Hỏi về cách nuôi cá trắm cỏ-cá trê vàng lai

  • Thread starter võ hoàng Tuân
  • Ngày gửi
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân: võ hoàng Tuân
- Địa chỉ: GÒ CÔNG TÂY- TIỀN GIANG
- Tel, Fax: 0913.502.261
- Email: vohoang_tuan2001@yahoo.com
================================

Hiện nay tôi đang chuẩn bị ao nuôi cá trắm cỏ và cá trê vàng lai,nhưng tôi chưa biết mua giống 2 loài cá này ở đâu va thức ăn của chúng là gì?có thể mua hay chế biến được không?ai biết xin vui lòng chỉ giúp tôi,tôi chân thành cảm ơn và chờ hồi âm,
 


Nuôi cá trắm cỏ
Cá trắm cỏ, cá trắm trắng - Ctenopharyngodon idellus
I. Nuôi ao:
1. Tẩy dọn ao:
- Tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cỏ, tu sửa bờ, đăng cống, vét bùn nếu lượng
bùn quá nhiều.
Bón vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và các mầm bệnh bằng cách rải đều từ 7
đến 10 kg vôi bột cho 100 mét vuông đáy ao.
- Sau tẩy vôi 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao từ 20 - 30 kg phân
chuồng và 50 kg lá xanh cho 100 mét vuông (loại lá cây thân mềm để làm
phân xanh). Lá xanh được băm nhỏ rải đều khắp đáy ao, vùi vào bùn hoặc bó
thành các bó nhỏ từ 5 đến 7 kg dìm ở góc ao.
- Lấy nước vào ao ngập từ 0,3 - 0,4 mét, ngâm 5 đến 7 ngày, vớt hết bã xác
phân xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1 mét. Cần phải lọc nước vào ao
bằng đăng hoặc lưới đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập.
Cá trắm cỏ sống ở tầng nước giữa, thức ăn chính là cây xanh như cỏ thân
mềm, rau, bèo dâu, bèo tấm, lá chuối, lá sắn, cây chuối non băm nhỏ, rong,
thân cây ngô non , cá trắm cỏ cũng ăn các loại bột ngô, khoai, sắn, cám
gạo. Cá nuôi sau 10 - 12 tháng đạt trọng lượng từ 0,8 - 1,5 kg/con (trung
bình 1 kg mỗi con).
2. Thả cá giống
- Có 2 thời kỳ thả cá giống :
Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 3;
Vụ thu từ tháng 8 đến tháng 9.
- Cần thả cá giống lớn, khoẻ mạnh, không sây xát, không có bệnh.
- Mật độ thả từ 1 - 2 con cho 1 mét vuông. Cỡ cá thả 8-10cm
3. Quản lý - chăm sóc ao
Thức ăn:
Thức ăn xanh gồm : các loại cỏ, rong, bèo tấm, bèo dâu, lá chuối, lá sắn
nên cho cá ăn đủ hàng ngày. Sau khi cá ăn cần vớt bỏ các cọng cỏ, cây, lá
già cá không ăn được. Cho cá ăn thêm cám gạo, cám ngô... Cứ 100 con cho
ăn từ 2 đến 3 kg thức ăn xanh, sau tăng dần theo sự lớn lên của cá bằng
cách theo dõi hằng ngày.
Muốn tăng trọng 1kg thịt cá trắm cỏ cần từ 30-40kg thức ăn xanh như: rong,
cỏ, bèo...
Với cỏ tươi cho ăn 30-40% trọng lượng thân; với rong, bèo cho ăn 70% trọng
lượng thân.
Quản lý ao:
- Theo dõi thường xuyên bờ ao, cống thoát nước, xem mực nước ao vào các
