hỏi kỷ thuật xây bể nước

  • Thread starter hiền cam ranh
  • Ngày gửi
tôi có 5 hecta, cần làm hồ chứa nước ở giữa rảy 3x3nước cao 2.5m khoảng 20m3.để bơm lên rồi dẫn nước ra tưới ,và trổ van ở giữa đáy hồ,thay vì ngang đáy hồ. điều muốn hỏi ở đây,1 là kỷ thuật xây hồ và làm đáy ra sao cho an toàn. 2 là trổ ống ra ở giữa đáy hồ ,vì tôi cần áp lực đảy tôi đả thử qua cái lon ,đục ở giữa đáy và lổ ngang đáy ,ở giữa chảy mạnh và nhanh hơn , so với lổ ngang .rồi tôi mướn thợ về xây hồ như trên. mỗi thợ đưa ra mỗi kỷ thuật khác nhau.vì họ chỉ có kinh nghiệm xây nhà mà thôi.vậy hôm nay tôi muốn hỏi quí bạn nào có kinh nghiệm hoạt đã xây hồ rồi.cho tôi kỷ thuật và lời khiêm cuối cùng ?thay lời cảm ơn trước.
 


Tính về lâu dài để thuận lợi cho canh tác dễ dàng và giảm công tưới..bác thử ngiên cứu đặt 2 hoặc 3 bồn trên tháp cao..từ 3 vị trí khác nhau trong vườn. mỗi bồn có khoảng cách hợp lí
Đầu tư vào bồn và tháp là đầu tư đương nhiên để hiệu quả sản xuất cao và giảm công..

Với bồn nước có tháp bác có thể thiết kế nhiều cách tưới : tưới hẹn giò...tưới tự động ( với đầu dò độ ẩm của đất) tưới nhỏ giọt...pha phân bón vào bồn để giảm luôn công bón phân

bồn ciment không bền với hóa chất ( phân bón pha vào)
Với bồn nhựa do có xử lí chống tia cực tím nên bền trên 5 năm và bền với hóa chất
Với bồn Composite ( nhựa chết ) hầu như ánh nắng mặt trời và hóa chất không thể làm nó hư được

Với nhà Nông thì cái bể nước , cái máy bơm...v..v là tối cần thiết và là vấn đề muôn thuở bàn không hết chuyện..
Làm thế nào cho tối ưu...làm thế nào cho tiện lợi mãi mãi vẫn là vấn đề chưa có hồi kết

Từ cách tưới nhỏ giọt...cách tưới hẹn giờ.. Rồi bón phân kết hợp vào nước tưới..tưởng như đã tiện lợi rồi thời gian sẽ cho thấy các nhiêu khê. Rắc rối của nó
Các anh em rất thông cảm với bác chủ thớt về các băn khoăn mà bác đang trăn trở
Với sự góp ý rẩt chuyên ngiệp của Viktor. Cùng sự đóng góp của các bác khác..Sẽ giúp được phần nào để bác chủ bớt băn khoăn và có các quyết định có lợi hơn
 


Tui cố nghĩ xem nhu-cầu tưới của bạn là gì. Cam-ranh thì đất cát nhiều hơn thịt và bạn có nói "hồ nước ở giữa rẫy", tức là bạn không làm ruộng, không làm vườn, mà trồng hoa màu. Hy-vọng là đúng vậy, để chúng ta nhắm vào đó mà "binh".

