hỏi: trồng nấm bào ngư trên cơ chất mạt cưa

  • Thread starter levantiep1990
  • Ngày gửi
Các bác đọc rộng hiểu nhiều, có cơ hội tiếp cận các tài liệu nước ngoài..có bác nào thấy tài liệu nào hướng dẫn trồng nấm bào ngư trên cơ chất mạt cưa mở chưa? (không cần vô bịch). Mình nghĩ nếu làm được theo cách này thì sẽ tiết kiệm đc rất nhiều nhân công, nhưng ở VN thì chưa thấy ai nói đến cả. thanks!
 


Ngành chế biến gổ ( để có nguyên liệu mùn cưa ) ở các Quốc gia có thế mạnh về ngành sản xuất và canh tác Nấm thì đã mai một , do giá nhân công cao , nguyên liệu gổ rừng hiếm ... nên hiện nay hầu như họ nhập khẩu các mặt hàng đồ gổ mỹ nghệ từ các nước còn nghèo ( tương tự như VN ) . Vì vậy mà các tài liệu về trồng Nấm bào ngư trên giá thể mùn cưa hầu như không có . Mặt khác nguồn nguyên phế liệu từ ngành trồng lúa mì , Ngô , Đậu nành ... lại rất lớn , nên hầu như tất cả các chủng Nấm Oyster ( Nấm Bào ngư , Nấm Sò .. tên gọi của VN ) được sản xuất ở nước họ đều được trồng trên cơ chất nền từ nguồn rơm rạ thu được trong Nông nghiệp .
Phương thức canh tác Nấm không cần đóng bịch hấp khử trùng , theo mình nghiên cứu trong nhiều năm chỉ có mấy loài thôi : Nấm rơm ( nhiệt đới ) , Nấm Btrasil ( cận nhiệt đới ) , Nấm Bisporus , Portobello , Crimini ( ôn đới ) Bạn ạ .
Với Nấm bào ngư canh tác tại VN chỉ có phương thức trồng bịch là hiệu quả nhất thôi . Trồng bịch mà hấp khử trùng không tốt còn bị giảm năng xuất , tỷ lệ hư hỏng bịch phôi lớn , thì làm sao mà trổng mở được hở Bạn .
Mùn cưa , dăm gổ xay nghiền là nguồn nguyên liệu có giá trị ở các Quốc gia có thế mạnh về ngành sản xuất Nấm . Chúng được sử dụng để sản xuất các chủng loại Nấm giá trị cao như : Nấm Donco , Nấm Enoki , Nấm Eryngii , Nấm Shimeji , ... Tuy nhiên đây là những chủng Nấm thích nghi với nền nhiệt độ thấp thuộc khu vực cận nhiệt đới và ôn đới . Vì vậy nếu muốn sản xuất chuyên canh ở nước ta , phải cần đầu tư nhà mát , nhà lạnh tốn kém nhiều chi phí đầu tư , chưa phù hợp với nền sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay của VN mình .
 
Em thấy trồng trong bịch hợp lý mà, tiết kiệm được diện tích, vệ sinh hơn.
 
các bác cho em ? có 1 số bich rạch rồi như ko ra quả thể thì ta tiến hành rạch lại hay phải lam sao mấy bác????
 
các bác cho em ? có 1 số bich rạch rồi như ko ra quả thể thì ta tiến hành rạch lại hay phải lam sao mấy bác????
Thông thường sau khi rạch bịch từ 5 - 7 ngày mới bắt đầu tưới đón. Nếu bịch rạch rồi vẫn không cho ra quả thể cần kiểm tra lại: giống có bị thoái hoá không, bịch có bị nhiễm không, các điều kiện ngoại cảnh có phù hợp với việc ra quả thể.
Chia sẻ thêm: với nấm đợt một có thể tiến hành sốc nhiệt để rút ngắn thời gian tạo quả thể.
Với thu đợt 2 có thể tiến hành sốc cơ hoc để thu kết quả tốt hơn.
 
