hỏi về kỹ thuật lai tạo Bò.

  • Thread starter lstt
  • Ngày gửi
chào các bác!
bác nào rành hoặc làm thú y cho em hỏi bò ta(bò cóc, bò vn) có thế dùng làm nền để lai tạo với các giống bò ngoại như: brahman, agus, drougtmater, 3b... được không ạ?
vd: bò ta cái cho thụ tinh với drougtmater được không ạ?
hay chỉ lai sind mới có thể làm nền được thôi ạ?!
mong bác nào biết chỉ giáo cho em ạ.!
văn chữ lủng củng mong các bác thông cảm.
cảm ơn các bác đã đọc.
 


Bò cóc mà phối giống 3b thì không đọc rồi nhé. Vì bê 3b sơ sinh rất to. Ngay cả cái nền là Laisind thì vẫn phải từ lứa thứ 2 trở đi và đạt trọng lượng từ 280kg hơi trở lên. Với các giống khác, bạn xem bê sơ sinh mà ko quá to là đc.
 
Bò cóc mà phối giống 3b thì không đọc rồi nhé. Vì bê 3b sơ sinh rất to. Ngay cả cái nền là Laisind thì vẫn phải từ lứa thứ 2 trở đi và đạt trọng lượng từ 280kg hơi trở lên. Với các giống khác, bạn xem bê sơ sinh mà ko quá to là đc.
cảm ơn bác!
tiện bác cho e hỏi giống bò nào hợp với khí hậu, thổ những miền núi phía Bắc, em thấy đa số là bò cóc, nhưng hiệu quả kinh tế không cao ạ?
 
Bò ta mà bạn nói là bò cóc đó, vốn nhiều đời là bò nước ngoài, nhưng bị rét, bị đói nhiều đời mà ra.
Nó chịu được đói rét hơn bò nước ngoài to cao. Nếu nuôi bò nước ngoài, thì phải cho ăn thật đầy đủ, chuồng trại kín đáo mùa đông, thì chẳng sao cả. Không có rơm hay cỏ khô dự trữ, ngày gió thổi mạnh, nhiệt độ gần đóng băng, thì bò ta cũng chết. Bạn chẳng biết mùa đông nào, bò ta trên miền bắc cũng chết hàng nghìn con đó sao? Có bản chết chục con. Có xã chết mấy chục con. Huyện chết trăm con là thường.
 
Bò ta mà bạn nói là bò cóc đó, vốn nhiều đời là bò nước ngoài, nhưng bị rét, bị đói nhiều đời mà ra.
Nó chịu được đói rét hơn bò nước ngoài to cao. Nếu nuôi bò nước ngoài, thì phải cho ăn thật đầy đủ, chuồng trại kín đáo mùa đông, thì chẳng sao cả. Không có rơm hay cỏ khô dự trữ, ngày gió thổi mạnh, nhiệt độ gần đóng băng, thì bò ta cũng chết. Bạn chẳng biết mùa đông nào, bò ta trên miền bắc cũng chết hàng nghìn con đó sao? Có bản chết chục con. Có xã chết mấy chục con. Huyện chết trăm con là thường.
thì đó, em mới hỏi các bác có kinh nghiệm là giống bò nào lai với bò ta có thể chịu đc rét về mùa đông, tiềm kiếm thức ăn vùng đồi núi dốc.
chứ em tìm hiểu toàn những giống bò chịu hạn như bra, drou...
 
thì đó, em mới hỏi các bác có kinh nghiệm là giống bò nào lai với bò ta có thể chịu đc rét về mùa đông, tiềm kiếm thức ăn vùng đồi núi dốc.
chứ em tìm hiểu toàn những giống bò chịu hạn như bra, drou...
Bò bra và drou có nguồn gốc từ xứ nóng là Ấn Độ và Pakistan. Bạn nén phối với giống bò ôn đới. Phối trực tiếp thì chắc là rất khó con giống. Vậy nén bạn thử tìm hiểu về phối tinh xem giống nào phù hợp. Chúc bạn thành công
 
Last edited:
Theo kinh nghiệm ngày xưa của tôi, thì bò ở Việt Nam đã lai rồi, và đã nhỏ đi rồi, chứ không to quá khổ như bò nước ngoài nữa. Như thế, cứ lai thả giàn, chẳng e ngại gì cả. Con lai sẽ to lớn hơn bò ta, khỏe hơn, nhưng con cái đẻ thưa hơn bò ta. Bà con làng quê nhà tôi thì thích đẻ mắn, nên vẫn cứ chọn bò cái là bò ta, bò đực là bò đã lai nhiều đời rồi, nhưng vóc dáng vẫn to đẹp hơn bò mẹ.

Cách phối giống ấy rất tốt với thời xưa, nhưng bò bị nhỏ và lâu lớn. Bạn không thể đòi cả 2 thứ một lúc được. Muốn bò to, chóng lớn, thì phải đẻ thưa. Muốn đẻ mau, thì bò phải nhỏ. Chuyện thời tiết thì không thành chuyện lớn. Chúng đều chịu được cả. Nhiệt độ miền bắc miền núi cả chục năm mới có một hay hai ngày có sương muối. Những ngày ấy, cứ nhốt bò trong chuồng, cho ăn rơm, thì khỏe như thường. Bò chết rét là những con bò bị đói lâu ngày. Bò có đủ cỏ hay rơm mà ăn, béo tốt, thì một vài ngày dưới độ không và không cho ăn gì, vẫn không thể chết được.
 

