứng trăn với kỳ đà nên vỏ lụa bên ngoài của nó mà thiếu hơi nước hay ẩm quá khô quá là hư hết.
@Chí : bạn ấp qua kiểu camp rồi thì tỷ lệ nở khoảng bao nhiêu vậy bạn ? mình ấp kiểu đó qua rồi nhưng tỷ lệ nở thấp chỉ khoảng 40% (đã lựa trứng to tốt đem ấp trứng nhỏ hay nứt đều loại bỏ).

Cái vụ này nhứt cả đầu, vì bạn đã thao tác giống như tôi nói ở trên chưa, lấy trứng làm dấu, như thế nào và đem vô phòng ấp thì đặt lại như thế đó và phủ lên 1 lớp cát mỏng 2,5 cm còn trên thì phủ cỏ tranh khô (ko phủ rơm).
Bạn ở trong Nam thì nhiệt độ rất lí tưởng để ấp.
Mới lúc đầu bạn cho ẩm nhiều quá là trứng sẽ đổi màu và hay bị nấm, 20 ngày đầu đâu cần độ ẩm cao... 80% độ ẩm thì cần gì phải phun nước..xem lại coi có ẩm độ quá nhiều đó.
Còn phụ thuộc vào dinh dưỡng của con mẹ và giống (con mẹ) ko tốt cho ăn toàn là đạm nhiều...như đồ phế liệu heo, gà chết mà quên đi Can Xi và Vitaminb1...
Có nở ra thì cá sấu con cũng cong vẹo mỏ và dị tật (quái hình).
Trại heo Phú Sơn trên ngả 3 Trị an _ Đồng Nai nuôi cá sấu cũng bị chứng ấy...sau rồi họ mới khắc phục được. Cứ tưởng cho ăn nhiều thịt là tốt..! Ko chịu thay và sát trùng nước..!
Nó nhiều vấn đề lắm...! Bạn nuôi lâu chưa và ở đâu..?
Nếu ở gần TP thì nên làm quen và hỏi thầy Sơn Thảo cầm Viên vậy...
Tôi cũng chỉ học được của thầy Sơn thôi.
 
Last edited by a moderator:
Cách ấp này em thấy áp dụng cho đa số bò sát, mà sao không áp dụng với con trăn bác nhỉ? Theo em biết ấp trăn chỉ cần nhiệt độ ấm từ con mẹ, không cần ẩm? Là sao vậy các bác? Em hỏi hơi ngoài lề chút! hii,
 
Cái vụ này nhứt cả đầu, vì bạn đã thao tác giống như tôi nói ở trên chưa, lấy trứng làm dấu, như thế nào và đem vô phòng ấp thì đặt lại như thế đó và phủ lên 1 lớp cát mỏng 2,5 cm còn trên thì phủ cỏ tranh khô (ko phủ rơm).
Bạn ở trong Nam thì nhiệt độ rất lí tưởng để ấp.
Mới lúc đầu bạn cho ẩm nhiều quá là trứng sẽ đổi màu và hay bị nấm, 20 ngày đầu đâu cần độ ẩm cao... 80% độ ẩm thì cần gì phải phun nước..xem lại coi có ẩm độ quá nhiều đó.
Còn phụ thuộc vào dinh dưỡng của con mẹ và giống (con mẹ) ko tốt cho ăn toàn là đạm nhiều...như đồ phế liệu heo, gà chết mà quên đi Can Xi và Vitaminb1...
Có nở ra thì cá sấu con cũng cong vẹo mỏ và dị tật (quái hình).
Trại heo Phú Sơn trên ngả 3 Trị an _ Đồng Nai nuôi cá sấu cũng bị chứng ấy...sau rồi họ mới khắc phục được. Cứ tưởng cho ăn nhiều thịt là tốt..! Ko chịu thay và sát trùng nước..!
Nó nhiều vấn đề lắm...! Bạn nuôi lâu chưa và ở đâu..?
Nếu ở gần TP thì nên làm quen và hỏi thầy Sơn Thảo cầm Viên vậy...
Tôi cũng chỉ học được của thầy Sơn thôi.
@TRÍ :cám ơn bạn chia sẻ ,mình nuôi cá sấu theo quy mô hộ gia đình nuôi ở CÀ MAU từ năm 2001-2002 tới giờ cũng gần chục năm khi mà con cá sấu rất có giá dễ bán ,giá cả nhân công thức ăn điện nước đầu vào rất rẻ,nhưng những năm gần đây lại thay đổi theo chiều hướng bão hoà làm cho nghề nuôi cá sấu ngày càng đi xuống.Nên gia đình mình có nuôi thêm sấu đẻ để nuôi theo quy trình khép kín ,nhưng có 1 thực tế là nuôi con sấu những điều kiện cần đủ đa số đã thực hiện nhưng tỷ lệ ấp nở mà mình đã đi tham quan nhiều trại lớn cả nước thì khi ngồi xuống nói chuyện trao đổi tỷ mỷ ....ai cũng ko dám nói là 1 ổ ấp nở đạt 80% . con số trung bình là 50-60%. đa số là dưới 40% mà theo mình biết là do tỷ lệ đực cái là 1:3 => trứng ít có cồ. gia đình mình năm nay sàng lọc + thả thêm cá đực với tỷ lệ 2 đực cho 5 cái .Nếu 2 năm nữa đạt khoảng 60% đổ lên thì có thể kết luận là thiếu đực.

