Hỏi về cách làm trụ bê tông trồng tiêu

  • Thread starter 0975072114
  • Ngày gửi
Em đang dự định làm 200 trụ bê tông hình 8 cạnh tộng khảong 20cm cao 4.5m.Các bác có kinh nghiệm chia sẻ em cách làm trụ với.
 


Em đang dự định làm 200 trụ bê tông hình 8 cạnh tộng khảong 20cm cao 4.5m.Các bác có kinh nghiệm chia sẻ em cách làm trụ với.

Nếu tính mỗi cạnh là 2 tấc..cột cao 4m5 thì khối lượng beton cho 1 cột là 0.18m3.
Và trọng lượng 1 cột là 0.18x2500kg= 450kg
Gần nửa tấn cho 1 cột…bạn không thể đúc nằm trên đất rồi dựng lên sau được..
Bạn phải đúc thẳng trực tiếp…

Tiêu trồng trên đất pha cát độ nén chặt thấp vả lại trong canh tác phải xới đất cho tơi xốp do đó không thể trồng như cột điện được…cột sẽ đổ ngay…khi gió thổi

Do đó để cột có thể vững chắc trước giông gió bạn phải đào sâu cả thước đổ dưới đó 1 vỉ beton mỗi cạnh khoảng 1 m có đủ sắt dọc ngang rồi “câu sắt chờ” từ sắt chờ này bạn nối với sắt cột sau đó đóng cốp pha…rồi đúc cột cao lên
Tốn kém ghê lắm đó..từ sắt thép ciment cát đá ván cốp pha… công thợ

Có cách làm trụ đơn giản hơn…bền mà lại an toàn đó là xây trụ gạch …
Do cạnh đáy là 1m2 nên sức chịu đựng gió thổi rất cao
Bạn chỉ cần đào sâu nửa mét đổ hồ xuống thành 1 cái đế chống lún sau đó xây lên…
Đơn giản dễ làm lại rẻ mà hiệu quả cao :

Mô hình thí điểm trồng cây tiêu trên trụ gạch xây ở xã Cam Chính

Ngày cập nhật: 05/03/2013 10:06:07 SA
(QT) - Mạnh dạn áp dụng hướng đi mới trong việc phát triển mô hình trồng cây hồ tiêu trên trụ gạch xây của hộ gia đình bà Trần Thị Cúc, thôn Mai Lộc 2, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) hứa hẹn cho năng suất cao và phát triển bền vững. Đây cũng chính là mô hình thí điểm được Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị hỗ trợ về vốn vay, phân bón cũng như kỹ thuật chăm sóc.


5-3-2013-5.jpgdffffffffffffffh5r765bcvhcy6765756.jpg
Bà Trần Thị Cúc bên vườn tiêu trồng trên trụ gạch xây

<tbody>
</tbody>

Trên diện tích đất rộng khoảng 4 sào, bà Trần Thị Cúc đầu tư xây dựng 200 trụ gạch, mỗi trụ có chiều cao khoảng 3 m, đường kính đáy 1-1,2 m, đường kính ngọn 0,7-0,8m. Bình quân mỗi trụ chi phí khoảng 1 triệu đồng, cộng với việc xây bể chứa nước, đường ống, hệ thống tưới nước nhỏ giọt, tự động…, tổng kinh phí ban đầu gia đình bà đầu tư ngót nghét 300 triệu đồng. Trong đó, Công ty Thương mại Quảng Trị hỗ trợ vốn vay 150 triệu đồng, ngoài ra còn tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón cho gia đình.

