[Học hỏi] Bệnh tôm- cách phòng ngừa và thuốc đặc trị hiệu quả nếu tôm mắc phải

  • Thread starter hocnuoitom
  • Ngày gửi
Cong Thân, mềm thân, ốp thân

Mấy bác nhìn nick cũng biết là em cũng chả rành về vấn đề này lắm. Cho nên em mới mạo muội lập topic này để học hỏi kinh nghiệm của mọi người. TRên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc dán mác đặc trị hoặc phòng trị hiệu quả nhưng chưa ai kiễm chứng hiệu quả thực sự của nó cả. cho nên ai có bài thuốc hoặc từng sử dụng loại thuốc nào phòng + trị hiệu quả trên tôm có thể chia sẻ với mọi người.

Xin cảm ơn!!!

------ 2 minutes:

Em mở hàng đàu tiên mời mọi người chia sẻ cách phòng cũng như trị bệnh cong thân mềm thân ốp thân trên tôm sú.
 


Last edited by a moderator:
Bác 8 ah...
bạn hocnuoitom lập ra cái topic này là để học hỏi những cách chữa trị cho 1 số loại bệnh nho nhỏ mà ta biết chắc sẽ khỏi....dù bác có dị ứng với 2 từ "chữa trị" thì bác cũng đâu cần thiết phải lôi cuốn sổ đỏ ra để lòe bà con chứ...dù người nuôi có áp dụng qui trình phòng bệnh hoàn hảo cỡ nào thì xác suất % bị dính bệnh là vẫn có cơ mà....chẳng lẽ khi phát hiện tôm mềm vỏ,yếu gan..v.v. mà ta lại không điều trị sao....
 


có xem vì phép lịch sự trả lời cuối :
tôi xin lỗi anh tám vì...cái mà anh cho là bí kiếp gì...gì đó.cái mà bấy lâu nay anh hằng ấp ủ mà tôi không nhận biết.tôi tưởng chỉ là chuyện mạn đàm chuyện phiếm nhau cho vui thôi.thì ra là vậy !!!
kết cái gì không vui...tui không chơi.
chào thân ái
 
Bác 8 ah...
bạn hocnuoitom lập ra cái topic này là để học hỏi những cách chữa trị cho 1 số loại bệnh nho nhỏ mà ta biết chắc sẽ khỏi....dù bác có dị ứng với 2 từ "chữa trị" thì bác cũng đâu cần thiết phải lôi cuốn sổ đỏ ra để lòe bà con chứ...dù người nuôi có áp dụng qui trình phòng bệnh hoàn hảo cỡ nào thì xác suất % bị dính bệnh là vẫn có cơ mà....chẳng lẽ khi phát hiện tôm mềm vỏ,yếu gan..v.v. mà ta lại không điều trị sao....

Tám Lúa thì thật là ngố và ngu dốt về các loại bệnh trên con tôm, mà nguyên nhân nó không phải nằm trong môi trường nước sinh thái hay sao, bao gồm trong những câu hỏi của Tám Lúa đưa ra cho hocnuoitom?


Tiếp chiêu nè!!!!

- Nuôi công nghiệp, bán công nghiệp?

- Mật độ?

- Mấy giàn quạt?

- Chạy quạt mấy giờ hoặc 24/24?

- Nhiệt độ ngoài trời?

- Nhiệt độ trong ao?

- Độ PH

- Mực nước trong ao bị thẩm thấu và bốc hơi, 1 tuần xuống mấy tấc?

- Cách đánh men vi sinh?

- Năm vừa rồi thức ăn hoán chuyển (FCR) là bao nhiêu?


Phòng chống ngăn ngừa không chịu làm (tức là không tuân thủ theo qui trình nuôi) mà chỉ mong có cơ hội để điều trị, giờ Tám Lúa đúng hay sai?


Hãy đọc cho kĩ hàng màu xanh dương ở dưới.



=====================
Nguồn: Vietlinh



Chuyên gia NGUYỄN VĂN RÍ trả lời nè:


Thảo luận của: NGUYỄN VĂN RÍ

Hiện tượng tôm bị ốp thân là kết quả của quá trình nhiễm độc ao nuôi kéo dài. chất lượng nước kém, quá trình trao đổi Oxy trong nước kém, oxy hòa tan thấp, độc tố trong ao cao, pH cao, độ kiềm cao. dẫn đến rối lọan quá trình trao đổi thẩm thấu của tôm với môi trường, dẫn đến tôm bị mềm thân. dấu hiệu đầu tiên khi tôm bị mềm thân

Màu Nước:

- Màu nước xấu, thường bầm, pH tăng cao vào buổi chiều, khó hạ, độ kiềm cao.

- Chay quạt thường có bọt, đáy ao chưa hẳn dơ, nhưng sự phân bổ chất thải không gom. Bề mặt đáy ao thường bị sình và không có màn áo kéo bề mặt.

- Cấy vi sinh ít có tác dụng.

Chuyển Biến Sức Khỏe Tôm

- Tôm ăn cầm chừng, không tăng thức ăn được từ 5 đến 7 ngày đầu tiên.

- Buổi tối thường có một vài con bị đỏ mang, sau đó cứ tăng dần.

- Khi tình trạng kéo dài, không thấy tôm lột đồng lọat, khi tôm lột được thì bắt đầu có những con chuyển qua da xanh.

- chài tôm kiểm tra thấy tôm có hai màu, có khi mùi nước có mùi mốc.

Xử Lý:

Tốt nhất là đừng nên thay nước nhiều, vì lúc này tôm yếu sẽ dẫn đến sốc và rớt đáy, mà gốc tảo độc cũng không cải thiện được.

Người nuôi phải bình tỉnh xử lý từng giai đọan ao sẽ khỏi.

- Cho tôm ăn ít lại bằng 2/3 cử ăn bình thường từ 3 đến 5 ngày.

