Hỏi chi phí đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cho 10 ha

  • Thread starter youtet
  • Ngày gửi
Em đang tính đầu tư nhỏ giọt cho 10ha đất trong đắk lắc , bác nào có kinh nghiệm cho em hỏi chi phí đầu tư khoảng bao nhiêu, thời gian sử dụng và có yêu cầu đk gì không ạ???
Em định trồng cây ăn quả" chanh hoặc bưởi, trong thời gian 1-2 năm đầu trồng xen cây ngắn ngày, các bác góp ý cho em nên trồng cây gì ạ?
xin được lắng nghe các bác góp ý!
trân trọng
 


Last edited by a moderator:
Bạn vẫn không hiểu ý tôi nói, mà lại còn
nêu lên vấn đề tranh luận. Lẽ ra bạn không
nên tranh luận từ ban đầu.

Tôi không hề nói không nên làm hệ thống
nhỏ giọt. Tôi kể chuyện Mỹ và Isarael là
2 hoàn cảnh khác hẳn nhau, nên Israel có
nhiều hệ thống tưới nhỏ giọt, nhưng Mỹ
thì rất ít. Điều đó không phải Israel tiến
bộ và kỹ thuật cao hơn Mỹ. Chỉ là Mỹ có
điều kiện không cần phải có hệ thống tưới
nhỏ giọt.

Cũng như Mỹ trồng lúa gạo, thì không cấy
như ta, mà chỉ vãi hạt giống gieo lên thôi.
Đó là vì họ có nhiều đất, không cần phải
kỹ thuật cao như ta. Còn về trồng Ngô, Mỹ
cũng chẳng tưới chi cả. Chẳng phải kỹ thuật
nó kém. Chỉ là nó có điều kiện trồng mà
không cần tưới cũng đủ ăn thôi. Đương nhiên
nếu tưới thì năng suất cao hơn, nhưng cái
năng suất cao hơn đó đi kèm với chi phí.
Người ta suy tính thì thấy không nên thêm
chi phí, mà chịu năng suất thấp một tý,
thì có lợi hơn.

Nói tóm lại, cũng như bạn nói, người ta suy
tính thiệt hơn mới làm, chứ không học đòi
một cách rập khuôn. Thấy tưới nhỏ giọt có
lợi thì làm. Thấy không có lợi, thì không
làm. Có phải hoàn cảnh nào cũng như nhau
đâu?
Tất nhiên là như vậy! Nhưng bác cứ nhìn điều kiện khí hậu việt nam với miền bắc mùa đông không có mưa, miền nam thì có mùa khô việc triển khai hệ thống tưới là quá cần thiết nếu muốn thâm canh. Có những vùng đất và những cây nếu không có hệ thống tưới thì cây không trụ được hoặc nếu trụ được thì cũng không cho sản phẩm tốt! Hiệu quả của hệ thống tưới ở việt nam là không cần bàn cãi.
 


Tưới nhỏ giọt là cần thiết đối với những khu vực đang khan hiếm nước thôi bác ạ. Ở Việt Nam, nước chưa hiếm đến mức ấy (trừ khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận), xài tưới nhỏ giọt chi phí lên cao lắm: chi phí đầu tư ban đầu, chi phí điện, chi phí bảo trì ống. Ở Israel, trên 1 đường ống, chỉ cần có cây nào héo là có thể biết liền (màu xanh bị mất trên nền trắng), xử lý được liền (đất cát thôi mà); ở VN rất khó: đất có cả thịt-sét, côn trùng phá liên tục (xứ nhiệt đới mà, chuột-mối đầy nhóc).

Công ty em trước cũng xài tưới nhỏ giọt, sau chi phí nặng quá nên cũng nghỉ chơi. Bác cứ tìm hiểu thêm chi phí tưới nhỏ giọt cho 1 hệ thống là hiểu: đầu tư vài chục triệu, lại tốn công bảo trì bảo dưỡng, tốn điện, 1 năm lại chỉ tưới được có 4-5 tháng (nếu ở miền Nam) => hiệu quả không cao đâu bác.
 
