Hỏi về cây sâm ngọc linh

  • Thread starter La Thong
  • Ngày gửi
Chào các bác trên diễn đàn.
Vừa qua e có tìm hiểu thì dc biết giống sâm ngọc linh của VN mình. mà e thấy quy trình trồng ở VN mình ko phải nơi đâu cũng trồng dc. Có bác nào biết thì cho e hỏi tẹo ạ.
Em ở Tuyên Quang đồi núi quanh năm độ cao trung bình là trên 1500m các bác có thể tư vấn và chia sẻ kiến thức về cây sâm này cho e với ạ. hy vọng là e sẽ có thể trồng dc tại quê nhà.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhận thiết kế website
 


Last edited by a moderator:
e đang thắp nhang để khấn cao nhân về trợ giúp đây thím ạ.
 
bạn có thể trồng cây sâm này ở vùng tuyên quang, nhưng yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu rất quan trọng, vì vậy mà mỗi vùng có đặc sản riêng, đà lạt cũng trồng được nhưng không thành công. :)
 
ý của bạn nói trồng dc nhưng ko thành công là thế nào ạ? không thành công ở chất lượng của sâm hay là ở chỗ nào ạ?
 

Có ai đã từng trồng sâm Ngọc Linh ở phía Bắc không thì chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người với. Mình cũng đang có ý định đưa cây này ra ngoài Bắc trồng.
 
ở tam đảo đang thí nghiệm bạn ạ. nhưng mình gọi điện hỏi thì họ bảo là phát triển chậm lắm chứ cũng chưa lên tới nơi xem rõ.Bác nào biết thì vào tư vấn cho mọi người với nào!
............................................................................................................................................
https://www.facebook.com/thietkewebsitetaihanoi
 
Quy trình kỹ thuật trồng sâm ngọc linh

Sâm Ngọc Linh ( Sâm K5, Sâm Việt Nam ) – Panax vietnamensis Ha et Grushv được phát hiện đã cách đây hơn 30 năm với trữ lượng khá lớn dưới tán rừng tự nhiên ở độ cao trên 1.500m so với mặt nước biển, thuộc vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Sâm Ngọc Linh có ý nghĩa lớn về giá trị dược học và kinh tế. Do đó đang trở thành nạn nhân của sự săn lùng ráo riết và trong tự nhiên đã gần như không còn. Hiện tại Sâm Ngọc Linh chỉ còn tồn tại chủ yếu trong những vườn nhỏ của một số hộ gia đình người dân tộc Xê Đăng sống mem theo dãy núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và một vài khu vực trồng Sâm của Trạm Dược liệu Trà Linh – Trà My,Quảng Nam, chốt Sâm Măng Ri – Đak Tô, Kon Tum. Do vậy Sâm Ngọc Linh được ghi tên trong Sách Đỏ Việt Nam và được ghi nhận là loài đặc hữu của Việt Nam. Với mục đích bảo tồn và phát triển nguồn gen quí hiếm của Quốc gia đồng thời phát triển những vùng trồng để cung cấp nguyên liệu cho ngành dược, từ lâu công tác tạo nguồn giống Sâm Ngọc Linh đã được đề cập đến với hai hình thức chủ yếu là nhân giống từ hạt và tạo giống từ đầu mầm (thân rễ ngầm ). Song những kết quả đạt được còn yếu kém, lượng sâm giống tạo ra không đủ bù đắp cho những mất mát, hao hụt hàng năm ( do thiên tai, dịch bệnh, con người … ) và nhu cầu trồng trọt hàng năm. Thêm vào đó là sự chủ quan, thiếu kinh nghiệm trong công tác tạo giống đã làm cho bài toán về nhân giống Sâm Ngọc Linh ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp. Nghiên cứu này đặt ra với mục đích bổ xung những khiếm khuyết và hoàn thiện phương pháp tạo giống từ hạt Sâm Ngọc Linh
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Sâm Ngọc Linh ( Sâm K5, Sâm Việt Nam ) – Panax vietnamensis Ha et Grushv được phát hiện đã cách đây hơn 30 năm với trữ lượng khá lớn dưới tán rừng tự nhiên ở độ cao trên 1.500m so với mặt nước biển, thuộc vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Sâm Ngọc Linh có ý nghĩa lớn về giá trị dược học và kinh tế. Do đó đang trở thành nạn nhân của sự săn lùng ráo riết và trong tự nhiên đã gần như không còn.

Hiện tại Sâm Ngọc Linh chỉ còn tồn tại chủ yếu trong những vườn nhỏ của một số hộ gia đình người dân tộc Xê Đăng sống mem theo dãy núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và một vài khu vực trồng Sâm Ngọc Linh của Trạm Dược liệu Trà Linh – Trà My,Quảng Nam, chốt Sâm Măng Ri – Đak Tô, Kon Tum. Do vậy Sâm Ngọc Linh được ghi tên trong Sách Đỏ Việt Nam và được ghi nhận là loài đặc hữu của Việt Nam.

