hỏi về xịt xà phòng vào cây lúa ????????

  • Thread starter nhanong_ag
  • Ngày gửi
-- xin chào tất cả các bác.
-- Em có nghe 1 chú nói là xịt xà phòng + thuốc bảo vệ thực vào cây lúa lúc 30 ngày tuổi có thể trị bệnh (trị bệnh thì đã có thuốc bvtv rồi), còn xà phòng (xà phòng ô mô ấy)sẽ làm cho lá lúa cứng lên nhầm phòng ngừa 1 số bệnh thường gặp ở lá lúa (vd: đạo ôn , sâu lá). và còn giữ cho lượng thuốc bvtv của mình dính lâu trên lá lúa hơn. liều lượng xịt là 1 muỗn canh cho 1 bình 25l 1000m^2 thì 2 bình. em không biết làm như thế có đúng là hiệu quả như bác ấy nói không. nếu đúng thì xịt lúc lúa trỗ có ảnh hưởng tới hạt lúa ko (có làm cho hạt lúa bị lem lép hạt ko). em mong các bác nào có kiến thức sâu về hóa học với nông nghiệp (hoặc đã từng làm như thế) giải thích và hướng dẫn chi tiết cho em với ah. vì đây chỉ là bí quyết của người ta chưa có cơ sở khoa học cho mấy.

-- em cũng nghe nói chất kích thích tăng trưởng cytokinin (trên thị trường có bán trai 500ml 5%) có thể kích thích đẻ nhánh khi pha trộn với axin thì có hiệu quả (auxin thì có trong thuốc cỏ 2,4d dạng bột), em chỉ nghe nói thế thôi chứ chẳn biết pha như thế nào cho hợp lý cả (dạo 1 dòng google chỉ toàn nghe nói thế thôi chứ chưa ai chỉ ra pha như thế nào cho hợp lý và tốt cho cây cả). em hy vọng các bác nào biết thì hướng dẫn em cách pha trộn với ah.

-- em xin chân thành cảm ơn các bác rất nhiều ah.
 


Chưa aj kiểm chứng loạj này mà anh dám sử dụng à. Nào gjờ tôj chưa nge tớj xà phòng xịt lúa..
 
Chưa aj kiểm chứng loạj này mà anh dám sử dụng à. Nào gjờ tôj chưa nge tớj xà phòng xịt lúa..
- ý của mình là mình chỉ nghe qua lời mấy chú nhà nông cùng ngồi vào bàn chém gió thôi. nên mình muốn lên đây hỏi thử xem các bác có bác nào biết không ấy mà.
 
Diễn đàn có nhiều bài viết quá đọc ko hết nên giờ mới biết bài viết này. Tuy trễ nhưng ... có vẫn hơn ko phải ko bạn?!

Khẳng định với bạn là pha xà bông vào dung dịch thuốc BVTV là kiến thức tương đối đúng.
Xà bông là 1 trong số những chất có tính hoạt động bề mặt cao. Thuốc BVTV cũng có tính chất đó nhưng khi pha loãng thì ko đủ lượng. Pha xà bông vào dung dịch thuốc BVTV sẽ giúp thuốc bám dính tốt hơn, nhiều hơn trên bề mặt lá (bám dính lâu hơn và hạn chế bị rửa trôi) và giúp phá vỡ + thâm nhập sâu hơn đối với các loại côn trùng có lớp sáp bảo vệ.
Chỉ cảnh báo 1 điều là đừng quá lạm dụng chiêu thức này. Nên sử dụng ở mức độ hạn chế.

Có rất nhiều nhà báo viết về chuyện nông dân tạt nước rửa chén + dầu thải lên rau (nhất là rau muống). Những điều họ nói đúng cũng có mà sai cũng có. Chỉ có điều ... giá mà họ tìm hiểu về kỹ thuật kỹ hơn thì đã có thể cung cấp cho người dân những kiến thức tốt hơn và có lợi ích tiền tài lâu dài hơn thay vì chỉ ăn nhuận báo 1 lần cho 1 bài viết giật gân.