* Ngày thứ nhất:(liều sử dụng cho 1000m3)

- Chiều 4 giờ: Daimetine 1bao + 1kg EDTA, trộn chung hòa nước tạt đều khắp ao

- Tối 8giờ: Oxy hạt 3kg + 0.5kg EDTA. trộn chung và tạt đều khắp ao

* Ngày thứ hai:

- Chiều 4 giờ: Daimetine 1bao + 10kg Thiosulphate, trộn chung và tạt đều khắp ao

- Tối 8 giờ: Oxy hạt 3kg + 0.5kg EDTA, trộn chung và tạt đều khắp ao

* Ngày Thứ 3:

- Sáng 8 giờ: Cấy Vi sinh ( Chọn lọai vi sinh có sụt khí với đường)

- chiều 4 giờ: Daimetine 1bao + 1kg EDTA, Trộn chung và tạt đều khắp ao

- Tối 8 giờ: Oxy hạt 3kg + 0.5kg EDTA. trộn chung và tạt đều khắp ao.

* Ngày thứ 5: Cấy vi sinh thêm.

Khi thấy tôm ăn lại bình thường thì tăng dần thức ăn, đến ngày thứ 7 kể từ ngày đầu tiên xử lý có thể lập lại chu trình xử lý sẽ đạt kết quả tốt hơn

Cho Tôm ăn:

- Men tiêu hóa đường ruột: 10g/kg thức ăn

- Nutriplex (sirô bổ em bé) 2ml/kg thức ăn

- Sorbitol 5tg/kg thức ăn.

Khi tôm ăn mạnh có thể bổ sung thêm Calcium Fort để tôm mau cứng vỏ.

Một vài ý kiến nhỏ, chúc bạn thành công

NGUYỄN VĂN RÍ

=============




Hỏi ao phát sáng và tôm bị co lưng

3/ Tôm bị bệnh cong thân: do: Tôm sử dụng thức ăn thiếu hoặc không đủ dinh dưỡng nên tôm bị yếu; khi sốc sẽ dễ bịcong thân. Cho tôm ăn đầy đủ và bổ sung thêm khoáng chất, vitamine tổng hợp.


"vitamine tổng hợp" Tám Lúa đã nói ở đâu hả mấy ông thần nước mặn???????
 
Last edited by a moderator:
Offtopic một chút!!!
Gửi bác Tám,

Khi bác tám có nuôi tôm thật sự bác mới biết, nước nôi,ao hèo chuẩn bị không phải nói là làm liền bác à. Nước nôi không phải muốn nói lấy đầy ao để vài bữa xử lý là làm được bởi việc lấy nước có thể kéo dài cả 10 ngày bác ạ (ao 7-8 công đất).

Còn về việc đánh men vi sinh như bác nói thì cháu đã bắt đầu từ đầu vụ (chỉ trừ khoảng ủ men thôi) : Đánh vi sinh lần đầu trước thả tôm 3 ngày liều lượng gấp 3 lần, sau đó cứ 7 ngày 1 lần liều 1,5 lần, và hiên giờ là 5 ngày 1 lần liều gấp 2 đó bác. Thả tôm buổi sáng thì cử trưa đã bắt đầu cho ăn rồi ạ. Ao lắng thì có 1 ao 4 công đất và một ao nuôi 7 công được sử dụng làm ao lắng trong 2 tháng đầu - nước được xử lý 1 lượt với ao nuôi. Gây màu nước bằng phân DAP + thức ăn tôm. Mực nước từ 1,2 m - 1,4 m tùy ao. Tôm 20,38 ngày tuổi đã bị rồi bác ơi.

Xin lỗi vì quên trả lời mấy câu hỏi của bác Tám nghen.
Nhà cháu thì nuôi nhiều năm nhưng cháu thì mới chỉ năm nay thôi nên cần phải học hỏi rất nhiều. Kinh nghiệm ở xung quanh thì cháu cũng luôn luôn học hỏi, ai nói gì hay ,đúng,hợp lý thì cháu luôn có gắng thực hiên theo . Trong vụ tới đây cháu sẽ cố gắng tập trung lấy nước cho một ao xong xuôi mới lấy nước ao khác như lời bác Tám.

Trở lại chủ đề chính, nói thì rất dễ nhưng khi đặt mình trong trường hợp ao tôm bị bệnh - bệnh này có thể khỏi- thìa ai không hy vọng tôm sẽ qua khỏi phải không mấy bác. Mình có thể bỏ hàng chục,hàng trăm triệu xuống ao tôm sá gì tiếc vài triệu. Cháu nói đây là với những bệnh thông thường (cong thân,mềm thân,cụt râu,sâu đuôi,đống rong,khói đèn,đen mang,gan yếu,...) còn đối với những bệnh không thể trị thì chỉ có nước cho nó 1 chai diệt giáp xác thôi.

Nói thì nói là phòng bệnh hơn chữa bệnh nhưng nếu đã phòng mà không khỏi thì cũng phải chữa thôi mọi người nghĩ phải không ạ? Còn phòng thì phòng bằng cách nào hiệu quả nhất,
-Chẳng hạn mình đã trộn bổ sung vitamin,khoáng,canxi,rồi những loại dinh dưỡng mà nó quảng cáo là có các axit amin cần thiết cho tôm khỏe mạnh, chắc vỏ dễ lột nhưng tôm vẫn có hiện tượng mềm vỏ nhũng thân, thế là tại sao? Mình làm sai? Thiếu ? hay thế nào? Hay vì thuốc dỏm? Cho ăn thuốc bổ gan tụy đầy đủ nhưng tôm vẫn yếu gan!!! Cho ăn men tiêu hóa ,phòng phân trắng nhưng tôm vẫn bị phân trắng là thế nào???? Tất cả đặt trong trường hợp xủ lý vi sinh định kỳ rồi.

-Vậy mục đích của mnhf lập thớt này là để làm gì? Để mọi người chia sẻ cách phòng và trị bệnh hiệu quả, nhưng loại thuốc chất lượng trong việc phòng và trị (chứ không mua nhầm thuốc dỏm thì khổ ạ), và cả nhưng mẹo vặt hay bài thuốc dân gian nào mà mọi người đã sử dụng và thấy hiệu quả. Vừa trao đổi kiến thức về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả luôn.