Với mục đích bảo tồn và phát triển nguồn gen quí hiếm của Quốc gia đồng thời phát triển những vùng trồng để cung cấp nguyên liệu cho ngành dược, từ lâu công tác tạo nguồn giống Sâm đã được đề cập đến với hai hình thức chủ yếu là nhân giống từ hạt và tạo giống từ đầu mầm (thân rễ ngầm ). Song những kết quả đạt được còn yếu kém, lượng Sâm Ngọc Linh giống tạo ra không đủ bù đắp cho những mất mát, hao hụt hàng năm ( do thiên tai, dịch bệnh, con người … ) và nhu cầu trồng trọt hàng năm. Thêm vào đó là sự chủ quan, thiếu kinh nghiệm trong công tác tạo giống đã làm cho bài toán về nhân giống Sâm Ngọc Linh ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp.

Nghiên cứu này đặt ra với mục đích bổ xung những khiếm khuyết và hoàn thiện phương pháp tạo giống từ hạt Sâm Ngọc Linh

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

II.1. Đối tượng nghiên cứu :

Sâm Ngọc Linh trồng tại Trại Dược liệu Trà Linh – Quảng Nam ở nhiều cấp độ tuổi khác nhau.

II.2. Phương pháp nghiên cứu :

Sử dụng phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng của Phạm Chí Thành, và các số liệu được xử lý bằng thống kê toán học, đảm bảo có độ chính xác cao.

III. NGHIÊN CỨU VỀ TẠO GIỐNG TẠI TRẠM DƯỢC LIỆU TRÀ LINH – QUẢNG NAM :

III.1. Tóm tắt những nghiên cứu về sự ra hoa kết quả :

- Thời kỳ ra hoa : Từ tháng 4 đến tháng 6, có thể kéo dài đến tháng 9.

- Thời kỳ quả chín : Từ tháng 7 đến tháng 9, có thể kéo dài đến tháng 11.

Kết quả theo dõi về mức độ ra hoa kết quả và tỷ lệ cây ra hoa kết quả được ghi trong biểu 1 :

Biểu 1 : Mức độ ra hoa kết quả của Sâm Ngọc Linh ( Năm 2002 )

STT

A. Tuổi
(năm trồng )

Tỷ lệ cây có hoa

(%)

Tỷ lệ cây có quả

(%)

Số hoa TB/ cụm hoa

Số quả TB/ cụm quả

Chi chú

1.

III ( 1999 )

16,20

11,30

60,93

10,70





2.

V ( 1997 )

33,07

23,62

100,58

46,31

Max 61hạt

3.

VII ( 1995 )

62,51

51,16

109,74

64,27

Max 84 hạt

Tuy nhiên con số này chưa thật chính xác vì cây mẹ cùng có nguồn gốc từ đầu mầm nhưng có xuất phát điểm khác nhau ( có cây từ đầu mầm 2 đốt , có cây 3 đốt ). Do đó có mức độ sinh trưởng phát triển cũng như ra hoa kết trái khác nhau.

Ở đây chúng ta chỉ nhìn nhận ở mức độ hết sức tương đối và khái quát. Song kết quả này cũng cho thấy số cây có thể cho hoa, số cây đậu quả và tỷ lệ đậu quả là không cao.

III.2 Kết quả nhân giống từ hạt một số năm trước đây :

Kết quả về nhân giống từ hạt của một vài năm trước đây và hai năm gần nhất ( năm 2001-2002, sau khi có cán bộ của Viện Dược Liệu vào chỉ đạo trực tiếp ) được thể hiện trong biểu 2 :

Biểu 2 : Kết quả nhân giống từ hạt

STT

Năm

Số hạt gieo

(hạt)

Số cây giống

(cây)

Tỷ lệ nảy mầm (%)



Ghi chú



1.

1991

36.000

6.000

16,66





2.

1992

62.000

18.300

29,51





3.

1997

100.000

18.426

18,42





4.

2000

70.000

6.000

8,57





5.

2001

138.000

61.300

44,42



Cán bộ VDL vào hướng dẫn trực tiếp

6.

2002

189.000

110.000



58,20





Với gần 300.000 cây để lấy hạt giống ( cây mẹ ) có độ tuổi từ 1 đến 7 tuổi, trên thực tế sản lượng hạt bình quân tạo ra / năm là quá ít, thêm vào đó là tỷ lệ hạt lép lại khá cao ( 16%). Cây mẹ có nguồn gốc không đồng nhất, tỷ lệ nảy mầm thấp, chưa có năm nào tỷ lệ nảy mầm đạt tới 30% chứng tỏ các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho cây Sâm Ngọc Linh về chăm sóc, tạo giống là chưa phù hợp.