Theo kinh nghiệm ngày xưa của tôi, thì bò ở Việt Nam đã lai rồi, và đã nhỏ đi rồi, chứ không to quá khổ như bò nước ngoài nữa. Như thế, cứ lai thả giàn, chẳng e ngại gì cả. Con lai sẽ to lớn hơn bò ta, khỏe hơn, nhưng con cái đẻ thưa hơn bò ta. Bà con làng quê nhà tôi thì thích đẻ mắn, nên vẫn cứ chọn bò cái là bò ta, bò đực là bò đã lai nhiều đời rồi, nhưng vóc dáng vẫn to đẹp hơn bò mẹ.

Cách phối giống ấy rất tốt với thời xưa, nhưng bò bị nhỏ và lâu lớn. Bạn không thể đòi cả 2 thứ một lúc được. Muốn bò to, chóng lớn, thì phải đẻ thưa. Muốn đẻ mau, thì bò phải nhỏ. Chuyện thời tiết thì không thành chuyện lớn. Chúng đều chịu được cả. Nhiệt độ miền bắc miền núi cả chục năm mới có một hay hai ngày có sương muối. Những ngày ấy, cứ nhốt bò trong chuồng, cho ăn rơm, thì khỏe như thường. Bò chết rét là những con bò bị đói lâu ngày. Bò có đủ cỏ hay rơm mà ăn, béo tốt, thì một vài ngày dưới độ không và không cho ăn gì, vẫn không thể chết được.
chỗ em hầu như năm nào cũng có rét muốt sương muối bác ạ?
mà lai với Brahman vẫn chuẩn nhất bác nhỉ??
mà miền Bắc có vẻ ít nuôi bò hơn miền Nam nhỉ??
 
Bạn có biết sương muối không? Xem chừng bạn chẳng hiểu gì về sương muối cả.

Sương muối là những hạt nước đóng thành băng đá, nhìn giống như những hạt muối, sờ tay vào thấy cứng và sắc như muối, nhưng lè lưỡi nếm, thì không mặn.

Sương muối có khi nào: cần 2 điều kiện thì mới có sương muối. Đó là nhiệt độ dưới 0, và độ ẩm cao. Vì thế, sương muối chỉ ở thấp thôi. Ở ngọn cây, nóc nhà, thì độ ẩm không đủ để có sương muối.

Tác hại của sương muối: Các cây đều bị chết. Những cây thân gỗ thì chết hẳn. Những cây có củ, thì các củ còn sống, vì cái lạnh của sương muối chưa kịp thấm sâu xuống củ. Chuối chẳng hạn, thì bị chết như nhúng vào nước sôi. Phải chặt chuối đến sát củ chuối, cao trên củ chuối. Nó sẽ mọc lại.

Các tỉnh miền núi miền Bắc và kể cả Nghệ An, trung bình khoảng 10 năm, mới có 1 lần sương muối. Sương muối chỉ kéo dài vài giờ vào ban đêm gần sáng cho đến khi mặt trời mọc lên cao, tức là khoảng 3 giờ sáng cho đến 9 giờ sáng. Nếu sương muối nhẹ, thì từ 5 giờ đến 8 giờ.

Hình này lấy trên Internet, là sương muối trên bãi cỏ Sapa:

20141218115316-bang.jpg


Vườn rau cải Sapa, Lào Cai, bị sương muối:

suong+muoi.jpg

Trích nguyên văn:

Theo tin từ Trung tâm khí tượng thủy văn Nghệ An, do không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ xuống thấp nên rạng sáng ngày 23-1 (năm 2014), khu vực cửa khẩu Nậm Cắn nhiệt độ xuống mức âm 2 độ C. Sương muối phủ trắng các nóc nhà, cây cối.

Hiện tượng này chỉ tồn tại đến khoảng 9h sáng, khi có ánh nắng mặt trời xuất hiện nhiệt độ tăng, sương muối kết bị tan.

Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay, hiện tượng ở Nậm Cắn, Kỳ Sơn không phải là băng tuyết. “Đó là sương muối rơi dày, kết tủa như băng tuyết chứ không phải xuất hiện tuyết rơi ở đây”.

Theo ông Hải, vào rạng sáng ngày 23-1, khắp các khu vực vùng núi như Hà Giang, Bắc Cạn, Lào Cai, Lạng Sơn… nhiệt độ xuống rất thấp, phổ biến từ 1-2 độ C, một số nơi dưới 0 độ C như Ngân Sơn -2 độ C, Nậm Cắn -2 độ C…

Song, hiện tượng sương muối này sẽ chấm dứt từ đêm nay, bởi, nhiệt độ toàn khu vực miền Bắc đã tăng đáng kể, khu vực núi cao như Sa Pa, Sìn Hồ, Ô Quý Hồ nhiệt độ về đêm cũng tăng lên.

Hình chụp: Sương muối phủ trắng Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. Người dân hiểu nhầm là tuyết.

1390471423-a3.jpg


http://eva.vn/tin-tuc/nghe-an-suong-muoi-chu-khong-phai-bang-tuyet-c73a167102.html
 
Bài viết có nội dung tương tự
  • Nhờ các bác tư vấn chăn bò
    • Thread starter NongdanchanboO
    • Ngày gửi
  • nuôi bò bbb
    • Thread starter phungtai
    • Ngày gửi
  • Hỏi về phối giống bò sind
    • Thread starter MÊ CHĂN NUÔI
    • Ngày gửi
  • Xin tham quan trang trại bò
    • Thread starter Nhat_Huy
    • Ngày gửi


  • Back
    Top