thank bácmình làm thế nào để tạo ra sốc nhiệt , cơ học vậy bác?bác có thể giải thích kỹ ko ạ
 
Thông thường sau khi rạch bịch từ 5 - 7 ngày mới bắt đầu tưới đón. Nếu bịch rạch rồi vẫn không cho ra quả thể cần kiểm tra lại: giống có bị thoái hoá không, bịch có bị nhiễm không, các điều kiện ngoại cảnh có phù hợp với việc ra quả thể.
Chia sẻ thêm: với nấm đợt một có thể tiến hành sốc nhiệt để rút ngắn thời gian tạo quả thể.
Với thu đợt 2 có thể tiến hành sốc cơ hoc để thu kết quả tốt hơn.
Bác ơi sốc nhiệt là sao vậy bác trả lời chi tiết cho anh em được mở rộng tầm mắt đê
 

Bác ơi sốc nhiệt là sao vậy bác trả lời chi tiết cho anh em được mở rộng tầm mắt đê
Trong tự nhiên cứ sau những cơn mưa ta thấy nấm mọc rất nhiều, "Nấm mọc sau mưa". Ban đầu người ta cho rằng độ ẩm(nước) là yếu tố kích thích nấm mọc đồng loạt, nhưng về sau người ta mới phát hiện ra rằng chính nhiệt độ mới là yếu tố quan trọng cho tơ nấm kết quả thể, mưa làm cho nhiệt độ hạ xuống.
Có loại nấm cần sốc lạnh với nhiệt độ chên lệch và thời gian cần thiết thì mới tạo quả thể, có loại thì chỉ cần tưới nước là được như nấm mèo(mộc nhĩ). Biện pháp sock lạnh đơn giản là tưới nước bịch phôi và xung quanh nhà trồng để làm giảm nhiệt độ, hiện đại hơn thì chạy máy lạnh.
 
Trong tự nhiên cứ sau những cơn mưa ta thấy nấm mọc rất nhiều, "Nấm mọc sau mưa". Ban đầu người ta cho rằng độ ẩm(nước) là yếu tố kích thích nấm mọc đồng loạt, nhưng về sau người ta mới phát hiện ra rằng chính nhiệt độ mới là yếu tố quan trọng cho tơ nấm kết quả thể, mưa làm cho nhiệt độ hạ xuống.
Có loại nấm cần sốc lạnh với nhiệt độ chên lệch và thời gian cần thiết thì mới tạo quả thể, có loại thì chỉ cần tưới nước là được như nấm mèo(mộc nhĩ). Biện pháp sock lạnh đơn giản là tưới nước bịch phôi và xung quanh nhà trồng để làm giảm nhiệt độ, hiện đại hơn thì chạy máy lạnh.
Bác ơi cụ thể nấm sò va nấm mèo thì cần làm sốc nhiệt độ và thời gian bao lâu vậy thanks bác trước nha.
 
Bác ơi cụ thể nấm sò va nấm mèo thì cần làm sốc nhiệt độ và thời gian bao lâu vậy thanks bác trước nha.
Nấm mèo rất dễ ra nấm nên không cần sốc nhiệt, nấm sò cũng có nhiều chủng mỗi loại có nhiệt độ kết quả thể khác nhau, thường thì bạn giảm nhiệt độ xuống và giữ ở 20oC trong 10h. ngoài ra cần đảm bảo thêm các yếu tố, độ ẩm, ánh sáng, nồng độ CO2, bạn nên tra cứu tài liệu để áp dụng đúng phương pháp với loại nấm bạn trồng.

bác có thể giải thích dùn em làm thế nào tạo ra sốc cơ học ?:):)
Phương pháp sốc cơ học như bác Phú Nguyễn nói ở trên có vẻ như là nén lại bịch
 


Back
Top