Ngay từ đầu năm 2001, Viện Dược liệu đã cử cán bộ chuyên ngành trực tiếp lên hướng dẫn kỹ thuật và kiểm tra đôn đốc, cùng công nhân chăm sóc,bổ xung lượng mùn tự nhiên, điều tiết lại mật độ, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật vào trong công tác sản xuất giống từ hạt. Kết quả là sản lượng giống đã tăng lên rõ rệt, có tính ổn định ( tất nhiên không đề cập đến những yếu tố khác ) và tỷ lệ nảy mầm của hạt cũng tăng.

Sang đến năm 2002, rút kinh nghiệm của những năm trước, cộng với những điều chỉnh kịp thời, sản lượng hạt và tỷ lệ nảy mầm của hạt cũng tăng đáng kể. Tuy rằng kết quả đạt được chưa nhiều song đây cũng là những tín hiệu rất mừng, thể hiện một hướng đi đúng đắn trong việc sản xuất Sâm giống.

Từ kết quả này chúng tôi phân tích và tìm ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tỷ lệ nảy mầm thấp của những năm về trước :

1. Hạt giống thu chưa đạt độ chín : Đây là yếu tố quan trọng bởi nó quyết định đến khả năng nảy mầm. Từ lâu anh em công nhân trong trạm đã có thói quen là khi có một vài quả ở phía ngoài của cụm quả có màu vàng là thu toàn bộ và coi như quả đã chín. Trên thực tế khi quả có màu đỏ tươi và xuất hiện chấm đen ở đầu ( phần lớn quả có chấm đen ) mới được gọi là chín. Hơn nữa do đặc điểm sinh học mà một cụm quả đạt độ chín tiêu chuẩn phải từ 6 đến 10 ngày, nghĩa là phải thu làm nhiều lần ( ít nhất là 3 lần ). Chính vì yêu cầu này mà công tác thu hái hạt giống đòi hỏi phải rất tỷ mỷ và mang tính thường xuyên.( Thường 2 ngày thu một lần ).

2. Hạt sau khi thu về không có sàng lọc, tuyển chọn, xử lý… được gieo trực tiếp trên bề mặt luống, sau đó dùng cỏ tranh phủ lên bề mặt luống. Thói quen sản xuất giống này là rất nguy hiểm. Vì thời gian hạt giống lưu ở trong đất là rất dài, từ 4 đến 5 tháng, thời điểm gieo hạt có mưa nhiều nhất ( từ tháng 9 đến tháng 11 ). Sau đó lại phải trải qua mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nên ngoài yếu tố chủ quan hạt kém chất lượng thì còn có yếu tố khách quan là hạt bị thối hoặc bị khô. Đây cũng là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Sâm Ngọc Linh khác với những loài thực vật khác.

Chính vì thế nguy cơ hạt giống bị mất đi là rất lớn, ngoài ra còn có thể do :

- Quả khi chín có phần vỏ thịt ngọt nên làm thức ăn cho chim và một số loài thú gặm nhấm ( Sóc, Chuột …)

- Mùa mưa có thể làm xói mòn luống gieo và cuốn trôi hạt…

3. Khi cây mầm phát triển, với cách gieo giống nổi trên mặt luống, toàn bộ phần thân rễ nổi trên bề mặt luống nên những tác động nhỏ của tự nhiên

( mưa, nắng, thiên địch …) cũng gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mầm.

4. Công tác làm đất chuẩn bị gieo ươm không được chú trọng mà đối với những loài Sâm nói chung và Sâm Ngọc Linh nói riêng đòi hỏi đất phải có hàm lượng mùn tự nhiên cao. Nghĩa là hạt phải được vùi trong rãnh sâu và cây giống phải được bảo vệ, được sống trong luống có độ mùn cao.

Cũng từ những kinh nghiệm và phân tích những thiếu sót trong công tác nhân giống trước đây, chúng tôi đã cơ bản hình thành nên qui trình thu hái, xử lý và gieo ươm hạt giống như sau :

4.1 Quả thu hái phải đảm bảo chín ( Vỏ quả có màu vàng đỏ hoặc đỏ tươi ) 4.2 Đất làm vườn ươm phải được chọn lựa và cải tạo kỹ: Đất giàu mùn thậm chí phải lấy thêm mùn tự nhiên bổ xung, sau đó lên luống ( rộng 1m, cao 0,3m ).

4.3 Hạt được gieo trong rãnh sâu 0,15 – 0,2 m với mật độ nhất định. ( Hạt cần được đãi vỏ, nếu xử lý ngâm trong nước tỏi 10% để ngừa nấm bệnh càng tốt ).

4.4 Sau khi gieo tiến hành rào lưới bảo vệ và phủ cỏ tranh lên mặt luống trong suốt mùa mưa, đến tháng 1 năm sau mới gỡ bỏ thậm chí không cần vì khi đó cỏ tranh cũng đã mục và đây lại là nguồn dinh dưỡng tự nhiên tốt cho sự sinh trưởng phát triển của cây mầm.