Sẵn tiện đây xin mọi người cho ý kiến về quy trình sau (đây là kinh nghiệm em học được) : Định kỳ 7-10 ngày , diệt khuẩn -> ngày hôm sau đánh Zeolite hạt (hoặc clinzet) dằn đáy ao -> chơ thuốc diệt khuẩn đã dã hết thì đánh vi sinh sau đó 5-7 ngày lại lặp lại.


Mong mọi người góp ý cho. Xin cảm ơn!!!


Qui trình sai ngàn dậm.

Thôi thì tự học tự hỏi tự biết đi.

Tám Lúa nói nhiều nó nhàm nó chán.
 
Hây dà, ngộ đi tìm ông thầy tám lúa muốn nổ con mắt thì da lị đang ngồi chồm hổm trong cái chỗ lày. Lị thiệt là tệ pạc ló nha. Cái dzụ mấy con ngân long của ngộ lị chưa chỉ xong thì lị chạy qua đây quánh nhau dzới người ta mà làm gì. Hây dà, thiệt là mệt mỏi đó nha !

Lị ngưng cãi nhau với mấy người kia để cho ngộ hỏi chút lữa được hông là? Mấy con cá ngân long của ngộ hông có đóng dzong dzêu trên vảy lị ơi? Nước thì là nước cũ chứ hổng phải nước mới? Dzậy mắc cái giống ôn gì cứ hễ ngộ bỏ men vi sinh vô là tụi nó bị nấm. Thay nước mới thì lại hết bị. Tổ cha nó, ngộ bực mình thiệt đó nha !

Ông thầy tám lúa làm ơn chỉ dùm ngộ chiêu khác đi. Mấy chiêu kia chắc chậc lất dzồi !
 
Last edited by a moderator:
Nuôi thủy sản nói chung nguồn nước tốt là điều cần đầu tiên, còn lượng o xy có đủ trong nước là rất quan trọng , vì nó giúp cho cá hô hấp tốt làm cho cá khỏe ăn nhiều , tiêu hóa tốt , tăng trọng nhanh, mình cá đẹp hơn = sẽ rút ngắn thời gian nuôi .
Bạn đừng có tiết kiệm quá coi chừng tính già hóa non đấy...
Chúc bạn nuôi tốt...thân .

Chào bạn binh_dan;



Hôm nay ngồi đọc lại những dòng chữ trên, nó cùng chủ trương của Tám Lúa từ lâu.

Người Việt, ngành thuỷ sản từ trí thức đến người nuôi trồng, họ ở trong cuộc, họ mù quáng họ chỉ nhìn thấy lợi nhuận là trên hết, đi tắt về ngang đốt giai đoạn để tiến lên ---> nhanh kết quả, mau thu hoạch ---> lòng tham không đáy.


Họ có rồi, họ muốn có thêm, cái họ có họ không xử dụng nghiệm thu, họ đòi thêm nữa, họ đâu biết rằng cái gì nó cũng có giới hạn của nó.


Bạn mới vào đây, nếu bạn có thời gian đọc thêm thì sẽ thấy mỗi khi có người đưa ra 1 đề tai 1 topic sai trái đều bị tôi phản pháo ...thì mọi người cho rằng là nhàm chán, 1 câu cứ nhai đi nhai lại ..."Tại sao ông Tám Lúa không nói những điều mới lạ hơn cho họ học".

Thử hỏi trong qui trình nuôi thì chỉ có bao nhiều điêu, bao nhiêu khâu đó thôi mà người nuôi trồng phải làm, đàng này họ không làm ....họ còn kêu gào "CÒN KHÂU NÀO NỮA KHÔNG CHO TÔI BIẾT, ĐỂ CHO TÔI HỌC, ĐỂ CHO TÔI LÀM THÊM".

Tôi cho bạn biết bài viết của tôi đã gom hết tất cã NHỮNG TINH HOA KỶ THUẬT NUÔI TRỒNG TÔM TRÊN THẾ GIỚI và ĐỒNG THỜI TÔI TỰ SÁNG TẠO CHẾ RA VÀI CHIÊU MỚI ĐI NGƯỢC VỚI TRUYỀN THỐNG MÀ THANH QUẢ LẠI VÔ NGÂN"

Lúc trước đổ thừa Tám Lúa dùng văn phong chữi bới những Ts cùi bắp, thì những người trong diễn đàn không đọc ...tôi đổi văn phong họ cũng không đọc (nghiệm thu những gì tôi nói, tôi lí giải)....đôi 3 người tôi gữi luôn cho bí kíp thì họ cũng không đọc luôn.

- "Bí kíp đó cần gì đọc chú"

- "Cầm bí kíp trong tay mà vẫn đòi gữi đi gữi lại đôi 3 lần"

- Cầm bí kíp trong tay mà cho là "cái mà anh cho là bí kiếp gì.......gì đó...........tôi tưởng chỉ là chuyện mạn đàm chuyện phiếm nhau cho vui thôi....thì ra là vậy!"

Giờ thì còn có người nói:


- "Nếu muốn học Thủy-sản, tui sẽ không học với Tám Lúa!"


Đúng, đúng vậy, không học của Tám Lúa thì học của người khác, trên diễn đàn, trên mạng, trên sách vỡ thì chung qui chỉ có bấy nhiêu chiêu đó thôi ...dù cho có muốn thêm nữa cũng không có đâu để mà học.

Nhưng có 1 điều tất cã những chiêu đó nó lại nằm gọn trong bài viết của Tám Lúa, chẳng những vậy còn thêm vài chiêu mà
Tám Lúa
còn dám vẽ rồng vẽ rắn thêm đuôi, Thuỷ Sản chưa có 1 ai.


Có người khuyên tôi căng quá, Tám Lúa sẽ mất đi bạn bè, nghĩ cho cùng Tám Lúa xem mọi người như là bạn bè, chia sẻ kỉ thuật cho họ.

Đòi hỏi văn phong chữi bới thì Tám Lúa đã thay đổi rồi ...bí kíp cũng cho rồi ...giờ thì họ vẫn còn đòi hỏi thêm nữa.