Hì hì, đây là bài "binh" của tui:
Trước hết, xin giả-dụ đó là đất của tui. Tức là bạn cho tui đặt tình-cảm tui vào sở rẫy 5 mẫu của bạn. Là nông-dân, tui cũng như bạn, yêu đất, nhứt là đất của mình. Xin vào việc:
- Trước hết, nguồn nước tưới, là chủ-đề của bạn, là cái mà chúng ta nhắm vào. Đây chính là mục-tiêu nên nó quan-trọng hàng đầu. Mọi ưu-tiên chúng ta dành cho nó, nên xin được để bàn sau.
- Ngay bây giờ, tui phân ngay cái rẫy 5 mẫu "của tui" ra từng khu theo nhu-cầu tưới.
- Vì ngân-khoản eo-hẹp, tui sẽ lo tưới khu nào mà tui ưu-tiên, tức là khu chủ-lực có sản-lượng bán được trước. Nơi đó tui đặt 1 cái bồn 5000 lít. Ưu-tiên 2 và 3 tiếp theo... Tất cả các bồn đều rẻ tiền, bằng plastic, nhưng phải ở trên ụ đất cao. Mỗi bồn có van mở, sẽ tưới cho khu-vực mà "nó phụ-trách". Tưới cách nào, là điều chúng ta sẽ bàn tiếp. Dĩ-nhiên, nếu có tiền thì sẽ có vật-liệu, và vật-liệu sẽ thay thế nhân-công tưới, mà lại còn tưới tốt hơn. Chuyện nầy sẽ dẫn chúng ta đi xa, vậy xin trở lại nguồn nước, như đã nêu ở trên.

Tui sẽ dùng 1 bồn 10 ngàn lít, hay 2 bồn 5 ngàn lít, đặt trên giàn cao cạnh ao. Phải làm giàn cao, (hay ụ đất cao). Bởi việc tưới-tiêu, ngoài số-lượng nước cần có, tui cần đưa nước tới nơi cần tưới một cách hết sức tin cậy về "sức tưới". Tức lưu-lượng và cường-độ. Ở đây, tui gom hết mọi rắc-rối phức-tạp của hệ-thồng tưới về cái bồn chánh nầy. Và chiều cao sẽ cho ra sức tưới. Bồn 2.5m đầy nước, cho ra áp-suất (chứ không phải áp-lực) 25ký tại đáy. Tui đặt bồn lên 1 cái giàn, hay ụ đất cao 2.5m nữa, áp-suất cho ra sẽ là gấp đôi. (Cứ cao thêm 1tấc là tăng 1ký áp-suất). Và bồn nầy sẽ "thông nhau" với các "bồn em" kia.

Bồn chánh nầy sẽ có ống nước vô trên miệng bồn, từ bơm. Dưới đáy bồn chánh nầy là uống dẫn ra các bồn nhỏ. Không nên dùng ống nhỏ quá, ma-xát của nước chảy trong thành ống sẽ làm nước chảy yếu.
Trong bồn chánh, tui thả 1 công-tắc phao. Khi một (hay nhiều) bồn nhỏ đang tưới, nước trong bồn chánh sẽ tụt xuống, công-tắc phao sẽ nối mạch cái bơm nước đặt cạnh bờ ao. Ngoài cái công-tắc phao, tui còn để ý cho cái bơm nầy có đủ các chi-tiết sau:
- Công-suất: Bao nhiêu lít/giờ tính đến chỗ cao nhứt của nắp bồn. Tui sẽ chọn máy mạnh hơn nhu-cầu càng nhiều càng tốt, và đời sống cái bơm sẽ kéo dài thêm.
- Một bộ tụ-điện (Capacitor) nối kèm vào bơm, để kích-hoạt khi công-tắc phao ở vị-trí nối (mạch kín).
- Một van 1 chiều đặt ở đầu hút (ngoài Van nầy là lược). Bộ-phận nhỏ nầy sẽ giúp tui không phải chạy tới chạy lui châm nước "mồi" bơm.
Chà, tốn bao nhiều rùi? Tui bù cái vụ giá. Bạn tính dùm tui xem! Nếu tốn quá, tui sẽ rút gọn thêm nữa.
Trong khi chờ đợi,tui sẽ gởi vài tấm hình tại trại của tui. Mặc dù tui tưới bằng nước thành-phố, rất mạnh, nhưng tui vẫn dùng bồn. Nó ổn. Nhất là "thủy-canh, không ổn là chết tức thì!".
Thân.
-
 
Tui có người quen làm theo cách này , tiết kiệm được khá nhều tiền làm hồ , nhưng vẫn ok
5733045437_9ab0685ca7_z.jpg

chỉ cần 1 ống phi 168 dựng lên là xong , phía trên lắp phao tự động tùy theo mình chỉnh cao thấp theo lưu lượng máy bom .
 