buổi sáng.
- Vào sáng sớm theo dõi xem cá có bị nổi đầu vì ngạt thở không, cá có nổi
đầu kéo dài không. Nếu có, tạm dừng cho ăn và thêm nước vào ao.
- Khi thấy cá bị bệnh hoặc chết rải rác cần hỏi cán bộ kỹ thuật hoặc
khuyến ngư để biết cách xử lý.
4. Thu hoạch
- Sau 5 đến 6 tháng nuôi có thể đánh tỉa số cá lớn để ăn hoặc bán và thả
bù cá giống để tăng năng suất nuôi. Phải ghi lại số lượng cá đã thu và thả
lại sau mỗi lần đánh tỉa (ghi cả số con và số kg cá).
- Cuối năm thu toàn bộ cá (có thể chọn những cá nhỏ giữ lại làm giống cho
vụ nuôi sau).
Sau khi thu hoạch toàn bộ phải ghi lại sản lượng cá thu được (bao gồm cả
cá đánh tỉa và cá thu cuối năm) nhằm sơ bộ hạch toán trong quá trình nuôi
để có cơ sở cho đầu tư tiếp ở vụ nuôi sau.
II. Nuôi ở lồng bè trên sông, hồ:
Lồng có dạng hình khối chữ nhật hoặc mùng, kích thước dài x rộng x cao:
Kích thước phổ biến hiện nay là: 3m x 2m x 1,7m hoặc 4m x 3m x 1,7m
- Lồng làm bằng tre hóp cả cây, gỗ hoặc nhựa composite. Hai đầu để khe hở
từ 0,5 - 1 cm để nước lưu thông dễ dàng, hai mặt bên và đáy thường bằng
ván gỗ khít không để lọt thức ăn.
+ Do nuôi ở sông nên tốc độ dòng chảy 0,2 - 0,3 m/giây. Đặt mỗi cụm 20
lồng, các cụm cách nhau 150 - 200 m.
+ Nuôi ở hồ chứa nước lưu thông 0,1 - 0,2 m/giây. Nuôi cụm 15 lồng, các
cụm đặt cách nhau 200 - 300 m.
Trước khi thả cá giống vào nuôi, lồng bè phải được cải tạo, vệ sinh.
- Đối với lồng bè phải cọ rửa sạch, phơi khô và dùng nước vôi hoặc Clorua
vôi phun đều toàn bộ lồng nuôi cá. Sau đó phơi khô 1 - 2 ngày, cọ rửa sạch
và hạ thuỷ. Lồng đặt ngặp nước 1,2 - 1,5 m, cách đáy 3 - 4 m.
1/ Tiêu chuẩn cá giống, mật độ nuôi
- Tiêu chuẩn cá giống:
+ Ngoại hình cân đối, không dị hình, vây, vẩy hoàn chỉnh, cỡ đồng đều, bơi
lội nhanh nhẹn.
+ Không có dấu hiệu bệnh lý.
+ Kích cỡ cá 8-10cm.
- Mật độ nuôi:
+ Nuôi trong lồng bè 70 - 80 con/m3 . Cá có trọng lượng lớn hơn thì 30-50
con/m3.
- Trước khi thả cá xuống ao, cá giống được khử trùng bằng ngâm tắm trong
nước muối 3% từ 10 - 15 phút.
- Thời vụ nuôi: ở miền Bắc bắt đầu từ tháng 4, ở miền Nam có thể nuôi
quanh năm.
2. Thức ăn và chế độ cho ăn :
Thức ăn xanh: cỏ, rong, bèo, lá ngô, sắn....Với cỏ tươi cho ăn 30-40%
trọng lượng thân; với rong, bèo cho ăn 70% trọng lượng thân.
3. Chăm sóc cá nuôi
- Theo dõi hoạt động của cá:
Thường xuyên kiểm tra hoạt động của cá, nếu thấy cá bơi lội khác thường
phải vớt lên kiểm tra.
Nếu nổi đầu do thiếu ôxy phải kéo lồng ra xa khu vực môi trường ô nhiễm.
Có thể tăng cường khuấy sục khí làm tăng lượng ôxy hòa tan.
Kiểm tra sàn ăn để xác định khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh thức ăn.