Cháy nhà mới lòi mặt chuột, cái đòi hỏi của họ thật sự Tám Lúa không có ...giờ Tám Lúa sáng mắt ...Tám Lúa chỉ là 1 thằng thất học mới hết bậc lớp 9, thành ra đâu có thấu hiểu được cái cần, cái đòi hỏi của những người có Trình Độ cao.


Nuôi trồng thì họ cần cái điều trị, còn Tám Lúa ngu muội tối ngày cứ oang oang PHÒNG VỚI CHỐNG.


Tám Lúa thì chủ trương theo kiểu người nghèo mỗi khâu mỗi việc phải làm đúng theo qui trình.

Còn họ là dân trí thức họ có tiền, họ đâu cần phải tuân thủ theo qui trình nuôi, nếu tôm có bệnh hoạn hay điều gì xảy ra họ sẳn sang tung tiền ra mua thuốc để điều trị.


Anh nên nhớ diễn đàn nầy là giúp là hướng dẫn cho người nông dân nuôi trồng chứ không phải là diễn đàn để hướng dẫn
chỉ dạy cho mấy thằng sinh viên để chúng ra trường làm thầy giáo và kỉ sư, bởi vì chúng cần hình dạng đầu con rắn hình
tam giác, người nông dân cần dụng cụ thanh sắt để ứng dụng nuôi trồng.
Các sinh viên ra trường đa phần đi tiếp thị thức ăn và thuốc thuỷ sản.

Thành ra giới trí thức chơi với giới trí thức mới họp gu, còn Tám Lúa DỐT THẤT HỌC thì làm sao vô hệ được.


Giờ Tám Lúa mới biết thì đã muộn rồi, người ở trong diễn đàn và người nông dân cần là CHỮA VỚI TRỊ cho dù là bệnh nhẹ hay bệnh nặng, họ có tiền sẳn sàng vung tiền qua cửa sổ, họ không cần biết lí do nguyên nhân gốc tại sao và vì sao bệnh trạng phát sinh và bùng phát xảy ra.


Khi Tám Lúa nói tới Phòng Ngừa Ngăn Chận thì có người phản bác "phòng ngừa có hiệu quả 100% không?", trong nuôi trồng thuỷ sản không có 1 ai đảm bảo bất cứ qui trình nào hoàn hảo 100% hết, chỉ có là phương cách nầy đạt hiệu quả hơn phương cách kia, đúng thời vụ đúng lich trình.

Tám Lúa ngu muội chọn qui trình phòng chống, còn người trí thức thì chọn qui trình chữa trị, sự khác biệt chỉ có vậy thôi.

Người trí thức đầu cần biết NGUYỄN VĂN RÍ nói đọan nầy:


Hiện tượng tôm bị ốp thân là kết quả của quá trình nhiễm độc ao nuôi kéo dài. chất lượng nước kém, quá trình trao đổi Oxy trong nước kém, oxy hòa tan thấp, độc tố trong ao cao, pH cao, độ kiềm cao. dẫn đến rối lọan quá trình trao đổi thẩm thấu của tôm với môi trường, dẫn đến tôm bị mềm thân. dấu hiệu đầu tiên khi tôm bị mềm thân

Người trí thức chỉ cầu mong học được đoạn nầy:


Màu Nước:

- Màu nước xấu, thường bầm, pH tăng cao vào buổi chiều, khó hạ, độ kiềm cao.

- Chay quạt thường có bọt, đáy ao chưa hẳn dơ, nhưng sự phân bổ chất thải không gom. Bề mặt đáy ao thường bị sình và không có màn áo kéo bề mặt.

- Cấy vi sinh ít có tác dụng.

Chuyển Biến Sức Khỏe Tôm

- Tôm ăn cầm chừng, không tăng thức ăn được từ 5 đến 7 ngày đầu tiên.

- Buổi tối thường có một vài con bị đỏ mang, sau đó cứ tăng dần.

- Khi tình trạng kéo dài, không thấy tôm lột đồng lọat, khi tôm lột được thì bắt đầu có những con chuyển qua da xanh.

- chài tôm kiểm tra thấy tôm có hai màu, có khi mùi nước có mùi mốc.

Xử Lý:

Tốt nhất là đừng nên thay nước nhiều, vì lúc này tôm yếu sẽ dẫn đến sốc và rớt đáy, mà gốc tảo độc cũng không cải thiện được.

Người nuôi phải bình tỉnh xử lý từng giai đọan ao sẽ khỏi.

- Cho tôm ăn ít lại bằng 2/3 cử ăn bình thường từ 3 đến 5 ngày.

* Ngày thứ nhất:(liều sử dụng cho 1000m3)

- Chiều 4 giờ: Daimetine 1bao + 1kg EDTA, trộn chung hòa nước tạt đều khắp ao

- Tối 8giờ: Oxy hạt 3kg + 0.5kg EDTA. trộn chung và tạt đều khắp ao

* Ngày thứ hai:

- Chiều 4 giờ: Daimetine 1bao + 10kg Thiosulphate, trộn chung và tạt đều khắp ao

- Tối 8 giờ: Oxy hạt 3kg + 0.5kg EDTA, trộn chung và tạt đều khắp ao

* Ngày Thứ 3:

- Sáng 8 giờ: Cấy Vi sinh ( Chọn lọai vi sinh có sụt khí với đường)

- chiều 4 giờ: Daimetine 1bao + 1kg EDTA, Trộn chung và tạt đều khắp ao

- Tối 8 giờ: Oxy hạt 3kg + 0.5kg EDTA. trộn chung và tạt đều khắp ao.

* Ngày thứ 5: Cấy vi sinh thêm.

Khi thấy tôm ăn lại bình thường thì tăng dần thức ăn, đến ngày thứ 7 kể từ ngày đầu tiên xử lý có thể lập lại chu trình xử lý sẽ đạt kết quả tốt hơn

Cho Tôm ăn:

- Men tiêu hóa đường ruột: 10g/kg thức ăn

- Nutriplex (sirô bổ em bé) 2ml/kg thức ăn

- Sorbitol 5tg/kg thức ăn.