Last edited:
Nhìn hình sắp gởi lên thì mới nhớ là đã trình-bày sót. Mà sót cái bộ-phận nhỏ nầy thì mọi việc hỏng bét. Đó là cái Van Phao. Mỗi bồn nhỏ phải có 1 cái, để khi bồn đầy, Phao sẽ đóng Van lại, không cho nước từ bồn lớn (cao hơn) chảy tràn. Van Phao nầy là cái Van trong bồn nước Toilet.

--------

Nước thành-phố tui dùng để châm đầy bồn, qua Van Phao (như Toilet), nên lúc nào bồn cũng đầy. Áp-suất tưới luôn đồng-nhất.
Ống nước vào trên đầu bồn, khi ống vào bên trong bồn, thì nối ngay với Van Phao.
Picture045-1.jpg

Nước ra sát đáy bồn:
th_Picture044-1.jpg

Bồn được đưa lên cao để tạo áp-suất:
th_Picture021-1.jpg

th_Picture045.jpg

th_Picture027-1.jpg

Bộ tụ-điện nằm kèm trên mô-tưa:
th_Picture033.jpg

th_Picture032.jpg

Hai bơm nầy, là bơm thương (không phải bơm điện chìm, nên tui đặt bên ngoài, nhưng Công-tác Phao thì thả trong bồn thu-hồi. Trong trường-hợp của bạn Hiền Cam-ranh, Công-tắc Phao sẽ được thả trong bồn chánh, sẽ nối mạch cho bơm nằm trên đất bên dưới, cạnh bờ ao. Công-tắc Phao "ngắt" và "nối mạch" cho bơm, như dưới đây (bạn nên mua cái làm sẵn, an-toàn mà cũng không mắc):
th_FloatingSwitch.jpg

Bạn xem ống ngắn dưới đáy, sát bên phải thùng plastic, đó là cái Van 1 Chiều, giúp tui không bao giờ phải mồi nước:
Picture033.jpg

Chúc bạn một ngày vui.
Thân.
 
Last edited:
Gúp í với anh!

- Xây bể vuông đi anh! Mỗi cạnh 2.5m cao 3.5m. Đặt nhìu ống ra, ống đáy, ống gần đáy, ống trên cao...!
Xây bể nước thì kỹ thuật xây và bảo dưỡng ban đầu là quan trọng nhất.
- Đầu tiên là đổ đáy bằng bê tông 2,5m*2.5m dày 15cm, xài vỉ sắt 8 thôi.
4 góc kiềng 4 cột cao 3,5m cũng sắt 8 lun.
- Xây thì xây 20cm, xây lên cao 7 tấc thì đổ đà dằng kiềng bao quanh một cái.
-Xây thì xây hồ nhão, gạch ngâm nước và mạch hồ phải đầy.
Sau là đến bảo dưỡng:
- Thợ xây xong, hồ vừa cứng thì tưới nước giữ ẩm cho xi măng. 3 ngày đầu mỗi ngày tưới 5-7 lần, để xi măng chết từ từ, không bị hốc. vài ngày sau mỗi ngày tưới 1 lần vào.
- Có điều kiện thì anh che mát cho cái hồ lúc thợ vừa xây xong là ok nhất.
- Để khoảng 15 ngày thì hồ đã khô đét, trắng phích thì anh mua keo composite với nước giết lăn lên mặt trong thành hồ 1 lớp vừa phải.
=> vậy là có 1 cái hồ ngon lành mà rẻ tiền, xài tới lúc nghỉ mần nông rân lun!
Ngoài lề tí: tại hồi đó em làm tôm sú giống, 2002 xây mấy cái trại cũng được mấy chục cái hồ. Tới giờ nghỉ làm mà nó vẫn trơ trơ!
 
