hỏi cách làm nhà vệ sinh khô- lấy phân bón

  • Thread starter ripemango
  • Ngày gửi
hi mọi người,
Mình đang tìm hiểu cách làm nhà vệ sinh khô, không sử dụng nước mà dùng mạt cưa trộn phân và xử lý thành phân bón. Ý tưởng là vậy, nhưng về mặt kỹ thuật xử lý phân người và nước tiểu thì mình ko rành lắm. Anh chị em nào có kinh nghiệm thì chỉ giúp mình nhé. THanks! Ở TPHCM có công ty nào cung cấp thiết bị vệ sinh kiểu này ko nhỉ?
 


hi mọi người,
Mình đang tìm hiểu cách làm nhà vệ sinh khô, không sử dụng nước mà dùng mạt cưa trộn phân và xử lý thành phân bón. Ý tưởng là vậy, nhưng về mặt kỹ thuật xử lý phân người và nước tiểu thì mình ko rành lắm. Anh chị em nào có kinh nghiệm thì chỉ giúp mình nhé. THanks! Ở TPHCM có công ty nào cung cấp thiết bị vệ sinh kiểu này ko nhỉ?

Ắc, giờ lại quay lại thời kì những năm 80 làm nhà cầu 2 ngăn lấy phân Bắc nữa hả trời :wacko: mạt cưa hay tro bếp gì thì cũng ....hôi lắm :1^:
Hồi xưa ngèo khó, chăn nuôi chưa phát triển. Giờ này thiếu quái gì phân mà bác phải làm thế ?
Về kĩ thuật ủ thì cũng làm như phân chuồng thôi (có điều dễ lây lan mầm bệnh hơn. Nên đào hố và ủ yếm khí.)

Dân TP HCM mà em tưởng bác dân miệt Chắc Cà Đao :2cat:
Giúp bác 1 mô hình nè (cái này hồi lớp 1-2 gì đó trường em xài, và em tởm nhà cầu kiểu này từ đó, :approve:siêu tởm. Sau đó em chuyển trường và đã có nhà cầu dội - 1 phát minh siêu đẳng của loài người B))

- Hố chứa đào sâu 1,5-2m, đường kính hố từ 0,8-1,2m.

- Miệng hố xây cao hơn mặt đất 30-40cm để tránh nước mưa tràn vào.

- Mặt bệ bằng bê tông cốt sắt dày 5cm hoặc ván gỗ, có tạo rảnh thoát nước tiểu riêng (chôn lấp hoặc đổ đúng nơi quy định).

- Máng dẫn nước tiểu ra ngoài có độ dốc vừa phải.

- Lỗ tiêu có đường kính 16cm, có nắp đậy kín với tay cầm an toàn, thuận tiện.

- Có xô (sọt) đựng tro hoặc đất bột.

Có ống thông hơi đường kính 60-90mm, đặt cao hơn mái nhà 40cm, đầu trên có cút chữ T và lưới chắn ruồi.


Mô hình nhà tiêu đào có ống thông hơi vùng nông thôn
image011.jpg

image013.jpg

Bảo quản và sử dụng:

Đi tiêu xong phải bỏ giấy chùi vào hố chứa, đổ tro và đậy nắp lại. Quét dọn sạch sẽ mỗi ngày. Không đổ nước vào hố chứa. Khi đầy lấp kín và đào chỗ khác. Mặt bệ có thể đổi sang chỗ nhà tiêu mới (mặt bệ tốt nhất làm tấm đan bằng bê tông).

Ưu điểm:

- Không cần nước dội.

- Rẽ, dễ sử dụng và bảo quản (địa hình và mức sống của người dân hiện nay trong tỉnh phù hợp với loại hình này).

Nhược điểm:

- Không sử dụng được nơi đất chật người đông, vùng ngập nước.

- Vẫn còn mùi khó chịu.

- Khi hố tiêu đầy phải đổi đi chỗ khác hoặc lấy phân ra.

- Có thể làm ô nhiễm nguồn nước.
 
Last edited by a moderator:
nha vs kho

thanks skaterboi. mình có thể dùng vôi bột dc ko? liệu có bớt mùi hơn là mạt cưa? vì sao mình thấy một số mô hình composting toilet dùng tạm trong các dịp lễ hội lại ko có mùi hôi như bạn nói?
 
thanks skaterboi. mình có thể dùng vôi bột dc ko? liệu có bớt mùi hơn là mạt cưa? vì sao mình thấy một số mô hình composting toilet dùng tạm trong các dịp lễ hội lại ko có mùi hôi như bạn nói?

cái này em hok bít, anh cứ xây xong rùi rắc thử mới biết đc
 
Nói thật, người là giống độc ác, thứ gì cũng ăn nên phân thối lắm lắm ! Ý tưởng của Bác là E nhớ tới thời bao cấp ở ngoài Bắc mà thấy nhợn cả cổ. Tốt nhất là Bác làm cái cầu tõm nuôi cá tra để bán (chứ chắc không dám ăn cá này).
Nếu trại của Bác ở vùng hẻo lánh thì làm thử theo kiểu của Bác Skaterboi là đúng bài. Hoặc Bác cứ đào hố, đặt cái thùng có quai bên dưới, rắc tro sau mỗi lần hành sự, bứng thùng lên khi đã đầy để đem đổ ra nơi ủ riêng rồi lại đặt thùng vào chỗ cũ.
 


Back
Top