Khi tôm ăn mạnh có thể bổ sung thêm Calcium Fort để tôm mau cứng vỏ.

Một vài ý kiến nhỏ, chúc bạn thành công

NGUYỄN VĂN RÍ
Giờ tôi trả lời người bạn khuyên tôi "Căng quá coi chừng Tám Lúa mất bạn", từ đầu chí cuối họ đâu coi Tám Lúa là bạn thì làm sao có chuyện gọi là mất.


Còn Tám Lúa ngu muội dốt nát, vĩnh viễn đầu óc khép kín và không bao giờ để cụm từ CHỮA TRỊ lọt vào khi nói đến nuôi trồng thuỷ sản.

Chúc mọi người học chữa trị thành công con Phá sản, đường còn dài, đường còn rộng thênh thang, tiền bạc dư thừa vung vẩy ngút ngàn.:huh::bash::bash::bash::huh:


================

Hì hì,
Tui đã nói với anh rồi. Anh gởi cho tui, tui không đọc được, bởi nó hoa-hòe chói mắt. Tui xin anh gởi lại, thì cũng cái đó, nên tui có đọc được gì đâu!
Tui chưa từng đọc được bài nào của anh. Xin anh nhớ điều đó. Và những điều anh gởi lên Diễn-đàn, với tui cũng chưa có gì xuất-sắc, tui chờ anh thêm, vẫn chưa thấy anh cho biết thêm.
Chẳng lẻ anh chỉ biết có bao nhiêu đó thôi sao? Nếu cạn rồi thì thôi. Bà con sẽ cám ơn anh đã hết lòng rồi.

Anh lại hiểu lầm ý tui. Anh có ý nói cho bà con những điều hay anh biết, vậy mà có ai hở miệng ra là anh "nhào xuống vũng vật lộn với người ta". Tui nói "thằng ba-trợn" là "người ta" đó, chứ nào phải anh!
Ha ha! Tám Lúa nhìn đâu cũng thấy kẻ đối-nghịch với mình!

"Tui chưa từng đọc được bài nào của anh. Xin anh nhớ điều đó. "



Anh nói anh chưa từng đọc, ngày mấy tháng mấy ở dưới là gì đó anh Trung?


Fw: Làm Sao Nuôi Tôm Hiệu Quả Nhất Cho ĐBSCL.
From:
liem Tran <liemtran308@yahoo.com> [Chat now]
To: vantrung_nguyen2001@yahoo.com

Sun, April 18, 2010 1:40:24



I rest my case.


================

......Ông thầy tám lúa làm ơn chỉ dùm ngộ chiêu khác đi. Mấy chiêu kia chắc chậc lất dzồi !


Ngộ gởi cho lị nhắn tin gòy đó.</liemtran308@yahoo.com>
 
Last edited by a moderator:
Bác Tám ơi! Cho cháu nói vài lời ngoài chủ đề.
Bác Tám cũng biết rồi đó để có được một thói quen thì phải mất thời gian, nếu nó đã có một thời gian dài hình thành thì nó cũng cần ngần ấy thời gian để hình thành cái mới. Bác thông cảm, với những gì mà bác có được và nhiệt huyết của bác muốn giúp cho nhưng nông dân như cháu hiểu được và áp dụng tốt để có kết quả tốt. Vậy với sự nhiệt thành và kiến thức của bác, bác hãy chờ đợi sự thay đổi tốt đẹp. Bởi cần có thời gian để cho những người đã từng thất bại, gặp khó khăn trong chăn nuôi, chưa có một quy trình hiệu quả nhất để họ thay đổi theo hướng tốt nhất. Cháu nghĩ không ai lại lặp lại những sai lầm của mình đâu, mà họ đang thay đổi nhưng chưa có kết quả thôi.
Bác hãy chờ đợi và đón nhận những đền đáp xứng đáng với những gì bác đã nỗ lực truyền đạt.
Cháu tin chắc là như thế.
Thân chào bác Tám!
 

Bác Tám ơi! Cho cháu nói vài lời ngoài chủ đề.
Bác Tám cũng biết rồi đó để có được một thói quen thì phải mất thời gian, nếu nó đã có một thời gian dài hình thành thì nó cũng cần ngần ấy thời gian để hình thành cái mới. Bác thông cảm, với những gì mà bác có được và nhiệt huyết của bác muốn giúp cho nhưng nông dân như cháu hiểu được và áp dụng tốt để có kết quả tốt. Vậy với sự nhiệt thành và kiến thức của bác, bác hãy chờ đợi sự thay đổi tốt đẹp. Bởi cần có thời gian để cho những người đã từng thất bại, gặp khó khăn trong chăn nuôi, chưa có một quy trình hiệu quả nhất để họ thay đổi theo hướng tốt nhất. Cháu nghĩ không ai lại lặp lại những sai lầm của mình đâu, mà họ đang thay đổi nhưng chưa có kết quả thôi.
Bác hãy chờ đợi và đón nhận những đền đáp xứng đáng với những gì bác đã nỗ lực truyền đạt.
Cháu tin chắc là như thế.
Thân chào bác Tám!

"để có được một thói quen thì phải mất thời gian, nếu nó đã có một thời gian dài hình thành thì nó cũng cần ngần ấy thời gian để hình thành"

Thói quen đã hình thành hơn 30 năm, phải chờ 30 năm nữa thay đổi ...ha ...ha....cạnh tranh thị trường ...cạnh tranh với Trung Quốc và Thái Lan ...ka...ka..


Hãy đọc tin tức nuôi tôm bịnh hoạn VN trên báo Mỹ.

Updates and Comments
On May 26, 2011, Khanh Le, a shrimp farmer in the Mekong Delta, commented on the above report:

The number of diseased ponds in Soc Trang province is as high as 80%! In Tra Vinh Province, it got so bad that the government has stopped releasing new broodstock until mid-June. Shrimp are dying from whitespot and microsporidia infections on the hepatopancreas. Most are dying at a 30-45 days of age.

I have six intensive shrimp ponds in Kien Giang Province. Three were stocked with Penaeus monodon on April 16, 2011, and three were stocked with P. vannamei on May 6, 2011. Currently, all ponds are doing real well; the monodon are 10 centimeters and the vannamei 6.