Về kỹ thuật chống thấm, tôi xin góp ý:

Nhà tôi xây bể nước trong nhà, 2m3. trên nhà vệ sinh. Đã sử dụng 7 năm. Rất ok.

tôi không có kỹ thuật về xây dựng. nhưng qua việc thi công của thợ, tôi thấy thành công của việc chông thấm của bể nước duy nhất 1 điều như sau:

Phải cho bê tông luôn ướt từ khi đổ cho đến suốt qúa trình sử dụng. Nghĩa là đổ bê tông xong phải tưới nước liên tục, xây thành ngay và cho nước vào càng tốt, ít là tưới hoặc trải bao tải rồi tưới nước lên.

Không cần dùng bất cứ hóa chất chống thấm nào cả.

Khi sử dụng rồi, nhưng để khô vài tháng, sau đó sử dụng lại chắc chắn sẽ bị rỉ nước.
 
Để tưới rẩy với diện tích như bạn nêu, mình nghĩ bạn dự tính bơm nước lên bồn rồi dùng áp lực nước để tự động dẫn nước đến các vòi tưới. Theo ý kiến của mình thì bạn không thể xây hồ ximăng trên mặt đất được đâu. Thế này nhé, bạn tính cao độ của ống ra so sánh với cao độ của mực nước trong hồ tối thiểu cũng phải > 4m thì hệ thống mới hoạt động được. Từ điểm đặt vòi tưới nước phải phun cao trên 2,5m thì bán kính tưới mới hiệu quả. Áp lực cột nước phải >4m thì từ bồn chứa đến vòi tưới trừ đi hao phí ma sát đường ống bạn sẽ còn áp lực >2,5m.

Để đầu tư một lầm hiệu quả thì bạn phải có đài nước cao tối thiểu 4m (nếu vị trí hồ
nước là gò cao thì có thể giảm chiều cao đài), Hồ chứa >=10m3, Kiến nghị nên dùng hồ chứa bằng Inox dày 0,9-1.2mm dạng tròn, đường kính 3,5m, cao 1.5m, lỗ xả đáy (2 lỗ, một lỗ xả cặn) Miệng hồ nhớ kiềng thép ống STK D21 dày 2.3mm

Chi phí đài nước BTCT khoảng 15-18triệu, hồ chứa khoảng 7-8 triệu là Ok. Với chi phí này thì không quá lớn nhưng tuổi thọ cao, đảm bảo hiệu quả. Còn xây hồ trên nền thì chỉ tiền mất tật mang vì tốn thêm máy bơm tăng áp thì hệ thống mới hoạt động và chi phí làm hồ BTCT 4x4x3 dày 0.1m (để cột nước cao 2.5m) cũng khoảng 18-20 triệu. Đôi lời góp ý cùng bạn. Thân!

P/S: Cần tư vấn kỹ thuật thì hãy gọi cho Hải: 0916.32.2204
 

Để tưới rẩy với diện tích như bạn nêu, mình nghĩ bạn dự tính bơm nước lên bồn rồi dùng áp lực nước để tự động dẫn nước đến các vòi tưới. Theo ý kiến của mình thì bạn không thể xây hồ ximăng trên mặt đất được đâu. Thế này nhé, bạn tính cao độ của ống ra so sánh với cao độ của mực nước trong hồ tối thiểu cũng phải > 4m thì hệ thống mới hoạt động được. Từ điểm đặt vòi tưới nước phải phun cao trên 2,5m thì bán kính tưới mới hiệu quả. Áp lực cột nước phải >4m thì từ bồn chứa đến vòi tưới trừ đi hao phí ma sát đường ống bạn sẽ còn áp lực >2,5m.

