hỏi về phân hữu cơ - độ tơi xốp

  • Thread starter colen123
  • Ngày gửi
Em không hiểu gì về nông nghiệp nếu hỏi hơi ngu tí thì các bác thông cảm nhé1. Em chỉ nghe nói là phân hữu cơ làm tơi xốp đất (câu tơi xốp các bác giải thích cụ thể tại sao cho em nhé ) và nói chung là bón nó thì rất tốt bao nhiêu cũng được . ( nhưng thực chất nó thế nào thì e không hiểu lắm )
như phân ủ rơm và phân gà tinh ( thì em chỉ biết phân gà nhiều chất hơn, còn có người nói phân rơm nhiều mùn )
2. Bón các loại phân vô cơ thì thời gian bao lâu cây ăn hết ( cây ăn dinh dưỡng thế nào) ( và bón nhiều hại đất tại sao nhé )
3. bác nào biết cách tưới phân qua hệ thống phun theo tỷ lệ thế nào chỉ e với ( vì qua lá nên e sợ ảnh hưởng)
 


Ngày nay Nitơrat Amôn có trong thành phần của một số
thuốc nổ, vì một tai nạn xảy ra ở nhà kho một nhà máy
phân bón ở Đức.
*
Đầu đuôi là nhà kho này có Nitơrat Amôn rơi rớt lâu ngày
đóng tảng một lớp dày trên nền. Người ta bèn khoan vài
lỗ, nhét mìn vào, mục đích chỉ để tung lớp phân đóng lên
thôi. Không ngờ khi châm ngòi thì cả nhà kho nổ tung lên
như có hàng trăm ký thuốc nổ. Vì thế mà phát minh ra thuốc
nổ Nitơrat Amôn
*
Keyword "Ammonium Nitrate disaster at Oppau in 1921"
http://en.wikipedia.org/wiki/Oppau_explosion
*
 


Ngày nay Nitơrat Amôn có trong thành phần của một số
thuốc nổ, vì một tai nạn xảy ra ở nhà kho một nhà máy
phân bón ở Đức.
*
Đầu đuôi là nhà kho này có Nitơrat Amôn rơi rớt lâu ngày
đóng tảng một lớp dày trên nền. Người ta bèn khoan vài
lỗ, nhét mìn vào, mục đích chỉ để tung lớp phân đóng lên
thôi. Không ngờ khi châm ngòi thì cả nhà kho nổ tung lên
như có hàng trăm ký thuốc nổ. Vì thế mà phát minh ra thuốc
nổ Nitơrat Amôn
*
Keyword "Ammonium Nitrate disaster at Oppau in 1921"
http://en.wikipedia.org/wiki/Oppau_explosion
*

Dạ đúng đó bác anhmytran,
Không biết bên bác thì sao, bên tui đã có lệnh, từ ngày có vụ khủng-bố om bom thì anh em tui bên nầy phải là nông-dân và có chứng-chỉ đã được huấn-luyện sử-dụng phân bón của Trường Kỹ-thuật ngành Nông ở đây mới được mua phân gốc Ammonia và Acid Nitric.
Còn vụ lên phi-trường. Ngay cỗng kiểm-soát, không phải chỉ khám-xét bất cứ vật gì có thể dùng làm vũ-khí (bạn tui bị bẻ gãy nát kềm bấm cắt móng tay, trước khi trả lại cho chủ), và không cho đem lên khoàng hành-khách bất cứ bình chất lỏng nào có dung-tích trên (hình như) 10cc. Hì hì, tui sẽ hỏi lại. Bởi có thể chế bom đươc trong lúc đang bay.
Thân.
 
Last edited:
Bác thuy-canh cho ngộ hỏi 1 chút xíu, ngộ thắc mắc là phân NPK nó cũng tan trong nước vậy mà sao người ta nói không dùng nó để trồng thủy canh được vậy hả? Nó cũng có K, N, P kia mà và cũng tan ra để cây hút vô được mà? Ngộ thấy pha bằng KNO3 VÀ KH2PO4 thì cũng có khác gì dùng NPK đâu. Vậy thật sự nếu ngộ dùng NPK thay cho 2 chất kia có được không hả nị?

Ngộ đang tập tành trồng thủy canh nên ngu ngơ lắm. Mong nị đừng chê cười.
 
Hây dà, ý ngộ hỏi là nếu trồng thủy canh thì ngộ dùng phân NPK hòa tan trong nước rồi thêm Ca, Mg cùng 1 số vi lượng vào nữa thì có dùng được không đó mà?
 