For a couple of seasons now, we have been using microbes (Lymnozyme and Waste Sludge Remover) that were develop in the USA by Jim Keeton at Keeton Industries, Inc. I dose my ponds every week. The microbes seem to prevent whitespot and microsporidia. We also follow good management practices, keep our oxygen levels up and have a precise feeding regime.

We have not had any disease issues.

Source: Emails from Khanh Le (khanhle@gmail.com) to Shrimp News International on May 26, 2011,

Source: Bob Rosenberry, Shrimp News International, May 26, 2011.
 
Last edited by a moderator:
Cháu nghĩ không ai lại lặp lại những sai lầm của mình đâu, mà họ đang thay đổi nhưng chưa có kết quả thôi.

cái khó ở đây là người nông dân thật sự không biết sai lầm của mình nằm ở đâu để mà thay đổi đó bác.....
 
Phải nói là bác Tám mà về VN nuôi tôm thì chắc chắn sẽ giàu hơn ở bên đó nhiều. Bác cứ phòng với chống là con tôm của bác không bao giờ nhiếm bất cứ bệnh gì cả. Mình tự hỏi nuoi tôm dễ vậy sao? (Xin phép cho cháu đoán mò một chút bác Tám chắc là chưa bao giờ nuôi tôm phải không? ) Thế tại sao bà con nông dân mình ngu muội đến thế ,tiền dư hay sao mà cứ đem thảy bừa bãi xuống ao để rồi lại nợ nần với con tôm thế kia chứ???? :7^:

Xin lỗi cháu quá bức xúc đó mà!

Bác Tám nói quy trình cháu học làm sai thì xin bác mở mang đàu óc giúp cháu, chỉ giúp nó sai chổ nào để mà còn biết cách sữa chữa kịp thời nữa chứ (nói thật cháu cũng không thích cái vụ diệt khuẩn định kỳ đâu)

Cảm ơn!
 
Last edited by a moderator:
Phải nói là bác Tám mà về VN nuôi tôm thì chắc chắn sẽ giàu hơn ở bên đó nhiều. Bác cứ phòng với chống là con tôm của bác không bao giờ nhiếm bất cứ bệnh gì cả. Mình tự hỏi nuoi tôm dễ vậy sao? (Xin phép cho cháu đoán mò một chút bác Tám chắc là chưa bao giờ nuôi tôm phải không? ) Thế tại sao bà con nông dân mình ngu muội đến thế ,tiền dư hay sao mà cứ đem thảy bừa bãi xuống ao để rồi lại nợ nần với con tôm thế kia chứ???? :7^:

Xin lỗi cháu quá bức xúc đó mà!

Đã đọc bí kíp của Tám Lúa rồi mà không biết nguyên nhân Tám Lúa chưa về VN nuôi tôm nữa sao ...giờ còn hỏi và thách thức Tám Lúa ...


Chỉ lo học chữa trị còn thì giờ đâu mà đọc bí kíp ...hay là đã liệng vô thùng rác gòy!!!!:7^::7^::7^::7^:


Thiệt là cái tình.


Pó cái lưng quần


=====================

Offtopic một chút!!!
Gửi bác Tám,

Khi bác tám có nuôi tôm thật sự bác mới biết, nước nôi,ao hèo chuẩn bị không phải nói là làm liền bác à. Nước nôi không phải muốn nói lấy đầy ao để vài bữa xử lý là làm được bởi việc lấy nước có thể kéo dài cả 10 ngày bác ạ (ao 7-8 công đất).

Còn về việc đánh men vi sinh như bác nói thì cháu đã bắt đầu từ đầu vụ (chỉ trừ khoảng ủ men thôi) : Đánh vi sinh lần đầu trước thả tôm 3 ngày liều lượng gấp 3 lần, sau đó cứ 7 ngày 1 lần liều 1,5 lần, và hiên giờ là 5 ngày 1 lần liều gấp 2 đó bác. Thả tôm buổi sáng thì cử trưa đã bắt đầu cho ăn rồi ạ. Ao lắng thì có 1 ao 4 công đất và một ao nuôi 7 công được sử dụng làm ao lắng trong 2 tháng đầu - nước được xử lý 1 lượt với ao nuôi. Gây màu nước bằng phân DAP + thức ăn tôm. Mực nước từ 1,2 m - 1,4 m tùy ao. Tôm 20,38 ngày tuổi đã bị rồi bác ơi.

Xin lỗi vì quên trả lời mấy câu hỏi của bác Tám nghen.
Nhà cháu thì nuôi nhiều năm nhưng cháu thì mới chỉ năm nay thôi nên cần phải học hỏi rất nhiều. Kinh nghiệm ở xung quanh thì cháu cũng luôn luôn học hỏi, ai nói gì hay ,đúng,hợp lý thì cháu luôn có gắng thực hiên theo . Trong vụ tới đây cháu sẽ cố gắng tập trung lấy nước cho một ao xong xuôi mới lấy nước ao khác như lời bác Tám.

Trở lại chủ đề chính, nói thì rất dễ nhưng khi đặt mình trong trường hợp ao tôm bị bệnh - bệnh này có thể khỏi- thìa ai không hy vọng tôm sẽ qua khỏi phải không mấy bác. Mình có thể bỏ hàng chục,hàng trăm triệu xuống ao tôm sá gì tiếc vài triệu. Cháu nói đây là với những bệnh thông thường (cong thân,mềm thân,cụt râu,sâu đuôi,đống rong,khói đèn,đen mang,gan yếu,...) còn đối với những bệnh không thể trị thì chỉ có nước cho nó 1 chai diệt giáp xác thôi.