4.5 Vườn ươm phải thoáng và có độ che bóng từ 80 – 100%.

Sau hai năm tiến hành, tỷ lệ hạt nảy mầm mới chỉ đạt 58,20% vẫn là một trăn trở . Một số biện pháp kỹ thuật khác được áp dụng và các lô thí nghiệm về gieo ươm hạt giống được hình thành.Và từ khâu chọn giống, đến phân loại và gieo ươm được tiến hành tuần tự qua các bước :

Bước 1 : Phân loại quả (hạt) giống
Quả sau khi thu về được sàng xẩy để loại bỏ quả nhỏ, lép và phân loại như sau :

Hạt loại 1 : Vỏ quả có màu đỏ tươi

Hạt loại 2 : Vỏ quả có màu vàng hoặc nâu đỏ

Hạt loại 3 : Vỏ có màu hơi vàng nhạt hoặc hơi nâu.

Hạt loại 4 : Màu xanh, xanh nõn chuối, hạt nhỏ, lép… (Có thể loại bỏ ).

Tuy nhiên đối với hạt loại 2 và loại 3 sau thời gian ủ từ 2 đến 3 ngày thì đạt độ chín về hình thái giống như loại 1 và 2.

Bước 2 : Bố trí thí nghiệm gieo ươm :

Biểu 3 : Kết quả gieo ươm hạt giống
Loại hạt

Lần gieo

Biện pháp kỹ thuật

Số hạt

Số cây

Tỷ lệ (%)

Ghi chú

I

I.1

Đãi xong gieo ngay

330

303

91,82





I.2

Đãi xong phơi

330

311

94,24







I.3

Thu gieo ngay

330

301

91,21







I.4

Để sau 1 ngày

937

859

91,67





II

II.1

ủ tới khi hạt chín đỏ

270

247

91,48





II.2

Thu gieo ngay

440

395

89,77







II.3

Phơi 1 ngày

622

567

91,15





III

III.1

ủ đến chín vàng

570

477

83,68





III.2

Gieo ngay

510

386

75,68







III.3

ủ 1 ngày

330

258

78,18





IV

§èi chøng

Gieo ngay

1000

577

57,70



V

Hạt loại 4

Gieo ngay

500

119

23,80





Theo cách phân loại như trên thì sự chênh lệch giữa tỷ lệ nảy mầm của hạt loại 1 và loại 2 là không lớn lắm, hơn nữa không có nhiều sự khác biệt giữa hạt được ủ và không được ủ trong cung nhóm xếp loại. Điều này cũng có thể giải thích được vì ngay khi nằm trong lớp mùn của luống gieo bản thân hạt giống cũng hoàn thiện nốt quá trình chín sinh lý và chín sinh thái của nó.

Như vậy đối với Sâm quả được gọi là chín khi vỏ quả có màu vàng đỏ đến đỏ tươi.

Quả khi có màu vàng ( loại 3 ) nếu thu thì tỷ lệ nảy mầm sẽ thấp hơn một chút.

Tỷ lệ nảy mầm cao nhất trong các thí nghiệm là hạt loại 1 ( Vỏ màu đỏ tươi ), đãi bỏ vỏ và phơi trong bóng râm đến khi hạt se rồi đem gieo.

Điều này có thể giải thích được là khi đãi bỏ lớp vỏ thịt, chúng ta hoàn toàn loại bỏ được yếu tố gây hại bởi nhóm sinh vật có thể ăn hạt.

Tuy nhiên cần lưu ý là chỉ có quả loại 1 nghĩa là phải thật chín chung ta mới có thể đãi để loại bỏ lớp vỏ thịt này, và công việc này cũng phải tiến hành hết sức cẩn thận và tỷ mỷ.

*Tiêu chuẩn đánh giá cây giống :

Qua hai năm nghiên cứu về vấn đề tạo giống chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm quí báu, đồng thời có dịp để kiểm chứng về các chỉ tiêu cho cây giống đủ tiêu chuẩn khi đưa ra trồng ở vườn .

- Đối với cây giống 1 tuổi, thực tế là cây giống 8 tháng tuổi ( từ tháng 2 đến tháng 10 ) nếu đảm bảo đúng qui trình, cây giống sẽ đạt được các chỉ tiêu như sau :

+ Về hình thái : Lá phải xanh hoặc xanh đậm, không bị đốm hay bị úa vàng.

+ Chiều cao thân trung bình ( mới chỉ có 1 lá kép ) : 13,5 – 15,0 cm.

+ Chiều dài củ : Từ 1,0cm trở lên.

+ Đường kính củ : Từ 0,8cm trở lên.

Ngoài ra cây thường có một hoặc 3 rễ chính hình thành dạng chân đế.