Nếu nói mọi loại cây trồng đều áp dụng mô hình này hiệu quả, bác thử trồng 1ha mía rồi lắp hệ thống tưới nhỏ giọt xem có hiệu quả không.
 
hiệu quả tôi muốn đây là cây trồng được hưởng trọn lượng nước tưới và pbón (tưới nhỏ jọt phải có hệ thống bón phân theo httưới),cây trồng strưởng phát triển hơn ta tưới thủ công chưa tính đến những cái lợi khác,tuy nhiên tùy từng loài cây mang lại kinh tế mà đầu tư,ngày trước htt nhỏ giọt mới du nhập VN toàn đồ cua Israen giá quá đắt nên ít ai quan tâm,khoảng 60-70.000.000/ha hoặc hơn(với cây thanh long)ngày nay có nh cách để lam cũng tưới nhỏ giọt nhưng chi phí thấp hơn nh,cụ thể tôi có cop 1 link trong bài đó.
 
Tưới nhỏ giọt là cần thiết đối với những khu vực đang khan hiếm nước thôi bác ạ. Ở Việt Nam, nước chưa hiếm đến mức ấy (trừ khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận), xài tưới nhỏ giọt chi phí lên cao lắm: chi phí đầu tư ban đầu, chi phí điện, chi phí bảo trì ống. Ở Israel, trên 1 đường ống, chỉ cần có cây nào héo là có thể biết liền (màu xanh bị mất trên nền trắng), xử lý được liền (đất cát thôi mà); ở VN rất khó: đất có cả thịt-sét, côn trùng phá liên tục (xứ nhiệt đới mà, chuột-mối đầy nhóc).

Công ty em trước cũng xài tưới nhỏ giọt, sau chi phí nặng quá nên cũng nghỉ chơi. Bác cứ tìm hiểu thêm chi phí tưới nhỏ giọt cho 1 hệ thống là hiểu: đầu tư vài chục triệu, lại tốn công bảo trì bảo dưỡng, tốn điện, 1 năm lại chỉ tưới được có 4-5 tháng (nếu ở miền Nam) => hiệu quả không cao đâu bác.

Bác nói như đúng rồi ý! Em thì chỉ hiểu là người ta chỉ nói đến hiệu quả thông qua so sánh. 1 là tưới, 2 là không tưới. Không tưới để mưa nắng nhờ giời thì mình sẽ thu được bao nhiêu? Có chắc chắn thu được như thế không? Đối phó với hạn hán thế nào? Người ta chỉ quyết định tưới khi thấy được lợi ích và lợi ích đó đủ lớn thì mới làm. Còn đã quyết định tưới là chủ của cây phải mất tiền. Và đến đây người ta mới lựa chọn cách tưới. Thủ công nhất là gánh nước tưới, rồi đến dùng máy bơm kéo vòi, rồi tưới tự động kiểu phun mưa, phun nhỏ giọt. So sánh các phương pháp tưới nước này người ta mới thấy tưới nhỏ giọt tiết kiệm nhất về chi phí. Đặc biệt là nó dùng ít nước!

Ngoài bắc có thể thời gian tưới chưa đến 4-5 tháng như bác nói đâu nhưng người ta vẫn đầu tư đối với nhưng cây có giá trị. 10 tấn ,100, 1000 tấn cam , quýt... chỉ cần thiếu nước là rụng quả, chất lượng quả xuống loại B, loại C thì ăn cám hết à? Tiền tỷ chứ có phải ít đâu mà phán như vậy?
 
