Hỏi về bồ câu bác nào biết chỉ dùm

  • Thread starter KHANGTRAN
  • Ngày gửi
nguyên nhân nào bồ câu nuôi kiểu quần thể nó ít đẻ trứng ấp không đạt bằng kiểu nuôi chuồng lồng, ai biết giúp đỡ dùm, cảm ơn nhiều nha !
 


chào bạn. mình cũng đang nuôi chim bc dạng nuôi nhốt như bạn, nhìn mô hình bạn đang nuôi là mình thấy ghiền rồi vì bg đầu tư ban đầu như bạn để nuôi chim theo dạng công nghiệp ko phải ai cũng làm đc, tất nhiên khi bạn nuôi thì bạn đã tính toán hết mọi khâu như đầu ra, thức ăn và tiền công trả cho nhân công rồi. mình chỉ góp ý với bạn trong khẩu phần ăn của chim hằng ngày thôi, đối với chim nuôi nhốt cn thì theo mình thức ăn hàng ngày tỷ lệ pha trộn là 1cám công nghiệp/1 gạo lứt hoặc 1cám cn/2 gạo lứt, bổ sung cát, khoáng, muối vào hũ riêng cho chim ăn tự do là hợp lý nhất( theo mình) còn chim ấp nỏ không đều có thể do nhiều nguyên nhân: chim mới bước vào gđoạn sinh sản, chim đang trong thời gian thay lông, thời tiết lạnh...nhưng theo mình nghĩ thì khi từng cặp đã có cồ rồi thì tg sau sẽ ấp nở tốt thôi. chúc bạn năm mới thành công trong mọi lĩnh vực .
 


Nuôi theo hình thức quần thể hay công nghiệp đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh doanh mà chọn phương pháp nuôi cho hợp lý.

Thứ 1: Nuôi BC công nghiệp sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi quần thể.

- Nuôi CN thì việc kiểm soát, theo dõi dịch bệnh, chế dộ dinh dưỡng, khả năng sinh sản... sẽ nhanh gọn nhẹ hơn.
- Nuôi CN bạn có thể cho chim 1 ổ đẻ, 1 ổ nuôi con. Chim vừa con vừa đẻ và ấp trứng được dễ dàng hơn so với nuôi quần thể. Chim trống và mái sẽ chỉ tập trung vào việc nuôi con và ấp trứng => tăng năng suất, hiệu suất kinh doanh.
- Nuôi CN dễ dàng theo dõi việc sinh nở của chim. Biết được đôi nào ấp và nuôi con tốt, năng suất sinh nở ra sao để giữ lại những cặp giống tốt. Những cặp nào vụng có thể loại bỏ.
- Nuôi quần thể, giữa các cặp chim xảy ra hiện tượng tranh chấp ổ đẻ => đạp bể trứng của nhau, giẫm chết con con của nhau. Đây là việc rất tự nhiên, chúng ta không kiểm soát được.

Thứ 2: Thời gian chăm sóc, đầu tư chuồng trại

- Nuôi CN thì việc cho ăn uống, dọn vệ sinh... rất mất thời gian, công sức so với nuôi quần thể.
- Chuồng trại nuôi quần thể đơn giản và không cần đầu tư nhiều như nuôi CN ( Nếu bạn muốn làm loft như nuôi BC đua thì ko tính nhé :) )

Thứ 3: Dịch bệnh

Nuôi CN sẽ kiểm soát dịch bệnh tốt. Bạn có thể biết những cặp nào bị bệnh để cách ly và chữa trị riêng. Nuôi quần thể thì khả năng lây lan và chết hoàng loạt rất cao.

Tuy nhiên, nuôi quần thể thì BC có thể tự do bay nhảy, tự do ghép đôi, sức đề kháng cũng sẽ cao hơn so với nuôi BC công nghiệp.

Thứ 4: Thử là khắc biết

Nếu bạn vẫn đang lăn tăn trong việc nuôi CN hay quần thể thì bạn có thể ngăn đôi khu trang trại ra nuôi thử và theo dõi. Trang trại của bạn hoàn toàn có thể ngăn và thử nghiệm. Sau đó xem xét về mức độ kinh tế thì phương pháp nào phù hợp với bạn và hiệu quả kinh tế ra sao.