- Qua theo dõi sự phát triển của cây giống sau khi đưa ra trồng trong ba năm liền ( từ 2000 đến 2002 ), chúng tôi nhận thấy rằng những cây giống 2 tuổi có độ bật và sức sống khỏe hơn, tỷ lệ mọc mầm cao hơn. Chính vì thế, nếu điều kiện cho phép nên để cây giống 2 tuổi mới đem trồng.

Trong thời gian tới chúng tôi sẽ đưa vào nghiên cứu thử nghiệm gieo giống trên khay nhựa sau đó chuyển sang vườn nuôi dưỡng, sau thời gian 2 năm mới đưa ra trồng.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ :
1. Sâm Ngọc Linh cũng như phần lớn những loài cây khác là nhân giống được từ hạt, tuy nhiên nó sẽ mang một vài tính đặc thù riêng.

2. Quá trình thu quả chín là một trong những yếu tố quyết định nhất đến tỷ lệ nảy mầm.

Tỷ lệ nảy mầm tối đa có thể đạt được là 94%.

3. Qui trình sản xuất giống từ hạt rất đơn giản, song công tác chuẩn bị đất cho vườn ươm cần phải được chú trọng bởi nó cần có hàm lượng mùn tự nhiên cao.

4. Công tác bảo vệ chống thiên tai và những loài sinh vật gây hại cũng là nhân tố dẫn tới thành công nếu chúng ta làm tốt và thực hiện tốt.

5. Nếu mùa khô được cải thiện bằng hệ thống nước tưới (nguồn nước tự nhiên ), có thể rút ngắn được thời gian ngủ của hạt và đặc biệt là cây giống trong vườn ươm cũng như trong vườn trồng sẽ sinh trưởng phát triển sớm hơn, thuận lợi hơn.

Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện qui trình sản xuất giống và đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây mầm trong giai đoạn vườn ươm cũng như sau khi đưa ra trồng với điều kiện bán tự nhiên.Và hy vọng nó sẽ nhanh chóng được truyền thụ cho những người có nguyện vọng, có tâm huyết muốn đưa cây Sâm thành lợi thế cây trồng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo tại hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong tạo giống gieo trồng nhằm bảo vệ, nuôi trồng và phát triển nguồn Sâm K5 tại Trà Linh, Trà My, Tỉnh Quảng Nam

( 1994 – 1997 ).

2. Tình hình trồng trọt, phát triển cây Sâm Việt Nam và một số kết quả nghiên cứu về cây sâm trồng. TS Nguyễn Minh Đức, khoa dược- Trường Đại ĐH Y dược TP. Hồ Chí Minh.

3.Kết quả nghiên cứu cây Sâm Việt Nam từ năm 1978 đến năm 1992. TT Sâm và Dược liệu TP. Hồ Chí Minh.

4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu trồng Sâm K5. DS Nguyễn Thới Nhâm & DS. Phan Văn Thu, 1980.

5. Đề án bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh. Sở KHCN & MT Kon Tum, Viện Dược Liệu,2001 – 2003.
 
Theo hiểu biết và kinh nghiệm của tôi,
thì người viết bài này thuộc loại dốt đặc.

Cậu ta nói nhiều điều người nông dân nào
cũng biết, ví dụ như hạt giống phải lấy từ
trái chín kỹ. Thế nhưng các con số chỉ tiêu
thì cậu ta không nói, hay không để ý, hay
không biết.

Tôi xin kể ra một vài điều như sau:

1- Kích thước hạt giống: Hạt càng to thì tỷ
lệ chết càng lớn. Đó là vì hạt dễ bị chết vì
sâu bọ chim chóc thú rừng ăn, và dễ bị thối
mục hay khô chỉ cần một phần thôi.

2- Tỷ lệ dầu trong hạt: càng cao thì tỷ lệ
sống càng cao. Càng ít dầu thì càng dễ chết
hạt trước khi gieo. Ví dụ Vừng, Lạc (đậu phộng)
khó chết, vì tỷ lệ dầu cao, chống được nước làm
thối.

3- Vỏ cứng chống ẩm tốt thì tỷ lệ sống cao.
Ví dụ như Thóc có vỏ trấu và vỏ cám tốt, nên
thóc có thể để được mấy năm vấn gieo mọc nên
cây. Ví dụ hạt sen già có vỏ cứng, nếu phơi
khô, có thể để vài năm. Nếu ngâm nước, có thể
2 năm sau mới nảy mầm được.

4- Hạt các cây cỏ dại không nảy mầm đồng đều.
Cho dù xử lý chà xát vỏ, ngâm nước, giữ đổ ẩm
và nhiệt độ lý tưởng, các hạt vẫn không chịu
nảy mầm một lúc. Tuy thế, hầu hết các cây rau
và cây lớn thì nảy mầm cùng loạt.

5- Một số hạt phải có ánh sáng mới nảy mầm.
Ví dụ các loại hạt cỏ cùng gieo với nhau, thì
hạt nào hở ra sẽ nảy mầm trước, còn hạt ở dưới
sâu thì không nảy mầm. Một số hạt nảy mầm không
cần ánh sáng. Ví dụ như giá đậu xanh ta ăn, hoàn
toàn nảy mầm trong bóng tối.