Câu hỏi thứ 2 thì mình chỉ trả lời được cho bạn như thế này:
Auxin, Gibberellin, Cytokinin, Acid Absicis, Ethylen và các hợp chất của Phenol là các chất điều hòa sinh trưởng thực vật (Còn gọi là các hocmon sinh trưởng). Cách sử dụng các chất này rất phức tạp. Nhất là khi được dùng chung.
Hãy đặc biệt cẩn trọng khi có ý định tự dùng chúng. Tốt nhất là nên sử dụng các chế phẩm đã có trên thị trường.

Thân ái!
 
Last edited:
mình xin trả lời hai câu hỏi của bạn:
Câu 1: xà phòng có tính hoạt động bề mặt cao nên khi trộn chung với thuốc BVTV thì sẽ tăng tác dung của thuốc như bánm dính, lan tỏa, ... nhưng một đặc điểm khác của xà phòng bạn cần lưu ý là xà phòng có tính ăn mòn, phá hủy tế bào vì có NaoH. Bạn nên pha với tỷ lệ phù hợp khi sử dụng. Nên pha nhiều tỷ lệ để phun kiểm chứng tìm ra tỷ lệ tốt nhất.
Câu 2: auxin có tác dụng kích thích tạo chồi nên kích thích đẻ nhánh cho cây lúa, cytokinin có tác dụng huy động chất dinh dưỡng cho cây nên hỗ trợ hiệu quả cho quá trình đẻ nhánh. Tỷ lệ pha hai loại này nằm trong khoảng 1-5 ppm. trong khoảng này phun an toàn cho cây trồng.
không nên dùng thuốc diệt cỏ 2,4 -D vì tuy 2,4-D là auxin nhưng đây là auxin tổng hợp, nếu pha không đúng tỷ lệ sẽ làm chết cây, cháy lá lúa. Bạn nên dùng auxin NAA, IAA
 
mình xin trả lời hai câu hỏi của bạn:
Câu 1: xà phòng có tính hoạt động bề mặt cao nên khi trộn chung với thuốc BVTV thì sẽ tăng tác dung của thuốc như bánm dính, lan tỏa, ... nhưng một đặc điểm khác của xà phòng bạn cần lưu ý là xà phòng có tính ăn mòn, phá hủy tế bào vì có NaoH. Bạn nên pha với tỷ lệ phù hợp khi sử dụng. Nên pha nhiều tỷ lệ để phun kiểm chứng tìm ra tỷ lệ tốt nhất.
Câu 2: auxin có tác dụng kích thích tạo chồi nên kích thích đẻ nhánh cho cây lúa, cytokinin có tác dụng huy động chất dinh dưỡng cho cây nên hỗ trợ hiệu quả cho quá trình đẻ nhánh. Tỷ lệ pha hai loại này nằm trong khoảng 1-5 ppm. trong khoảng này phun an toàn cho cây trồng.
không nên dùng thuốc diệt cỏ 2,4 -D vì tuy 2,4-D là auxin nhưng đây là auxin tổng hợp, nếu pha không đúng tỷ lệ sẽ làm chết cây, cháy lá lúa. Bạn nên dùng auxin NAA, IAA

Diễn đàn có nhiều bài viết quá đọc ko hết nên giờ mới biết bài viết này. Tuy trễ nhưng ... có vẫn hơn ko phải ko bạn?!

Khẳng định với bạn là pha xà bông vào dung dịch thuốc BVTV là kiến thức tương đối đúng.
Xà bông là 1 trong số những chất có tính hoạt động bề mặt cao. Thuốc BVTV cũng có tính chất đó nhưng khi pha loãng thì ko đủ lượng. Pha xà bông vào dung dịch thuốc BVTV sẽ giúp thuốc bám dính tốt hơn, nhiều hơn trên bề mặt lá (bám dính lâu hơn và hạn chế bị rửa trôi) và giúp phá vỡ + thâm nhập sâu hơn đối với các loại côn trùng có lớp sáp bảo vệ.
Chỉ cảnh báo 1 điều là đừng quá lạm dụng chiêu thức này. Nên sử dụng ở mức độ hạn chế.

Có rất nhiều nhà báo viết về chuyện nông dân tạt nước rửa chén + dầu thải lên rau (nhất là rau muống). Những điều họ nói đúng cũng có mà sai cũng có. Chỉ có điều ... giá mà họ tìm hiểu về kỹ thuật kỹ hơn thì đã có thể cung cấp cho người dân những kiến thức tốt hơn và có lợi ích tiền tài lâu dài hơn thay vì chỉ ăn nhuận báo 1 lần cho 1 bài viết giật gân.