cứ 3 ngày vệ sinh lồng cá 1 lần và kiểm tra lồng.
4. Phòng trị bệnh cho cá nuôi:
một số bệnh: Nấm thuỷ mi, trùng bánh xe, trùng quả dưa, sán lá đơn chủ.
Mỗi loại bệnh có triệu chứng và bệnh lý riêng, cần thường xuyên theo dõi
biểu hiện của cá để phòng trị.
Để chủ động phòng ngừa bệnh cho cá nuôi, trong quá trình nuôi nên tiến
hành dùng vôi để cải tạo môi trường.
+ Đối với vôi: Đựng trong bao treo ở đầu nguồn nước, cách mặt nước khỏang
1/2 độ sâu của nước trong lồng. Liều lượng 3-4kg vôi cho 10m3 nước trong
lồng.
+ Sulphat đồng (CuSO4) phòng ký sinh đơn bào, liều lượng 50g/10m3 nước,
tuần 2 lần.
Không dùng thuốc, hoá chất kháng sinh đã cấm sử dụng.
Kinh nghiệm nuôi cá trắm cỏ
Mục đích: Nuôi cá nâng cao thu nhập cải thiện đời sống gia đình.
Bước 1: Chuẩn bị ao:
- Đắp bờ, cày bừa và phơi đáy ao 5 - 7 ngay để cho mặt ao thật khô, sau
đó tẩy rửa ao bằng vôi bột và bón phân chuồng và cho nước vào
Bước 2: Chọn cá:
- Chọn những con khỏe, đẹp, to đều nhau và không mắc bệnh gì.
- Mật độ thả: Cá trắm 2.000 con / 1000m2
Bước 3: Chăm sóc:
- Với cá trắm trung bình một ngày cắt 50 kg cỏ cho ăn ( không được thiếu
ngày nào ), ngoài ra mỗi ngày cho thêm một gánh phân trâu vào trong ao,
trung bình 1 tháng cắt 1 - 2 gánh phân xanh bó thành bó đóng cọc ngâm
trong ao đến khi lá phân xanh rụng hết thì vớt thân phân xanh ra khỏi ao.
Vì trong ao có cá trắm nên chú y cho nước ra vào đều đặn.
- Hàng tháng bón thêm phân đạm, lân và vôi cho ao
Bước 4: Thu hoạch:
- Nuôi được 1 năm thì tát cạn ao thu họach
Tính trung bình Cá trắm ( còn 70% ), 1.400 con x 0.4 kg/con x12.000 đ/kg
= 6.720.000 đồng
- Tổng thu: 6.720.000 đồng
Chưa kể công chăm sóc vì tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình
Hoạch toán Thu - chi: 6.720.000 - 1.630.000 = 5.090.000 đồng
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM SINH SẢN NHÂN TẠO, ƯƠNG NUÔI CÁ HƯƠNG, CÁ GIỐNG
TRẮM ĐEN
I. Thông tin chung
1. Tên dự án: Nghiên cứu thực nghiệm sinh sản nhân tạo, ương nuôi cá
hương, cá giống trắm đen
2. Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Cơ quan thực hiện: Công ty Giống và Dịch vụ chăn nuôi thuỷ sản
4. Thời gian thực hiện: 2002-2003
5. Ngày nghiệm thu: 5/12/2003
6. Kết quả xếp loại: Khá
II. Mục tiêu, nội dung
1. Mục tiêu
1.1 Xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo cá bột trắm đen
1.2 Xây dựng quy trình ương nuôi cá bột lên cá hương trắm đen
1.3 Xây dựng quy trình ương nuôi cá hương lên cá giống trắm đen.
2. Nội dung
2.1 Nghiên cứu thực nghiệm sinh sản nhân tạo cá bột trắm đen
2.2 Nghiên cứu thực thực nghiệm ương nuôi cá bột lên cá hương
