hỏi cách nhân giống hoa dã yến thảo

  • Thread starter tiphukhongtien
  • Ngày gửi
Mình mới mua 1 chậu dã yến thảo thật đẹp muốn nhân giống ra mà làm mãi đúng theo cách hướng dẫn trên mạng mà không hiểu sao không được, cây dâm cứ héo dần rồi chết
Anh em nào có kính nghiệm xin giúp đỡ . Cám ơn rất nhiều
 


Nếu bác làm theo trình tự như thế này mà không được là do bác.
Cách nhân giống hoa Dạ Yến Thảo bằng cành
sam-4.jpg
Dạ yến thảo là loài hoa lý tưởng để trồng trong giỏ treo và trên ban công. Với nhiều mầu sắc rực rỡ và dễ chăm sóc Dạ yến thảo trở nên thật tuyệt đối với bất kỳ người làm vườn nào muốn tô điểm cho giỏ treo, chậu hoa hay ban công của họ. Một thông tin tuyệt vời là hoa Dạ yến thảo cũng có thể dễ dàng nhân giống.



1.jpg




Sau đây là hướng dẫn làm thế nào để nhân giống thêm nhiều chậu hoa Dạ yến thảo đẹp tuyệt vời nữa.

2.jpg


Bạn cần chuẩn bị những vật dụng sau:

  1. Đất trồng chất lượng tốt
  2. Chậu có lỗ thoát nước
  3. Dụng cụ đào lỗ tra hạt / bút chì / hoặc cán thìa
  4. Kéo sắc
  5. Chậu hoa Dạ yến thảo khỏe mạnh và tưới đủ nước
  6. Ca nước
3.jpg




Bạn cắt một ngọn Dạ yến thảo Chú ý cắt dưới đốt lá và đảm bảo rằng phải còn lại ít nhất 3 đốt lá trên ngọn.

4.jpg


Giữ cho các ngọn vừa cắt luôn tươi bằng cách cắm chúng ngay vào ca nước trong khi bạn làm thao tác khác.

5.jpg




Tỉa bỏ các lá gần vết cắt. Ngắt bỏ hết hoa nếu bạn muốn các ngọn này tập trung năng lượng để phát triển rễ trước.

6.jpg




Đổ đất vào chậu. (Mẹo: Đổ đầy đất vào chậu, sau đó ấn nhẹ đất xuống, đất sẽ lấp rất đều)

Dùng dụng cụ tra hạt tạo một vài lỗ trên đất trong chậu.

7.jpg


Cho từng ngọn Dạ yến thảo vào từng lỗ.

8.jpg


Lấy dụng cụ tra hạt gạt đất vào phía ngọn hoa sao cho các lỗ được lấp kín.

9.jpg




Tưới nước thật đẫm đất và ngọn hoa. Điều này giúp đất nén đều quanh ngọn hoa.

10.jpg


Đặt các ngọn hoa ở nơi thông thoáng và có lưới che. Vị trí thông thoáng và râm mát cũng tốt. Không được đặt các ngọn hoa trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc dưới điều kiện quá nóng và khô. (Có thể dung mái che nếu cần thiết tạo bóng râm.)

Các ngọn hoa còn chưa có rễ, vì thế nó rất dễ bị mất nước. Cần tưới nước thường xuyên đẫm cả ngọn hoa và đất hàng ngày. Vào ngày nóng, cần tưới nước đẫm vào buổi sáng và tưới lại vào buổi tối. Vào ngày mát, chỉ cần tưới nước đẫm vào buổi tối.

Các ngọn hoa sẽ bị mềm, héo đi một chút, nhưng chúng không bao giờ gục hẳn. Nếu chúng bị gục hẳn, có thể là do bạn không tưới đủ nước hoặc vị trí đó quá nóng.

11.jpg


Khoảng 2-3 tuần sau, các ngọn hoa bắt đầu tươi trở lại. Điều này là một dấu hiệu cho thấy rễ đã bắt đầu mọc ra và các ngọn hoa đã có thể bắt đầu hút nước từ đất.

Bạn có thể nhấc nhẹ nhàng một ngọn ra để kiểm tra. Nhúng xuống nước để rơi hết đất và kiểm tra xem rễ đã phát triển thế nào. Sau đó bạn lại nhẹ nhàng trồng chúng lại vào đất và tưới đẫm nước để đảm bảo rằng đất lại bọc kín xung quanh ngọn hoa.

12.jpg


Trong trường hợp không có rễ, cắm nhẹ nhàng ngọn hoa trở lại đất và đợi đến tuần tiếp theo. Chừng nào các ngọn hoa chưa chết, nó vẫn có khả năng mọc rễ. Một vài ngọn sẽ cần nhiều thời gian để mọc rễ hơn các ngọn khác.

Trong trường hợp có một ít rễ, điều này thật tuyệt vời. Bạn hãy cắm chúng nhẹ nhàng trở lại đất và để chúng tiếp tục phát triển đến tuần tiếp theo. Đến thời kỳ các ngọn hoa nhìn rất khỏe và phát triển rễ mạnh, bạn đừng ngại tách chúng trồng vào chậu khác hay giỏ treo.

Luôn tưới đẫm nước một vài ngày đầu sau khi bạn trồng chúng ra chỗ mới, để chúng có thời gian phục hồi và thích nghi với chậu mới.