Để đầu tư một lầm hiệu quả thì bạn phải có đài nước cao tối thiểu 4m (nếu vị trí hồ
nước là gò cao thì có thể giảm chiều cao đài), Hồ chứa >=10m3, Kiến nghị nên dùng hồ chứa bằng Inox dày 0,9-1.2mm dạng tròn, đường kính 3,5m, cao 1.5m, lỗ xả đáy (2 lỗ, một lỗ xả cặn) Miệng hồ nhớ kiềng thép ống STK D21 dày 2.3mm

Chi phí đài nước BTCT khoảng 15-18triệu, hồ chứa khoảng 7-8 triệu là Ok. Với chi phí này thì không quá lớn nhưng tuổi thọ cao, đảm bảo hiệu quả. Còn xây hồ trên nền thì chỉ tiền mất tật mang vì tốn thêm máy bơm tăng áp thì hệ thống mới hoạt động và chi phí làm hồ BTCT 4x4x3 dày 0.1m (để cột nước cao 2.5m) cũng khoảng 18-20 triệu. Đôi lời góp ý cùng bạn. Thân!

P/S: Cần tư vấn kỹ thuật thì hãy gọi cho Hải: 0916.32.2204


bạn Hải có lầm không? bồn inox >10m3 không có giá 8 triệu đâu.

--------

cl thấy hiện nay trên thị trường có loại bồn nước lắp ghép bằng composite hoặc thép. Mỗi tấm 1m2 ghép lại thành 1 bể chứa từ 1m3-vài trăm m3. Giá thành rẻ hơn bồn composite đúc sẵn. bác chủ thớt cứ mua vài chục tấm về ghép lại muốn để dưới đất cứ để, muốn để lên giàn cũng được. Giá không cao hơn hồ bêtông là bao, được cái không lo rỉ nước, có thể di chuyển hoặc bán lại được.
 
Last edited by a moderator:
Người ta cứ hay than phiền hồ nước mau mất nước..hoặc mau hư sau vài năm xử dụng..

Hồ an toàn nhất là hồ beton cốt thép đúc liền khối...vì áp lực nước rất mạnh..gạch chịu nén tốt nhưng không chịu nổi lực đẩy ngang do đó sau vài năm chịu đựng gạch bị “nhớm bung “ ra là nước thoát hết

Trong các kiểu hồ thì hồ hình trụ hoặc tròn là chịu lực mạnh nhất....nhưng khó làm và thợ phải có tay ngề cao do đó giá thành mắc

Hồ hình vuông kết cấu beton và gạch dễ làm hơn cũng bền và ít tốn kém
Đổ đáy bằng beton dày 10cm 4 góc có cột beton 20x20.. cách nhau 1m5 lại thêm 1 cột
Túm lại 4 góc có 4 cột..mỗi cạnh lại có 1 cột ở giữa..tổng cộng là 8 cột..

Cụ thể như sau
-Gia cố nền thật kĩ..đặt ống nối đáy bể trong nền
- hôm trước đổ beton đáy . sắt chân cột kết cấu vào vỉ đáy lộ lên chờ...
-hôm sau ốp cốp pha vào sắt cột rồi đổ beton cột luôn nhớ để sắt râu để câu vào tường
-Hôm sau tháo cốp pha, kéo sắt râu ra rồi xây gạch lên tới đầu cột là 1m2..đổ cây đà beton giằng chung quang bể trên đầu tường và cột
Cây đà này sẽ là chủ lực để kiên cố cho thành bể không bị lực đẩy ngang của nước phá vỡ
Hôm sau nữa đóng cốp pha đổ beton nối các cột lên đúng 2m5 sau đó xây gạch...cuối cùng đổ cây đà giằng trên cùng..