6- Một số hạt nảy mầm dưới nước, như hạt Nhãn,
hạt đậu xanh, nhưng một số hạt không nảy mầm dưới
nước, như hạt Cà Pháo. Ngâm 1 tuần dưới nước thì
hạt Cà pháo vẫn không nảy mầm, nhưng để trong lớp
mùn, hay giữa 2 lớp giấy bản ẩm, thì 2 ngày là nảy
mầm ngay.

7- Độ sâu dưới đất của hạt: mỗi loại cần một độ
sâu riêng cho nó. Hạt nhỏ thì phải gieo nông. Hạt
lớn có thể gieo sâu hơn. Ví dụ, hạt rau diếp, rau
cải nhỏ như đầu kim, gieo sâu thì mầm không đủ mọc
dài cho khỏi mặt đất mà có ánh nắng. Hạt sen mà
chìm 2 mét nước, thì làm sao ngó sen thò ra khỏi mặt
nước được? Hạt Bơ vùi nửa mét vẫn trồi lên khỏi mặt
đất được, vì hạt nó bự như ngón chân cái, thừa sức
mọc ra mầm dài 3 gang tay. Chẳng biết hạt Ngọc Linh
bao lớn mà vùi 1 gang dưới đất? Sao không vùi chỉ
5 centimet thôi? Hay chỉ vùi 1 centimet là đủ, như
hạt Mướp. Hạt cà thì vùi nửa centimet. Hạt thóc thì
thả trên mặt bùn.

Đó là bàn về kỹ thuật lấy hạt, và gieo hạt. Còn kỹ
thuật trồng Ngọc Linh, tác giả cũng không nói độ ẩm
bao nhiêu, có ướt sũng như lúa không, hay ẩm như Mía,
hay khô như Bơ, Đu Đủ?

Nhiệt độ tốt nhất lúc nảy mầm, cây con, cây lớn và
trổ bông, kết hạt mỗi giai đoạn cụ thể là mấy độ?

Ánh sáng cho Ngọc Linh là mạnh, hay yếu. Cụ thể nắng
gắt trồng Lúa, Mía, hay nửa ánh sáng, hay 1/3 ánh
sáng thôi?

Thời gian chiếu sáng tốt nhất cho Ngọc Linh là bao
nhiêu giờ? Bài viết thời gian mọc, thời gian có hạt
của Ngọc Linh kéo dài vài tháng. Điều đó cho thấy nó
không rất nhạy cảm với thời gian chiếu sáng. Các cụ
có câu "chiêm hơn mùa, mùa hơn đêm" có nghĩa lúa Chiêm
trồng trước gặt trước, nhưng lúa Mùa chín cùng lúc,
mặc kệ ai cấy sớm cấy muộn. Lúa Mùa nhạy cảm với độ
dài chiếu sáng của ngày. Lúa Chiêm thì không. Cải cũng
nhạy cảm với độ dài chiếu sáng của ngày. Ngày dài thì
Cải trổ bông (mùa hè), nhưng mùa đông thì nó chậm trổ
bông hơn.

Nói tóm lại, mấy chuyên gia nông nghiệp nhà ta chẳng
biết nghiên cứu về Ngọc Linh. Thế mà cũng trồng được.
Xem ra trồng Ngọc Linh cũng dễ thôi.

Cứ nghe tôi, lấy giống Ngọc Linh về trồng Tuyên Quang đi.
Chỉ 2 năm sau, Ngọc Linh Tuyên Quanh bán phá giá Ngọc
Linh Quảng Nam, cho Quẳng Nam phá sản luôn. Nếu cần, cứ
hỏi ý kiến tôi. Tôi có trăm nghìn ý kiến trái chiều, để
bạn tha hồ thử nghiệm, thế nào cũng có thành công, không
như mấy chàng học giả chỉ biết một chiều mà thôi. Hễ chiều
ấy mà hỏng, thì chết hết, phá sản.
 
Bởi vậy mới là cây sâm ngọc linh. Quý là ở chổ đó chứ dễ trồng thì ở nơi nào chả có. muốn chắc chắn về núi Ngọc Linh - Huyện Nam Trà My- Quảng Nam học hỏi mấy người trồng sâm nhân tiện xin củ về dùng là tốt nhất. Giống cũng ở trên đó chứ thị trường ko bán vì ko trồng dc ở nơi khác
 
Tôi ở t. Quang
Tôi thấy một nơi khí hậu rất là mát mẻ như đà lạt vậy. Mùa hè ngủ vẫn fai đắp chăn. Chăn nuôi và trồng chọt ở đây thì tuyệt vời. ơr đây có rất nhiều vị thuốc quý. Nhưng bị khai thác tận diệt. Ai có jống sâm quý hãy cùng tôi đầu tư thi lh với tôi nhé. Dt 0974404388 tên tôi là Đôn
 
Theo hiểu biết và kinh nghiệm của tôi,
thì người viết bài này thuộc loại dốt đặc.