Cũng tùy hệ thống thôi bác ơi. Nếu bác muốn hệ thống rẻ thì cũng được, chỉ cần xài ống nhỏ giọt không bù áp là tha hồ rẻ. Tuy nhiên, em này thì lại kỵ ba cái vụ bón phân qua hệ thống vì thường không đều, nhất là đối với những vườn cây có quy mô lớn. Nếu dùng ống tưới có bù áp thì giá đội lên trên mây. Ơ Việt Nam, em chỉ mới tiếp xúc được 2 hệ thống tưới của NETAFIM và ATC, mỗi hệ thống có ưu-nhược điểm riêng; và những hệ thống tưới "ngoài NETAFIM" có rẻ chăng thì cũng là rẻ so với NETAFIM thôi, chứ cũng không rẻ hơn các hệ thống tưới khác bao nhiêu đâu.

Còn về việc cây trồng hưởng trọn lượng nước tưới nếu tưới nhỏ giọt thì đó là điều chắc chắn. Đây là 1 ưu điểm hết sức lớn của hệ thống tưới nhỏ giọt. Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm chết người của hệ thống này: buộc phải mở máy bơm chạy liên tục. mà ở Việt Nam, mở máy bơm chạy liên tục thì cuối tháng, đảm bảo bác nào cũng sẽ méo mặt với cái hóa đơn tiền điện. Không tin các bác cứ làm thử đi thì biết.

Về bảo dưỡng hệ thống tưới nhỏ giọt, em đã tiếp xúc với hệ thống tưới nhỏ giọt từ năm 2006 đến nay, vấn đề nhức đầu muôn thuở là chuột và mối. Vào mùa khô, mối và chuột cứ nhè ngay đường ống mà xơi, mà đào hầm nên tốn khá nhiều công bảo dưỡng, Nếu áp dụng tưới nhỏ giọt nổi thì còn đỡ, ai xui xui chọn hệ thống tưới nhỏ giọt ngầm thì tàn mạng luôn. Không phải em bi quan, đó chính là kinh nghiệm xương máu của em.

Một kinh nghiệm rút ra: nếu nguồn nước bị khan hiếm thì hãy nhớ tới tưới nhỏ giọt; còn nếu trữ lượng nước chưa phải là vấn đề thì hãy chọn giải pháp khác cho đỡ tốn tiền. Nếu tưới nhỏ giọt ưu thế đầy tràn như vậy thì mấy ông tưới pét phun, tưới tràn, tưới ống phún (dạng ống nhựa có xoi lỗ nhỏ như đầu kim) đã chết từ đời tám hoánh rồi.

Cuối cùng, em xin lưu ý các bác: mỗi một kiểu tưới, mỗi một hệ thống tưới đều có ưu-nhược điểm riêng và đều phát huy tối đa hiệu quả trong những điều kiện riêng. Không có biện pháp tưới tốt nhất, chỉ có biện pháp tưới phù hợp nhất mà thôi.
Bác nói như đúng rồi ý! Em thì chỉ hiểu là người ta chỉ nói đến hiệu quả thông qua so sánh. 1 là tưới, 2 là không tưới. Không tưới để mưa nắng nhờ giời thì mình sẽ thu được bao nhiêu? Có chắc chắn thu được như thế không? Đối phó với hạn hán thế nào? Người ta chỉ quyết định tưới khi thấy được lợi ích và lợi ích đó đủ lớn thì mới làm. Còn đã quyết định tưới là chủ của cây phải mất tiền. Và đến đây người ta mới lựa chọn cách tưới. Thủ công nhất là gánh nước tưới, rồi đến dùng máy bơm kéo vòi, rồi tưới tự động kiểu phun mưa, phun nhỏ giọt. So sánh các phương pháp tưới nước này người ta mới thấy tưới nhỏ giọt tiết kiệm nhất về chi phí. Đặc biệt là nó dùng ít nước!

