Hỏi về nuôi chim bồ câu

  • Thread starter anhchanvit
  • Ngày gửi
Tôi muốn nuôi khoảng 50 đôi chim bồ caumaf chưa biết phải thiêt kế cái chuông ra lam sao cho phù hợp. các bác ,các anh chị em nào co kihnh nghiêm giúp em với
 


bạn của bác nói chuẩn nè.
Tại em mới nuôi nên trân trọng từng quả trứng, vậy thì buồn thiệt, nhân tiện bác cho em hỏi, nếu bỏ hẳn ổ trứng này thì khoản bao lâu chim mẹ sẽ đẻ lại lứa tiếp theo.
 


chào bạn

Tại em mới nuôi nên trân trọng từng quả trứng, vậy thì buồn thiệt, nhân tiện bác cho em hỏi, nếu bỏ hẳn ổ trứng này thì khoản bao lâu chim mẹ sẽ đẻ lại lứa tiếp theo.


chào bạn

khi ấp được 5 ngày thì đem trứng ra soi đèn

điện bóng đỏ xem có gâng máo không là

biết liền hà

tấn thành thân chào
---------------
Tại em mới nuôi nên trân trọng từng quả trứng, vậy thì buồn thiệt, nhân tiện bác cho em hỏi, nếu bỏ hẳn ổ trứng này thì khoản bao lâu chim mẹ sẽ đẻ lại lứa tiếp theo.

khoảng 1 tuần đó bạn
 
Last edited by a moderator:
Nếu đã ấp 10 ngày mà tốt rồi mới bị mưa dột thì soi có biết được
trứng tốt trứng hỏng không?
*
Tôi căn cứ theo chim bố mẹ. Chúng biết trứng hỏng trứng tốt.
 
căn cứ theo chi bố mẹ thì chỉ đến khi quả trứng thúi hoắc thì chúng mới hất khỏi tổ. nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết làm việc đó bác ạhh.
không nên soi trứng chim bồ câu. khi trứng ấp 5~7 nga2y rồi thì chỉ cần nhìn qua màu trứng thì sẽ biết được trứng có cồ hay không?. mà nếu có soi thì phải cẩn thận vì trứng chim rất dễ hư khi ta cầm vào..........không phải do chấn động
 
Tôi không bao giờ soi trứng bồ câu cả, vì chim nhà tôi
không bao giờ ấp trứng hỏng. Nó biết ngay từ khi trứng
chưa ung, chứ không phải như bạn nói đâu. Nó muốn hất
khỏi tổ, nhưng đôi khi không làm được, cứ loanh quanh
tìm cách vào ổ mà bị vướng trứng trong đó rồi nên không
vào được. Vì thế ta biết ngay có chuyện.
*
Có khi một trứng tốt, một trứng hỏng thì bố mẹ vẫn ấp,
và cuối cùng nở 1 con, và 1 quả trứng ung thối rình.
Phần nhiều thì trứng tốt hay con chim nở này chẳng ra
sao nếu mình không sớm quẳng quả thối kia đi. Chịu khó
để ý thấy bố mẹ không ấp bình thường, mà có chuyện gì
đang xảy ra. Đa số trái trứng tốt đó cũng bị hỏng theo
luôn, vì mình chậm can thiệp vứt trái hỏng đó đi, nên
bố mẹ ấp không bình yên. Lúc đó, chim bố mẹ biết ngay
cả 2 trứng đã hỏng, và thường là bỏ tổ đó mà đi.
*
Kể cả trứng đã nở thành chim con, bố mẹ không chịu mớm
con nào, thì mấy hôm sau, con đó chết. Chúng biết con
nó bị bệnh không chữa được, nên không mớm nữa để dành
dụm thức ăn dồn vào mớm cho con kia. Một số con thì bỏ
tổ mà đi tìm nơi xây tổ mới, khi trứng có chuyện.
Nếu ta không kịp thời giúp, thì có thể chúng bay đi sang
nhà khác cũng nuôi bồ câu mà có chuồng trống để xây tổ.
*
Đó là bồ câu ta, nuôi kiểu nửa hoang dại, thì chúng còn
mang nhiều đặc tính hoang dại lắm . Chim công nghiệp có
thể không làm như thế.
*
 