Hây dà, ý ngộ hỏi là nếu trồng thủy canh thì ngộ dùng phân NPK hòa tan trong nước rồi thêm Ca, Mg cùng 1 số vi lượng vào nữa thì có dùng được không đó mà?
Câu nầy có phải là :
- Ôi chà, ý tui muốn hỏi là nếu trồng thủy canh thì tui dùng phân NPK hòa tan trong nước rồi thêm Ca, Mg cùng với 1 số vi-lượng vào nữa thì có dùng được không đó mà?
Xin đáp :
- Cây chỉ hút được những chất đã hòa-tan trong nước mà thôi. Lợi-dụng đặc-tính đó, người ta chọn những chất có tính hòa-tan thật cao (hơi mắc) để pha phân trồng thủy-canh. Phân NPK đem ngâm nước thì số phần trăm hòa-tan được cho cây dùng rất thấp, nên sẽ không kết-quả.
Bạn xem pha phân ở đây :
http://www.rausach.com.vn/forum_posts.asp?TID=538&PN=10&title=pha-dung-dch-theo-cch-n-gin
Chúc bạn có kết-quả tốt.
Thân.
 

hề hề, cám ơn tùa hia. Để ngộ làm thử. Mấy hôm nay ngộ pha bằng phân NPK trồng 1 cây ớt thì tuổi thọ nó chỉ được có 3 ngày. Nó mới vừa quy tiên cách đây 1 tiếng đồng hồ. Hây dà, thiệt là nhức đầu quá đó mà...
 
(tiếp Phân bón...)

Nguyên-liệu thô
Phân bón được nói đến ở đây là gồm các hỗn-hợp phân Sơ-cấp và dinh-dưỡng Thứ-cấp. Những hỗn-hợp nầy chỉ cho thấy một loại "phân bón". Một vài phân bón khác dưới dạng không trộn.
Nguyên-liệu thô dưới dạng rắn, được sản-xuất với lượng hết sức lớn hàng ngàn tấn, đựng trong thùng plastic, thùng sắt và trong bao.
Phân Sơ-cấp lấy ra từ Nitrogen, Phốt-phát và Potassium. Và có nhiều loại nguyên-liệu thô được dùng để làm ra các hợp-chất nầy. Khi Ammonia được dùng như là nguồn Nitrogen, thì chỉ có một phương-pháp sản-xuất nhân-tạo đòi hỏi là dùng "gas" thiên-nhiên và không-khí. Còn phốt-phát thì dùng lưu-huỳnh, than và đá phốt-phát. Bồ-tạt thi lấy từ potassium chloride, một chất thô của bồ-tạt.

Những chất dinh-dưỡng thứ-cấp được thêm vào một vài thứ phân để làm cho chúng hữu-hiệu hơn. Calcium được lấy từ limestone, nó chứa calcium carbonate, và calcium magnesium carbonate. Nguồn magnesium trong phân được lấy ra từ dolomite. Sulfur là một nguyên-liệu khác, lấy từ cách khai mỏ để thêm vào trong phân. Các nguyên-liệu khác có được từ quặng mỏ gồm Sắt từ ferrious sulfate, Đồng và Molybdenum tư molybdenum oxide.
 
Last edited:
Chế-tạo - Tiến-trình

Những xưởng sản-xuất gồm nhiều cơ-phận dính liền các khâu từ A đến Z được thiết-kế để sản-xuất phân hỗn-hợp. Tùy theo thành-phần kết-hợp mà tiến-trình sản-xuất của các hãng khác nhau.