Ngoài bắc có thể thời gian tưới chưa đến 4-5 tháng như bác nói đâu nhưng người ta vẫn đầu tư đối với nhưng cây có giá trị. 10 tấn ,100, 1000 tấn cam , quýt... chỉ cần thiếu nước là rụng quả, chất lượng quả xuống loại B, loại C thì ăn cám hết à? Tiền tỷ chứ có phải ít đâu mà phán như vậy?

Về việc tưới nhỏ giọt tiết kiệm chi phí nhất, bác cứ thử lắp 1 hệ thống rồi cho nó chạy trong vòng 1 năm xem nó có tiết kiệm chi phí nhất so với các kểu tưới khác không nhé.

Về việc "dùng ít nước" thì bác nói hết sức chính xác. Không có hệ thống tưới nào tiết kiệm nước bằng tưới nhỏ giọt.

Về việc đầu tư cho cam quýt thì bác cũng đúng nốt. Với những cây trồng hiệu quả kinh tế cao, hiệu quả của Netafm thấy rất rõ vì nó tiết kiệm nước, có thể hòa phân tưới nhưng nhất là hiệu quả của cây trồng có thể gánh được chi phí thiết lập hệ thống, chi phí vận hành và chi phí bảo dưỡng. Nhưng với những cây trồng thường thường bậc trung thì lại khác bác ạ, cái thu không đủ bù cái chi thì xót lắm bác ạ. Bác biết xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt cần gì không, để em kê ra cho bác nghe nhé:
- 1 nhà điều hành
- Một máy bơm
- 1 hồ chứa nước có đáy chống thấm (nếu diện tích nhỏ thì khỏi cần cũng được nhưng hơi oải)
- 1 hệ thống ống chính ngầm
- 1 hệ thống ống nhỏ giọt từ ống ngầm ra cây
- Một hệ thống pha phân

Không phải em chống báng gì tưới nhỏ giọt đâu, chỉ là em góp ý với các bác các rủi ro có thể gặp nếu thiết lập hệ thống này thôi. Nếu bác nào đã từng làm hệ thống này, các bác vui lòng chia sẻ kinh nghiệm để anh em diễn đàn có thêm thông tin; còn bác nào thất bại (như em) cũng hãy thông tin cho mọi người để mọi người lường trước các rủi ro có thể gặp phải.

Trân trọng.
Em đang tính đầu tư nhỏ giọt cho 10ha đất trong đắk lắc , bác nào có kinh nghiệm cho em hỏi chi phí đầu tư khoảng bao nhiêu, thời gian sử dụng và có yêu cầu đk gì không ạ???
Em định trồng cây ăn quả" chanh hoặc bưởi, trong thời gian 1-2 năm đầu trồng xen cây ngắn ngày, các bác góp ý cho em nên trồng cây gì ạ?
xin được lắng nghe các bác góp ý!
trân trọng
Nói chuyện tào lao mà quên mất yêu cầu của chủ thớt, hết sức xin lỗi bác ạ.

Về hệ thống tưới nhỏ giọt, bác có thể liên hệ 2 ông thần sau:
Mr. Quang (ATC): 0908.47.23.66
Mr. Thời (Netafim): 0986.29.72.60 hoặc 0938.50.21.47

Chúc bác may mắn và xác định đúng nhu cầu tưới cho mình. Hy vọng mô hình của bác thàhn công.
 

Cũng tùy hệ thống thôi bác ơi. Nếu bác muốn hệ thống rẻ thì cũng được, chỉ cần xài ống nhỏ giọt không bù áp là tha hồ rẻ. Tuy nhiên, em này thì lại kỵ ba cái vụ bón phân qua hệ thống vì thường không đều, nhất là đối với những vườn cây có quy mô lớn. Nếu dùng ống tưới có bù áp thì giá đội lên trên mây. Ơ Việt Nam, em chỉ mới tiếp xúc được 2 hệ thống tưới của NETAFIM và ATC, mỗi hệ thống có ưu-nhược điểm riêng; và những hệ thống tưới "ngoài NETAFIM" có rẻ chăng thì cũng là rẻ so với NETAFIM thôi, chứ cũng không rẻ hơn các hệ thống tưới khác bao nhiêu đâu.