Trên đây là 1 số ý kiến cá nhân, mong nhận được góp ý của mọi người.
 
Nuôi theo hình thức quần thể hay công nghiệp đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh doanh mà chọn phương pháp nuôi cho hợp lý.

Thứ 1: Nuôi BC công nghiệp sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi quần thể.

- Nuôi CN thì việc kiểm soát, theo dõi dịch bệnh, chế dộ dinh dưỡng, khả năng sinh sản... sẽ nhanh gọn nhẹ hơn.
- Nuôi CN bạn có thể cho chim 1 ổ đẻ, 1 ổ nuôi con. Chim vừa con vừa đẻ và ấp trứng được dễ dàng hơn so với nuôi quần thể. Chim trống và mái sẽ chỉ tập trung vào việc nuôi con và ấp trứng => tăng năng suất, hiệu suất kinh doanh.
- Nuôi CN dễ dàng theo dõi việc sinh nở của chim. Biết được đôi nào ấp và nuôi con tốt, năng suất sinh nở ra sao để giữ lại những cặp giống tốt. Những cặp nào vụng có thể loại bỏ.
- Nuôi quần thể, giữa các cặp chim xảy ra hiện tượng tranh chấp ổ đẻ => đạp bể trứng của nhau, giẫm chết con con của nhau. Đây là việc rất tự nhiên, chúng ta không kiểm soát được.

Thứ 2: Thời gian chăm sóc, đầu tư chuồng trại

- Nuôi CN thì việc cho ăn uống, dọn vệ sinh... rất mất thời gian, công sức so với nuôi quần thể.
- Chuồng trại nuôi quần thể đơn giản và không cần đầu tư nhiều như nuôi CN ( Nếu bạn muốn làm loft như nuôi BC đua thì ko tính nhé :) )

Thứ 3: Dịch bệnh

Nuôi CN sẽ kiểm soát dịch bệnh tốt. Bạn có thể biết những cặp nào bị bệnh để cách ly và chữa trị riêng. Nuôi quần thể thì khả năng lây lan và chết hoàng loạt rất cao.

Tuy nhiên, nuôi quần thể thì BC có thể tự do bay nhảy, tự do ghép đôi, sức đề kháng cũng sẽ cao hơn so với nuôi BC công nghiệp.

Thứ 4: Thử là khắc biết

Nếu bạn vẫn đang lăn tăn trong việc nuôi CN hay quần thể thì bạn có thể ngăn đôi khu trang trại ra nuôi thử và theo dõi. Trang trại của bạn hoàn toàn có thể ngăn và thử nghiệm. Sau đó xem xét về mức độ kinh tế thì phương pháp nào phù hợp với bạn và hiệu quả kinh tế ra sao.

Trên đây là 1 số ý kiến cá nhân, mong nhận được góp ý của mọi người.
Cảm ơn ý kiến của anh.
Em đã ngăn ra 2 gian để nuôi chung bán cn số bồ câu đang bắt cặp khoảng 50m2. đang tính toán cách làm ổ đẻ bên trong chuồng chung này nuôi thử xem sao.
Em được ông anh cho 1 cái máy ấp trứng gà nhưng chưa sử dụng. Đang có ý định sử dụng nâng cao năng xuất. Nhưng qua tìm hiểu trên mạng thì thấy có mấy cách:

1. Lấy trứng ra ấp máy, chim bố mẹ sẽ đẻ lại, khi trứng trong máy sắp tới ngày nở thì lấy ra tráo với số trứng bố mẹ đẻ sau. Chim ấp thêm vài ngày sẽ nở. (cách này thì thêm được 1 lứa trứng giữa 1 chu kì ấp - trong thời gian ấp máy bố mẹ đẻ thêm được 2 trứng - nhưng sẽ khó trong cách theo dõi quản lý)
2. Lấy trứng ra ấp máy, bỏ trứng giả cho chim bố mẹ ấp, sắp tới ngày nở thì đổi trứng. (cách này đảm bảo tỉ lệ nở cao hơn, dễ trong cách quản lý nhưng không tăng năng suất như cách 1, nếu chọn cách này thì mua trứng giả ở đâu nhỉ).
3. Lấy trứng ra ấp máy đối với một số cặp, khi nở đem gửi nuôi ở số bố mẹ ấp trực tiếp. Đợt sau lại thay đổi cho nhau. (cách này thì việc theo dõi quản lý sẽ phức tạp)
4. Lấy 1 trứng cho vào máy, còn 1 trứng cho mẹ ấp. Khi trứng nở thì mang ra lại cho mẹ nuôi. (cách này chia nhau ấp nên tỉ lệ cũng đảm bảo hơn, dễ trong cách quản lý).

Đối với các cách này em có câu hỏi chung là: nên để chim nở luôn rồi bỏ vào ổ có được không? hay là phải đưa trứng trở lại tổ vào giai đoạn còn vài ngày nữa nở, nếu cách ngày nở vài ngày thì là bao nhiêu ngày thì hợp lý? Khi mình viết số lên trứng có làm ung trứng không? (vì mực ướt mà).

Rất mong các bác có kinh nghiệm chỉ giáo cho mình với. Bố mẹ và nhiều người khuyên mình tìm cách thanh lý, bỏ nghiệp bồ câu đi vì thị trường bây giờ bão hòa, giá bồ câu bị ép xuống thấp (chỉ khỏang 60k/cặp, thương lái mua tại chỗ giá chỉ từ 50 - 55k) nên tháng nào cũng lỗ hoài. Nhưng mình quyết tâm tìm giải pháp để trụ vững với nghề này. Mong anh em có kinh nghiệm giúp đỡ. Mình mới nuôi được 1 năm thôi, đầu tư cũng khá nhiều. Mua giống nhiều nguồn trong tỉnh, lúc đầu không rành nên đa phần toàn mua phải bồ câu sẻ, hoặc Pháp lai tới mấy đời.

s1iv.jpg

2ybe.jpg

9ixs.jpg
 
Last edited by a moderator:
giá thấp quá bác nhỉ ! Theo e với giá như vậy thì thực sự cũng hơi khó để có thể trụ được, em xin có 1 vài góp ý như sau :
+ Thứ nhất : về vấn đề ấp máy, đa số sử dụng máy ấp là để tăng năng suất, vì vậy phương án 1 là chuẩn nhất và khả thi nhất, đàn của e vẫn ít nên chưa sử dụng máy được, nhưng e cũng đã tìm hiều qua đôi chút về vấn đề này, vì chim non trong 5-7 ngày tuổi đầu tiên thì được nuôi bằng sữa mẹ nên chúng ta không thể cho chim non vào các cặp bố mẹ mà vừa mới đẻtrwngng được vài ba ngày, mà ít ra phải đẻ trứng được khoảng 5-7 ngày thì chim mẹ mới có sữa ( E cũng k chắc lắm, vì thực sự chỉ là tìm hiều thôi chứ chưa thử thực tế, bác có thể thử hoặc k thử cũng đc) , Đó là nguyên tắc ấp máy ! Với Số lượng đàn của bác bây giờ thì việc sử dụng máy ấp là hợp lý rồi ! Và để có thể sử dụng máy ấp thì bác sẽ phải theo dõi sát sao và chi tiết từng cặp. Cách ghi chép thì chắc chắn bác cũng đã làm tốt rồi, mình sẽ ghi ngày đẻ trực tiếp lên trứng trước khi đưa vào máy ấp ( vấn đề này thì bác yên tâm, k bị ung trứng đâu) hoặc bác có thể làm các khay nhỏ để mỗi ngày bác sẽ để trứng vào 1 khay và đưa vào máy đồng thời ghi ngày tháng trên khay (như vậy sẽ nhanh hơn và k cần ghi lên trứng). Bác đợi đến khi nở rồi mới lấy chim con đem cho các cặp bố mẹ (đã ấp được 6 ngày trở lên) nuôi vú, bởi vì trại của mình có 600 cặp sinh sản nên hầu như ngày nào cũng sẽ có chim đẻ và chim nở, bác chỉ cần theo dõi trên sổ (hoặc nếu biết về phần mềm Excel thì càng nhanh) , cặp nào đẻ và ấp được 6-8 ngày, mình lấy trứng ra soi, nếu có trống thì cho vào máy ấp và đồng thời cho chim con vào cho cặp đó nuôi (có thể cho 2-3 con chim con cho 1 cặp bố mẹ nuôi).
+ Về vấn đề đầu ra và giá cả chim ràng, em nghĩ bác nên tìm các đầu mối tiêu thụ khác, chứ với giá như vậy thì thực sự rất khó để vươn lên. Vì chỉ tính riêng chi phí biến đổi trung bình trên mỗi đôi chim ra ràng đã vào khoảng 40k rồi. Bác thử tìm các nhà hàng và chào hàng với họ xem sao, với số lượng chim ra ràng khoảng 350-400 cặp <=> 700-800 con/tháng thì bác chỉ cần tìm được 2 nhà hàng là có thể giải quyết được vấn đề đầu ra, khỏi phải qua tay thương lái, mà bác đầu tư Chuồng ngon quá nhỉ ! hết bao nhiêu rồi bác?
 