Khi tô nhớ sàng cát thật kỹ...vì chỉ cần 1 cục đất nhỏ lộn vào hoặc 1 mảnh gỗ nhỏ..thời gian sẽ làm mảnh gỗ này mục ra và nước thấm vào gạch theo mạch hồ thoát đi hoặc làm mục gạch
Nên xây bằng gạch đặc ngang 0m2 với mác hồ cao( 3 cát + 1 ciment)
Khi tô xong nhớ làm lều hoặc phủ bạt che nắng cho hồ được mát..( vì khô coi chừng lớp tô sẽ bị răng )...thấy ciment hơi cứng thì cho nước vào 0m2 để bảo dưỡng đáy hồ không bị nứt
Đồng thời cứ vài giờ phun mưa toàn bộ hồ để hồ luôn ẩm
Sau 5 ngày có thể cho nước vào 1/3 hồ... sau 10 ngày cho nước vào nửa hồ ,sau 1 tháng có thể cho nước đầy hồ
Mỗi năm nhớ tháo cạn hồ 1 lần rồi chống thấm bằng ( flinkot đen = dầu hắc)
Nếu làm cẩn thận hồ này bền tới 100 năm

daybe.jpg


Đáy bể nên kết cấu tròn : xây ngang 50 rồi dật bậc lên thành 20 sau đó bo tròn..
Vì cạnh đáy là chỗ chịu lực ép ngang của nước mạnh nhất. nên đáy dùng kết cấu tròn gạch mới chịu nổi

Cha mẹ tôi khi xưa xây bể kiểu này đến nay đã mấy chục năm rồi...vẫn chưa nhúc nhích do hằng năm đều có bảo dưỡng, chống thấm nên trông cứ như mới toang
Anh MT giúp tư vấn dùm em . Em định xây như thế này theo a có an toàn không nhé. Em xây bể chứa 270 m3 nước , chiều dài 30, rộng 3m , cao 3m , em dự tính bể chôn dưới đất 2,5m cách xây dựng như anh chỉ dẫn ở trên , khung bêtong , tuong gạch đinh 20 , e lo lamg vấn đề bể quá dài , tạo ra lực ngang lớn , em tính toán xây thêm 6 vách ngăn ở chính giữa , để giảm tạo áp lực khi bom nước vào cung như thành hồ . Anh cho e hỏi với cách làm vậy có an toàn bể không , và có cần bỏ những chi tiết nào ko cần không để giảm chi phí , em rất mong nhận sự giúp đỡ từ anh .
 
e đang cần xây 1 cái bể khoảng 200m3 ,, cũng dùng để chứa nước tưới ,,, bác nào có kinh nghiệm thì làm ơn alo 01686999388 tư vấn cho e với
 
bạn Hải có lầm không? bồn inox >10m3 không có giá 8 triệu đâu.

--------

cl thấy hiện nay trên thị trường có loại bồn nước lắp ghép bằng composite hoặc thép. Mỗi tấm 1m2 ghép lại thành 1 bể chứa từ 1m3-vài trăm m3. Giá thành rẻ hơn bồn composite đúc sẵn. bác chủ thớt cứ mua vài chục tấm về ghép lại muốn để dưới đất cứ để, muốn để lên giàn cũng được. Giá không cao hơn hồ bêtông là bao, được cái không lo rỉ nước, có thể di chuyển hoặc bán lại được.
Bạn có thể cho mình biết giá 1m3 bể lắp ghép đc ko. Xin cảm ơn bạn trc
 
Em cũng muốn xây bể kích thước dài 9m, rong 3m ,cao 3m ai có kinh nghiệm bảo minh với ,
 
Người ta cứ hay than phiền hồ nước mau mất nước..hoặc mau hư sau vài năm xử dụng..

Hồ an toàn nhất là hồ beton cốt thép đúc liền khối...vì áp lực nước rất mạnh..gạch chịu nén tốt nhưng không chịu nổi lực đẩy ngang do đó sau vài năm chịu đựng gạch bị “nhớm bung “ ra là nước thoát hết

Trong các kiểu hồ thì hồ hình trụ hoặc tròn là chịu lực mạnh nhất....nhưng khó làm và thợ phải có tay ngề cao do đó giá thành mắc

Hồ hình vuông kết cấu beton và gạch dễ làm hơn cũng bền và ít tốn kém
Đổ đáy bằng beton dày 10cm 4 góc có cột beton 20x20.. cách nhau 1m5 lại thêm 1 cột
Túm lại 4 góc có 4 cột..mỗi cạnh lại có 1 cột ở giữa..tổng cộng là 8 cột..