Các dạng
Nitrogen
1- Ammonia là một dạng phân nitrogen có thể chế-tạo bằng vật-liệu thô, rẻ. Do bởi Nitogen chiếm một bách-phân rất lớn trong không-khí, nên tiến-trình chế-tạo có-thể lấy Nitrogen từ đó. Trong tiến-trình nầy, "gas" thiên-nhiên và hơi nước được bơm vào trong một bình chưá lớn (kín), rồi không-khí được bơm vào. Kế đó ốc-xy được lấy ra bằng cách đốt "gas" thiên-nhiên với hơi nước. Cái còn sót lại là Notrogen sơ-cấp, hydrogen và carbon dioxide. Sau đó một dòng điện được đưa vào để tách carbon dioxide ra và cho ra Ammonia. Các chất xúc-tác như magnetic Fe304 được dùng để tăng tốc-độ hữu-hiệu trong tiến-trình chế-tạo Ammonia nhân-tạo. Tạp-chất còn lại được cho qua một thùng chứa khác, để tiếp-tục tiến-trình thanh-lọc.
2- Trong khi chính Ammonia đôi khi được dùng ngay làm phân, nhưng để dễ di-chuyển, nó được cho chuyển-hóa thành một chất khác. Đó là việc trộn Ammonia và không-khí tại trong bồn (kín) để cho ra Nitric Acid. Nhưng nếu với sự hiện-diện của một chất xúc-tác thi sẽ cho ra Nitric oxide. Phản-ứng được tiếp-tục với sự có mặt của nước, thì sản-phẩm sau cùng sẽ là Nitric Acid.
3- Nitric acid và Ammonia được dùng để chế ra Ammonium nitrate. Đây là một dạng phân tốt, bởi nồng-độ Nitrogen rất cao. Hai chất nầy được trộn với nhau trong bồn và một phản-ứng trung-hòa xãy ra, cho kết-quả là Ammonium nitrate. Ammonium nitrate là dạng sau cùng được tồn-trữ, cho đến khi được đem ra làm thành viên, hay trộn với các chất phân hỗn-hợp khác.
 
xin bac tro giup cach bon cay

Đã lâu chưa có ai trả lời, tôi mạo muội góp ý,
không phải là tự thấy hiểu biết nhiều, nhưng để
bà con góp ý thêm.
*
Phân hữu cơ gồm chủ yếu chất hữu cơ, thường không
có tính dính như đất sét, cũng không rời rạc thấm
nước như cát, cũng không cứng nhắc như sỏi đá. Đất
sét, cát, và sỏi đá là những loại đất nền không thích
hợp cho cây mọc rễ và lớn lên. Trộn lẫn sét, cát,
và mùn là hỗn hợp phù hợp cho cây, vừa dễ cho cây mọc
rễ, vừa thấm nước lụt, vừa giữ nước khi khô hạn.
Ngoài ra, phân hữu cơ luôn luôn phân giải ra phân
vô cơ cho cây ăn. Cách trồng cây trong nước thì không
thể với những cây rễ không thể ngâm trong nước. Vì thế
nền trồng cây tốt nhất vẫn là đất hỗn hợp sét cát mùn.
*
Câu phân hữu cơ bón bao nhiêu cũng được cũng có lý đối
với cây nhỏ, vì những đống phân nguyên chất đã hoai thì
có rất nhiều cây mọc và rất tươi tốt. Tuy vậy, cây gỗ
mà mọc thì sẽ bị đổ, vì nó cần có nền chắc chắn hơn.
*
So sánh phân ủ rơm và phân gà, thì nhất định phân rơm
có nhiều mùn hơn, nhưng ít chất hơn phân gà. Vì thế,
bón phân ủ rơm thì không tốt bằng phân gà, nhưng bón
phân gà nhiều thì có thể chết cây. Phân gà mới thì còn
nhiều thức ăn chưa tiêu, sẽ lên men, rất nóng, làm
luộc chín cây. Phân gà đã cũ, thì chất đạm vô cơ trong
đó rất cao, làm cháy cây, hiện tượng như bón nhiều
phân đạm hoá học vậy. Nhất là dưới đáy đống phân gà đã
hoai lâu, có thể thấy những tinh thể Nitơrát Kali trắng
lóng lánh như những cây kim khâu sáng loáng.
*
Các loại phân hữu cơ và vô cơ sẽ bị phân huỷ theo thời
gian và thời tiết. Cây có ăn không thì vẫn mất tuỳ theo
hoàn cảnh. Cây ăn phân, nếu bón không quá nhiều, thì tuỳ
theo sức của nó từng thời kỳ. Ví dụ lúa làm mạ thì bón
lót vào trong đất là chính. Sau đó lúa con gái thì bón
vừa phải, nhưng lúc đẻ nhánh thì bón khá nhiều, rồi dứt
ngay, nên lúc đó không được bón phân hữu cơ, mà phải là
phân vô cơ. Lúa đẻ nhánh lai rai sẽ làm yếu sức cả cụm
khiến cho bông lúa ít hạt, và bị thiều nắng, dẫn đến hạt
không chắc mẩy. Cây ăn trái cũng tuỳ mùa mà bón loại nào
số lượng bao nhiêu, và tuỳ theo mưa nhiều nắng nhiều mà
điều chỉnh. Ví dụ vừa bón xong mà mưa nhiều, thì phân
rửa trôi đi mất hết, phải bón lại như thường. Vì thế khi
bón phải đọc sách kỹ thuật, không thể tự ý bón sẽ tốn tiền
mua phân, mà cây không lớn được, còn chột đi nữa. Bón nhiểu
phân vô cơ hại đất ra sao, thì tôi chưa rõ.
*
bác có thể hướng dẫn giúp e dùng bã đậu tương để bón cho cây hành và sắn dây được không ạ, cám ơn bác trước
 