Thực sự thì mình chưa bao giờ sử dụng máy ấp trứng. Qua tìm hiểu và hiểu biết của mình, mình đưa ra cho bạn phương án như sau:

1. Làm trứng giả: Bạn lấy những quả trứng bị ung, hỏng ( Hoặc dùng trứng thải loại của những cặp tơ. cũng có thể dùng trứng gà ta màu trắng loại nhỏ)-> dùng kim tiêm xi lanh hút hết phần lòng trứng ra -> Bơm ngược keo silicon màu trắng vào trong thay cho lòng trứng -> được quả trứng giả.

2. Dùng bút viết bảng để viết lên trứng thoải mái, không sợ hỏng trứng.

3. Tuyển lựa chim nuôi vú: Bạn chọn ra những cặp nuôi con tốt, không đạp chết con non, nuôi con đều, khỏe mạnh.

4. Với những cặp ko nuôi vú: Khi chim đẻ trứng, bạn lấy luôn trứng ra, ko cần cho trứng giả để nó ấp. Như vậy tiến trình đẻ lại của chim sẽ nhanh hơn. Vì mình ko cần nó nuôi con, chỉ để lấy trứng.

Với những cặp nuôi vú: Khi chim bố mẹ đã đẻ trứng, bạn lấy trứng ra và thay luôn bằng trứng giả. Chim bố mẹ sẽ ấp trứng giả. Đánh dấu ngày tráo trứng.

Trứng sau khi lấy ra thì đánh dấu ngày cho ngay vào máy ấp trứng. Sau 5-7 ngày thì soi xem trứng có cồ ko. Ko có cồ thì mang ra làm trứng giả :D

Việc tráo trứng trở lại cho chim ấp trước khi nở 1, 2 ngày cũng tốt vì 3 lý do: 1 là để chim bố mẹ không bỡ ngỡ khi có con con. 2 là khi chim con mổ vỏ có vấn đề gì thì chim bố mẹ sẽ trợ giúp. 3 là khi chứng kiến con con ra đời, lượng sữa của chim bố mẹ sẽ tiết mạnh hơn.

Bạn chỉ cần lưu ý về việc 3 trứng có nở cùng ngày hoặc cách nhau 1 ngày hay không. Nếu chim trong cùng ổ mà nở cách nhau vài ngày thì chim con sẽ thành con to con nhỏ, ko đều nhau. Khi này thì bạn lại phải mất công tráo đổi, ghép chuyển mất công.

Còn nếu bạn cho chim con nở trong máy ấp, rồi mới chuyển về từng ổ cũng không có vấn đề gì nhé.