Chúc các bạn có được thêm nhiều chậu hoa Dạ yến thảo đẹp!
 
mình đã đọc bài này nhiều và làm như vậy , cũng có thể mình tưới nước chưa đủ làm lại vài lần nữa xem sao
cây dã yến thảo của mình nó gầy tong teo chứ không mập như trong này hay giống khác nhỉ ? không biết tất cả các loại dã yến thảo có thể làm giống như trên đc không? cám ơn bạn rất nhiều.
 
Sao không dùng thử thuốc kích thích ra rễ ???? Trước khi cắm ngọn vào chậu cần chấm qua thuốc kích thích này thì coi như xong!!!!
Không dùng thuốc cũng được như tỷ lệ không đạt lắm. Vấn đề không ra rễ có thể bạn nên kiểm tra lại đất và độ ẩm của đất còn các dạng dạ yến thảo khác nhau cũng không ảnh hưởng mấy.
Một vài lưu ý dành cho việc giâm ngọn:
Vết cắt nghiêng 45 độ; không để bị dập (cắt bằng dao lam hoăc dao rọc giấy sẽ không làm dập vết cắt, tuyệt đối không dùng kéo)
Không cắm ngọn chạm tới đáy chậu (cách đáy chậu ít nhất 1.5cm
Chỉ tưới đẩm nước ngay sau khi cắm ngọn vào chậu
Tưới phun sương 1 lần/h đủ làm ướt lá (hạn chế tối đa sự thoát hơi nước ở lá để cây có lượng nước đủ duy trì sự sống (hình như cây của bác bị sự cố ở vấn đề này)) Có thể tưới ít lần hơn nếu điều kiện ngoại cảnh không làm cây mất nhiều nước.
Độ ẩm thích hợp cho đất (giá thể) giâm hom là 60-65%)
Không riêng gì cẩm chướng, một số loại cây khác bác cũng có thể áp dụng cách này.
Cần có biện pháp bảo vệ vết cắt để không bị nhiễm nấm trong thời gian cây chưa ra rễ. Có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho giai đoạn này.
Chúc bạn thành công!!!
 
Sao không dùng thử thuốc kích thích ra rễ ???? Trước khi cắm ngọn vào chậu cần chấm qua thuốc kích thích này thì coi như xong!!!!
Không dùng thuốc cũng được như tỷ lệ không đạt lắm. Vấn đề không ra rễ có thể bạn nên kiểm tra lại đất và độ ẩm của đất còn các dạng dạ yến thảo khác nhau cũng không ảnh hưởng mấy.
Một vài lưu ý dành cho việc giâm ngọn:
Vết cắt nghiêng 45 độ; không để bị dập (cắt bằng dao lam hoăc dao rọc giấy sẽ không làm dập vết cắt, tuyệt đối không dùng kéo)
Không cắm ngọn chạm tới đáy chậu (cách đáy chậu ít nhất 1.5cm
Chỉ tưới đẩm nước ngay sau khi cắm ngọn vào chậu
Tưới phun sương 1 lần/h đủ làm ướt lá (hạn chế tối đa sự thoát hơi nước ở lá để cây có lượng nước đủ duy trì sự sống (hình như cây của bác bị sự cố ở vấn đề này)) Có thể tưới ít lần hơn nếu điều kiện ngoại cảnh không làm cây mất nhiều nước.
Độ ẩm thích hợp cho đất (giá thể) giâm hom là 60-65%)
Không riêng gì cẩm chướng, một số loại cây khác bác cũng có thể áp dụng cách này.
Cần có biện pháp bảo vệ vết cắt để không bị nhiễm nấm trong thời gian cây chưa ra rễ. Có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho giai đoạn này.
Chúc bạn thành công!!!
Cám ơn bạn đã phân tích khá chi tiết mình sẽ cố làm chính sác như hướng dẫn cuẩ bạn
- ở trên bạn nói là phải phun nước 1giờ 1 lần phun phải không ạ?
 
Vâng, nên tưới phun sương đủ ẩm để hạn chế sự thoát hơi nước ở lá. Số lần/giờ/ngày là tuỳ vào điều kiện tự nhiên khu vực bác ươm dưỡng. Chỉ cần hạn chế tối đa sự thoát hơi nước ở lá là đạt.
 
Vâng, nên tưới phun sương đủ ẩm để hạn chế sự thoát hơi nước ở lá. Số lần/giờ/ngày là tuỳ vào điều kiện tự nhiên khu vực bác ươm dưỡng. Chỉ cần hạn chế tối đa sự thoát hơi nước ở lá là đạt.
Tôi cũng làm như vậy nhưng lá và ngọn cứ nhũn rồi chết. Là tại sao hả bác?
 

Tôi cũng làm như vậy nhưng lá và ngọn cứ nhũn rồi chết. Là tại sao hả bác?
Ngọn bị nhũn rồi chết có vài nguyên nhân. Một trong số đó là do cây mẹ. Nếu cây mẹ quá non và nhất là dư đạm (mới bón phân) thì sẽ nhũn rất nhiều. Nguyên nhân thứ 2 là nền nhiệt xung quan cao trong khi độ ẩm ươm cây cao nữa sẽ là điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển.
Để khắc phục tình trạng này bạn có thể chọn cây mẹ "sạch" hơn và phun thuốc trị nấm, vi khuẩn vào ngày thứ 2 sau khi giâm hom và phun lại vào ngày thứ 7. Chúc thành công!
 


Back
Top