Câu hỏi thứ 2 thì mình chỉ trả lời được cho bạn như thế này:
Auxin, Gibberellin, Cytokinin, Acid Absicis, Ethylen và các hợp chất của Phenol là các chất điều hòa sinh trưởng thực vật (Còn gọi là các hocmon sinh trưởng). Cách sử dụng các chất này rất phức tạp. Nhất là khi được dùng chung.
Hãy đặc biệt cẩn trọng khi có ý định tự dùng chúng. Tốt nhất là nên sử dụng các chế phẩm đã có trên thị trường.

Thân ái!
vâng xin cảm ơn 2 bác rất nhiều. nhờ câu trả lời của các bác mà em có được thêm nhiều kiến thức. mà bác quykimduong ơi bác nói là nó có tính ăn mòn, vậy nếu em phun lên lá và hạt lúa thì có nghĩa là lá lúa sẽ bị mỏng lại đúng không bác, còn phun vào hạt thì võ trấu của hạt sẽ mỏng hơn đúng không. (và có bị lem lép hạt không thế bác).
 

vâng xin cảm ơn 2 bác rất nhiều. nhờ câu trả lời của các bác mà em có được thêm nhiều kiến thức. mà bác quykimduong ơi bác nói là nó có tính ăn mòn, vậy nếu em phun lên lá và hạt lúa thì có nghĩa là lá lúa sẽ bị mỏng lại đúng không bác, còn phun vào hạt thì võ trấu của hạt sẽ mỏng hơn đúng không. (và có bị lem lép hạt không thế bác).
Thế thì lấy dầu xả chộn vào được ko bác , cái này tính ăn mòn kém và độ bám dính em thấy dính kinh khủng luôn.
 
Thế thì lấy dầu xả chộn vào được ko bác , cái này tính ăn mòn kém và độ bám dính em thấy dính kinh khủng luôn.

Vu Tuan thử đi, chắc chưa ai thử lấy dầu xả phun lúa đâu :haha:
 
Vu Tuan thử đi, chắc chưa ai thử lấy dầu xả phun lúa đâu :haha:

Vâng cái này em sẽ thử. cái dầu xả gội đầu ấy mà anh, em thấy cái đó nó nhờn nhờn và nó dính hơn xà phòng. chứ ko phải là dầu cây xả anh a
 
Vâng cái này em sẽ thử. cái dầu xả gội đầu ấy mà anh, em thấy cái đó nó nhờn nhờn và nó dính hơn xà phòng. chứ ko phải là dầu cây xả anh a

Thì biết mà, dầu cây kia gọi là tinh dầu Sả
Mai mốt có khi Vu Tuan nhà mình lại được cấp bằng khen vì tìm ra công thức lấy dầu xả làm chất bám dính diệt rầy cho lúa. Lên Tivi :10^:
 
2 câu hỏi của bạn đã được 2 bác @Quykimduong và @baby_plm trả lời rất chính xác rồi. Mình không bàn luận gì thêm.
Mình chỉ xin chia sẻ thêm cho bạn 1 cách đơn giản để trị sâu lúa, mà không hề độc hại:
Dùng nước có pha 1/100 giấm chua phun lên lúa nước, lúa mạch sẽ trị được sâu keo, rầy nâu. Làm bằng cách này giá thành rẻ mà lại không độc hại đến con người và cây trồng.
Nếu chưa tin, bạn cứ thử tham khảo mọi người xem sao đã rồi hẵng thử nghiệm.
Chúc bạn vui, khỏe.
 
Chào bạn! Về chất ĐHST thì bạn không nên dùng 2.4 D vì độc tính quá cao, rất lâu phân hủy, gây ô nhiểm mô trường và sức khỏe của người sử dụng.

Về kết hợp Auxin thì chúng tôi chia sẽ như sau: Ngưòi ta trộn lại do không biết thời điểm và yêu cầu sử dụng ở đây là gì?
1/ Lúa nảy mầm 7-10 ngày phun NAA hàm lượng 5-10 ppm kích thích cây khỏe , ra rễ mạnh, tăng sức đề kháng.