5. Khi chim bố mẹ nuôi vú đã ấp được ít nhất 7 ngày thì bạn lấy trứng giả ra và thay bằng chim con vừa mới nở từ máy ấp trứng. Bạn phải để chim ấp trứng giả ít nhất 1 tuần vì như vậy mới đủ thời gian để kích thích tuyến sữa diều tiết sữa. Mỗi cặp chim vú nuôi tối đa 3 con. Chuồng của chim vú vẫn có 2 ổ ( 1 ổ đẻ và 1 ổ nuôi con).

Thường thì chim vú cũng sẽ đẻ lại sau 10-15 ngày từ ngày bắt đầu nuôi chim con. Nhưng nếu chim không đẻ, bạn cứ cho trứng giả vào ổ đẻ, chim sẽ quen và tự động vào ấp. Nếu nó có đẻ thì mình lấy trứng ra bình thường và tiếp tục quy trình tráo trứng thay chim con. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý là những cặp chim nuôi 3 con rất hại chim bố mẹ, nên bạn hãy để chim nghỉ dưỡng vài ba ngày rồi hãy để chim nuôi con tiếp.

6. Với chim để làm giống: Để chim bố mẹ nuôi từ 30-40 ngày. Khi chim con có thể tự ăn được thì tách ra khu vực chim giống.

Với chim thương phẩm: Sau khi chim vú nuôi chim con được khoảng 20 ngày tuổi thì bắt chim con ra nuôi bộ. Sau 28 ngày tuổi thì có thể xuất bán.

7. Chọn lọc giống: Như bạn nói thì đàn chim của bạn bây giờ rất tạp. Chim ra ràng cũng không to. Hiệu suất đẻ của chim không cao. Đây là vấn đề bạn cần nghiên cứu. Theo mình, bạn nên thanh lọc toàn bộ đàn chim của bạn, chuyển toàn bộ chim hiện có thành chim vú. Nhập thêm chim Pháp VN1 về để lấy trứng và gây đàn. Chim Pháp sẽ cho chim ra ràng trọng lượng lớn, dễ bán và được giá cao hơn nhiều so với bồ câu sẻ. Mà thức ăn, công chăm sóc cũng không hơn kém nhau bao nhiêu.

8. Thị trường: Đầu ra của chim câu rất khó nói là bão hòa hay không. Cơ hội kinh doanh nằm trong tay bạn. Nếu bạn chỉ nuôi chim và bán cho lái buôn thì coi như bạn đã cắt ít nhất 30% lợi nhuận của bạn cho lái buôn rồi. Bạn phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình thì mới có thể phát triển được trong lĩnh vực này. 1 cặp chim ra ràng chỉ có 60K thì bạn nắm chắc sự lụi bại trong tay. Bài toán kinh doanh này, bạn tự tính toán được.

Như mình đã nói ở trên, nếu bạn chuyển đàn của bạn thành bồ câu Pháp chuẩn VN1 thì việc bạn bán chim giống cũng có thể phát triển tốt được. Giờ chim giống của bạn muốn bán cũng khó.

Đôi điều chia sẻ với bạn. Hi vọng rằng, nhiệt huyết của bạn với những chú bồ câu không suy giảm, công cuộc cải tổ của bạn sẽ thành công.
 
Last edited by a moderator:
Tìm không thấy nút cảm ơn ở đâu nhỉ. Mình xin cảm ơn ý kiến góp ý của tất cả các bạn. Hi vọng sẽ sớm có kết quả tốt.
 

Không biết có ai còn quan tâm vấn đề này không nhưng mình cứ trả lời chủ pic thế này.

Chim nuôi quần thể (bán công nghiệp) nó được bay nhảy tự do nên sẽ ít trú tâm vào việc sinh sản và nuôi con hơn là nuôi công nghiệp.
Ví như con người vậy, 2 vợ chồng ngày ngày ở nhà sẽ quan hệ nhiều hơn, chăm chút nuôi con nhiều hơn là 2 người ra ngoài làm việc. kaka
 


Back
Top