Cụ thể như sau
-Gia cố nền thật kĩ..đặt ống nối đáy bể trong nền
- hôm trước đổ beton đáy . sắt chân cột kết cấu vào vỉ đáy lộ lên chờ...
-hôm sau ốp cốp pha vào sắt cột rồi đổ beton cột luôn nhớ để sắt râu để câu vào tường
-Hôm sau tháo cốp pha, kéo sắt râu ra rồi xây gạch lên tới đầu cột là 1m2..đổ cây đà beton giằng chung quang bể trên đầu tường và cột
Cây đà này sẽ là chủ lực để kiên cố cho thành bể không bị lực đẩy ngang của nước phá vỡ
Hôm sau nữa đóng cốp pha đổ beton nối các cột lên đúng 2m5 sau đó xây gạch...cuối cùng đổ cây đà giằng trên cùng..

Khi tô nhớ sàng cát thật kỹ...vì chỉ cần 1 cục đất nhỏ lộn vào hoặc 1 mảnh gỗ nhỏ..thời gian sẽ làm mảnh gỗ này mục ra và nước thấm vào gạch theo mạch hồ thoát đi hoặc làm mục gạch
Nên xây bằng gạch đặc ngang 0m2 với mác hồ cao( 3 cát + 1 ciment)
Khi tô xong nhớ làm lều hoặc phủ bạt che nắng cho hồ được mát..( vì khô coi chừng lớp tô sẽ bị răng )...thấy ciment hơi cứng thì cho nước vào 0m2 để bảo dưỡng đáy hồ không bị nứt
Đồng thời cứ vài giờ phun mưa toàn bộ hồ để hồ luôn ẩm
Sau 5 ngày có thể cho nước vào 1/3 hồ... sau 10 ngày cho nước vào nửa hồ ,sau 1 tháng có thể cho nước đầy hồ
Mỗi năm nhớ tháo cạn hồ 1 lần rồi chống thấm bằng ( flinkot đen = dầu hắc)
Nếu làm cẩn thận hồ này bền tới 100 năm

daybe.jpg


Đáy bể nên kết cấu tròn : xây ngang 50 rồi dật bậc lên thành 20 sau đó bo tròn..
Vì cạnh đáy là chỗ chịu lực ép ngang của nước mạnh nhất. nên đáy dùng kết cấu tròn gạch mới chịu nổi

Cha mẹ tôi khi xưa xây bể kiểu này đến nay đã mấy chục năm rồi...vẫn chưa nhúc nhích do hằng năm đều có bảo dưỡng, chống thấm nên trông cứ như mới toang
Mong các bác tư vấn giúp trường hợp hồ cá của em.
Hồ cá nhà em làm âm hoàn toàn. Kích thước 1,8m x 3,8m và sâu 1,8m. Dưới đáy có đổ bê tông 5cm. Tường gạch thẻ (gạch đinh) xây 10cm. Đáy ko bo tròn. Đã xây tô hoàn thiện và trám hồ dầu (xi măng đặc) 2 lớp. Một điểm nữa là giữa hồ có đổ bê tông 1 trụ tròn để làm chân cột của cầu thang sắt lên sân thượng. Dạng cầu thang 1 trụ, xoay tròn.
Đổ nước vào đầy hồ thì bị mất nước từ từ. Chỉ giữ được 20cm nước từ đáy hồ trở lên.
Em đang tính tự trám vữa xi măng cát để bo vát cạnh và bo tròn góc hồ. Sau đó chống thấm bằng Flintkote. Các bác thấy có được ko? Có bác nào đã làm chưa ạ?
26202598896_19470954e0_o.jpg
 
Chao cac bac! E cung dang du tinh xay be chua tren doi co do doc 40do.e lo lun sut...be e du tinh 4x4 cao 2m.bac nao co kinh nghiem trong xay dung chi e voi.chi tiet co hinh ve cang tot.e cam on!
 


Back
Top