Về cái vụ trứng ung cũng tùy từng cặp . Theo kinh nghiệm của tôi . Những cặp tốt chỉ cần ấp chưa đầy tuần nếu trứng ko có đực chúng sẽ hất khỏi tổ . Lúc đầu mới nuôi cứ nghĩ do chuột cắn hoặc chim làm vỡ . Nhưng sau này mới phát hiện ra điều này .
Còn những con dở . Nó cứ ấp cho đến hết 18 ngày mới thôi . Có lần đang mon men gần chuồng chim . Tự dưng nghe cái BỤP . giật hết cả mình ko hiểu chuyện gì xảy ra . CHỉ đến khi ngửi thấy mùi trứng ung mới biết có chú chim ngồi ấp đè nhẹ vào quả trứng ung nó nổ ...
 
khi chim ấp khoản 5 ngày - 7 ngày, nếu chim có cồ có phải trứng chuyển sang màu xam xám không bác. Hôm nay em gặp 1 trường hợp, chim con nở đc khoản 10 ngày, tự dưng chim bố đòi quan hệ..... chim mái không cho nó cứ dí theo suốt đến mức chim mái mệt đứng mà thở dốc. Em sốt ruột lần lượt bắt từng con ra khỏi tồ kết quả cả 2 con bố mẹ không con nào chịu đút chim non ăn, em nghĩ chắc hư ổ chim non này rồi. Có ai gặp giống em không
 

chào bạn

khi chim ấp khoản 5 ngày - 7 ngày, nếu chim có cồ có phải trứng chuyển sang màu xam xám không bác. Hôm nay em gặp 1 trường hợp, chim con nở đc khoản 10 ngày, tự dưng chim bố đòi quan hệ..... chim mái không cho nó cứ dí theo suốt đến mức chim mái mệt đứng mà thở dốc. Em sốt ruột lần lượt bắt từng con ra khỏi tồ kết quả cả 2 con bố mẹ không con nào chịu đút chim non ăn, em nghĩ chắc hư ổ chim non này rồi. Có ai gặp giống em không


chim trống làm thế là bình thường mà

bất ra là không tốt đâu

xem còn tổ nào nở cùng ngày hoặc

chênh lệt 1,2 ngày thì bỏ chim con vào

không thì dùng bơm tiêm ,bơm cho em nó ngày trên 5 lần /ngày (trộn thêm vitamin tồng hợp )

vì chi còn quá nhỏ mà không có sửa diều chim của bố m5 thì hơi mệt đó

tấn thành đồng nai 0918 887544 .thân chào
 
anh Thành ơi, nhưng em thấy con mái nó mệt quá và không chịu nữa, em sợ nó chết. Em mới có ổ đầu tiên nên không có gửi qua ổ khác đc. Mất cặp chim non này thì tiếc đứt ruột anh ơi
 
chim trên 10 ngày thì ,nuôi đút thức ăn vô tư mà bạn

trộn thức ăn với cám cho nở ra như cáo và bơm vào ngày 3 lần

tấn thành ngày nào củng bơm ,bơm riết rồi ,chim nó xem
mình như là mẹ nó vậy
cứ bu lên người suốt hà
 
hồi nãy em thấy nó đói thây thương quá cũng mới đúc cho ăn cầm chừng sáng mai tính tiếp, hi vọng em nó sống với em.Anh Thành à, trên anh có chia chim Pháp giống không anh, mấy con trong hình anh post cao cấp quá em không sờ tới nổi. Đang tính làm cái trại nhỏ nhỏ, em cũng mới đc 50 cặp rồi
 
Hôm nay em gặp 1 trường hợp, chim con nở đc khoản 10 ngày, tự dưng chim bố đòi quan hệ..... chim mái không cho nó cứ dí theo suốt đến mức chim mái mệt đứng mà thở dốc