Cậu ta nói nhiều điều người nông dân nào
cũng biết, ví dụ như hạt giống phải lấy từ
trái chín kỹ. Thế nhưng các con số chỉ tiêu
thì cậu ta không nói, hay không để ý, hay
không biết.

Tôi xin kể ra một vài điều như sau:

1- Kích thước hạt giống: Hạt càng to thì tỷ
lệ chết càng lớn. Đó là vì hạt dễ bị chết vì
sâu bọ chim chóc thú rừng ăn, và dễ bị thối
mục hay khô chỉ cần một phần thôi.

2- Tỷ lệ dầu trong hạt: càng cao thì tỷ lệ
sống càng cao. Càng ít dầu thì càng dễ chết
hạt trước khi gieo. Ví dụ Vừng, Lạc (đậu phộng)
khó chết, vì tỷ lệ dầu cao, chống được nước làm
thối.

3- Vỏ cứng chống ẩm tốt thì tỷ lệ sống cao.
Ví dụ như Thóc có vỏ trấu và vỏ cám tốt, nên
thóc có thể để được mấy năm vấn gieo mọc nên
cây. Ví dụ hạt sen già có vỏ cứng, nếu phơi
khô, có thể để vài năm. Nếu ngâm nước, có thể
2 năm sau mới nảy mầm được.

4- Hạt các cây cỏ dại không nảy mầm đồng đều.
Cho dù xử lý chà xát vỏ, ngâm nước, giữ đổ ẩm
và nhiệt độ lý tưởng, các hạt vẫn không chịu
nảy mầm một lúc. Tuy thế, hầu hết các cây rau
và cây lớn thì nảy mầm cùng loạt.

5- Một số hạt phải có ánh sáng mới nảy mầm.
Ví dụ các loại hạt cỏ cùng gieo với nhau, thì
hạt nào hở ra sẽ nảy mầm trước, còn hạt ở dưới
sâu thì không nảy mầm. Một số hạt nảy mầm không
cần ánh sáng. Ví dụ như giá đậu xanh ta ăn, hoàn
toàn nảy mầm trong bóng tối.

6- Một số hạt nảy mầm dưới nước, như hạt Nhãn,
hạt đậu xanh, nhưng một số hạt không nảy mầm dưới
nước, như hạt Cà Pháo. Ngâm 1 tuần dưới nước thì
hạt Cà pháo vẫn không nảy mầm, nhưng để trong lớp
mùn, hay giữa 2 lớp giấy bản ẩm, thì 2 ngày là nảy
mầm ngay.

7- Độ sâu dưới đất của hạt: mỗi loại cần một độ
sâu riêng cho nó. Hạt nhỏ thì phải gieo nông. Hạt
lớn có thể gieo sâu hơn. Ví dụ, hạt rau diếp, rau
cải nhỏ như đầu kim, gieo sâu thì mầm không đủ mọc
dài cho khỏi mặt đất mà có ánh nắng. Hạt sen mà
chìm 2 mét nước, thì làm sao ngó sen thò ra khỏi mặt
nước được? Hạt Bơ vùi nửa mét vẫn trồi lên khỏi mặt
đất được, vì hạt nó bự như ngón chân cái, thừa sức
mọc ra mầm dài 3 gang tay. Chẳng biết hạt Ngọc Linh
bao lớn mà vùi 1 gang dưới đất? Sao không vùi chỉ
5 centimet thôi? Hay chỉ vùi 1 centimet là đủ, như
hạt Mướp. Hạt cà thì vùi nửa centimet. Hạt thóc thì
thả trên mặt bùn.

Đó là bàn về kỹ thuật lấy hạt, và gieo hạt. Còn kỹ
thuật trồng Ngọc Linh, tác giả cũng không nói độ ẩm
bao nhiêu, có ướt sũng như lúa không, hay ẩm như Mía,
hay khô như Bơ, Đu Đủ?

Nhiệt độ tốt nhất lúc nảy mầm, cây con, cây lớn và
trổ bông, kết hạt mỗi giai đoạn cụ thể là mấy độ?

Ánh sáng cho Ngọc Linh là mạnh, hay yếu. Cụ thể nắng
gắt trồng Lúa, Mía, hay nửa ánh sáng, hay 1/3 ánh
sáng thôi?

Thời gian chiếu sáng tốt nhất cho Ngọc Linh là bao
nhiêu giờ? Bài viết thời gian mọc, thời gian có hạt
của Ngọc Linh kéo dài vài tháng. Điều đó cho thấy nó
không rất nhạy cảm với thời gian chiếu sáng. Các cụ
có câu "chiêm hơn mùa, mùa hơn đêm" có nghĩa lúa Chiêm
trồng trước gặt trước, nhưng lúa Mùa chín cùng lúc,
mặc kệ ai cấy sớm cấy muộn. Lúa Mùa nhạy cảm với độ
dài chiếu sáng của ngày. Lúa Chiêm thì không. Cải cũng
nhạy cảm với độ dài chiếu sáng của ngày. Ngày dài thì
Cải trổ bông (mùa hè), nhưng mùa đông thì nó chậm trổ
bông hơn.