Bà Trần Thị Cúc cho biết, mô hình này được con trai bà là anh Nguyễn Ngọc Long, hiện là giáo viên dạy Toán, cất công học hỏi kinh nghiệm ở tỉnh Bình Phước. Thực tế cho thấy, nhiều hộ nông dân ở các tỉnh như Bình Phước, Đồng Nai… khi sử dụng trụ gạch, trụ bê-tông hay cây sống để trồng tiêu, thì cây tiêu phát triển khá tốt chẳng thua kém trụ gỗ, lại ít xảy ra sâu bệnh và tuổi thọ của trụ cũng cao hơn nhiều so với trụ gỗ. Thêm vào đó, trong quá trình chăm sóc cây tiêu, người nông dân đã phát hiện ra tại những vườn tiêu sử dụng trụ gỗ thường xuất hiện hiện tượng sâu bệnh phát triển khá nhiều, nhất là bệnh vàng lá, bệnh thối rễ, chết chậm, chết nhanh, dịch bệnh làm cây tiêu chết hàng loạt... Chính vì vậy, việc thử nghiệm mô hình trồng cây hồ tiêu trên trụ gạch xây thay vì với các loại trụ gỗ truyền thống hoặc trên cây sống mà gia đình bà Trần Thị Cúc đang áp dụng rất được bà con quan tâm.

Chia sẻ về các công đoạn chăm sóc cây hồ tiêu trồng trên trụ gạch, bà Cúc cho biết thêm: “Việc sử dụng trụ bê-tông, trụ gạch để trồng tiêu đòi hỏi việc chăm sóc trong thời gian đầu có phần kỳ công hơn, việc tưới tiêu cũng cần phải kỹ lưỡng hơn, nhưng bù lại cây tiêu sẽ phát triển bền vững. Ðến nay, vườn tiêu của gia đình mới bước sang năm thứ hai nhưng tốc độ phát triển của cây rất tốt, đặc biệt là không còn lo lắng dịch bệnh phá hoại cây nữa.”

Là mô hình đầu tiên và hiện tại là duy nhất trong xã Cam Chính nên vườn tiêu trồng trên trụ gạch xây của gia đình bà Cúc cũng được chính quyền xã rất kỳ vọng. Nếu thành công, năng suất cây tiêu tăng, phát triển bền vững hơn việc trồng trên trụ gỗ thì chắc chắn, mô hình này sẽ thu hút được bà con nông dân trong vùng làm theo.

Ông Nguyễn Thành Công, Chủ tịch UBND xã Cam Chính cho biết: “ Chúng tôi đánh giá cao sự thử nghiệm của gia đình bà Cúc, đặc biệt là anh Nguyễn Ngọc Long, con trai của bà Cúc với rất nhiều ý tưởng táo bạo trong phát triển kinh tế gia đình. Tuy kinh phí bỏ ra ban đầu để xây dựng các trụ tiêu là không nhỏ, nhưng nếu mô hình này thành công thì việc sử dụng các loại trụ này sẽ góp phần làm giảm thiểu được tình trạng phá rừng, bảo vệ môi trường và kéo dài tuổi thọ của trụ tiêu.”

Ngoài việc đầu tư trồng cây tiêu trên trụ gạch xây, gia đình bà Cúc còn là một trong những điển hình làm kinh tế giỏi ở xã Cam Chính với 5 ha cao su đang thời kỳ khai thác, cho thu nhập bình quân 1 triệu đồng/ngày. Với đà phát triển như hiện nay của 200 gốc tiêu được trồng theo phương pháp mới, chỉ một hai năm nữa, bà Cúc hi vọng sẽ thu hoạch được thành quả lao động xứng đáng, cộng với điều kiện đất đai màu mỡ nơi này, bà dự tính sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng tiêu, phát triển kinh tế một cách bền vững.

Bài, ảnh: THANH TRÚC

<tbody>
</tbody>
 
Cám ơn bác Mục,
Đây là hình trụ tiêu bằng gạch xây rõ nhứt mà tui được xem.
Điều tui muốn trình-bày với bác ở các trụ trên là:
- Chỗ rễ leo bám: Rất nóng lúc ban đầu. Chỉ mát sau khi lá đã phủ kín.
- Và vẫn còn lo phần úng rễ và tuyến-trùng.
Tui sẽ cố gắng thử vượt qua 2 trở ngại nầy. Khó. Nhưng khả-thi.
Thân.
 
gạch đâu có phẳng lì như đổ beton !..vả lại các mạch hồ nham nhở…sẽ là chỗ bám rất tốt
gạch thấm nước rất tốt…gạch lại không giữ nhiệt như beton . bác có thấy các sân lót gạch tàu…mát rượi phun lên 1 lần nước mát cả ngày
Trong khi đó sân beton nóng thấy bà cố luôn…có phun nước cũng không nhằm nhò gì vì beton không thấm nước