Mấy con đực háo chiến này đúng là mệt lắm . Mình có cặp . Con đực đòi đạp mái ngay cả khi con mái vừa đẻ được vài ngày nữa cơ . Nó cứ thấy mấy con đực chuồng khác gù là gù theo . Có lần chim vừa nở nó nhảy lên gù . Theo phản xạ con Mái lấy cánh đạp lại . THế là dẫm chết chim non luôn . Trường hợp của bạn đã được 10 ngày là quá ổn rồi không lo chim non bị chết đâu . Vài lần mình cũng bắt chim đực ra để tránh vỡ trứng . Nếu đến ngày 16 mà con Đực hăng quá mình bắt nhốt ra một chỗ khác . Để con Mẹ ấp nở được 4 ngày . KHi con non đã to bằng nắm đấm rồi . Mình cho Đực vào cả hai cùng chăm sóc đàn con và ko thiệt hại gì hết . Trường hợp của bạn nếu chuồng rộng quá . Bạn tìm cái gì che bớt lại ,Lấy một miếng gỗ ngăn chuồng lại cho thật hẹp . Cho hai con non vào một ổ và đưa lên cao để tránh bị dẫm đạp . Với diện tích chật hẹp . Con đực có muốn nhảy lên lưng con mái để đạp cũng ko được . Trường hợp này bạn cũng lưu ý . Nếu chim Đực hung dữ quá thường mổ vào mắt chim Mái gây chảy máu thì phải bắt tách Đực ra chỗ khác . Mình có 1 con Đực khi động dục chuyên môn mổ vào mắt con Mái . Mình bắt luôn con Đực thực hiện cắt mỏ bằng kéo luôn . THế là lần sau ko cắn được nữa . Trong đàn của mình có khoảng 3 con Đực bị cắt mỏ .
 
Trong trường hợp không thể hòa giải chúng nó đc em có thể cho nó bắt lại cặp ( với con trống - mái khác ) dc không bác. E thấy nó đã nằm đc trên lưng con mái vì mái quá mệt nhưng không thực hiện đc. E đã thử tách 2 con ra làm mấy lần nhưng khi xót chim non thả lại thì lại y như cũ.
 
Bồ câu là loài đơn phối vì thế ko được đâu.
Bạn cứ làm theo cách mình nói ở trên . Làm giảm diện tích của chuồng đó lại bằng ván gỗ nó sẽ ko có không gian thoải mái để đạp nữa . Khi đạp cánh con đực phải đập để lấy thăng băng . Trong điều kiện chật hẹp con đực đành phải chuyển sang mớm cho con nó thôi.
 
thường những con mà tính tình hung dử, mổ trọc đầu chim mái
thì mình cho em nó ra đi , vì sợ để lại làm giống thì không tốt
( sợ nó giống bố nó )
 
Tức là trong quá trình nuôi, 1 trong 2 con lỡ bị chết thì con còn lại cũng chờ mầm thịt hả bác. E đã treo rổ đẻ lên cao, đã ngăn chuồng theo cách chỉ dẫn của bác, nhưng chưa dám thả con mái vào. Sợ em ngủ mà nó thức sáng mai ăn 1 lúc 4 con chắc nghỉ nuôi luôn. Nhưng theo quan sát của em, con đực nó cắn đầu con mái, nhằm mục đích phải đạp cho bằng đc, chỉ 1 ngày mà con mái tơi tả lộng lá mất rồi
 
Bạn tách con Đực sang lồng để bên cạnh cũng ko sao mà . Tại sao lại đưa con mái tách khỏi con . Con đực ko chịu mớm cho con thì con cái vẫn có thể làm tốt việc này . Mình đã từng thử rồi . Kể cả con đực có đi B hi sinh trên chiến trường thì con cái vẫn nuôi được hai con đến tuổi xuất bán được bạn ạ. 10 ngày rồi sữa diều của 1 con dù ít cũng đủ cho cả hai con non ko sợ chúng bị suy dinh dưỡng đâu . Giai đoạn này dinh dưỡng chủ yếu từ Cám gạo mình cung cấp cho nó thôi.
 


Back
Top