Em không hiểu gì về nông nghiệp nếu hỏi hơi ngu tí thì các bác thông cảm nhé1. Em chỉ nghe nói là phân hữu cơ làm tơi xốp đất (câu tơi xốp các bác giải thích cụ thể tại sao cho em nhé ) và nói chung là bón nó thì rất tốt bao nhiêu cũng được . ( nhưng thực chất nó thế nào thì e không hiểu lắm )
như phân ủ rơm và phân gà tinh ( thì em chỉ biết phân gà nhiều chất hơn, còn có người nói phân rơm nhiều mùn )
2. Bón các loại phân vô cơ thì thời gian bao lâu cây ăn hết ( cây ăn dinh dưỡng thế nào) ( và bón nhiều hại đất tại sao nhé )
3. bác nào biết cách tưới phân qua hệ thống phun theo tỷ lệ thế nào chỉ e với ( vì qua lá nên e sợ ảnh hưởng)
Thấy mấy chú mấy bác tranh luận sôi nổi quá nên em xin mạo muộn đóng góp chút hiểu biết như thế này có gì sai xin mấy bác chỉnh sửa góp ý:
1. Vì sao phân hữu cơ (PHC) làm tơi xốp đất?
Là vì thế này: Trong PHC chứa rất nhiều thành phần: một lượng chính là chất hữa cơ chưa phân hủy và một phần mùn ngoài ra không thể không kể đến một lượng nhỏ các nguyên tố dinh dưỡng N,P,K, trung, vi lượng và các vi sinh vật NHƯNG sản phẩm làm nên tính kỳ diệu của phân hữa cơ đó chính là MÙN. mùn có thể xem như là cặn trong quá trình phân hủy chất hữu cơ nhưng chính hỗn hợp chất phức tạp này đã liên kết các thành phần cơ giới của đất (các hạt cát, thịt, sét) từ khối lớn, tảng lớn bị nén chặt hoặc rời rạc tạo thành các kết cấu viên tròn nhỏ với kích thước khoảng một vài mm. Chính việc hình thành cách khối hạt này tạo nên vô số khe hở (có thể nhìn ở đất được bón nhiều PHC, đất nhiều chất hữu cơ....). đó là cơ chế chính (cơ chế trực tiếp) mà PHC làm tơi xốp đất tuy nhiên bên cạnh đó còn phải kể đến cơ chế gián tiếp làm tới xốp đất của PHC đó là cung cấp thức ăn, làm phát triển các sinh vật đất mà đặc biệt là loài giun.
Nhân tiện đây em cũng xin chia sẽ thêm với các bác về điều kỳ diệu thứ hai của hợp chất MÙN có trong phân hữu cơ đó là khả năng "hấp phụ" tuyệt vời của chất MÙN. mùn thậm chí còn có khả năng hấp phụ tốt hơn sét từ vài đến hàng chục lần tùy loại đất. Nó được so sánh ví von như máy ATM của con người vì lúc trong đất có nhiều phân bón thì nó giữ lại và khi trong đất ít phân bón và cây cần thì nó nhả ra cho cây hút. vì thế người ta thường khuến cáo bón phân hóa học kết hợp với phân hữu cơ hay một số loại phân hữa cơ vi sinh còn trộn sẳn phân hóa học vào vừa hạn chế chai cứng đất vừa để khai thác tính năng "dữ trữ dinh dưỡng" kỳ diệu này của PHC.
nếu đất không có khả năng "hấp phụ" thì chỉ cần một vài trận mưa là phân bón và chất dinh dưỡng sẽ theo nước đi sâu vào lòng đất hết. và mùn cùng với sét đã làm được điều này vì thế càng bón nhiều PHC càng tơi xốp đất, càng giữ phân bón tốt, càng tốt cho cây.
Ngoài ra mùn còn có tác dụng như một chất kích thích ra rễ làm cho cây ra rễ nhiều hơn.
2.a. Cây ăn dinh dưỡng như thế nào?
Đối với các nguyên tố đa lượng (N,P,K) và các nguyên tố trung lượng (Ca, S, Mg) thì cây ăn bằng cách hút nước có hòa tan các chất này dưới dạng ion vd: K[SUP]+[/SUP], NH[SUB]4[/SUB][SUP]-[/SUP], NO[SUB]3[/SUB][SUP]-[/SUP], H[SUB]2[/SUB]PO[SUB]4[/SUB][SUP]-[/SUP],S0[SUB]4[/SUB][SUP]2-[/SUP].... các phân tử này có kích thước vô cùng nhỏ và dễ dàng theo dòng nước vào cây. Sau khi ăn các ion này vào rễ thì rễ ngay lập tức trả lại các ion H+ và OH- vào đất để cân bằng điện tích. Còn đối với các nguyên tố vi lượng thì phức tạp hơn trước tiên các nguyên tố vi lượng này liên kết với các chất hữu cơ có trong đất tạo thành dạng chelate. nó là một phân tử rất lớn rồi sau đó khi rễ cây gặp chất này nó sẽ từ từ nuốt vào rễ và theo mạch dẫn đi đến các bộ phận đang cần dùng.
2.b. bón nhiều phân hóa học hại đất. tại sao?
đó là một loạt các tác động đến đất:
- Thứ nhất phải kể đến là việc phân hóa học (các muối vô cơ) làm đất chai cứng mà bác Thủy canh đã đề cập ở trên với một cơ chế hóa - lý phức tạp
- Thứ hai là trong phân hóa học ngoài các nguyên tố dinh dưỡng nó còn phải bắt buộc chứa các nguyên tố đi cùng chính các nguyên tố này làm đất chua đi vd: KCl cây hút K+ và bỏ lại Cl- . Cl- làm chua đất. đôi lúc chính các nguyên tố dinh dưỡng dư thừa cũng làm chua đất. vd: dư ure --> chuyên hóa tạo ra các gốc NO3- làm chua đất ...
- Thứ ba là lúc bón vào đất với lượng lớn phân vô cơ chúng ta vô tình tạo một nồng độ muối cao trong đất và độ muối cao này giết chết các sinh vật đất
Chốt lại đối với phân hóa học thì phải bón đúng tỉ lệ, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách để làm sao cây sử dụng được tối đa lượng phân bón vào đất giảm ảnh hưởng xấu đến đất mà lại tiết kiệm chi phí phân bón.