Nói tóm lại, mấy chuyên gia nông nghiệp nhà ta chẳng
biết nghiên cứu về Ngọc Linh. Thế mà cũng trồng được.
Xem ra trồng Ngọc Linh cũng dễ thôi.

Cứ nghe tôi, lấy giống Ngọc Linh về trồng Tuyên Quang đi.
Chỉ 2 năm sau, Ngọc Linh Tuyên Quanh bán phá giá Ngọc
Linh Quảng Nam, cho Quẳng Nam phá sản luôn. Nếu cần, cứ
hỏi ý kiến tôi. Tôi có trăm nghìn ý kiến trái chiều, để
bạn tha hồ thử nghiệm, thế nào cũng có thành công, không
như mấy chàng học giả chỉ biết một chiều mà thôi. Hễ chiều
ấy mà hỏng, thì chết hết, phá sản.
mấy nay báo viết về sâm ngọc linh nhiều quá. theo mình nếu nắm kỹ thuật thì chỗ nào trồng cũng dc
 
mấy nay báo viết về sâm ngọc linh nhiều quá. theo mình nếu nắm kỹ thuật thì chỗ nào trồng cũng dc
Đúng. Trồng chỗ nào cũng được. Nhưng trồng chỗ dễ thì có lãi. Trồng chỗ khó thì lỗ vốn, vì phải tốn công của để đạt được kỹ thuật.

Ví dụ, Israel trước kia phải đi mua rau trái từ nước ngoài. Ví dụ 1 ký rau ở nước ngoài là 1 triệu, nhưng đem vào Israel thì là 2 triệu. Vậy thì trong Israel trồng 1 ký rau mà tốn triệu rưỡi, thì lãi rồi. Vì thế, Israel bỏ tiền ra cải tạo đất, mua máy bơm nước, biến sa mạc sỏi đá thành cánh đồng màu mỡ ẩm ướt như đồng bằng sông Cửu long. Chi phí đầu tư lớn, nhưng về lâu về dài, tiền lời nhờ trồng trong nước nên thấp hơn nhập khẩu sẽ thừa sức bù lại vốn.

Ví dụ, trước kia chỉ có Hàn trồng nhân sâm. Sau đó Liên xô, Trung Quốc, Mỹ cũng trồng được sâm, chất lượng chẳng thua kém chi, mà tiền đầu tư không quá tốn kém. Thật ra nhân sâm Hàn rất dễ trồng nếu ở cùng độ vĩ với Hàn. Ngoài ra, Mỹ còn tìm ra được Nhân Sâm Mỹ nữa. Đó là giống nhân sâm khác, mà chất lượng còn nhỉnh hơn Sâm Hàn, được chính người Hàn, Tàu, và Nhật mua giá cao. Nó cũng như Việt Nam có sâm Ngọc Linh vậy, là sâm bản địa, cũng có chất lượng tốt.

Ví dụ, trước kia chỉ có Nhật trồng món bột cay ăn với ShuShi, bán ở Mỹ giá cắt cổ. Người Mỹ tìm hiểu, thấy đó là giống cải cay gần giống dưa cải Việt Nam, nhưng phải trồng ở bờ suối, có độ ẩm cao, và ánh sáng yếu. Thế là người Mỹ trồng hàng trăm hecta đất trũng, rất ẩm ướt, lại cho máy phun sương mù suốt ngày. Cuối cùng bột cay Mỹ bán ra rẻ như bèo, và rất ngon, làm cho nghề trồng cải cay wasabi của Nhật phải khánh kiệt. Đầu tư vào máy phun sương rất thấp, và Mỹ thì hàng trăm hecta cũng rẻ thôi.

Trở lại Sâm Ngọc Linh, thì tìm nơi có độ cao mấy trăm mét trên núi, có độ ẩm, độ ấm, và ít nắng như Ngọc Linh ở Việt Nam thì không ít. Hàng nghìn hecta cũng có. Chỉ phiền một nỗi, đã có sâm Hàn, sâm Mỹ, sâm Ngọc Linh rồi, nay lại có hàng triệu tấn Sâm Việt Bắc, Sâm Tây Bắc mỗi năm nữa, thì nghề sâm trên thế giới phá sản thôi. Dân các nước sẽ ăn sâm thay cho khoai.

Sau đây là bài trồng cây lấy bột cay wasabi của Nhật để ăn món ShuShi:

http://www.realwasabi.com/cultivation/index.asp

WaterGrownWasabi.jpg
 


Back
Top