Còn về việc cây trồng hưởng trọn lượng nước tưới nếu tưới nhỏ giọt thì đó là điều chắc chắn. Đây là 1 ưu điểm hết sức lớn của hệ thống tưới nhỏ giọt. Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm chết người của hệ thống này: buộc phải mở máy bơm chạy liên tục. mà ở Việt Nam, mở máy bơm chạy liên tục thì cuối tháng, đảm bảo bác nào cũng sẽ méo mặt với cái hóa đơn tiền điện. Không tin các bác cứ làm thử đi thì biết.

Về bảo dưỡng hệ thống tưới nhỏ giọt, em đã tiếp xúc với hệ thống tưới nhỏ giọt từ năm 2006 đến nay, vấn đề nhức đầu muôn thuở là chuột và mối. Vào mùa khô, mối và chuột cứ nhè ngay đường ống mà xơi, mà đào hầm nên tốn khá nhiều công bảo dưỡng, Nếu áp dụng tưới nhỏ giọt nổi thì còn đỡ, ai xui xui chọn hệ thống tưới nhỏ giọt ngầm thì tàn mạng luôn. Không phải em bi quan, đó chính là kinh nghiệm xương máu của em.

Một kinh nghiệm rút ra: nếu nguồn nước bị khan hiếm thì hãy nhớ tới tưới nhỏ giọt; còn nếu trữ lượng nước chưa phải là vấn đề thì hãy chọn giải pháp khác cho đỡ tốn tiền. Nếu tưới nhỏ giọt ưu thế đầy tràn như vậy thì mấy ông tưới pét phun, tưới tràn, tưới ống phún (dạng ống nhựa có xoi lỗ nhỏ như đầu kim) đã chết từ đời tám hoánh rồi.

Cuối cùng, em xin lưu ý các bác: mỗi một kiểu tưới, mỗi một hệ thống tưới đều có ưu-nhược điểm riêng và đều phát huy tối đa hiệu quả trong những điều kiện riêng. Không có biện pháp tưới tốt nhất, chỉ có biện pháp tưới phù hợp nhất mà thôi.


Về việc tưới nhỏ giọt tiết kiệm chi phí nhất, bác cứ thử lắp 1 hệ thống rồi cho nó chạy trong vòng 1 năm xem nó có tiết kiệm chi phí nhất so với các kểu tưới khác không nhé.

Về việc "dùng ít nước" thì bác nói hết sức chính xác. Không có hệ thống tưới nào tiết kiệm nước bằng tưới nhỏ giọt.

Về việc đầu tư cho cam quýt thì bác cũng đúng nốt. Với những cây trồng hiệu quả kinh tế cao, hiệu quả của Netafm thấy rất rõ vì nó tiết kiệm nước, có thể hòa phân tưới nhưng nhất là hiệu quả của cây trồng có thể gánh được chi phí thiết lập hệ thống, chi phí vận hành và chi phí bảo dưỡng. Nhưng với những cây trồng thường thường bậc trung thì lại khác bác ạ, cái thu không đủ bù cái chi thì xót lắm bác ạ. Bác biết xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt cần gì không, để em kê ra cho bác nghe nhé:
- 1 nhà điều hành
- Một máy bơm
- 1 hồ chứa nước có đáy chống thấm (nếu diện tích nhỏ thì khỏi cần cũng được nhưng hơi oải)
- 1 hệ thống ống chính ngầm
- 1 hệ thống ống nhỏ giọt từ ống ngầm ra cây
- Một hệ thống pha phân

Không phải em chống báng gì tưới nhỏ giọt đâu, chỉ là em góp ý với các bác các rủi ro có thể gặp nếu thiết lập hệ thống này thôi. Nếu bác nào đã từng làm hệ thống này, các bác vui lòng chia sẻ kinh nghiệm để anh em diễn đàn có thêm thông tin; còn bác nào thất bại (như em) cũng hãy thông tin cho mọi người để mọi người lường trước các rủi ro có thể gặp phải.