3. Tưới phân qua hệ thống phun với tỉ lệ như thế nào?
Cái này bạn cần nói rõ là bạn muốn tưới cho cây gì, giai đoạn nào của cây, loại phân gì? mỗi loại cây, mỗi thời kỳ của cây đều có ngu cầu phân khác nhau. bạn càng nêu cụ thể thì mọi người càng giúp bạn cụ thể được. thân!
 
Bác anhmytran,
Đọc bài trên của bác tui rất mừng. Bởi tui làm nông là do số-phận đưa đẩy, rồi bỗng khám-phá ra là mình mê nông-nghiệp, nên có thể gọi tui là "một nhà nông tình-cờ" hay làm nông do ngẫu-nhiên.
Nên, như nhiều lần tui thứ, tui không có chút căn-bản nào về Nông-học. Lại dốt Hóa-học nữa! Nên mê làm nông thì phải tự học. Rồi gặp bế-tắc thì không biết hỏi ai? Đi đâu để mà hỏi?

Vậy nhân đây, tui với bác trao đổi. Trước là bác giải-tỏa dùm tui, sau là cho bà con nào có cùng cảnh bế-tắc như tui.

Trước hết, có nhiều từ trong ngành Nông nói chung, về phân nói riêng, mà chúng ta cần hiểu rõ để phân-biệt, tuy chúng ta gặp hàng ngày, mà vẫn cứ lẫn-lộn. Đó là :
- Phân Hữu-cơ
- Phân Vô-cơ
- Phân Mỏ hay Muối khoáng
- Khoáng-tố
- Phân Hóa-học
- Phân Nhân-tạo
- Sau hết, thế nào là phân NPK.
Cám ơn bác.
em cũng là một nhà nông tình cờ như bác. .
các câu hỏi của bác bao rất hay. có cơ hội ngồi học hỏi.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top