Nói đến tuyến trùng thì lão mõ cũng sợ…mấy con quỷ nhỏ xíu này thật nguy hiểm..
nhưng tuyến trùng phát triển phải có điều kiện : độ PH đất thấp..và dùng nhiều vô cơ quá trong canh tác
PH đất = 6 ..tuyến trùng không phát triển được
PH đất = 7… tuyến trùng chết sạch
Nhiệt độ đất = 35 độ c tuyến trùng cũng chết sạch
Giữa 2 lần tưới hãy để 1 lần đất khô ( buổi tối ) tuyến trùng khó phát triển
Ngĩa là đất luôn ẩm ướt…tuyến trùng sanh sản mạnh

Trồng xen kẽ các cây vạn thọ khi vạn thọ đã lớn nhổ lên rồi chôn quanh gốc tiêu sẽ không có con tuyến trùng nào sống nổi
6 tháng 1 lần tưới đất bằng thuốc Mocap ( hoạt chất ethoprophos) sẽ ngừa và diệt được tuyến trùng
Túm lại ngừa tuyến trùng sẽ tốt hơn dễ hơn là trị
Đó là các hiểu biết về tuyến trùng của lão mõ do có thời gian phải điều trị tuyến trùng cho vườn mai vàng
 
Nói đến tuyến trùng thì lão mõ cũng sợ…mấy con quỷ nhỏ xíu này thật nguy hiểm..
nhưng tuyến trùng phát triển phải có điều kiện : độ PH đất thấp..và dùng nhiều vô cơ quá trong canh tác
PH đất = 6 ..tuyến trùng không phát triển được
PH đất = 7… tuyến trùng chết sạch
Nhiệt độ đất = 35 độ c tuyến trùng cũng chết sạch
Giữa 2 lần tưới hãy để 1 lần đất khô ( buổi tối ) tuyến trùng khó phát triển
Ngĩa là đất luôn ẩm ướt…tuyến trùng sanh sản mạnh
Chào bác Mục,
Bác có đâu được các dữ-kiện ở trên vậy?
Thân.
 

Do năm kia…mấy chục chậu mai bỗng dưng suy yếu lá ít và vàng…moi rễ lên thấy nổi hột đặc ngẹt …biết là bị tuyến trùng.. hình rễ mai của tôi bị tuyến trùng :

htuyentrung1.jpg


htuyentrung.jpg


Truy tìm tài liệu trên http://tailieu.vn/ thấy 1 số khảo cứu về tuyến trùng trên đất vườn Đà Lạt…
Mới biết rằng tuyến trùng không thể chữa khỏi 100 % dù đã dùng thuốc đặc trị.. cũng chỉ chết có 90% thôi do đó nếu không định kì rải hoặc tưới thuốc bịnh lại tái phát
Ngừa là quan trọng nhất

Bản chụp kết quả các cách diệt tuyến trùng cho thấy chỉ có nhiệt độ là giết hết được chúng…Mocap là thuốc đặc trị cũng không giết hết được ( còn lại 5 con) dùng vôi cũng để lại 4 con còn sống.v..v

tuyentrung1_zps35730ad3.jpg


Sau khi chữa bằng cách dùng mocap pha theo liều chỉ định…tưới vào chậu sau đó dùng nilon phủ kín mặt chạu 3 ngày với dụng ý dùng luôn cả hơi thuốc để diệt
Cây khỏi lá xanh lại….sau đó cứ 1 tháng lại phun sincosin +agrispon 1 lần ( thuốc diệt tuyến trùng sinh học) thuốc này có công dụng làm tuyến trùng bỏ ăn mà chết đói thuốc có nhiều chất kích thích sinh trưởng.. cây sanh trưởng rất mạnh…
Đến nay đã gần 2 năm rồi…vẫn đều đặn ngừa tuyến trùng…cây rất khỏe…nhưng moi rễ lên vẫn thấy vài hột ổ của tuyến trùng
Như vậy có ngĩa là : khi đã nhiễm bịnh không thể diệt hết được tuyến trùng….vẫn còn vài ổ còn sót và nếu không ngừa định kì…chúng thành dịch ngay
 


Back
Top