2.3 Nghiên cứu thực nghiệm ương nuôi cá hương thành cá giống
III. Kết quả
1. Xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo cá bột trắm đen
Đã xây dựng và hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo cá trắm đen tại Trại
sản xuất cá giống của Công ty với các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị cá bố mẹ và ao nuôi:
Cá bố mẹ từ 3 - 4 năm tuổi, trọng lượng 5 - 6 kg/con. Tỷ lệ đực /cái =
1,5 - 2/1. Mật độ 20 - 22 kg cá/100m2. Diện tích ao 2000 - 3000m2.
Ao được tát cạnA, tẩy dọn, bón vôi 7 - 8 kg/100 m2, bón lót phân chuồng
15-20 kg/100m2. Lọc nước sạch cho vào ao, độ sâu của nước 1,2-1, 5m. Thả
cá vào ao lúc t0: 20 - 250 C.
Bước 2:
Giai đoạn 1: Nuôi vỗ cá bố mẹ phát dục (tháng 11 - tháng 12): Thức ăn cho
cá = 2 - 3% trọng lượng cá/ngày, hàm lượng đạm trong thức ăn 25 - 30%.
Phân chuồng 10kg/100m2/tuần /lần. Thay nước ao 1 lần 30 - 40 cm (tháo nước
cũ bơm nước mới).
Giai đoạn 2: Nuôi vỗ tích cực (tháng 1 - tháng 3): Thức ăn có hàm lượng
đạm 28 - 30%. Số lượng thức ăn = 8% trọng lượng cá/ngày. Phân chuồng 5 kg
/tuần/lần. Mỗi tháng bơm nước 1 lần, lượng nước bơm vào = 1/3 nước có
trong ao. Khi t0 < 150C ngừng cho ăn. Vào tháng 3 tiêm kích dục tố 1 lần
với liều lượng 2-3 mg LRH - A/kg cá.
Giai đoạn 3: Nuôi vỗ thành thục (tháng 4 - tháng 6): Lượng thức ăn bằng
1/2 so với giai đoạn 2. Chất lượng thức ăn như giai đoạn 2. Một tuần bơm
nước 1 lần, lượng nước bơm bằng 1/3 lượng nước có trong ao (thay 1/3). Mỗi
tháng tiêm kích dục tố 1 lần, liều lượng 2mg LRH - A /kg cá. Thời gian này
kiểm tra và chuẩn bị cho cá đẻ.
Bước 3: Chọn cá và áp dụng các biện pháp sinh sản nhân tạo:
Chọn cá cái có bụng phình mỏng, da hậu môn màu hồng, trứng cá màu vàng
xanh, nhân trứng hơi lệch. Chọn cá đực có tinh dịch đặc trắng. Tỷ lệ đực
/cái = 1,5 - 2/1. Tiêm cá đực 1 lần vào lúc tiêm lần 2 cá cái, liều lượng
thuốc tiêm bằng 1/3 cá cái. Tiêm cá cái: Lần 1 từ 5 - 10 mg LRH - A + 2
- 3 não cá/1kg cá. Lần 2 từ 40 -50mg LRH - A + 5-8 não cá/kg cá. Tiêm lần
1 cách lần 2 từ 4 - 5h. Lưu tốc nước chảy 0,3 m/s. Nhiệt độ nước 22 - 280
C, pH của nước 6 - 8.
Bước 4:? p trứng cá và xử lý cá bột: Mật độ ấp trứng 2 trứng /cm3. Lưu tốc
nước chảy: 0,2 - 0,3 m/s. Lưu lượng 15 – 20 m3 /h. Ô xy hoà tan 6 –7 mg /
lít. Nhiệt độ nước 22 – 280C, pH của nước 6 - 8.? p 4 – 5 ngày (tuỳ theo
nhiệt độ). Cá có bóng hơi và đen lưng đạt tiêu chuẩn cá bột.
2. Xây dựng quy trình ương nuôi cá bột lên cá hương
Xây dựng và hoàn thiện quy trình ương nuôi cá bột, cá hương phù hợp với
điều kiện của tỉnh Hà Nam gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị ao ương nuôi cá: Ao phải đảm bảo các yêu cầu:
Bờ ao không bị rò rỉ, tràn ngập khi mưa, thuận lợi tưới tiêu nước và
giao thông. Ao được dọn sạch cỏ rác, san phẳng đáy, vét bùn đáy chỉ để lại
lớp bùn 15 - 20cm. Dùng vôi bột vãi đều đáy ao và mái bờ để diệt tạp và
cải tạo đáy ao, số lượng vôi 12 - 15kg/100m2. Bón lót phân chuồng đáy ao
25 – 30kg/100m2. Phơi đáy ao 1 – 2 ngày để diệt sinh vật hại cá và cải tạo
môi trường đáy ao.
Khi tháo nước vào ao phải dùng vải lọc có quy cỡ như sauK: 40 – 50 lỗ
/1cm2, nước không có độc tốn, nước đưa vào ao hôm nay ngày mai thả cá ngay
(không đưa nước vào ao sớm trước nhiều ngày rồi mới thả cá) đưa nước vào
ao từ từ: 0,8 m-1m-1,2m-1, 5. Kiểm tra độ pH, nồng độ ô xy hoà tan, nhiệt
độ của nước lúc thả đạt tiêu chuẩn là thả được cá vào để nuôi
Bước 2: Thả cá vào ao: Chọn lúc trời mát, nhiệt độ nước từ 250 - 280C, thả
cá xuống nước từ từ để cá quen dần với môi trường ao rồi mới đưa hết ra ao
khỏi dụng cụ đựng cá, tránh cá bị sốc và nhiễm bệnh. Mật độ nuôi cá bột
100 - 150con/m2 ao. Không thả lẫn hoặc ghép các loại cá khác.
Bước 3: Chăm sóc cá bột lên hương: Tuần thứ nhất dùng thức ăn có độ đạm
30% nghiền nhỏ, nấu chín hoà tan nước, té đều khắp ao, số lượng cho ăn
0,5kg/vạn cá/ngày. Từ tuần thứ hai trở đi cho ăn 0,5 – 0,8kg/vạn
cá/ngày, số thức ăn tăng dần theo độ lớn của cá. Lượng phân bón mỗi tuần
một lần từ 20 - 30kg/100m2 té đều khắp ao. Tiếp nước 3 - 4 lần /tháng, mỗi
lần tăng thêm 30 - 40 cm nước trong ao (theo hình thức tháo nước đi, tiếp
nước vào) để tạo điều kiện sinh thái tốt cho cá sinh trưởng và cải tạo
được thành phần thức ăn tự nhiên cho cá. Lượng ô xy hoà tan phải đảm bảo
từ 4mg /lít trở lên, pH từ 6,5 - 8.
3. Xây dựng quy trình ương nuôi cá hương lên cá giống
Bước 1: Chuẩn bị ao nuôi cá: Diện tích ao từ 1000 – 2000m2. Tát cạn ao, tu
sửa bờ, tẩy dọn ao, vét bùn đáy. Tẩy ao bằng vôi 10 – 15kg/100m2. Bón lót
phân 20 – 25kg/100m2. Phơi đáy ao 1 – 2 ngày. Lọc nước sạch vào ao, độ sâu
nước 1,2 – 1, 5m. pH của nước 6, 5 – 7. Lượng ô xy hoà tan 5mmg/lít.
Bước 2: Nhập cá vào ao: Luyện cá ở ao cá hương trước khi đánh cá. Mật độ
20 – 25 con /m2. Thả cá từ từ vào ao. Nhiệt độ lúc thả cá 220 – 280C.
Bước 3: Quản lý và chăm sóc: Cho ăn thức ăn tổng hợp có đạm 25 – 30%. Ngày
cho ăn 2 lần, lượng cho ăn 8 – 10% trọng lượng cá/ngày. Phân chuồng cho ăn
tuần 1 lần từ 25 – 30kg/100m2. Mỗi tuần tiếp nước 1 lần. Lượng nước tăng
30 – 40cm mực nước trong ao /1 lần bơm (tháo nước cũ, tăng nước mới). Kiểm
tra ao vào lúc sáng sớm, chiều mát để có biện pháp kỹ thuật phù hợp. Thời
gian nuôi từ 50 – 60 ngày. Cá đạt cỡ 6 – 8cm là được tiêu chuẩn cá
giống./.
 