Trân trọng.
Thì rõ ràng kinh doanh lấy lợi nhuận làm kim chỉ nam thì ai dại gì mà đầu tư tưới tự động cho những cây có giá trị tầm trung hoặc bình dân hả bác? Nếu như không bắt buộc phải tưới? Có lợi nhuận hơn thì người ta mới rót tiền.

Cá nhân em thì thấy tưới kiểu phun mưa chỉ thích hợp với đất bằng phẳng và cây trồng mật độ lớn, nơi không lo nghĩ nhiều về nước. Còn tưới cho cây có mật độ thấp và ở địa hình dốc thì sót nước lắm mà lại bị trôi đất. Nhất là bác nào phải hút nước giếng khoan sẽ hiểu ngay.

Còn tưới nhỏ giọt đã khắc phục được những nhược điểm đó. Nhược điểm của nó chỉ là chi phí đầu tư ban đầu (nhiều bác chùn tay khi so giá) và chi phí vận hành bảo trì. Đều cao hơn phun mưa cả. Hai yếu tố đó em nghĩ chủ yếu là do quy mô thị trường thôi. Ít người mua thì giá sẽ phải cao vì phải gánh thêm nhiều chi phí cho phân phối sản phẩm.
 
Bac Anhmytran noi rat dung,cac ban cu theo nhung gi phu hop voi minh,chi phi re,hieu qua cao,nhat la tien thu loi con lai la cai quan trong khi quyet dinh dau tu .....tat ca cac binh luan deu hoan nghenh tren tinh than giup do lan nhau ....khong thich kieu ta day anh hung ,thong minh ban phim nhe.
 
Tưới cho cây ăn trái thì có thể cân nhắc sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt cuốn quanh gốc các bạn nhé.
Mình gửi file tham khảo https://www.slideshare.net/NguyenMi...uon-quanh-goc-cho-cay-an-trai-cay-cong-nghiep
201719cdd257-bc2d-420f-a5a3-713feec87c07.png
 
Cách làm nào cung cấp đủ lượng nước cho cây(độ thấm,độ loang) thì áp dụng...ở đây là quấn vòng quanh gốc

Tưới nhỏ giọt cho cây lâu năm tối ưu là cách quấn 2 vòng nhỏ quanh gốc(2 vòng dưới<3m) dây nhỏ,sau kh cây lớn thì nới ra 1 vòng lớn
Trồng cây ngắn ngày thì trồng quanh vòng tròn hệ thống tưới nhỏ giọt của cây dài ngày

Giá nhẩm tính 10ha tưới nhỏ giọt(600 gốc/ha)
1/Trạm trung tâm:10 triệu(lọc lớn,van châm phân,đồng hồ đo áp lực,van điều áp...)
2/Ống nhánh+ống chính+ống nhỏ giọt(có khởi thủy):240 triệu/10ha
Tổng kinh phí khoản 250 triệu/10ha(chưa có máy bơm)
Lưu ý:khi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây lâu năm nên dùng loại dày(dễ cuốn vòng quanh gốc,nắng mưa không làm biến dạng,côn trùng cắn+vô tình cuốc trùng không sao,độ bền lâu năm...)đừng ham rẻ xài loại mỏng rồi khó khắc phục.
Bác tư vấn giúp e hệ thống tưới nhỏ giọt cho 1 ha dải luống trồng khoai lang đc k? Có thể làm giúp e bảng dự toán chi phí cho 1 ha đất trồng khoai lang luống cách luống 1 mét. E đang cần gấp.hi vọng nhận được mail sơm từ bác địa chỉ mail của e quangbientv@gmail.com
 


Back
Top