Nói thì nói là phòng bệnh hơn chữa bệnh nhưng nếu đã phòng mà không khỏi thì cũng phải chữa thôi mọi người nghĩ phải không ạ? Còn phòng thì phòng bằng cách nào hiệu quả nhất,
-Chẳng hạn mình đã trộn bổ sung vitamin,khoáng,canxi,rồi những loại dinh dưỡng mà nó quảng cáo là có các axit amin cần thiết cho tôm khỏe mạnh, chắc vỏ dễ lột nhưng tôm vẫn có hiện tượng mềm vỏ nhũng thân, thế là tại sao? Mình làm sai? Thiếu ? hay thế nào? Hay vì thuốc dỏm? Cho ăn thuốc bổ gan tụy đầy đủ nhưng tôm vẫn yếu gan!!! Cho ăn men tiêu hóa ,phòng phân trắng nhưng tôm vẫn bị phân trắng là thế nào???? Tất cả đặt trong trường hợp xủ lý vi sinh định kỳ rồi.

-Vậy mục đích của mnhf lập thớt này là để làm gì? Để mọi người chia sẻ cách phòng và trị bệnh hiệu quả, nhưng loại thuốc chất lượng trong việc phòng và trị (chứ không mua nhầm thuốc dỏm thì khổ ạ), và cả nhưng mẹo vặt hay bài thuốc dân gian nào mà mọi người đã sử dụng và thấy hiệu quả. Vừa trao đổi kiến thức về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả luôn.

Sẵn tiện đây xin mọi người cho ý kiến về quy trình sau (đây là kinh nghiệm em học được) : Định kỳ 7-10 ngày , diệt khuẩn -> ngày hôm sau đánh Zeolite hạt (hoặc clinzet) dằn đáy ao -> chơ thuốc diệt khuẩn đã dã hết thì đánh vi sinh sau đó 5-7 ngày lại lặp lại.


Mong mọi người góp ý cho. Xin cảm ơn!!!



Muốn ta chỉ mà còn sốc ta ha ...ha...

Ta chưa về VN và chưa có kinh nghiệm nuôi tôm thì ta là nghĩa địa gì để chỉ dạy nhà người???????


Ta bị bệnh tiểu đường, mắt ta mù, ta đọc từ trên xuống dưới, ta không thấy nhà ngươi đánh men vi sinh định kì chổ nào hết, tự suy nghĩ lấy đi.
 
Last edited by a moderator:
@liemtran : Mời bác Tám xem kỹ lại xem cháu đánh vs chổ nào nhé.

Xin nhắc lại vấn đề chính của thread này là phòng và chữa nhé bác Tám,cái nào phòng được thì phòng ,còn mà phòng nhưng vẫn mắc thì phỉ chữa thôi- nó còn tuỳ thuộc vào bệnh nào nữa- gặp những bệnh không thể khỏi thì ai dại gì mà chữa cho tốn tiền hả bác. Chắc ở bên ấy họ nuôi tôm mà có bị cụt râu,sâu đuôi,mềm thân,... thì họ toàn tiêu huỷ cả thôi phải không vậy bác.

- Bác cứ nhắc đi nhắc lại việc phòng bệnh chứ không chữa bệnh tôm thế thì bác phòng thể nào mà tôm không mắc bệnh ,thì xin bật mí cho mọi người biết với. Bí kíp của bác thì cháu đã đọc nhiều lần rồi (nghiên cứu kỹ rồi mới dám chạy đi mua máy sục khí về để thử nuôi con vsinh nhưng chắc do bí kíp thiếu phần quan trọng nên không thành công đó mà :D) nhưng chả có chổ nào nhắc đến phòng bệnh cho tôm cả.
Bác có cách nào phòng bệnh hiệu quả thì nói ra cho bà con được nhờ chứ cứ nói trên trời dưới đất thế này thì ai mà hiểu được hả bác.
 
trên diễn đàn, trên mạng, trên sách vỡ thì chung qui chỉ có bấy nhiêu chiêu đó thôi ...
Tự nhiên đọc đoạn này tôi lại nhớ có một chuyện trong Đông châu liệt quốc đại ý như sau:
Một thuyết khách tự cho là tài giỏi đi du thuyết bị thất bại và bị đánh gần chết. Khi tỉnh dậy thấy mình vẫn còn sống và...còn lưỡi liền đem quyển sách thầy truyền cho đọc lại mặc dù trước đó đã đọc hàng ngàn lần và thuộc cả từng dấu vết trong sách. Có người thắc mắc là đã thế thì đọc làm gì? Ông ta nói rằng tuy đã thuộc như vậy nhưng mỗi lần chú tâm vào đọc lại thì lại như là được nghe thầy đang giảng giải và cố suy nghĩ thì lại thấy được nhiều điều trước kia mình thuộc mà không hiểu( Đọc lâu quá quên tên hết). Sau đó ông ta thành công lớn.
 
@liemtran : Mời bác Tám xem kỹ lại xem cháu đánh vs chổ nào nhé.

Xin nhắc lại vấn đề chính của thread này là phòng và chữa nhé bác Tám,cái nào phòng được thì phòng ,còn mà phòng nhưng vẫn mắc thì phỉ chữa thôi- nó còn tuỳ thuộc vào bệnh nào nữa- gặp những bệnh không thể khỏi thì ai dại gì mà chữa cho tốn tiền hả bác. Chắc ở bên ấy họ nuôi tôm mà có bị cụt râu,sâu đuôi,mềm thân,... thì họ toàn tiêu huỷ cả thôi phải không vậy bác.

- Bác cứ nhắc đi nhắc lại việc phòng bệnh chứ không chữa bệnh tôm thế thì bác phòng thể nào mà tôm không mắc bệnh ,thì xin bật mí cho mọi người biết với. Bí kíp của bác thì cháu đã đọc nhiều lần rồi (nghiên cứu kỹ rồi mới dám chạy đi mua máy sục khí về để thử nuôi con vsinh nhưng chắc do bí kíp thiếu phần quan trọng nên không thành công đó mà :D) nhưng chả có chổ nào nhắc đến phòng bệnh cho tôm cả.
Bác có cách nào phòng bệnh hiệu quả thì nói ra cho bà con được nhờ chứ cứ nói trên trời dưới đất thế này thì ai mà hiểu được hả bác.


Nhà ngươi có 10 năm kinh nghiệm nuôi tôm, nuôi con phá sản, bây giờ gặp bệnh hồn vía lên mây.