Cách ấp này em thấy áp dụng cho đa số bò sát, mà sao không áp dụng với con trăn bác nhỉ? Theo em biết ấp trăn chỉ cần nhiệt độ ấm từ con mẹ, không cần ẩm? Là sao vậy các bác? Em hỏi hơi ngoài lề chút! hii,
@TUẤN : trăn là bò sát giống cá sấu mà bò sát là máu lạnh => đâu có nhiệt độ ấm đâu bạn .bạn bắt con trăn rắn rùa đứa nào cũng lạnh tanh ,huyết nó cũng lạnh ngắt.Con trăn hay rắn quấn trứng"ấp" thực tế là nó đang kiểm soát độ ẩm để trứng ko bị nóng hay lạnh dẫn đến co vỏ trứng vì trứng trăn rắn chỉ có vỏ lụa dễ thay đổi theo nhiệt độ môi trường ,ngoài ra là ngăn ngừa nấm do ẩm cao phá hư trứng ,do đó khi ấp trứng trăn rắn tuyệt đối không để quá ẩm hay nhiệt độ quá cao.Bạn nên xem video clip của anh Sơn nuôi kỳ đà sinh sản trên youtube thì sẽ rõ hơn
[video=youtube;vxT300CSS8k]http://www.youtube.com/watch?v=vxT300CSS8k[/video]


 
Last edited:
@TRÍ :cám ơn bạn chia sẻ ,mình nuôi cá sấu theo quy mô hộ gia đình nuôi ở CÀ MAU từ năm 2001-2002 tới giờ cũng gần chục năm khi mà con cá sấu rất có giá dễ bán ,giá cả nhân công thức ăn điện nước đầu vào rất rẻ,nhưng những năm gần đây lại thay đổi theo chiều hướng bão hoà làm cho nghề nuôi cá sấu ngày càng đi xuống.Nên gia đình mình có nuôi thêm sấu đẻ để nuôi theo quy trình khép kín ,nhưng có 1 thực tế là nuôi con sấu những điều kiện cần đủ đa số đã thực hiện nhưng tỷ lệ ấp nở mà mình đã đi tham quan nhiều trại lớn cả nước thì khi ngồi xuống nói chuyện trao đổi tỷ mỷ ....ai cũng ko dám nói là 1 ổ ấp nở đạt 80% . con số trung bình là 50-60%. đa số là dưới 40% mà theo mình biết là do tỷ lệ đực cái là 1:3 => trứng ít có cồ. gia đình mình năm nay sàng lọc + thả thêm cá đực với tỷ lệ 2 đực cho 5 cái .Nếu 2 năm nữa đạt khoảng 60% đổ lên thì có thể kết luận là thiếu đực.


@TUẤN : trăn là bò sát giống cá sấu mà bò sát là máu lạnh => đâu có nhiệt độ ấm đâu bạn .bạn bắt con trăn rắn rùa đứa nào cũng lạnh tanh ,huyết nó cũng lạnh ngắt.Con trăn hay rắn quấn trứng"ấp" thực tế là nó đang kiểm soát độ ẩm để trứng ko bị nóng hay lạnh dẫn đến co vỏ trứng vì trứng trăn rắn chỉ có vỏ lụa dễ thay đổi theo nhiệt độ môi trường ,ngoài ra là ngăn ngừa nấm do ẩm cao phá hư trứng ,do đó khi ấp trứng trăn rắn tuyệt đối không để quá ẩm hay nhiệt độ quá cao.Bạn nên xem video clip của anh Sơn nuôi kỳ đà sinh sản trên youtube thì sẽ rõ hơn
[video=youtube;vxT300CSS8k]http://www.youtube.com/watch?v=vxT300CSS8k[/video]



Tôi rất thích 2 bạn nên tôi đã like cho mỗi người 1 cái rồi đó.
Bây giờ mình xin chia sẻ với 2 bạn 1 xíu về thuật ngữ " Động vật máu lạnh" nhé.

Loài bò sát là động vật có thân nhiệt (biến nhiệt) nên có cơ chế nội cân bằng ít hoàn chỉnh hơn chim và thú....

Vì loài bò sát có sự tiến hóa chưa hoàn chỉnh bằng lớp chim và lớp thú nuôi con bằng sữa, nên thân nhiệt không ổn định, gọi là (biến nhiệt) nó vừa ở cạn và ở dưới nước, đa số bên ngoài da của chúng có lớp sừng để chống lại sự mất cân bằng về nhiệt độ và sự mất nước, nếu thời tiết quá nóng thì chúng sẽ lội xuống nước để làm ẩm da và làm mát cơ thể.

Nên gọi chung là động vật máu lạnh là loài bò sát để phân biệt với lớp thú.
Khi nói đến máu lạnh là ta nghĩ ngay đến loài bò sát và loài cá.

Chứ không phải cắt huyết ra là lạnh tanh đâu..!

Cả hai bạn đều chia sẻ rất chân thành, thường đa số là loài động vật hoang dã này ít người nuôi, nên tất cả đều học hỏi lẫn nhau.
Độ ẩm quá mức sẽ làm trứng hư nhiều...!
Tỉ lệ đực cái ghép chưa phù hợp...
Chế độ dinh dưỡng thức ăn chưa phù hợp..!

Vì cá sấu ở môi trường tự nhiên thì chúng ăn rất nhiều cá và ăn cả rong rêu có khi là cỏ ngập nước..trong khi đó ta nuôi công nghiệp thì Protein (đạm) thì thừa và lại thiếu những yếu tố khác. Cá sấu thiếu Can xi và vitaminb1 thường là hay biến dạng ở cột sống, mỏ thì cong vẹo, mắt thường hay bị mù..!

Đã gặp rất nhiều trường hợp này, các bạn cố tìm giải pháp để cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể vật nuôi, thì phôi và tinh trùng mới tốt được.!
Cám ơn 2 bạn đã chia sẻ.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top