2/ Lúa 20-25 ngày phun Cytokinin 20 ppm giúp cây nhảy nhiều chồi và nhánh mới, nhánh to, khỏe.

3/ Phun CCC vào lúc cây lúa 40-45 ngày và lần 2 70-75 ngày để phòng cây đỗ ngã.
Anh có thể liên hệ chúng tôi qua email hay ĐT để dc tư vấn kĩ trước khi sử dụng Chất ĐHST
 
Thì biết mà, dầu cây kia gọi là tinh dầu Sả
Mai mốt có khi Vu Tuan nhà mình lại được cấp bằng khen vì tìm ra công thức lấy dầu xả làm chất bám dính diệt rầy cho lúa. Lên Tivi :10^:

Bác làm cái bằng khen to và đẹp vào đấy nhé. Vụ này em thích lắm
Bác ghi cho em mấy dòng này nhé " Tổ quốc ghi công đồng chí. Đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chém gió, nói phét và hóng hớt".
hi hi. được trao bằng khen, 1 bữatiêch mừng công bằng thịt thỏ.lại có cả đài truyền hình youtobe quay. Đúng lá tuyệt đỉnh công phu
 
2 câu hỏi của bạn đã được 2 bác @Quykimduong và @baby_plm trả lời rất chính xác rồi. Mình không bàn luận gì thêm.
Mình chỉ xin chia sẻ thêm cho bạn 1 cách đơn giản để trị sâu lúa, mà không hề độc hại:
Dùng nước có pha 1/100 giấm chua phun lên lúa nước, lúa mạch sẽ trị được sâu keo, rầy nâu. Làm bằng cách này giá thành rẻ mà lại không độc hại đến con người và cây trồng.
Nếu chưa tin, bạn cứ thử tham khảo mọi người xem sao đã rồi hẵng thử nghiệm.
Chúc bạn vui, khỏe.

Thế thì lấy dầu xả chộn vào được ko bác , cái này tính ăn mòn kém và độ bám dính em thấy dính kinh khủng luôn.
cảm ơn 2 bác rất nhiều. giấm ăn thì rất dễ để thí nghiệm rồi. còn về vụ dầu xả tóc của bác vũ tuấn thì em chưa dám thí ngiệm . để mai rảnh em cũng xịt thử 1 bình xem như thế nào. he he
 
Chào bạn! Về chất ĐHST thì bạn không nên dùng 2.4 D vì độc tính quá cao, rất lâu phân hủy, gây ô nhiểm mô trường và sức khỏe của người sử dụng.

Về kết hợp Auxin thì chúng tôi chia sẽ như sau: Ngưòi ta trộn lại do không biết thời điểm và yêu cầu sử dụng ở đây là gì?
1/ Lúa nảy mầm 7-10 ngày phun NAA hàm lượng 5-10 ppm kích thích cây khỏe , ra rễ mạnh, tăng sức đề kháng.

2/ Lúa 20-25 ngày phun Cytokinin 20 ppm giúp cây nhảy nhiều chồi và nhánh mới, nhánh to, khỏe.

3/ Phun CCC vào lúc cây lúa 40-45 ngày và lần 2 70-75 ngày để phòng cây đỗ ngã.
Anh có thể liên hệ chúng tôi qua email hay ĐT để dc tư vấn kĩ trước khi sử dụng Chất ĐHST
Em xin phép đánh dấu chỗ này. Khi cần, xem lại.
 
mỗi người 1 ý kiến. còn theo tôi thì như thế này:
xà phòng không làm cho cây lúa chống chịu sâu bệnh tốt hơn mà khi cho xà phòng vào thuốc BVTV thì làm tăng độ bám dính của thuốc BVTV trên các lá lúa. thuốc BVTV bám trên lá lúa lâu hơn dẫn đến cây lúa hấp thu thuốc BVTV nhiều hơn.
như chú ý xà phòng có tính bazo 1 sô loại thuốc BVTV có tính đồng hay axit khi pha vào sẽ làm mất tách dụng của thuốc.
ở các năm trước người ta sử dụng nước rửa chén, xà phòng làm chất bám dính cho những loại thuốc tự chế từ thiên nhiên như từ ớt, lá cây xoan ( sâu đôi), cây thuốc lá, ...
 


Back
Top