Cac bac cho em hoi. Nuoi cac loai ca tram hoac troi hoac me trong be noi ( xi mang, lot bat ) roi cho an bang cam, co da duoc bam nhuyen tron deu co hieu qua khong? Em Không co nhieu dat de dao ao. Em cam on cac bac.
 
Cac bac cho em hoi. Nuoi cac loai ca tram hoac troi hoac me trong be noi ( xi mang, lot bat ) roi cho an bang cam, co da duoc bam nhuyen tron deu co hieu qua khong? Em Không co nhieu dat de dao ao. Em cam on cac bac.
Bác viết có dấu nhé. CÒn việc nuôi cá như bác nói e là khó. Vì chi phí lớn khi xây bể bác ak. Con cá trắm là con ưa sạch nên nước phải thay liên tục chi phí lớn quá. Bác có thể xem nuôi = lồng bè thì đc chứ bể xi măng chi phí cao. Có đôi lời như thế!!
 
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân: võ hoàng Tuân
- Địa chỉ: GÒ CÔNG TÂY- TIỀN GIANG
- Tel, Fax: 0913.502.261
- Email: vohoang_tuan2001@yahoo.com
================================

Hiện nay tôi đang chuẩn bị ao nuôi cá trắm cỏ và cá trê vàng lai,nhưng tôi chưa biết mua giống 2 loài cá này ở đâu va thức ăn của chúng là gì?có thể mua hay chế biến được không?ai biết xin vui lòng chỉ giúp tôi,tôi chân thành cảm ơn và chờ hồi âm,
E nghĩ bác hỏi các ao gần chỗ bác làm họ lấy ở đâu? Hoặc ra viện thủy sản, trạm khuyến nông hỏi. CÒn nuôi cá trắm e nghĩ kết hợp với cá khác hay hơn. CHứ con trê là con ăn tạp, thức ăn chủ yếu là tận dụng phân cá trắm e hok đủ mà thêm thức ăn phụ phẩm thì nước ao nhanh ô nhiễm lắm. Nên ghép trôi mè,chép. Thân!
 
E nghĩ bác hỏi các ao gần chỗ bác làm họ lấy ở đâu? Hoặc ra viện thủy sản, trạm khuyến nông hỏi. CÒn nuôi cá trắm e nghĩ kết hợp với cá khác hay hơn. CHứ con trê là con ăn tạp, thức ăn chủ yếu là tận dụng phân cá trắm e hok đủ mà thêm thức ăn phụ phẩm thì nước ao nhanh ô nhiễm lắm. Nên ghép trôi mè,chép. Thân!
Em cũng có quan điểm như bác, cá trắm nên nuôi nơi thoáng khí, nước sạch, nếu nuôi ở ao, hồ nhỏ nên nuôi ghép, hồ lớn thì " nuôi gì cũng ok" sợ mỗi đánh bắt. còn nếu nuôi trong lồng bè thì nuôi đơn canh.
Bác có thể tham khảo thêm cách nuôi ghép cá theo độ sâu của ao nuôi
 
Bác viết có dấu nhé. CÒn việc nuôi cá như bác nói e là khó. Vì chi phí lớn khi xây bể bác ak. Con cá trắm là con ưa sạch nên nước phải thay liên tục chi phí lớn quá. Bác có thể xem nuôi = lồng bè thì đc chứ bể xi măng chi phí cao. Có đôi lời như thế!!
Cám ơn bác kutyhn, em sẽ tìm hiểu và tham khảo thêm. có thể chuyển đổi sang nuôi cá khác xem có hiệu quả không.
 

Xem Mu nay cũng sướng sướng. He kết quả thế là ổn rồi. Chắc bạn DangNam cũng vừa xem xong chứ vì thấy ol mụn. VN mình hay bị khống chế ở giá thành. 1 khi đầu tư nuôi hệ thống bể thì phải hoành tráng và công nghệ cao. Còn lại nhàng nhàng thì tập xác định là hòa vốn or lãi ít. Nếu chăn nuôi cá mà như thế thì xong xèng :(
 


Back
Top