Nhà ngươi nghĩ răng ngoài dân gian phải có bài thuốc Nam hoặc thuốc Tây để Phòng Ngừa và Chữa Trị.

Phòng Ngừa, giờ nhà ngươi nghĩ rằng là cao siêu, giờ nhà ngươi nói móc, sốc ta, để ta lòi ra cái PHƯONG THỨC PHÒNG NGƯA CAO SIÊU cho nhà ngươi lắm ah!!!!!

Nhà ngươi đừng có năm mơ, đừng có hoang tưởng, trên thế gian nầy có PHƯƠNG THỨC PHÒNG NGỪA HOÀN HẢO, ngay cã những Ts võ công thượng thừa của nước Mỹ còn không dám đảm bảo thì huống chi ta.


Nhà ngươi tưởng phòng ngưa bệnh hoạn là cao siêu lắm ah?


- Nhà ngươi sáng sớm thức vậy, đánh răng súc miệng để làm gì?

- Nhà ngươi trước khi ăn, phải rữa tay để làm gì?

- Nhà ngươi sau khi đi cầu, phải rữa tay để làm gì?

PHÒNG CHỐNG NGĂN NGỪA trong ao tôm cá cao siêu chổ nào chỉ cho ta coi?

Định nghĩa của chữ:

ngăn ngừa: Phòng trước để cản lại một việc xấu.




Ngăn ngừa phòng chống tức là rào cản những việc xấu có thể xảy ra, giảm thiểu sự thiệt hại tối đa.



Trong bí kíp của ta, ta đã chỉ rành mạch tất cã những khâu, người nuôi phải làm cho tốt, đó là
PHƯƠNG CÁCH PHÒNG CHỐNG NGĂN NGỪA, còn nhà ngươi và mọi người cho đó là không phải PHÒNG CHỐNG NGĂN NGỪA, thì nhà ngươi và mọi người cho là cái gì đây?


- Nhà ngươi lấy nước vào ao chờ 15-20 ngày mới xử lí, nhà ngươi nuôi con vi khuẩn xấu, nuôi con virút.

- Ta chỉ cách nhà ngươi phải xử lí ngay liền, vậy cái đó không phải là phòng chống ngăn ngừa, vậy là cái gì?


Từ đâu chí cuối, mọi người trong diễn đàn cũng như nhà ngươi nghĩ rằng ta huyênh hoang nhàm chán ...còn có người nói "à những điều anh gởi lên Diễn-đàn, với tui cũng chưa có gì xuất-sắc"...ka...ka...


- Ta mua NÔ LỆ về ta cho nó ăn mập thây, phì béo lên để nó giúp việc cho ta.

- Còn nhà ngươi mua NÔ LỆ về làm việc cho nhà ngươi vài ba ngày, nhà ngươi bỏ đói nó rồi đem nó ra chặt đầu.


Ta trình độ kém, thất học, ta phòng chống ngăn ngừa bằng cách:

- Lấy nước vào ao diệt tạp khử trùng không chờ không đợi.

- Ta mua con "Nô Lệ" về ta cho nó ăn, nó làm việc cho ta.


Còn hocnuoitom và người khác thì chặt đầu Nô Lệ, bón hoá học vào để cho đất màu mở thêm (Đây không phải là khôn ngoan lắm tiền hơn Tám Lúa ...vậy là cái gì?).

Bài viết của ta "KHÔNG CÓ GÌ XUẤT SẮC", vậy ta đang chờ kiến thức CAO MINH dạy và đánh thức cái ngu dốt kém trình độ của ta.


Phòng chống ngăn ngừa theo cách ngu dốt của ta:

- Lấy nước vào xử lí tốt

- Đánh men vi sinh định kỳ

- Giảm thức ăn dư thừa

- Cung cấp oxy đầy đủ cho con tôm và con men vi sinh


.....v...v...theo qui trình nuôi ngiêm nhặt mà
làm cho tốt.


Còn nhà ngươi muốn có PHÒNG CHỐNG CAO SIÊU thì đốt đuốc mà tìm.


Các người muốn tìm cách PHÒNG NGỪA NGĂN CHẬN CAO SIÊU thì lên Hoả Tinh mà kiếm ...dưới trần gian không có đâu!!!!!







:bash::bash::bash:...Ka...ka...PÓ CÁI LƯNG QUẦN XỆ CHO SỰ NGU DỐT THẤT HỌC VÀ KÉM TRÌNH ĐỘ CỦA TA (TÁM LÚA) ...Ka...ka...:bash::bash::bash:
 
Last edited by a moderator:
cái khó ở đây là người nông dân thật sự không biết sai lầm của mình nằm ở đâu để mà thay đổi đó bác.....


Có gì khó đâu mà không biết:



- Qui trình nuôi tôm của chính mình, mình không chịu làm cho tốt.

- Cứ chạy theo học CÁI KHÔN CỦA NGƯỜI KHÁC đem về LÀM CÁI DẠI CÁI NGU CHO CHÍNH MÌNH, rồi la làng tại sao TÁN GIA BẠI SẢN


Sẵn tiện đây xin mọi người cho ý kiến về quy trình sau (đây là kinh nghiệm em học được) : Định kỳ 7-10 ngày , diệt khuẩn -> ngày hôm sau đánh Zeolite hạt (hoặc clinzet) dằn đáy ao -> chơ thuốc diệt khuẩn đã dã hết thì đánh vi sinh sau đó 5-7 ngày lại lặp lại.

=======

"Học cái khôn của người khác đem về làm cái dại cái ngu cho chính mình"

Mọi người nghe câu nói trên của Tám Lúa, nghịch cái lổ tai phải không?


Tám Lúa dám đảm bảo truy nguyên nguồn gốc câu dưới đây từ đâu mà ra:

"Định kỳ 7-10 ngày , diệt khuẩn -> ngày hôm sau đánh Zeolite hạt (hoặc clinzet) dằn đáy ao -> chơ thuốc diệt khuẩn đã dã hết thì đánh vi sinh sau đó 5-7 ngày lại lặp lại."


Ka...ka....
 
Last edited by a moderator:


Back
Top